Bị trầm cảm lâu năm nên điều trị như thế nào?

Rate this post

Trầm cảm lâu năm khiến cho nhiều bệnh nhân dần trở bên bế tắt, suy kiệt về cả thể chất lẫn tinh thần. Trên thực tế có rất nhiều người lựa chọn việc sống chung với căn bệnh quái ác này đến cả đời bởi họ không thể tìm được lối thoát trong việc điều trị bệnh. Vậy bị trầm cảm lâu năm nên điều trị như thế nào?

Bị trầm cảm lâu năm nên điều trị như thế nào?
Bị trầm cảm lâu năm nên điều trị như thế nào?

Tình trạng trầm cảm hiện nay tại nước ta

Trầm cảm là một trong các loại rối loạn tâm thần phổ biến. Nó có thể khởi phát từ nhiều  nguyên nhân khác nhau và bắt gặp ở hầu hết các đối tượng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết rằng, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh trầm cảm sẽ cao hơn so với nam giới. Cứ trung bình khoảng 2 người bệnh nữa mới xuất hiện 1 người bệnh nam mắc bệnh trầm cảm,

Trong một số thống kê về bệnh trầm cảm tại TPHCM cho thấy có khoảng 6% dân số ở đây gặp phải các triệu chứng của bệnh. Hiện nay, trầm cảm đang có xu hướng gia tăng đáng kể, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Đặc biệt hơn, căn bệnh này lại càng bị trẻ hóa, nếu nhiều năm trước đây số người bị trầm cảm chủ yếu rơi vào người lớn tuổi từ khoảng 60 đến 65 tuổi thì bây giờ những người trẻ từ 15 đến 27 tuổi lại dễ mắc bệnh hơn.

Thời gian gần đây, các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa cũng đã ghi nhận sự  gia tăng đáng kể về số lượng người bệnh đến thăm khám trầm cảm, chủ yếu lại là những trẻ ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, những đối tượng này thường bị trầm cảm bởi sự áp lực học tập kéo dài, các bậc phụ huynh lại đặt mục tiêu và kì vọng quá cao ở con nên dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm.

Bị trầm cảm lâu năm nên điều trị như thế nào?
Hiện nay tình trạng trầm cảm đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa đáng kể

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cũng đã tiến hành một nghiên cứu chuyên khoa tại Việt Nam và nhận thấy có khoảng 8 đến 29% các đối tượng trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên gặp phải những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Ước tính có tối thiểu 3 triệu thanh thiếu niên tại nước ta đang gặp phải các vấn đề về tâm thần ở nhiều mức độ khác nhau. Nguy hiểm hơn đó chính là chỉ có khoảng 20% trong số đó tiến hành thăm khám và nhờ đến sự hỗ trợ của y tế.

Trầm cảm hiện cũng được xem là một trong các nguyên nhân làm gia tăng số lượng người tự sát tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo ước tính thì mỗi năm có hơn hàng chục ngàn người tự tử bởi căn bệnh trầm cảm, con số này cao hơn gấp 2,5 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông.

Nếu tình trạng trầm cảm không được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp sẽ khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Trong thực tế cũng có rất nhiều người bệnh chọn cách im lặng và sống chung với căn bệnh này đến hết cuộc đời. Bởi họ đã liên tục thất bại trong việc tìm kiếm và áp dụng các biện pháp khắc phục và điều trị bệnh. Tuy nhiên, trầm cảm lâu năm không hề đơn giản, nó có thể bào mòn và làm người bệnh suy kiệt về cả thể chất lẫn tinh thần, từ đó tỉ lệ tự sát cũng sẽ tăng cao hơn.

Trầm cảm lâu năm có nguy hiểm không?

Trầm cảm lâu năm là tình trạng bệnh cực kì nguy hiểm, nó có thể gây ra rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, thậm chí có thể cướp đi tính mạng của họ bất cứ lúc nào.

Nếu tình trạng trầm cảm lâu năm không được điều trị sẽ gây ra một số hậu quả nghiệm trọng sau đây:

  • Hệ miễn dịch suy giảm: Khi các triệu chứng mệt mỏi, chán nản, ủ rũ, mất ngủ, chán ăn của bệnh trầm cảm liên tục xuất hiện và kéo dài trong nhiều năm liền sẽ kích thích quá trình sản sinh các hormone gây stress và dần tồn đọng bên trong cơ thể người bệnh. Tình trạng này có thể khiến cho hệ miễn dịch dần bị suy yếu đi, do đó sẽ dễ nhận thấy những người trầm cảm thường gặp phải các chứng bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. Hơn thế, khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh cũng sẽ kém hơn so với những người bình thường.
  • Khả năng tập trung kém: Những đối tượng bị trầm cảm lâu năm thường sẽ bị suy giảm về khả năng tập trung. Họ gặp khó khăn trong việc chú ý và ghi nhớ được các sự việc hoặc nhiệm vụ được giao. Do đó mà đa phần những công việc hàng ngày của họ đều cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
  • Mất ngủ kéo dài: Trầm cảm và mất ngủ có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Hầu hết những người bị trầm cảm lâu năm đều rơi vào tình trạng mất ngủ. Bởi những triệu chứng lo âu, buồn bã, các suy nghĩ tiêu cực cứ liên tục xuất hiện sẽ làm cho người bệnh trở nên khó ngủ, ngủ không được ngon giấc hoặc thường xuyên mơ gặp ác mộng. Nếu tình trạng mất ngủ cứ kéo dài liên tục sẽ khiến cho người bệnh thường xuyên mệt mỏi, suy kiệt về thể chất và tinh thần, căng thẳng càng gia tăng.
Bị trầm cảm lâu năm nên điều trị như thế nào?
Trầm cảm lâu năm có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào
  • Nghiện chất kích thích: Những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…có thể kích thích hệ thần kinh, giúp cho người bệnh tạm thời giảm bớt các áp lực, căng thẳng. Vì thế người bệnh luôn muốn tìm đến các chất này để khắc phục các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất này sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, thậm chí có thể làm gia tăng nguy cơ tự sát ở người bệnh.
  • Tự làm hại bản thân: Những người bệnh trầm cảm thường luôn phải đối mặt với những lo lắng, bất an, căng thẳng,…Để muốn giải thoát khỏi những nỗi đau này, người bệnh thường có những hành vi tự làm hại đến bản thân hoặc những người xung quanh. Tình trạng này cũng có thể gây ra những tổn hại về sức khỏe hoặc đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
  • Tự sát: Người bệnh trầm cảm lâu năm luôn ở trong trạng thái chán chường, mệt mỏi, tuyệt vọng, họ luôn có suy nghĩ về cái chết và muốn thực hiện hành vi tự sát để giải thoát cho bản thân. Hơn thế, nhiều người còn xem cái chết chính là hình phạt thích đáng dành cho những sai lầm, tội lỗi của bản thân.

Bị trầm cảm lâu năm có thể chữa khỏi không?

Trầm cảm lâu năm là một căn bệnh nguy hiểm và rất khó điều trị, tuy nhiên các chuyên gia cũng cho biết rằng nếu người bệnh kiên trì áp dụng đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe. Thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài khá lâu, do đó bệnh nhân cần phải thật cố gắng mới có thể vượt qua được căn bệnh quái ác này.

Thông thường, nếu có thể sớm phát hiện tình trạng bệnh trầm cảm ở giai đoạn nhẹ thì người bệnh chỉ cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà là có thể đẩy lùi được các triệu chứng bệnh. Thế nhưng các biểu hiện ban đầu của người bệnh trầm cảm rất khó nhận biết, vì thế nhiều người không thể kịp thời nhận biết được tình trạng bệnh của mình, dẫn đến bệnh tình càng phát triển nặng nề hơn.

Khi các triệu chứng trầm cảm gia tăng đáng kể và kéo dài trong nhiều năm liền thì người bệnh cần phải áp dụng đồng thời nhiều phương pháp điều trị khác nhau mới có thể khắc phục được. Tuy nhiên, đối với trường hợp trầm cảm lâu năm, đa phần các biện pháp hỗ trợ chỉ giúp kiểm soát và làm thuyên giảm các triệu chứng chứ không thể điều trị dứt điểm được.

Đa phần những trường hợp trầm cảm lâu năm đều do việc liên tục thất bại trong quá trình tìm kiếm và áp dụng các biện pháp điều trị bệnh. Họ dần trở nên tuyệt vọng và mất niềm tin, từ đó buông xuôi và chấp nhận sống chung với căn bệnh này.

Theo nhận định từ các chuyên gia tâm thần học thì tình trạng bệnh trầm cảm lâu năm cần phải có thời gian theo dõi và điều trị lâu dài, bệnh nhân cũng cần tin tưởng và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ mới giúp cho các triệu chứng bệnh dần cải thiện. Ngoài ra, sự giúp đỡ và đồng hành từ người thân trong gia đình cũng góp phần quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh.

Bị trầm cảm lâu năm nên điều trị như thế nào?

Nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại mà ngày nay căn bệnh trầm cảm cũng được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đối với những trường hợp bị trầm cảm lâu năm thì cần kết hợp nhiều biện pháp cùng lúc mới có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Ngoài ra, các cách điều trị này cũng sẽ giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe tốt hơn, hạn chế được nguy cơ tự sát ở người bệnh.

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc tây luôn là biện pháp được đánh giá cao về mức độ hiệu quả. Những loại thuốc chống trầm cảm thường được áp dụng cho các trường hợp trầm cảm nặng hoặc trầm cảm lâu  năm. Mặt dù các loại thuốc này không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh nhưng nó sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc và kê đơn với liều lượng thích hợp cho từng bệnh nhân.

Thông thường đối với những người bệnh trầm cảm lâu năm, các triệu chứng sẽ kéo dài liên tục và cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Biết được điều đó nên các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhằm khống chế các triệu chứng gây khó chịu và giúp cho bệnh nhân phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Thế nhưng hầu hết những loại thuốc chống trầm cảm đều có khả năng gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, mắc ói, suy giảm chức năng sinh lý,…Vì thế, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bị trầm cảm lâu năm nên điều trị như thế nào?
Sử dụng thuốc sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh trầm cảm lâu năm

Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc điều trị chứng trầm cảm lâu năm như:

  • Các loại thuốc chống trầm cảm có hiệu quả chậm, thông thường phải từ 2 đến 4 tuần mới phát huy tác dụng, do đó người bệnh cần phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài.
  • Bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo các chỉ định dùng thuốc mà bác sĩ hướng dẫn, uống đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng giờ,…
  • Không phải bệnh nhân nào cũng phù hợp với loại thuốc sử dụng đầu tiên. Vì thế nếu đã kiên trì sử dụng khoảng 4 đến 6 tuần nhưng các triệu chứng bệnh vẫn không có dấu hiệu cải thiện thì người bệnh cần đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
  • Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia trong quá trình dùng thuốc.
  • Không tự ý mua thuốc về tự sử dụng hoặc sử dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác.
  • Bảo quản thuốc đúng nơi quy định, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú cưng.
  • Nếu trong quá trình sử dụng thuốc nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường thì nên thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.

Một số loại thuốc có thể được chỉ định sử dụng cho người bệnh trầm cảm lâu năm như:

  • Các chất ức chế oxy hóa monoamine (MAOIs):  isocarboxazid (Marplan) và tranylcypromin (PARNATE), phenelzine (Nardil).
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: desipramine (Norpramin), amitriptyline, doxepin, imipramine (Tofranil) và nortriptyline (Pamelor).
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): citalopram (Celexa), fluoxetine (Prozac), paroxetin (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft) và escitalopram (Lexapro).
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs): desvenlafaxine (Pristiq, Khedezla), duloxetine (Cymbalta), venlafaxine (Effexor XR) và levomilnacipran (Fetzima).
  • Các thuốc chống trầm cảm không điển hình: vilazodone (Viibryd), Trazodone, mirtazapine (Remeron), vortioxetine (Trintellix) và bupropion (Wellbutrin, Aplenzin, Forfivo XL).

2. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý hiện nay đã được áp dụng rất nhiều trong việc điều trị các bệnh về rối loạn tâm thần, chủ yếu là bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dài, stress,…Thông thường đối với những tình trạng bệnh trầm cảm lâu năm thì việc chỉ áp dụng đơn độc phương pháp sử dụng thuốc sẽ không mang lại kết quả cao cho người bệnh. Vì thế các chuyên gia sẽ kết hợp đồng thời cả phương pháp điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý để giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe tốt hơn.

Với phương pháp điều trị này, các chuyên gia sẽ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để trò chuyện trực tiếp với từng người bệnh. Thông quá quá trình này, bác sĩ cũng sẽ nắm được cụ thể các triệu chứng của bệnh nhân và nguyên nhân gốc rễ gây ra căn bệnh này. Đồng thời người bệnh cũng sẽ nhìn nhận được những suy nghĩ, hành vi sai lệch của bản thân, từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

Bị trầm cảm lâu năm nên điều trị như thế nào?
Trị liệu tâm lý là phương pháp luôn được khuyến khích áp dụng trong quá trình điều trị trầm cảm

Một số tác dụng tuyệt vời mà tâm lý trị liệu mang đến như:

  • Giúp người bệnh giảm bớt các áp lực, căng thẳng, mệt mỏi.
  • Bệnh nhân sẽ nhìn thấy rõ vấn đề của bản thân và biết được cách khắc phục hiệu quả.
  • Người bệnh cũng học được cách đối diện và nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, lạc quan hơn.
  • Cải thiện khả năng giao tiếp, hòa nhập với cộng đồng.
  • Dạy cho người bệnh cách kiểm soát và cân bằng tâm trạng, cảm xúc tốt nhất.
  • Hỗ trợ người bệnh những cách ứng phó với những tác dụng phụ mà thuốc chống trầm cảm có thể gây ra.

3. Phương pháp sốc điện

Phương pháp sốc điện được xem là lựa chọn cuối cùng đối với những bệnh nhân trầm cảm. Thông thường những trường hợp bệnh nặng kéo dài lâu năm và không thể đáp ứng tốt bằng việc dùng thuốc hay trị liệu tâm lý sẽ được cân nhắc để áp dụng biện pháp này.

Bị trầm cảm lâu năm nên điều trị như thế nào?
Phương pháp sốc điện được xem là lựa chọn cuối cùng đối với những bệnh nhân trầm cảm.

Trong nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh được hiệu quả của phương pháp sốc điện trong việc điều trị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ như mất trí nhớ, lú lẫn trong thời gian ngắn. Do đó, người bệnh cần tiến hành thăm khám và tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định áp dụng phương pháp điều trị này.

4. Hỗ trợ cải thiện tại nhà

Song song với việc áp dụng các biện pháp điều trị nêu trên thì người bệnh trầm cảm lâu năm cũng cần chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống , nghỉ ngơi tại nhà của mình. Các chuyên gia cho biết rằng, thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi con người.

Để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trầm cảm, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sức khỏe của con người. Có được một giấc ngủ trọn vẹn sẽ giúp nâng cao thể trạng và cân bằng được trạng thái tâm lý, đặc biệt là đối với người bệnh trầm cảm. Do đó, bệnh nhân nên cố gắng dành thời gian ngủ đủ 8 tiếng và tập thói quen ngủ sớm trước 23 giờ. Để cải thiện giấc ngủ, người bệnh cũng nên chú ý thay đổi không gian ngủ. Ví dụ như dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, lựa chọn chỗ ngủ yên tĩnh, điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ phòng thích hợp, có thể sử dụng thêm tinh dầu thơm để giúp giấc ngủ dễ dàng hơn.
  • Thường xuyên vận động: Hầu hết những đối tượng bị trầm cảm lâu năm luôn có xu hướng muốn ngồi yên một chỗ, họ rất lười vận động và không muốn thực hiện bất kì công việc gì. Điều này cũng chính là yếu tố làm gia tăng các triệu chứng của bệnh. Do đó, bệnh nhân cần cố gắng hơn trong việc vận động, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, việc thường xuyên vận động sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy quá trình sản sinh các hormone hạnh phúc có lợi cho người bệnh trầm cảm. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành ra khoảng 30 phút để tập luyện những bộ môn đơn giản như đi bộ, đạp xe đạp, ngồi thiền, yoga, thái cực quyền,…cũng sẽ giúp sức khỏe được cải thiện tốt hơn.
Bị trầm cảm lâu năm nên điều trị như thế nào?
Thiền là một trong các phương pháp hỗ trợ điều trị trầm cảm được đánh giá rất cao về hiệu quả
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng của người bệnh trầm cảm cũng không quá khắt khe. Các chuyên gia chỉ khuyến khích bệnh nhân nên xây dựng bữa ăn với đầy đủ dinh dưỡng, chú ý lựa chọn những thực phẩm tốt cho não bộ. Bệnh nhân cần tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi cùng những thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin. Bên cạnh đó phải hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, những gia vị như đường, muối,…
  • Làm mới bản thân: Tự tìm cho mình một sở thích hay một hoạt động mới lạ cũng là cách giúp cho người bệnh có thêm niềm tin vào cuộc sống. Bệnh nhân có thể lựa chọn việc nấu ăn, đọc sách, vẽ tranh, bơi lội,…để tạo niềm vui mới cho bản thân. Tốt nhất là bạn nên lên mục tiêu và kế hoạch cụ thể cho từng ngày để hạn chế tối đa tình trạng bị động.
  • Chủ động hơn trong việc giao tiếp: Người bệnh nên chủ động hơn trong việc trò chuyện, tâm sự với những người xung quanh. Tốt nhất bạn hãy lựa chọn những người mà bản thân tin tưởng để chia sẻ những khó khăn, vấn đề của chính mình để giải tỏa những áp lực.

Trầm cảm lâu năm rất khó điều trị, tuy nhiên nếu người bệnh kiên trì áp dụng đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp bệnh được cải thiện tốt hơn. Người bệnh nên tìm đến các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán bệnh cụ thể, từ đó các chuyên gia sẽ đưa ra biện pháp chữa bệnh phù hợp.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *