Phụ huynh nên làm gì khi con trẻ bị trầm cảm?

Rate this post

Trầm cảm là một căn bệnh phổ biến, bất kì đối tượng nào cũng có khả năng mắc phải chứng bệnh này, kể cả trẻ em. Nếu tình trạng trẻ nhỏ bị trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng về sức khỏe và cuộc sống của trẻ. Vậy các bậc phụ huynh nên làm gì khi con trẻ bị trầm cảm?

Phụ Huynh Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Trầm Cảm?
Phụ huynh nên làm gì khi con trẻ bị trầm cảm?

Phụ huynh nên làm gì khi con trẻ bị trầm cảm?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm, nó khiến cho người bệnh trở nên buồn bã, chán nản, tuyệt vọng và không còn hứng thú đối với cuộc sống bên ngoài. Những người mắc phải chứng bệnh này thường sẽ có nhiều xu hướng muốn tách biệt với xã hội, luôn có những suy nghĩ tiêu cực, bi quan thậm chí thực hiện những hành vi tự làm tổn thương bản thân để giải thoát cho chính mình.

Căn bệnh này có thể khởi phát ở bất kì đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, hiện nay trẻ em, đặc biệt là trẻ vị thành niên lại có nhiều nguy cơ mắc phải chứng rối loạn tâm thần này. Theo số liệu thống kê vào năm 1999 nhận thấy cứ khoảng 20 đứa trẻ thì sẽ có 1 trường hợp mắc phải các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Các chuyên gia sức khỏe tâm lý khuyên rằng, những người mắc bệnh trầm cảm nên chung sống cùng với người thân, đặc biệt là cha mẹ. Cũng bởi sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương từ phía gia đình luôn là “liều thuốc” tốt nhất để chữa lành tâm bệnh cho mọi người. Vậy phụ huynh nên làm gì khi con trẻ bị trầm cảm?

1. Tìm hiểu thông tin về căn bệnh trầm cảm

Việc đầu tiên mà các bậc phụ huynh nên làm khi phát hiện con trẻ bị trầm cảm đó chính là tìm hiểu và nắm kỹ các thông tin về bệnh lý này. Bạn sẽ không thể giúp ích được gì nếu không hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của con cũng như các vấn đề mà con đang gặp phải. Trong thực tế, bệnh trầm cảm hiện nay cũng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, các phương tiện truyền thông cũng đưa nhiều thông tin về bệnh nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu rõ về nó.

Đôi lúc một số bậc phụ huynh lại cho rằng những sự thay đổi về tính cách của con là do con bướng bỉnh, quấy phá chứ không hiểu được đó chính là các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Cha mẹ có thể tìm hiểu thông tin của căn bệnh này qua sách vỡ, các trang báo, mạng xã hội hoặc nếu cần thiết thì nên tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Phụ Huynh Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Trầm Cảm?
Để chăm sóc tốt cho trẻ bị trầm cảm, cha mẹ nên tìm hiểu và nắm rõ về tình trạng bệnh của con.

Tốt nhất khi nhận thấy con có những biểu hiện bất thường về cảm xúc, suy nghĩ, hành vi thì cha mẹ nên chủ động đưa con đến thăm khám sức khỏe để biết được cụ thể tình trạng của con. Cũng bởi trầm cảm có rất nhiều hình dạng méo mó khác nhau, không phải ai mắc bệnh cũng sẽ có những biểu hiện tương tự nhau.

Các bậc phụ huynh nên sắp xếp thời gian và tham vấn kỹ ý kiến của bác sĩ về cách chăm sóc trẻ bị trầm cảm. Đồng thời việc hiểu rõ về tình trạng bệnh của con cũng như các nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh sẽ giúp cho cha mẹ thấu hiểu và đồng cảm nhiều hơn với con.

Bởi thậm chí có không ít các trường hợp trẻ bị trầm cảm do chính sự tác động từ gia đình, chẳng hạn như cha mẹ thường xuyên cãi vả, kì vọng quá lớn của phụ huynh đối với con,….Nếu thực chất nguyên nhân trầm cảm của trẻ xuất phát từ đây thì cha mẹ cũng cần phải nhìn nhận và tự thay đổi bản thân để giúp con tháo gỡ khúc mắc và mau chóng thoát ra khỏi căn bệnh quái ác.

2. Không nên tạo áp lực quá lớn đối với con

Áp lực tuy có thể là là yếu tố thúc đẩy sự phát triển và cố gắng nhiều hơn cho trẻ nhưng đôi lúc nó lại khiến cho tâm lý của trẻ em bị đè nặng. Thực tế, cha mẹ nào cũng muốn con mình đạt được nhiều thành tích tốt, phát triển thành một người có ích và nổi bật. Với tâm lý đó nên nhiều bậc phụ huynh luôn bắt ép con cái phải làm nhiều điều mà trẻ không thích, gây nên nhiều áp lực đối với việc học tập, vui chơi, kết bạn của con.

Khi con không đạt được những gì mà phụ huynh mong muốn thì họ lại có xu hướng tức giận, nổi nóng hoặc thậm chí là nói ra những lời chê bai, trách mắng. Những hành động cũng như lời nói đó có thể khiến trẻ trở nên mệt mỏi và chán chường vì phải cố ép bản thân học hành thật tốt. Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh luôn xem trọng điểm số, họ coi đó là yếu tố quyết định sự thành công của trẻ.

Nếu con không đạt được kết quả cao thì mọi nỗ lực, công sức của con đều sẽ bị phủ nhận. Lâu dần khiến trẻ hình thành định kiến về chính bản thân mình, trẻ cho rằng mình vô dụng, bất tài và không thể làm tốt được bất kì việc gì. Điều này khiến cho trẻ đánh mất niềm tin vào bản thân và dần thu mình lại. Đặc biệt là những trẻ đang bị trầm cảm, nếu cứ phải chịu nhiều áp lực sẽ càng khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, nguy cơ tự sát tăng cao.

Vậy phụ huynh nên làm gì khi con trẻ bị trầm cảm? Cha mẹ nên tạo cho con không gian học tập, vui chơi thoải mái. Thay vì cứ đè nặng những điểm số, thành tích thì hãy chú ý nhiều hơn đến những nỗ lực của con. Khi con đã cố gắng hết mình thì dù cho kết quả có thế nào cũng nên dành cho con những lời động viên hoặc công nhận những điều mà con đã làm.

3. Tạo điều kiện cho con vui chơi, thư giãn

Khi nhận thấy trẻ buồn bã, mệt mỏi, chán nản thì các bậc phụ huynh cũng không nên dồn ép, đặt ra quá nhiều câu hỏi cho con. Trong trường hợp này cũng không nên la mắng, chê trách trẻ quá mức sẽ khiến cho trẻ dễ bị tổn thương. Ngược lại cha mẹ hãy dành cho trẻ sự tự do, để trẻ thoải mái vui chơi hoặc làm những điều mà mình thích.

Phụ Huynh Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Trầm Cảm?
Phụ huynh nên tạo nhiều điều kiện cho trẻ vui chơi, thư giãn để giảm bớt các buồn phiền cho trầm cảm gây ra.

Sau những giờ học tập mệt mỏi và căng thẳng, các bậc phụ huynh có thể cùng trẻ tham gia một vài hoạt động giải thích dựa vào sở thích của trẻ. Hãy thử “rủ rê” trẻ tập thể dục, vui đùa các trò chơi mà trẻ yêu thích hoặc đơn giản là cùng trẻ đọc sách, nghe nhạc, xem phim, vẽ tranh,…Đối với những trẻ mắc bệnh trầm cảm thì cha mẹ nên ưu tiên cho con tham gia nhiều những hoạt động ngoài trời.

Trong một số nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, ánh sáng tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc xoa dịu tinh thần, giảm căng thẳng, stress và cải thiện tốt giấc ngủ. Khi trẻ được tiếp xúc nhiều với không khí bên ngoài và ngắm nhìn những cảnh vật thiên nhiên sẽ giúp cho tinh thần được thoải mái, nhẹ nhàng và tràn đầy năng lượng. Do đó, cha mẹ nên tạo cho con nhiều điều kiện để vui chơi, khám phá thế giới bên ngoài để trẻ có thể thư giãn tốt hơn. Những lúc trẻ mệt mỏi thì cũng cần cho trẻ không gian riêng để nghỉ ngơi, lấy lại nguồn năng lượng tích cực.

4. Lắng nghe và đồng cảm với con

Bên cạnh việc cho con không gian thư giãn, vui chơi thoải mái thì các bậc làm cha làm mẹ cũng cần dành nhiều thời gian để trò chuyện, tâm sự với con. Trẻ em luôn rất cần sự quan tâm và san sẻ của cha mẹ, đôi lúc những sự thờ ơ, lạnh nhạt của gia đình cũng là yếu tố làm khởi phát các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Do đó, để con mau chóng thoát ra khỏi chứng rối loạn này thì các bậc phụ huynh cũng cần lắng nghe và đồng cảm với trẻ nhiều hơn. Những lúc trẻ kể chuyện, tâm sự thì cha mẹ nên lắng nghe một cách nghiêm túc, không nên ngắt lời hoặc phán xét trẻ vội vã. Chẳng hạn như trẻ kể về chuyện mâu thuẫn với bạn cùng lớp và lỡ tay đánh bạn.

