Vai Trò Tiên Quyết Của Giáo Dục Cho Sự Phát Triển Tâm Hồn Trẻ Em 

Rate this post

Chúng ta không được quên điều đầu tiên của giáo dục là “dạy dỗ”. Nó chủ yếu áp đặt vài phản xạ cho đứa trẻ. Và các phản xạ đó sẽ vĩnh viễn cắm rễ vào đứa trẻ, tốt… hoặc xấu.

Sau đây là một hình vẽ tượng trưng cho “sự cân bằng” của hạt nhân gia đình:

Vai trò tiên quyết của Giáo dục cho sự phát triển tâm hồn trẻ em 

Người ta sẽ thấy ngay một nền giáo dục hoàn thiện bắt buộc ba yếu tố phải hoàn hảo. Và, đó là một điều không tưởng. Và cho dù các bậc cha mẹ có hoàn thiện đi nữa, sự giáo dục mà họ nhận lãnh còn phải phù hợp với tính khí thầm kín của đứa trẻ nữa. Và, đó cũng là một điều không tưởng. Như thế giáo dục luôn là một giải pháp thỏa hiệp. Người ta không thể nào ứng biến thành một nhà giáo dục được. Vì vậy càng ngày càng có nhiều bậc cha mẹ hiểu được điều này và trở lại ngôi trường tâm lý học.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Giáo dục có nghĩa là chuyển giao sự hiểu biết, nhưng nhất là trạng thái tâm hồn. Như vậy người ta có thể dễ dàng hiểu được là bất cứ một sai lệch nào của trạng thái đó sẽ được chuyển giao y như thế cho đứa trẻ. Nếu cha mẹ hay người giáo dục có trong mình một “lăng kính” làm biến dạng các sự việc thì cái hình ảnh méo mó đó, trong chín lần trên mười, sẽ được bàn giao y như vậy cho hậu thế.

Như thế này đây:

Vai trò tiên quyết của Giáo dục cho sự phát triển tâm hồn trẻ em 

Như vậy, một nền giáo dục hoàn hảo sẽ phải được đặt trên sự cân bằng của các nhà giáo dục. Phần lớn các chứng bệnh tâm lý nơi người trưởng thành bắt nguồn từ môi trường gia đình. Giáo dục đóng vai trò của sự yêu thương, nhưng chúng ta đều biết là không thể có tình yêu thương thực thụ mà không có sự cân bằng hài hòa.

Sự yêu thương đích thực luôn được ban tặng thường xuyên. Nếu không, sự yêu thương đó đôi khi được dựa vào các cảm xúc hay thôi thúc nhất thời. Nếu các cha mẹ mắc chứng suy nhược tâm lý (trầm uất, sợ hãi, yếu kém, chứng hoảng sợ, vv..), các người đó sẽ tìm cách lấp đầy sự suy nhược đó.

Tại sao vậy? Để tìm sự an toàn. Người đó sẽ tìm ở đâu? Nơi đứa con mình. Người đó sẽ bám vào đứa nhỏ, bởi vì đứa nhỏ tượng trưng cho sự an toàn và che lấp sự yếu đuối đó. Trong rất nhiều trường hợp, người cha hay mẹ đó tưởng đã ban tặng nhưng trên thực tế người đó chỉ đón nhận mà thôi. Người đó tưởng đã mở rộng tầm nhìn của đứa nhỏ nhưng trên thực tế đã thu hẹp nó lại.

Vì vậy con người trước hết phải tìm sự sáng suốt và cân bằng cho chính mình. Rồi mới tính đến sự giáo dục. Chúng ta không được quên sự giáo dục là một chuỗi truyền đạt vô tận như một sợi xích mà mỗi mắt phải ở trong tình trạng hoàn hảo nhất.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Theo Pierre Daco

ArrayArray
Rate this post
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *