10 cách chữa rối loạn lo âu tại nhà hiệu quả, giảm tự nhiên
Cách chữa rối loạn lo âu tại nhà có thể là một liệu pháp bổ sung hữu ích bên cạnh các phương pháp trị liệu chuyên sâu. Những biện pháp này không cần dùng thuốc nhưng vẫn có thể giúp thư giãn, giảm căng thẳng và lo âu một cách hiệu quả, tự nhiên.
Có nên chữa rối loạn lo âu tại nhà?
Rối loạn lo âu là vấn đề tâm lý phổ biến, gây ra cảm giác lo lắng và căng thẳng quá mức so với mức độ của tình huống. Sự lo lắng kéo dài, thường trực và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày.
Tác động của rối loạn lo âu:
- Nhấn chìm suy nghĩ tích cực, gây mệt mỏi, uể oải.
- Làm giảm khả năng tập trung và hiệu quả làm việc, học tập.
- Có thể dẫn đến trầm cảm và nhiều bệnh lý tâm thần khác.
Phương pháp điều trị rối loạn lo âu hiện nay:
- Chủ yếu sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý.
- Các biện pháp tại nhà có thể giúp cải thiện cảm xúc và nâng cao sức khỏe tâm thần.
Vai trò của các cách chữa rối loạn lo âu tại nhà:
- Hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu và các vấn đề tâm lý khác.
- Không thay thế hoàn toàn các phương pháp y tế chuyên sâu.
Lưu ý quan trọng:
- Biện pháp điều trị rối loạn lo âu tại nhà chỉ có vai trò hỗ trợ, không thể thay thế điều trị y tế.
- Phụ thuộc quá mức vào các biện pháp tại nhà có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn và gây khó khăn cho quá trình điều trị.
10 cách chữa rối loạn lo âu tại nhà đơn giản, hiệu quả
Như đã đề cập, các mẹo chữa rối loạn lo âu tại nhà phần nào có thể giải tỏa tâm trạng căng thẳng, lo lắng và đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực. Các biện pháp này đều có độ an toàn cao và hầu như không phát sinh tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc.
Dưới đây là 10 cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà giúp giảm lo âu một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc bệnh nhân nên tham khảo và áp dụng:
1. Thực hiện kỹ thuật hít thở thư giãn
Hít thở đúng cách không chỉ cải thiện chức năng hô hấp mà còn giúp giải tỏa căng thẳng và lo lắng. Khi đối diện với những tình huống gây ám ảnh (đám đông, tiếp xúc với người lạ,…), bệnh nhân có thể bị lo âu quá mức. Áp dụng kỹ thuật hít thở thư giãn giúp giảm phần nào cảm giác bồn chồn, lo lắng và góp phần hạn chế những tình huống phiền toái trong cuộc sống.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thực hiện kỹ thuật hít thở thư giãn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày (đặc biệt là buổi tối) để giải phóng căng thẳng và làm an dịu thần kinh. Kỹ thuật này đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của rối loạn lo âu, trầm cảm,…
Có khá nhiều bài tập thở thư giãn, trong đó thở bằng bụng là kỹ thuật dễ thực hiện và mang lại cải thiện rõ rệt nhất:
- Ngồi hoặc nằm trong tư thế thoải mái, thả lỏng cơ và đầu óc
- Đặt 1 tay xuống bụng và 1 tay lên ngực để cảm nhận rõ chuyển động của cơ thể khi hít thở
- Hít sâu bằng mũi vào bụng (phần bụng có xu hướng phình ra)
- Sau đó nín thở trong khoảng 6 giây
- Kế tiếp, thở nhẹ nhàng và chậm trong khoảng 7 giây để đẩy hết không khí ra bên ngoài
- Khi thở, cần chú ý nhịp thở và chuyển động của cơ hoành, bụng
- Thực hiện khoảng 4 – 7 lần cho đến khi cảm thấy thoải mái và cảm giác bồn chồn, lo lắng giảm đi
Để đạt hiệu quả cao, bệnh nhân cần lựa chọn không gian yên tĩnh và thoáng mát để thực hiện kỹ thuật thở thư giãn. Ngoài ra khi thực hiện, nên tập trung vào hơi thở và gạt bỏ những lo lắng, mối bận tâm thường trực.
2. Thiền định
Thiền định là một cách chữa rối loạn lo âu tại nhà hiệu quả được nhiều người áp dụng. Kỹ thuật tập luyện này có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại. Khác với những bộ môn thông thường, thiền định chỉ bao gồm một động tác là ngồi xếp bằng (tư thế hoa sen). Tuy nhiên khi thiền định, người tập phải gạt bỏ hết những suy nghĩ trong đầu và tập trung vào hơi thở. Sự hòa hợp giữa thể chất và tinh thần khi ngồi thiền sẽ mang lại cảm giác yên bình, minh mẫn và giảm đi những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.
Ngày nay, ngồi thiền trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này mang đến nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Với chứng rối loạn lo âu, ngồi thiền giúp giảm tình trạng lo âu, căng thẳng và phiền muộn quá mức. Hơn nữa, ngồi thiền mỗi ngày còn cải thiện chất lượng giấc ngủ và rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc.
Hướng dẫn ngồi thiền đúng cách cho người rối loạn lo âu:
- Lựa chọn nơi yên tĩnh để ngồi thiền, đảm bảo quá trình thiền định không bị gián đoạn
- Mặc quần áo thoải mái và ngồi ở tư thế hoa sen
- Giữ cơ thể thư giãn, không co cứng cơ và nhắm mắt để tập trung hơn
- Gạt bỏ hết những suy nghĩ trong đầu, thay vào đó nên tập trung vào hơi thở. Thở đều đặn và nhịp nhàng để quên đi những muộn phiền, căng thẳng trong cuộc sống.
- Thời gian đầu, rất ít người có thể gạt bỏ hết những suy nghĩ khi ngồi thiền. Tuy nhiên nếu luyện tập hằng ngày, cơ thể sẽ dần quen và rèn được trạng thái tĩnh tâm.
- Khi mới bắt đầu, không nên đặt ra mục tiêu phải ngồi thiền trong một thời gian dài. Thay vào đó, nên thả lỏng và ngồi thiền trong vài phút. Sau đó, có thể tăng dần thời gian để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ngồi thiền có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên theo các chuyên gia, sáng sớm và buổi tối là thời điểm ngồi thiền mang lại hiệu quả cao nhất.
3. Yoga và các bài tập thể dục
Yoga là bộ môn luyện tập có nguồn gốc từ Ấn Độ. Khác với các bộ môn luyện tập thông thường, yoga yêu cầu sự kết hợp giữa các động tác cơ thể và tâm trí. Chính vì vậy, bộ môn này không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng và lo âu rất hiệu quả, dễ dàng thực hiện tại nhà.
Ngoài ra, yoga còn giúp tăng độ dẻo dai, giảm mỡ thừa và cải thiện các triệu chứng cơ thể do lo âu gây ra như đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa, đau đầu,… Bên cạnh yoga, bệnh nhân cũng có thể thực hiện các bộ môn thể thao khác như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bóng chuyền, cầu lông,… để hỗ trợ giải tỏa cảm xúc và nâng cao sức khỏe thể chất.
Về bản chất, tất cả các bộ môn luyện tập đều mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên với người bị rối loạn lo âu, cơ thể thường giảm năng lượng, uể oải và mệt mỏi. Do đó, nên lựa chọn bộ môn luyện tập có cường độ vừa phải để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu có thời gian, nên tập thể dục 30 – 45 phút mỗi ngày hoặc thực hiện ít nhất 3 buổi/ tuần.
Tham khảo bài viết: 7 bài tập yoga chữa rối loạn lo âu tại nhà để hiểu rõ hơn.
4. Liệu pháp mùi hương giảm lo âu, căng thẳng
Liệu pháp mùi hương là một trong những cách chữa rối loạn lo âu tại nhà an toàn, hiệu quả. Liệu pháp này sử dụng tinh dầu thơm từ các loại thảo dược để kích thích khứu giác, qua đó tăng hoạt động sản sinh serotonin và dopamin ở não bộ. Nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh tăng cao sẽ giúp giảm bớt cảm giác căng thẳng, mệt mỏi và mang đến tâm trạng tươi vui, thư giãn.
Ngoài ra, một số tinh dầu thơm còn có tác dụng an dịu thần kinh và cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Chính vì vậy, khi gặp phải các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng, bệnh nhân nên tận dụng mùi hương từ các loại thảo dược để cân bằng cảm xúc và nâng cao sức khỏe tinh thần.
Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy, liệu pháp mùi hương còn có hiệu quả giảm các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra như bồn chồn, đau nhức cơ thể, đau đầu, tăng nhịp tim,… Hầu hết các loại tinh dầu thơm đều có thể giải tỏa căng thẳng, trong đó hiệu quả nhất là tinh dầu hoa cúc, hoa oải hương, tinh dầu bạc hà và hoa nhài.
Một số cách sử dụng tinh dầu để giải tỏa căng thẳng và giảm lo âu tại nhà:
- Thêm tinh dầu vào nước tắm
- Cho tinh dầu vào máy khuếch tán mùi hương
- Pha tinh dầu với các loại dầu nền (dầu dừa, ô liu) để dưỡng da, tóc và móng
- Đặt lọ tinh thần trong phòng để tạo không gian sống thoải mái, giúp giải tỏa căng thẳng và phiền muộn khi trở về nhà
5. Đảm bảo ngủ đủ giấc
Mất ngủ kéo dài là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, hưng cảm, rối loạn nhân cách,… Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe – đặc biệt là não bộ. Ngủ đủ giấc giúp tái tạo, phục hồi các tế bào thần kinh trung ương, qua đó mang lại nguồn năng lượng dồi dào và cảm giác sảng khoái vào mỗi sáng sau khi thức dậy.
Chính vì vậy, cách đơn giản nhất để giảm chứng rối loạn lo âu tại nhà là đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm. Duy trì chất lượng giấc ngủ có thể giải tỏa cảm giác căng thẳng, lo âu và mang đến những cảm xúc, suy nghĩ tích cực hơn. Ngủ đủ giấc còn giúp nâng cao sức khỏe và đẩy lùi các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra.
Ngoài giấc ngủ vào buổi tối, bệnh nhân cũng nên dành 30 phút mỗi trưa để ngủ một giấc ngắn. Ngủ trưa giúp não bộ nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng để phục vụ cho thời gian làm việc vào buổi chiều. Một số nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy, giấc ngủ trưa giúp giảm lo âu và tăng khả năng tập trung khi học tập, làm việc.
6. Chữa rối loạn lo âu tại nhà bằng thảo dược
Một số loại thảo dược tự nhiên đã được chứng minh có hiệu quả an thần, giải tỏa căng thẳng và tăng khả năng tập trung của não bộ. Vì vậy, bệnh nhân bị rối loạn lo âu cũng có thể tận dụng các thảo dược này để đẩy lùi căng thẳng và giải phóng các cảm xúc tiêu cực.
Tuy nhiên nếu đang sử dụng thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc điều trị khác, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả. Tự ý kết hợp có thể gây ra hiện tượng tương tác và dẫn đến nhiều rủi ro, tác dụng ngoại ý.
Một số loại thảo dược có hiệu quả chữa rối loạn lo âu mà bạn có thể sử dụng tại nhà:
- Hoa cúc La Mã: Cúc La Mã là loại thảo dược có tác dụng an thần, giảm lo âu và căng thẳng hiệu quả. Mùi hương nhẹ dịu từ thảo dược này có thể kích thích khứu giác và tăng hoạt động sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ. Tác dụng giảm căng thẳng, lo âu của cúc La Mã được xác định là nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa apigenin dồi dào.
- Trà xanh: Trà xanh là một trong những loại thảo dược chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Chất theanine trong thảo dược này đã được chứng minh có hiệu quả xoa dịu thần kinh, điều hòa huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa khác tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thảo dược này có chứa caffeine nên cần tránh uống vào buổi tối và chiều muộn.
- Tim sen: Rối loạn lo âu thường đi kèm với các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc,… Nếu gặp phải tình trạng này, bệnh nhân có thể sử dụng trà tim sen để cải thiện. Các hợp chất như Liensinin, Nuciferin, Nelumbo, Asparagine ,… trong tim sen có hiệu quả an thần và cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa Isoquinoline trong thảo dược này còn hỗ trợ giảm tình trạng bồn chồn, cao huyết áp và tăng nhịp tim ở người bị rối loạn lo âu.
Ngoài những thảo dược kể trên, bệnh nhân bị rối loạn lo âu cũng có thể sử dụng cây nữ lang, hoa nhài, thì là, hoa lạc tiên, hoa oải hương,… để giảm tình trạng căng thẳng. Các loại thảo dược này đều được chế biến ở dạng trà nên rất dễ sử dụng và an toàn.
7. Dành thời gian cho các sở thích lành mạnh
Đặc điểm của người bị rối loạn lo âu (đặc biệt là rối loạn lo âu lan tỏa) là dành nhiều thời gian để suy nghĩ về những mối lo và phiền muộn trong cuộc sống. Tuy nhiên, càng suy nghĩ, mức độ lo âu và căng thẳng sẽ tăng lên gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Theo thời gian, bệnh nhân trở nên u uất, khó tập trung và không thể duy trì hiệu quả của công việc.
Nếu có thời gian rảnh rỗi, nên thực hiện các sở thích lành mạnh như đọc sách, xem phim, đan len, chăm sóc cây cối, chơi với thú cưng, vẽ tranh, đàn hát,… Các hoạt động này giúp bệnh nhân giảm thời gian bận tâm đến những mối lo trong cuộc sống. Đồng thời giải tỏa căng thẳng và mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái.
Duy trì các sở thích lành mạnh còn giúp người bệnh xây dựng lối sống khoa học và bắt đầu hình thành những suy nghĩ tích cực hơn. Nếu nhận thấy bản thân còn nhiều hạn chế, nên dành thời gian học thêm một số kỹ năng, kiến thức, ngoại ngữ,… để bổ trợ cho công việc và nâng cao giá trị của bản thân trong cuộc sống. Thay vì đắm chìm vào sự lo lắng quá mức, những hành động thực tế này sẽ giúp cuộc sống của bệnh nhân trở nên tốt đẹp hơn.
8. Kiêng thuốc lá và rượu bia
Sử dụng thuốc lá và rượu bia đều là những thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất, nicotin trong khói thuốc và cồn trong rượu bia còn khiến mức độ lo âu, căng thẳng tăng lên đáng kể. Với những người bị rối loạn lo âu, sử dụng rượu bia và thuốc lá thường xuyên có thể khiến bệnh tiến triển nặng và đáp ứng kém với các phương pháp trị liệu.
Nghiên cứu cho thấy, nicotin làm chít hẹp các mao mạch khiến cho tuần hoàn máu lên não giảm đi đáng kể. Tình trạng này dẫn đến đau nửa đầu, choáng váng, giảm trí nhớ và tập trung kém. Trong khi đó, sử dụng đồ uống chứa cồn quá mức gây thoái hóa các tế bào thần kinh và làm rối loạn chức năng của các cơ quan trong não bộ.
Có thể thấy, thuốc lá và rượu bia gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với rối loạn lo âu. Vì vậy, bệnh nhân nên thay đổi những thói quen này để giảm mức độ lo âu, phiền muộn và căng thẳng quá mức. Theo số liệu thống kê, các bệnh nhân có lối sống lành mạnh đáp ứng tốt hơn với điều trị. Trong đó, bệnh nhân lạm dụng rượu và sử dụng thuốc lá thường xuyên có nguy cơ trầm cảm, tự sát cao.
9. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, bệnh nhân rối loạn lo âu cần xây dựng chế độ ăn hợp lý để nâng cao sức khỏe và đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực. Nghiên cứu từ Đại học Columbia (Mỹ) cho thấy, thực đơn ăn uống làm thay đổi cách đáp ứng với stress của não bộ.
Ăn uống lành mạnh giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng, lo âu và phiền muộn. Ngược lại, chế độ ăn nhiều đường, đạm và chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh từ 25 – 29%. Từ kết quả của nghiên cứu này, các bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên để bệnh nhân chủ động kết hợp chế độ ăn với các phương pháp trị liệu.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hỗ trợ giảm rối loạn lo âu đơn giản tại nhà như sau:
- Không nhịn ăn hoặc ăn uống quá mức, ăn đủ 3 bữa và cân đối khối lượng thức ăn trong mỗi bữa
- Tăng cường thực phẩm có khả năng giải tỏa căng thẳng và lo âu như thực phẩm giàu choline, vitamin C, kẽm, canxi, magie, Omega 3,… Ngoài ra, nên tăng cường chất xơ và uống đủ nước để đảm bảo khả năng hấp thu dinh dưỡng.
- Bổ sung thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn) nhằm cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm chứa lợi khuẩn còn giúp giảm các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra như chướng bụng, táo bón, ăn không tiêu,…
- Kiêng thực phẩm chứa gluten (lúa mì, lúa mạch, các loại bánh kẹo,…) và giảm đường trong chế độ ăn đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong điều trị rối loạn lo âu.
- Không sử dụng chất béo bão hòa, hạn chế dùng các món ăn chứa nhiều gia vị và chất bảo quản (đồ hộp, snack,…).
10. Cân đối thời gian làm việc – nghỉ ngơi
Cân đối thời gian làm việc – nghỉ ngơi cũng là cách hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu tại nhà đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Thống kê cho thấy, những người mắc hội chứng rối loạn lo âu thường làm việc quá 8 giờ/ ngày và phải xử lý với khối lượng công việc quá sức. Làm việc với cường độ cao trong thời gian dài sẽ gây căng thẳng, suy nhược và gia tăng nguy cơ lo âu đáng kể.
Để cải thiện rối loạn lo âu, bệnh nhân nên cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Mỗi ngày chỉ nên làm việc từ 7 – 8 giờ đồng hồ. Nếu khối lượng công việc nhiều, nên lên kế hoạch để giải quyết công việc hiệu quả và mang lại hiệu suất cao.
Hạn chế làm việc cả vào thời gian nghỉ ngơi. Khi làm việc quá sức, não bộ sẽ trở nên căng thẳng và dễ mất ngủ, ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc,… Như đã đề cập, chất lượng giấc ngủ đi xuống đồng nghĩa với việc tăng mức độ lo âu và căng thẳng. Do đó ngoài các phương pháp chuyên sâu, việc cân đối thời gian nghỉ ngơi – làm việc là vấn đề bệnh nhân cần thực hiện.
Áp dụng một số cách chữa rối loạn lo âu tại nhà trên có thể giảm căng thẳng, lo lắng và đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực một cách hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân cần duy trì biện pháp này trong thời gian dài và phải phối hợp với các phương pháp trị liệu chuyên sâu để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Tham khảo thêm:
- Rối loạn lo âu nên ăn gì cho nhanh khỏi?
- Rối loạn lo âu ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Mình từng bị rối loạn lo âu trầm cảm, tim đập nhanh, mạch nhanh, khó thở và thở gấp nặng nhọc, mình không ăn uống được nên thời gian đó mình sụt ký rất nhiều, thức trắng đêm không ngủ được rồi gây suy nhược cơ thể, tụt canxi máu nặng phải cấp cứu mấy lần. Thời gian đó rất khủng hoảng đối với mình, stress đến nỗi mình khó giữ được bình tĩnh, hay cáu gắt và dễ bị kích động…rất hay suy nghĩ nhiều, thậm chí chỉ cần 1 vấn đề nhỏ nhặt thôi cũng đủ làm mình nghĩ đến nó rất nhiều, nhiều lúc ko phải mình muốn suy nghĩ đến đâu vì rất mệt nhưng nó cứ luôn xuất hiện trong đầu cho dù mình có tránh né. Bác sĩ có kê cho mình toa thuốc để uống thời gian đầu mình uống nhưng không đỡ nên lần đi viện tiếp theo thì bsĩ kê cho mình thêm thuốc và thêm cả thuốc an thần. Nhưng uống thuốc an thần vào mình ngủ cả ngày cả đêm lúc nào cũng trong trạng thái buồn ngủ cứ như bị nghiện và ngủ thì lúc nào cũng thấy ác mộng, hay giật mình hoảng sợ, dậy thì mệt với uể oải người chịu không nổi. Hiện tại thì mng có thể chia sẻ cho mình thuốc nào uống có thể đỡ hơn và làm ít suy nghĩ trong đầu mình hơn được không ạ? Mình cám ơn mng nhiều :(( !!
Trc mình cubgx bị rối loạn lo âu trầm cảm, mình cũng hay suy nghĩ nhiều lắm. Xog toàn suy nghĩ tiêu cực, hơi tí là sợ chets. Mình cũng hay cáu lắm. Bệnh này bạn phải suy nghĩ tích cực lên hoặc là bớt suy nghĩ thì mới đỡ đc. Càng nghxi nhiều càng nặng
có cách nào hết không ạ mình cũng đang bị như vậy cũng được 1 tháng rồi :(( cảm thấy chán và sợ lắm
Mình nghĩ bạn nên thử phương pháp khác như tư vấn tâm lý xem, dùng thuốc không phải lúc nào cũng tốt, nhất là khi dùng nhiều còn ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác nữa. Bạn mình bị rối loạn lo âu do áp lực công việc, mức độ không biết có nặng hơn bạn hay không nhưng bạn ấy phải tìm đến chuyên gia tâm lý thì cải thiện hẳn đấy.
Em cũng có tìm hiểu đến cách này nhưng trước giờ bố mẹ em chỉ cho em đến bệnh viện nên em bị quen dùng thuốc. Chị có thể cho em xin địa chỉ bạn chị từng đến để tham khảo không ạ?
NHC em nhé, chị không nhớ chính xác địa chỉ ở đâu nhưng ở mạn Trần Duy Hưng gì đó. Chị đến đón bạn chị 1 lần vào thời gian khá lâu rồi. Em thử tra gg để xem thông tin xem vì chị thấy chỗ này cũng khá nổi ở Việt Nam rồi. Chị nghĩ em có thể tìm hiểu trước rồi nói với bố mẹ để có người đồng hành, như vậy sẽ tốt hơn đó.
Dạ, em cảm ơn chị ạ, em cũng muốn tìm hiểu trước xem sao rồi mới nói với bố mẹ em ạ.
có thể tập thiền định để cải thiện rối loạn lo âu như trong bài viết nhắc tới bạn ạ. mình không nghĩ nên phụ thuộc vào thuốc quá đâu
Mình bị rối loạn lo âu dùng thuốc đã hơn năm rồi. Mình bị do cảm thấy áp lực công việc. Thời gian gần đây mình lại thất nghiệp nên quyết định bỏ thuốc một thời gian. Nhưng mình mới bỏ một tuần mà cả ngày mệt mỏi, đau bụng, chướng bụng, ăn gì cũng bị nôn, choáng váng như người say xe, đêm mình còn không ngủ được, có hôm thức đến 5h sáng mới ngủ được mấy tiếng. Trước đây hồi còn đi làm mình cũng từng bỏ thuốc và bị bồn chồn và có nhiều biểu hiện tương tự, không đi làm được. Thực sự mình thấy mình như một con nghiện thuốc. Mấy nay mình cảm thấy rất tuyệt vọng, có hôm khóc suốt đêm. Liệu có cách nào có thể bỏ thuốc được không mọi người. Thực sự mình ko muốn cả đời dựa dẫm vào thuốc như thế này. Bạn nào có kinh nghiệm cho mình xin lời khuyên với.
lên điều trị tâm lý ,, bỏ thuốc nguy hiểm lắm,,bồn chồn, lo âu, loạn thần,, rất khó bỏ thuốc
B ko muốn phụ thuộc vào thuốc thì trước tiên bạn phải hiểu rõ về bệnh này, hiểu rõ bản thân mình bị do vấn đề gì. Tâm lý hay sinh lý. Sinh lý thì dùng thuốc sẽ có hiệu quả với điều kiện tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, chứ không nên dùng lúc bỏ lúc không. Tâm lý thì phải gặp chuyên gia, chữa theo quá trình dài lâu để dứt hẳn. Dù thế nào thì mình nghĩ cũng cần sự kiên trì, chấp nhận nó và cố gắng của chính bản thân bạn.
Em có thể tham khảo phương pháp trị liệu tâm lý thay vì dùng thuốc. Anh thấy khá nhiều người đã thử và phản hổi nó ổn hơn so với việc phụ thuộc vào thuốc em nhé
con gai toi cung chua bang cai cach do, toi thay hieu qua tot
mình thấy nhiều người bị rối loạn lo âu cứ phụ thuộc vào thuốc nhiều. nhưng sự thật thì nó còn do nhiều vấn đề, mình cũng từng bị rối loạn lo âu ở mức độ nhẹ, đi gặp chuyên gia tâm lý một thời gian với sống khoa học hơn, cố gắng nghĩ mọi thứ tích cực hơn là khỏi rồi, chẳng cần dùng thuốc gì.
M bị chứng rối loạn lo âu..suy ngĩ tiêu cực cứ xuất hiện trong đầu m hoài..m bị hơn 3 tháng rồi…sống vật vã chả thấy cuộc sống tươi đẹp nữa…cứ vậy m sợ bệnh ngày 1 nặng hơn… Buổi sáng ngủ dậy m ko còn thiết sống nữa rồi nằm mãi mới chịu dậy…nhìu lúc tự buồn tự khóc lun ak. Minh đang thất nghiệp ở nhà chăm con chồng nuôi..ở ko riết suy nghĩ lung tung nhạy cảm tiêu cực mà cứ phải ở trong nhà suốt chẳng đc đi đâu..ở nhà thì chả bik làm gì để giết thời gian cho qua ngày. M chán cảnh ở nhà ở ko như này lắm rồi bế tắc quá. M mún làm việc thủ công nào đó để kiếm ra tiền và khuây khoả bận rộn đầy óc để ko suy ngĩ tiêu cực buồn chán nữa mà chưa bik phải làm gì đây mn…Bạn nào đã vượt qua hay đang cố gắng chỉ giúp m với…m cảm ơn.
em cx trong hoàn cảnh giống c, nhiều lúc bế tắc ko thiết sống mà nghĩ đến ck con vẫn phải cố hic
t nghĩ nên hỏi ý chuyên gia tâm lý xem, nhưng phải xem vde của bn nguyên nhân từ đâu ấy, trc t ở nhà ăn bám cũng ngột ngạt đến phát điên luôn ý
m bik vấn đề tại sao m bị tại m ko tiện kể ra…chỉ mún tìm cách quên nó đi thôi… Lúc b ở nhà ko làm ra tiền có ai tỏ vẻ coi thường b ko…m bế tắc quá
cả nhà luôn ấy, mẹ ck bảo ko đi kiếm tiền ở nhà mãi đến khi nào. mỗi ngày xin ck 50n đi chợ cũng bị nói là suốt ngày tiền, đến bvs t còn chả có tiền mua, đi mua chịu hoặc vay tiền bà ngoại ấy. con cái ăn cơm nhạt cũng chả dám nói
cái dòng khác máu tanh lòng họ coi m như ng ngoài nên ko hỉu đâu b ơi…Vậy b h b đã đỡ hơn chưa ???
giờ cũng khá ổn định rồi, t vẫn tham vấn 1 tháng 1 lần. đã quay lại với công việc rồi nè
tham vấn là đi gặp chuyên gia hả bạn
uh, t có 1 thời gian dùng thuốc nhưng cviec đối với 1 ng bệnh nó có đều đặn đc đâu, trong khi liều lượng lại cứ tăng nên chi phí nhiều, sau thì t quyết định trị liệu tâm lý, vừa ko phải chịu tác dụng phụ khi uống thuốc mà nó cũng khiến t cảm thấy dần tốt lên và có thể cải thiện các vấn đề của mình. chứ mn uống thuốc toàn tính theo năm thôi, sợ lắm
ừa…m đọc nhìu chỗ thấy các b khác tâm sự phải phụ thuộc vào thuốc hoài…sợ lun
Mọi người có biết chỗ nào giúp mình kiểm tra được bị rối loạn lo âu ở mức nào không em? Chị muốn thử cho con gái chị vì thấy dấu hiệu thôi chứ không chắc chắn.
ừa…m đọc nhìu chỗ thấy các b khác tâm sự phải phụ thuộc vào thuốc hoài…sợ lun Chị có thể đi tham vấn tâm lý như 1 bạn có nhắc bên trên. Ở chỗ NHC ý ạ. Em thấy ở đây có 1 buổi tham vấn riêng, kiểu có trò chuyện với chuyên gia luôn nên ít nhiều mình cũng biết rõ hơn bé có bị rối loạn lo âu hay không chị ạ
Bạn có thể xem thử một số triệu chứng xem có trùng khớp không ở đây, con nhà tớ trước tớ cũng tìm hiểu xong mới đi gặp chuyên gia
Cảm ơn cả nhà, mình sẽ thử xem sao
HCM có chỗ nào chữa rối loạn lo âu ổn áp không mn?
Mọi người cho em hỏi chút ạ, em không chắc em có bị rối loạn lo âu không. Trước kia, khi gặp một vài tình huống nhất định em mới có cảm giác bồn chồn không yên, tim em đập loạn hết lên. Còn trong thời gian gần đây cường độ lên khá nhiều mà k có lý do nào. Và thường khi lo âu em sẽ rất khó chịu ở trong bụng và toát mồ hôi tay chân.
Có kèm theo khó thở kiểu đau giữa ngực không bạn. Nhiều vấn đề bình thường mà cứ suy nghĩ quá lên không
gặp chuyện gì là hay nghĩ linh tinh, quan trọng hoá, nặng nề là rất khó thở
làm thử bài test hoặc gặp chuyên gia cho chính xác bạn ạ
Mình bị trầm cảm từ năm 18 tuổi. Giờ đã 33. Mà giờ mình bị rối loạn lo âu. Đi tiểu nhiều lần, hệ tiêu hóa cũng có vấn đề. Khám nước tiểu, siêu âm bụng ko bị gì hết. Mọi người giúp mình với
Sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ thể chất của bạn đều yếu nên bị vậy , bạn cải thiện 1 tgian sẽ ko bị nữa
Bạn ráng tập THIỀN sẽ có bước đột phá về bệnh của mình . Ráng lên nha
Mình đã từng đau khổ vì chính gia đình, cô đơn, không ai để chia sẻ và không biết đâu là nhà. Mình đã từng nhiều lần suy nghĩ tiêu cực. May làm sao, còn đủ lí trí dừng lại để thấy cuộc sống vẫn còn đẹp lắm. Ai đó ơi, bạn hãy bình tâm vì ngoài kia, nhiều người không thân thiết với bạn nhưng họ luôn đồng cảm với bạn, như Coach Hải Yến NHC VN nói, bạn không cô đơn!
đúng chúng ta không cô đơn chúng ta có sẵn sàng đón nhận không thôi
Mình đã dành ra 2 tháng để áp dụng 10 phương pháp trên và cảm thấy hiệu quả rõ rệt nha các bạn, từ người RLLA giờ mình đã có thể thoải mái giao tiếp và tiếp xúc với nhiều người mà không còn phải suy nghĩ nhiều nữa rồi. Các bạn cũng nên thử đi nhaaaa
tôi thường xuyên gặp vấn đề với giấc ngủ và tôi nghĩ rằng đó có thể là do lo âu. Bác sĩ có thể giúp đỡ tôi không?
chắc lại suy nghĩ nhiều lúc ngủ à
lúc ngủ nhiều suy nghĩ về các sự việc trong ngày và cả trong quá khứ rất lâu hiện trong đầu khiến không ngừng suy nghĩ được
có thực phẩm chức năng hỗ trợ ngủ ngon đấy
bạn có tên thuốc không
giúp tôi tôi bị cảm giác lo sợ và căng thẳng thường xuyên xuất hiện, đặc biệt trong các tình huống xã hội và đêm tôi bị khó ngủ
vãi hẳn thường xuyên thì đi khám luôn đi
không ai chữa online được đâu :))
những cách này hiệu quả đó. nên thiền nha mn
có bài thiền nào hay không bạn
vào đây chọn nè
các phương pháp này khá tốt nhưng bản thân người thực hiện phải kiên trì, thực hành trong nhiều tháng cơ. nếu không có sự kiên trì, kỷ luật thì nên có người đồng hành để hỗ trợ mình kỷ luật. hoặc đến trung tâm trị liệu tâm lý uy tín ý, chuyên gia vừa đồng hành vừa có quy trình chueyen sâu để giúp mình hồi phục sức khỏe nhanh hơn
Thời gian gần đây mình cảm thấy mình đang bị rối loạn lo âu, mình suy nghĩ rất nhiều, mà còn mất ngủ nữa. Mình cũng đang cố gắng tìm các phương pháp thực hành tại nhà, mong là chỉ mới chớm thôi cũng sẽ dễ xử lý
mới chớm thì nên có biện pháp xử lý sớm đừng chủ quan
mất ngủ là nặng rồi mà
Tôi đã làm thử nhiều cách nhưng không thật sự hiệu quả lắm. Liệu rằng tôi có thể hẹn lịch tư vấn được k?
Em vừa chia tay người yêu nhưng mà e lại k thể ngừng nghĩ về anh ấy. Lúc nào em cũng nghĩ là hiện giờ chắc anh ấy đang hối hận, hoặc đang cảm thấy muốn quay lại. Có lúc lại lo giờ anh ấy đang tán đứa khác. Em nói chuyện cùng 1 chị đồng nghiệp thì chị ấy bảo em đang bị overthink quá mức rồi. Đã 3 ngày rồi em vẫn k thoát ra được suy nghĩ miên man. Xong nhiều lúc cứ khóc mãi. E nên làm gì được ạ?
sốc tâm lý rồi bạn
có lúc em tự khóc không hết nước mắt
giống như trong bài này rồi
rlla có pharilaf overthinking k, giờ đi đâu cũng thấy nhắc đến nhỉ
nó chỉ là 1 trong các biểu hiện của rối loạn lo âu thôi
Từng bị bodyshaming từ hồi đi học, giờ đi làm rồi vẫn bị ám ảnh. Mình chưa đi khám nhưng chắc là bị rlla rồi. Có cách nào xóa đc những ký ức đó, quên đi để bước tiếp trong cuộc đời này bình an thì đúng là phép màu.
bị rối loạn ám ảnh đúng hơn
Rlla dẫn đến mất ngủ, tôi trằn trọc mãi k vào đc giấc. Uống thuốc ngủ thì tôi tự biết là k tốt. nhưng k uống thì k chịu nổi. Uống trà k ăn thua, người bị bị hành vậy.
thử tâm lý trị liệu đi bạn
là gì thế
là chữa trị về tâm trí của bạn suy nghĩ của bạn ý
thuốc ngủ uống lâu ảnh hưởng thần kinh đấy
mình biết nhưng không còn cách nào khác không ngủ được mệt lắm
Bị cái bệnh này khổ quá, lúc nào cũng bồn chồn hồi hộp lo lắng, đầu óc không ngừng nghĩ ngợi nhất là về đêm, không tài nào ngủ được . Đã thử nghỉ ngơi nhiều hơn, tập yoga, nhưng không thấy cải thiện.
tập đúng chưa, chế độ đúng chưa, ăn uống thế nào, môi trường ra sao.. nhiều nguyên nhân mà
yoga thì tập đều nhưng ăn uống nghỉ ngơi không được đều cho lắm, vì công việc bận bịu ý
cái này là tâm lý, tâm lý không thoải mái hay nghĩ nhiều tiêu cực nhiều thì phải xử lý tâm trí của mình ý mấy biện pháp kia là hỗ trợ thôi
mệt mỏi lắm rồi bạn
ở đây chắc sẽ giúp được bạn đấy
tôi đã thử và cách luyện tập hít thở sâu giúp ích rất nhiều. Mọi người hãy thử nhé
Mình đang gặp áp lực trong công việc và bất hòa quan hệ với những người thân trong gia đình, mình suy nghĩ không ngừng và có những lúc mình suy nghĩ rất tiêu cực, không có lối thoát, mình không có tinh thần hay động lực làm gì hết. Mình không biết nên bắt đầu từ đâu để giải quyết vấn đề của mình.
tâm sự với bạn bè biết đâu lại xong việc
thôi bạn bè mình luyên thuyên lắm sợ không giúp được mà mua bực thêm ý
tự mình xong thì nên nhờ sự trợ giúp
mình đang tìm hiểu tâm lý trị liệu, bạn biết chỗ nào tốt không
trung tâm nhc nhé