Phụ Huynh Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Trầm Cảm?
Trẻ bị trầm cảm luôn cần sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ của người khác, đặc biệt là cha mẹ

Lúc này các bậc phụ huynh đừng vội la mắng hay phán xét trẻ mà thay vào đó là tìm hiểu nguyên nhân sâu xa tại sao trẻ lại có hành động đó. Sau đó hãy phân tích cho trẻ biết về hành vi chưa đúng của mình và gợi ý cho trẻ những phương pháp tốt hơn nếu trẻ có xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn với bạn bè.

Việc bạn có thể bình tĩnh lắng nghe hết câu chuyện và đồng cảm với những suy nghĩ của con sẽ giúp con cảm thấy thoải mái và bớt căng thẳng hơn mỗi khi phạm phải sai lầm. Hãy duy trì thói quen trò chuyện với con mỗi ngày, từng bước để con cảm thấy tin tưởng và có thể chia sẻ với bạn nhiều hơn. Đặc biệt bạn cũng phải tôn trọng ý kiến riêng của trẻ, đừng ép buộc trẻ phải nói ngay ra mà hãy cho con biết rằng cha mẹ luôn ở cạnh bên và sẵn sàng hỗ trợ con bất cứ lúc nào.

5. Dành cho con nhiều lời động viên, khen ngợi

Khi con trẻ bị trầm cảm các bậc phụ huynh nên làm gì, nói gì? Cha mẹ nên dành cho con nhiều lời động viên, khen ngợi khi con làm được những điều tốt hoặc đạt được một thành tích nào đó. Hãy luôn thể hiện cho con biết rằng cha mẹ luôn tin tưởng và ủng hộ mọi quyết định của con. Những lời động viên là “liều thuốc” tinh thần tuyệt vời giúp cho người bệnh trầm cảm có thêm nhiều động lực hơn.

Hãy nói rằng “con đã làm rất tốt”, “con giỏi lắm”, “con có thể làm được” để trẻ biết rằng bản thân trẻ có sự đóng góp trong gia đình, cuộc sống và trẻ có thể làm được nhiều điều bổ ích. Bạn hãy cố gắng cho trẻ biết được giá trị của bản thân bằng những lời khen, động viên chân thành. Bạn nên hiểu rằng những điều bạn nói ra chính là chỗ dựa vững chắc để giúp cho người bệnh bám víu vào và vượt qua được những cảm xúc, suy nghĩ mà trầm cảm gây ra.

6. Hướng con đến những hoạt động mới mẻ

Thông thường, khi trẻ bị mắc phải căn bệnh trầm cảm sẽ có nhiều xu hướng muốn ở một mình, không thích tham gia vào bất kì hoạt động nào và không hứng thú với những điều mới mẻ xung quanh. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy buồn chán, ủ rũ, mệt mỏi suốt cả ngày và chỉ muốn ngồi một chỗ. Vậy các bậc phụ huynh nên làm gì để giúp con thoát khỏi những triệu chứng tiêu cực này?

Phụ Huynh Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Trầm Cảm?
Cắm trại là một hoạt động thú vị có thể kích thích sự hưng phấn ở trẻ bị trầm cảm.

Cha mẹ nên gợi ý cho con một số hoạt động giải trí, thư giãn mới mẻ và thú vị. Hãy cùng con tham gia vào các trải nghiệm này để giúp con lấy lại sự hứng khởi, hưng phấn đúng với lứa tuổi. Việc được tiếp xúc với những điều mới mẻ, lạ lẫm sẽ kích thích sự tò mò của trẻ, đồng thời giúp cho trẻ trở nên linh hoạt và nhiệt huyết hơn.

Hãy kéo con ra khỏi những cảm xúc tiêu cực và cùng đồng hành với con trong giai đoạn khó khăn này. Một vài hoạt động mà các bậc phụ huynh có thể khuyến khích trẻ tham gia như cắm trại, leo núi, dã ngoại ngoài trời, lặn biển hoặc tham gia vào các câu lạc bộ như vẽ tranh, ca hát, nhảy múa, đánh đàn,…

7. Ưu tiên sức khỏe thể chất

Các chuyên gia cho biết rằng, tinh thần và thể chất luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Do đó, nếu sức khỏe tinh thần bị tác động thì sẽ kéo theo những hệ lụy về thể chất. Điển hình như những người mắc bệnh trầm cảm thường sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, rối loạn giấc ngủ, gặp phải các vấn đề về ăn uống, tiêu hóa,…Bên cạnh đó, nếu trẻ thường xuyên mất ngủ, ăn uống không điều độ, lười vận động thì sẽ khiến cho tình trạng bệnh trầm cảm càng trở nên tồi tệ hơn.

Do đó, song song với việc cải thiện và hỗ trợ phục hồi sức khỏe tinh thần thì các bậc phụ huynh cũng nên chú ý nhiều đến chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi của trẻ nhằm giúp nâng cao thể lực và phòng chống các biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ hãy chú ý tăng cường các dưỡng chất cần thiết vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, cho trẻ ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho não bộ.

Phụ Huynh Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Trầm Cảm?
Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp cho trẻ cải thiện tốt sức khỏe tinh thần lẫn thể chất

Đồng thời, cần giúp trẻ điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của mình, rèn luyện thói quen ngủ và thức dậy cùng một thời điểm trong ngày. Nếu trẻ cảm thấy khó ngủ, ngủ không sâu giấc thì nên xem lại không gian ngủ của trẻ. Tốt nhất nên cho trẻ ngủ ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, nhiệt độ và ánh sáng phòng vừa phải. Hoặc cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ như ngâm chân với nước ấm, dùng tinh dầu thơm, thiền định,…

Bên cạnh đó, hãy giúp trẻ rèn luyện thói quen tập luyện thể dục, vận động mỗi ngày. Cha mẹ có thể cùng con đặt ra những mục tiêu nhỏ trong ngày, ví dụ như thức dậy sớm để cùng nhau tập thể dục, cùng nhau nấu ăn, cùng nhau chăm sóc cây cảnh,….Điều này sẽ giúp cho tinh thần của trẻ được thoải mái hơn, sức khỏe thể chất cũng sẽ được cải thiện đáng kể, từ đó các triệu chứng của trầm cảm cũng được kiểm soát tốt hơn.

8. Cùng con tham gia trị liệu tâm lý

Phụ huynh nên làm gì khi con trẻ bị trầm cảm luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Như đã chia sẻ ở trên, để có thể giúp được con tốt nhất thì trước tiên cha mẹ cần phải hiểu rõ về chứng bệnh trầm cảm và tình trạng sức khỏe, cũng như vấn đề mà con đang gặp phải. Do đó, các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường luôn khuyến khích người thân trong gia đình nên tham gia vào các buổi trị liệu tâm lý của con.

Phụ Huynh Nên Làm Gì Khi Con Trẻ Bị Trầm Cảm?
Phụ huynh nên cùng trẻ tham gia các buổi trị liệu tâm lý để biết cách hỗ trợ trẻ tốt hơn.

Cha mẹ có thể hiểu hơn về nguồn gốc gây ra chứng bệnh trầm cảm và trao đổi kỹ lưỡng với chuyên gia về các biện pháp hỗ trợ cho trẻ. Đồng thời, một số trường hợp trẻ bị trầm cảm là do sự tác động của các yếu tố gia đình. Nếu nguyên do đến từ đây thì các chuyên gia cũng sẽ giúp cho cha mẹ thay đổi được những hành vi, cảm xúc, suy nghĩ sai lệch của mình để giải tỏa được những khúc mắc gia đình.

Thông qua các buổi trị liệu, trẻ cũng sẽ hiểu hơn về bản thân và dần kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực của mình. Phương pháp trị liệu tâm lý luôn được đánh giá rất cao về hiệu quả và thường được ưu tiên áp dụng cho trẻ nhỏ. Cũng bởi nó không có sự can thiệp của thuốc và giúp cho người bệnh phục hồi tâm lý một cách tự nhiên nhất. Đồng thời khi trẻ nhỏ cùng với cha mẹ tham gia vào các buổi trị liệu cũng sẽ giúp gia tăng sự kết nối, giải tỏa được các mâu thuẫn trước đó.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – Đơn vị uy tín trong trị liệu trầm cảm tại Việt Nam

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam hiện đang là đơn vị số một về lĩnh vực tâm lý trị liệu, tâm trí – chữa lành tâm bệnh, đặc biệt là trầm cảm ở tuổi dậy thì. Trung tâm có đội ngũ chuyên gia tâm lý trị liệu hàng đầu, có chuyên môn, giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bởi các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ (ABNLP), Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy. Trước khi bước vào liệu trình điều trị, các em đều sẽ được tham vấn tâm lý để xác định tình trạng tâm lý hiện tại. Tuỳ vào tình trạng của từng trẻ mà các chuyên gia sẽ xây dựng liệu trình trị liệu sao cho phù hợp nhất.

Tâm lý trị liệu NHC đã giúp nhiều học sinh, sinh viên vượt qua giai đoạn trầm cảm để sống và học tập tốt hơn.

Lộ trình trị liệu được thiết kế dựa trên nguyên nhân gốc rễ gây ra trầm cảm của trẻ, giải quyết dứt điểm trầm cảm, sức khỏe hồi phục một cách tự nhiên, hiệu quả được cam kết rõ ràng. Các phương pháp trị liệu tâm lý tại NHC Việt Nam không cần sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể, không có tác dụng phụ, không để lại biến chứng sau này nên vô cùng an toàn.

Đặc biệt, các chuyên gia của Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam sẽ có những buổi gặp gỡ và trao đổi với các bậc phụ huynh về những vấn đề tâm lý mà con đang gặp phải, đặc điểm tính cách đồng thời hướng dẫn phụ huynh kỹ năng giao tiếp đúng cách để kết nối, động viên, khích lệ con nhanh chóng vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý đồng thời giúp các bạn trẻ học tập hiệu quả hơn.

Nếu cần hỗ trợ đặt lịch, giải đáp thắc mắc, bạn có thể liên hệ Trung tâm NHC Tâm lý trị liệu Việt Nam tại đây hoặc gọi đến Hotline 096 589 8008.

9. Chăm sóc sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình

Chắc hẳn nếu con bạn bị mắc chứng trầm cảm thì bản thân bạn và gia đình cũng phải tập trung nhiều thời gian và sức lực để chăm sóc cho con. Đôi lúc có thể bạn quên đi nhu cầu và sức khỏe của chính mình cùng những người thân khác trong gia đình. Do đó, để có thể hỗ trợ tốt cho con thì bạn cũng cần phải bảo vệ và quan tâm đến sức khỏe của bản thân.

Hãy hiểu rằng trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm và cần phải có thời gian dài để điều trị dứt điểm. Vì thế, ngoài việc chăm sóc và lo lắng cho sức khỏe của con thì bản thân các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý đến bản thân mình. Bạn nên có kế hoạch cụ thể cho các công việc cần làm, tốt nhất nên tham khảo kỹ ý kiến của chuyên gia để biết được cách hỗ trợ trẻ tốt nhất.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Thông tin bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Phụ huynh nên làm gì khi con trẻ bị trầm cảm?”. Gia đình luôn là điểm tựa tinh thần vững chắc của mỗi người, đặc biệt là trẻ em. Cha mẹ nên dành cho con nhiều sự yêu thương, kiên trì đồng hành cùng con để con có thêm nhiều động lực để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
Rate this post
Array

Bình luận

  1. Thu Ha says: Trả lời

    Đầu năm nay m và ck có lục đục sau đó lý hôn, trong thời gian đấy cả hai cứ cãi nhau suốt nên con bé con cũng bị ảnh hưởng, nó cứ nhốt mình trong phòng , ko nc với ai một thời gian dài. Sau dần con haycaus gắt, lầm lì thì có phải trầm cảmkhoong mọi người

    1. Hoang Huyen says: Trả lời

      ôi em thấy bé nhà c có dấu hiệu rồi đấy, c cho con đi khám thửu xem

      1. Thu Ha says: Trả lời

        Vâg m cũng tính đưa con đi khám thử chứ thấy sốt ruột quá

    2. Ngân Phương says: Trả lời

      Em nghĩ c nên đưa con đi khám luôn ý, chứ tình trạng này mà để lâu là khó chữa lắm ý ròi có khi cno nghĩ quẩn cũng nên. H thấy nhiều cái tiêu cực lắm

    3. Thanh Thuy says: Trả lời

      Chị thử xem chương trình Vĩnh Long này xem nhé https://www.youtube.com/watch?v=y_5JFFMfePc

      1. Thu Ha says: Trả lời

        thanks bạn nhe

  2. Lan Anh says: Trả lời

    M thấy thay vì ép con học mấy môn trên lớp quá nhiều thì mọi ng có thể cho con tham gia mấy lớp về năng khiếu cũng rất hiệu quả nhé

    1. Hong Anh Nguyen says: Trả lời

      đúng đấy, m cũng cho con tham gia mấy lớp bơi, múa, nhảy xem kẽ,.. thấy con có vẻ hoà đồng với các bạn lắm, hăng hái hẳn lên

    2. Ng AnhThu says: Trả lời

      thế thì okii, chứ sợ chúng nó lại ko thích tham gia nữa ý

  3. Đức An says: Trả lời

    Bài viết hữu ích! xin cảm ơn

  4. Mai Anh says: Trả lời

    bôs mẹ cứ lao đầu vào làm việc rồi đến lúc ngoảnh lại chả biêt con cái mình ra sao

    1. Ly Nguyễn says: Trả lời

      đúng đấy, đến lúc con có vấn đề là cứ người này đổ llooix cho người kia

    2. Phan Ngọc Hân says: Trả lời

      E đây bận đến mấy thì ngày nào cũng phải ngồi hỏi han con các thứ xem hôm nay con trên lớp thế nào. Chứ h cno đang tuổi ăn tuổi lớn bẵng đi cái là có vấn đề ngay

  5. Lành Phạm says: Trả lời

    m thấy mọi người cứ hay chê, so sáh con mình vs con người ta. Đừng có chê hay so sánh con, đến mình còn chả thích nói gì đến chúng nó. Nói nhiều lại thành áp lực, tâm lý cho con ý.

  6. Dang Hai Yen says: Trả lời

    Có nhiều bố mẹ còn chả biết con m có vấn đề ý, cứ nghĩ chúng nó hướng nội ít nói, cục tính thôi

  7. Hương Trần says: Trả lời

    trc m cũng cho con đi khám ở viện, được cho thuốc nhưg ko ăn thua. Sau đấy tìm hiểu trên mạng tháy TT NHC này được mọi ng đánh giá khá tốt m cũng cho con đi khám thử. Chuyên gia đồng hành với con rồi đồng hành với cả bố mẹ, thấy con tiến bộ lên rõ rệt

  8. Thanh Hiền says: Trả lời

    H thấy mọi người quan tâm đến vde này nhiều thật đấy

  9. Hoàng Trần says: Trả lời

    đôi khi bố mẹ kỳ vọng quá nhiều, tạo áp lực quá cho các con cũng ko tốt. M thấy nên để con sống đúng vs lứa tuổi, vừa học vừa chơi chứ ép quá cũng ko tốt

    1. Nga Đoàn says: Trả lời

      Trẻ con h nó giống m ngày xưa đâu, h thấy học thêm nhiều, rồi chương trình này chương trình kia, thấy cno chả có cả thời gian chơi nữa ý. nên là cứ đến hè m chov ề chơi với ông bà nội ngoại chúng nó lại thích lắm Vừa thoải mái lại được vận động đỡ dán mắt vào điện thoại, tivi

  10. Nguyen Hưong Giang says: Trả lời

    Bé nhà mình năm nay 13 tuổi, bước vào tuổi dậy thì cứ thấy con khác khác. Cứ ở lỳ trong phòng riêng của mình, ăn cơm cũng ít khi xuống. bố mẹ lên gọi thì cáu giận. Dạo này thấy cô giáo cũng phản ánh là con ít nói, ít giao lưu bạn bè, học hành chểnh mảng, sa sút. Mình không biết là tâm lý tuổi dậy thì nó vậy hay là con mình bị bệnh trầm cảm thật. Mọi người nghĩ mình có nên cho con đi khám không?

    1. Ngọc Nguyễn says: Trả lời

      Trc cháu e cũng có biểu hiện như bé nhà c ý, e thấy c gái e cho cháu đến TT Trung tâm NHC này. Thấy bảo ở đây các CG ở đây tâm lý lắm, trị liệu cũng hiệu quả, thấy cháu gái vui vẻ, năng động hẳn ra, c tham khảo thử xem
      https://tamlytrilieunhc.com/gioi-thieu-trung-tam-tam-ly-nhc-viet-nam

      1. Nguyen Hưong Giang says: Trả lời

        Cho m hỏi cháu bạn điều trị trong bao lâu thế, m cảm ơn

        1. Ngọc Nguyễn says: Trả lời

          Cái này m nghĩ còn tuỳ vào tình trạng của các bé bạn ah, chứ mỗi bé mỗi vấn đề mà. Chị cứ cho con đi thăm khám xem tình hình sao đã

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *