Top 12 cuốn sách về tâm lý hay nhất, nên tìm đọc

Một cuốn sách về tâm lý hấp dẫn sẽ mở ra cánh cửa dẫn vào thế giới nội tâm phức tạp của con người, giải mã những điều tưởng chừng khó hiểu nhất. Đặc biệt. tìm hiểu về tâm lý không chỉ giúp mỗi người hiểu rõ bản thân mà còn có kết nối tốt hơn với mọi người xung quanh.

12 cuốn sách về tâm lý hay bạn nên tìm đọc

Những cuốn sách về tâm lý thu hút người đọc bởi nội dung sâu sắc, thực tế cùng góc nhìn mới mẻ về con người cùng cuộc sống. Không chỉ lý giải những hành vi, cảm xúc phức tạp mà cá nhân thường gặp, nó giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân nhằm rèn luyện kỹ năng đối mặt thách thức và xây dựng mối quan hệ lành mạnh. Đọc sách tâm lý cũng là cách có được bình an nội tâm và lợi ích tích cực cho sức khỏe tinh thần mỗi ngày.

sách về tâm lý học
Sách về tâm lý mang đến bài học quý giá cho hành trình phát triển bản thân

Một số tựa sách về tâm lý phổ biến và hấp dẫn mà bạn nên đọc ít nhất một lần trong đời là “Đắc nhân tâm”, “Tâm lý học hành vi”, “Sức mạnh của thói quen”,…. Những cuốn sách này không chỉ mang đến những kiến thức bổ ích mà còn là nguồn cảm hứng để sống ý nghĩa và tích cực hơn.

1. “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie

“Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie là một trong những cuốn sách self – help nổi tiếng nhất mọi thời đại. Xuất bản lần đầu vào năm 1936, tác phẩm này đã được dịch ra hầu hết các thứ tiếng và bán chạy ở hàng trăm quốc gia. Với triết lý sâu sắc về giao tiếp và xây dựng mối quan hệ, cuốn sách trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nâng cao kỹ năng giao tiếp và tìm kiếm thành công.

Cuốn sách tổng hợp nguyên tắc căn bản để trở thành người giao tiếp hiệu quả. Carnegie sử dụng nhiều ví dụ thực tế để minh họa cho từng nguyên tắc, giúp người đọc dễ áp dụng vào cuộc sống. Những bài học trong “Đắc nhân tâm” dường như có thể chuyển hóa thành hành động, giúp độc giả xây dựng những mối quan hệ bền chặt hơn.

cuốn sách về tâm lý học
Đắc nhân tâm của Dale Carnegie mang lại cho người đọc lời khuyên bổ ích về giao tiếp

Gần 80 năm sau ngày phát hành, “Đắc nhân tâm” vẫn giữ nguyên giá trị và tầm ảnh hưởng của nó. Cuốn sách còn khám phá nghịch lý trong cách con người hiểu về giao tiếp xã hội. Khi đọc sách, bản thân sẽ nhận ra thành công đến từ khả năng lắng nghe và thấu hiểu người khác.

2. Sức mạnh của thói quen – Charles Duhigg

Cuốn sách “Sức mạnh của thói quen” viết bởi Charles Duhigg khám phá tầm quan trọng của thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Tác giả chỉ ra cả người lớn và trẻ em đều bị ảnh hưởng bởi thói quen vô thức và không phải ai cũng có thói quen giúp mình thành công. Đây là sách hướng dẫn cách phân biệt và kiểm soát thói quen tốt – xấu để đạt được mục tiêu.

Cuốn sách được chia thành 3 phần chính với phần đầu tập trung vào cách thức hình thành thói quen cá nhân, phần 2 phân tích thói quen của các tổ chức thành công và phần 3 mở rộng ra thói quen của xã hội. Qua đó, Duhigg đem đến cái nhìn sâu hơn về cách mà thói quen có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân cùng sự phát triển của doanh nghiệp.

Với nhiều nghiên cứu và phân tích thú vị, “Sức mạnh của thói quen” đưa ra những lời khuyên thực tế giúp độc giả áp dụng vào cuộc sống. Cuốn sách đã chứng minh giá trị của mình khi liên tục xuất hiện trong danh sách best seller của New York Times và hứa hẹn sẽ thay đổi cách cá nhân nhìn nhận về thói quen của chính mình.

sách tâm lý học
Đọc “Sức mạnh của thói quen” để  khám phá thần kinh học và cơ chế hình thành thói quen

3. Kahneman với “Tư duy nhanh và chậm”

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình lại đưa ra quyết định sai lầm dù đã suy nghĩ cẩn thận? Cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm” của Daniel Kahneman giúp hiểu rõ hơn về 2 hệ thống tư duy trong não bộ. Hệ thống 1 hoạt động nhanh chóng, bản năng và không cần nhiều nỗ lực, trong khi hệ thống 2 yêu cầu sự tập trung và suy nghĩ sâu sắc hơn. Qua đó, Kahneman mở ra một thế giới mới về cách con người ra quyết định.

Cuốn sách đã giành được nhiều giải thưởng danh giá và trở thành tài liệu tham khảo quan trọng trong lĩnh vực tâm lý học và kinh tế học hành vi. Kahneman chỉ ra rằng con người có xu hướng đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc, chủ quan và đôi khi thiếu logic. Điều này khiến cá nhân nhận thức rằng “Con người tệ hơn chúng ta tưởng”. Nhưng cuốn sách này lại tràn đầy sự vui nhộn và hấp dẫn, khiến người đọc cảm thấy dễ tiếp thu.

cuốn sách hay về tâm lý học
Cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm” là một tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực tâm lý

Hơn nữa, Kahneman còn khám phá sai lầm mà bộ não mắc phải khi hoạt động theo thói quen lười biếng. “Tư duy nhanh và chậm” – một cuốn sách khoa học và cũng là hành trình khám phá tâm lý con người cùng cách áp dụng hiểu biết này vào cuộc sống. Đây thực sự là một tác phẩm đáng đọc cho bất kỳ ai quan tâm đến bản thân, đầu tư hay hành vi con người.

4. “Tâm lý học đám đông”: Kiệt tác lý thuyết về đám đông

Tác phẩm này được viết năm 1895 bởi Gustave Le Bon – nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng người Pháp. Le Bon đã có trải nghiệm từ các biến động lịch sử như Công xã Paris, các cuộc cách mạng Pháp nên hình thành tư tưởng độc đáo về đám đông. Tác phẩm của ông được coi là nền tảng của tâm lý học xã hội và ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu.

quyển sách về tâm lý
“Tâm lý học đám đông” sáng tác bởi nhà tâm lý học Gustave Le Bon

Trong cuốn sách, Le Bon phân tích đặc điểm vô thức và phi lý trí của hành vi đám đông, cho thấy rằng đám đông hành động như người nguyên thủy, thiếu khả năng suy nghĩ độc lập. Ông khẳng định rằng hành vi của cá nhân trong đám đông bị chi phối bởi tâm lý tập thể nên tạo ra phản ứng dữ dội dẫn đến biến động xã hội lớn. Tác giả còn chỉ ra rằng để dẫn dắt đám đông, cần có một thủ lĩnh có khả năng khơi dậy và định hướng bản năng của họ.

Đọc “Tâm lý học đám đông”, cá nhân sẽ có cái nhìn sâu sắc về cách mà tâm lý tập thể ảnh hưởng đến hành động và quyết định của con người. Cuốn sách còn chỉ ra những tác động lớn lao của chúng trong lịch sử, chính trị và xã hội. Nó chính là một tài liệu quan trọng mang lại kiến thức quý giá để phân tích các hiện tượng xã hội đương đại.

5. Sách “Tâm lý học hành vi” của Khương Nguy

“Tâm lý học hành vi” của Khương Nguy, một nhà tâm lý học nổi tiếng Trung Quốc là tác phẩm nổi bật tập trung vào nhánh hành vi học – một khía cạnh khoa học phát triển mạnh vào thế kỷ XX tại Mỹ. Cuốn sách không chỉ là lý luận hàn lâm mà còn truyền tải cách nhìn nhận và điều chỉnh bản thân qua hành vi để người đọc khám phá bản thân, người khác và tạo dựng mối quan hệ xã hội tích cực.

Tác phẩm ra đời với mục tiêu giới thiệu chủ đề một cách ứng dụng, phù hợp với những ai mới bắt đầu khám phá tâm lý học và muốn tự nhận thức qua lăng kính khoa học hành vi. Khương Nguy không tập trung vào lời khuyên trực tiếp, mà nhấn mạnh vào nguyên lý khoa học, khuyến khích người đọc tự tìm tòi, áp dụng và quan sát các hiện tượng hành vi trong đời sống.

lợi ích của sách về tâm lý
“Tâm lý học hành vi” ra đời giúp cá nhân thấu hiểu bản thân mình và mọi người xung quanh

Đây không phải là sách self – help thông thường vì không đưa ra chỉ dẫn cụ thể mà yêu cầu người đọc tự phân tích và đúc kết. Cuốn sách chứa các ví dụ gần gũi và quen thuộc như sở thích chọn chỗ ngồi trên xe buýt, cách đứng khi chụp ảnh và lý do người ta thích sở hữu các vật phẩm xuất hiện trong phim. Để từ đó, độc giả tự lý giải hành vi của bản thân và những người xung quanh.

6. Phi lý trí – Dan Ariely

Dan Ariely đã viết “Phi lý trí” thành tác phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực tâm lý học hành vi. Tác giả là một giáo sư nổi tiếng đã khám phá cách mà con người hay đưa ra quyết định không hợp lý. Với nền tảng vững chắc từ nghiên cứu và thực nghiệm, Ariely còn lồng ghép các ví dụ thực tế, khiến nội dung trở nên sống động và dễ tiếp cận.

Điểm nổi bật của cuốn sách nằm ở cách mà Ariely trình bày khía cạnh phi lý của con người thông qua câu chuyện hài hước và tình huống thực tế gần gũi. Ông cho thấy rằng con người không nhận thức được quyết định của mình bị chi phối bởi cảm xúc và điều kiện ngoại cảnh, dẫn đến hành động mà ta tưởng là hợp lý. Tác giả cũng khám phá các “điểm mù” trong tư duy, mở ra hiểu biết mới mẻ về bản thân và người khác.

Mục đích chính của “Phi lý trí” là giúp người đọc nhận thức được sai lầm trong quyết định và khuyến khích mỗi người suy nghĩ sâu hơn về hành vi của mình. Tác giả cũng mang đến triết lý thú vị và lời khuyên hữu ích để độc giả sống hợp lý và tốt đẹp hơn.

​Đọc sách gì về tâm lý học
“Phi lý trí” viết bởi Dan Ariely là một cuốn sách đặc biệt hấp dẫn và đầy cảm hứng

7. “Dũng cảm tiến lên”: 7 bước thay đổi bản thân

Không đơn thuần là cuốn sách về kỹ năng sống, “Dũng cảm tiến lên” còn là hành trình khám phá bản thân với mong muốn khuyến khích người đọc tìm kiếm phong cách sống tập thể và vì cộng đồng. Qua câu chuyện của nhân vật chính, cuốn sách mở ra góc nhìn mới về sự trưởng thành và phát triển bản thân dựa trên lý thuyết tâm lý học cá nhân của Alfred Adler.

Nội dung cuốn sách xoay quanh 7 bước tự trưởng thành mà Matsuda Yuji trải qua. Những bước đi này giúp nhân vật khám phá bản thân, nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng trắc ẩn và sự cống hiến cho cộng đồng. Thông điệp chính mà tác giả muốn truyền tải là mỗi người đều có khả năng hoàn thiện bản thân thông qua việc sống vì giá trị lớn lao hơn.

chọn sách về tâm lý
“Dũng cảm tiến lên” hướng dẫn 7 bước thay đổi bản thân hiệu quả

Tổng thể, “Dũng cảm tiến lên” là cuốn sách thực tiễn, mời gọi người đọc cùng tham gia vào hành trình tìm kiếm cuộc sống trọn vẹn hơn. Nhờ vào các nguyên tắc từ tâm lý học Adler, con người phá vỡ rào cản lợi ích cá nhân. Qua đó, độc giả nhận ra rằng việc sống vì cộng đồng không chỉ mang lại giá trị cho xã hội mà còn góp phần tạo nên con người hoàn thiện hơn trong chính mình.

8. Sách “Dám bị ghét”

Cuốn sách “Dám bị ghét” được đồng chấp bút bởi 2 tác giả người Nhật Bản, Kishimi Ichiro và Koga Fumitake. Cả hai đã cùng nhau tạo nên tác phẩm này nhằm giúp độc giả khám phá nỗi khổ tâm trong mối quan hệ xã hội và tìm ra dũng khí để sống thật với chính mình.

sách ứng dụng tâm lý học
Cuốn sách “Dám bị ghét” mang ý nghĩa tích cực giúp con người cảm thấy lạc quan hơn

Nội dung của sách được trình bày dưới dạng cuộc đối thoại giữa chàng thanh niên và triết gia, mang đến những tư tưởng sâu sắc của tâm lý học Adler. Thông điệp nổi bật của cuốn sách chính là khuyến khích người đọc dám đối diện với nỗi sợ bị ghét để tìm ra hạnh phúc cùng tự do cho bản thân. Nó cũng nhấn mạnh rằng quá khứ không định hình tương lai, mà chính sự lựa chọn của mỗi người mới quyết định cuộc đời mình.

“Dám bị ghét” có cách trình bày mang hơi thở của một tác phẩm văn học kinh điển, tạo nên sự cuốn hút và sinh động. Với ngôn ngữ gần gũi, phong phú, tác phẩm nổi bật lên bởi những bài học cuộc sống sâu sắc, dễ hiểu và khả năng truyền tải thông điệp một cách tinh tế cho người đọc.

9. Cuốn sách “Trí tuệ xúc cảm”

Sự xuất hiện của cuốn sách “Trí tuệ xúc cảm” đã mang đến một làn gió mới, phá vỡ cách tiếp cận quá phụ thuộc vào lý trí trong tâm lý học. Thay vì khuyến khích kìm nén, loại bỏ cảm xúc thì tác phẩm nhấn mạnh vai trò của chúng trong việc thúc đẩy hành động, đối mặt với khó khăn và quyết định đúng đắn. Cuốn sách cũng hướng dẫn cách thức phát triển trí tuệ cảm xúc, cách quản lý và khai thác nó triệt để.

Nội dung chính của sách xoay quanh ý tưởng rằng cảm xúc không chỉ chi phối hành vi mà còn đóng vai trò định hướng quyết định cuộc sống. Thông qua lý giải và quản lý cảm xúc tốt hơn, con người dễ cải thiện sức khỏe tinh thần, đạt hiệu quả cao trong công việc và xây dựng mối quan hệ bền chặt. Từ đây, Daniel Goleman đã làm rõ rằng EI (trí tuệ cảm xúc) quan trọng không kém IQ trong việc dẫn đến thành công và hạnh phúc.

sách hay về tâm lý học con người
Cuốn “Trí tuệ xúc cảm” hướng dẫn cách quản lý và khai thác cảm xúc một cách hiệu quả

Daniel Goleman – tác giả nổi tiếng, nhà nghiên cứu xuất sắc đã góp phần phổ biến khái niệm trí tuệ cảm xúc. Với “Trí tuệ xúc cảm”, ông không chỉ trình bày lý thuyết mà còn đưa ra các nghiên cứu thực tiễn, giúp cuốn sách trở thành một hiện tượng toàn cầu, thay đổi cách con người nhìn nhận và tương tác với cảm xúc của chính mình.

10. “Nghệ thuật tư duy rành mạch” cùng Rolf Dobelli

Đây là cuốn sách về tâm lý ra đời từ danh sách những lỗi tư duy cá nhân mà tác giả Rolf Dobelli tự đúc kết để kiểm nghiệm thành kiến của mình. Được hệ thống hóa qua từng chương ngắn gọn, dễ hiểu, cuốn sách dần hoàn thiện với ý tưởng giúp người đọc tránh ra quyết định sai lầm. Chính sự sáng tạo này đã biến nó thành một “cẩm nang tư duy” dành cho mọi người trong cuộc sống hiện đại.

Thông điệp của tác giả Dobelli không phải là cố gắng biến con người thành cỗ máy logic, mà là nhận thức rõ hơn “cạm bẫy” trong tư duy. Ông cho rằng, tuy khó tránh khỏi hoàn toàn nhưng biết nhận diện sẽ giúp ta đưa ra quyết định sáng suốt. Đó là cách tác giả nhắc nhở rằng đôi khi nhận biết “điều không nên làm” còn mạnh hơn việc biết “điều nên làm”.

cuốn sách cho tâm lý con người
“Nghệ thuật tư duy rành mạch” cùng Rolf Dobelli giúp nhận thức rõ hơn về “cạm bẫy” tư duy

Với phong cách viết súc tích và cách truyền đạt dễ hiểu, “Nghệ thuật tư duy rành mạch” trở thành tài liệu đầy đủ và toàn diện về tư duy. Các chương sách ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, giúp người đọc dễ nhận ra lỗi tư duy phổ biến. Không chỉ gây tiếng vang ở Đức, cuốn sách còn được đón nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của hàng triệu độc giả trên thế giới.

11. Những đòn tâm lý trong thuyết phục

Một tác phẩm đặc sắc của Tiến sĩ tâm lý học, giáo sư về tiếp thị – Robert B. Cialdini phải kể đến là “Những đòn tâm lý trong thuyết phục”. Với hơn 35 năm kinh nghiệm nghiên cứu, ông đã xây dựng tác phẩm dựa trên bằng chứng thực tế về các kỹ thuật tác động tâm lý trong giao tiếp và thuyết phục để người đọc hiểu sâu hơn về sức mạnh của chiến thuật tâm lý thường gặp.

dòng sách tâm lý học
Những đòn tâm lý trong thuyết phục giúp người đọc cảnh giác trước nỗ lực thao túng tâm lý

Cuốn sách xoay quanh 6 “vũ khí” thuyết phục chính mà con người dễ bị ảnh hưởng: cam kết và nhất quán, khan hiếm, đáp trả, bằng chứng xã hội, uy quyền và thiện cảm. Mỗi yếu tố dựa trên một nguyên tắc tâm lý căn bản chi phối hành vi khi được áp dụng trong các tình huống giao tiếp, quảng cáo và kinh doanh.

Thông qua việc nắm bắt “đòn” tâm lý này, người đọc tự nâng cao khả năng thuyết phục, chủ động sử dụng chúng trong cuộc sống, đồng thời cảnh giác trước nỗ lực thao túng từ người khác. Cuốn sách là công cụ tuyệt vời để rèn luyện tư duy, tăng thêm tự tin giao tiếp và giúp con người đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

12. Bạn không thông minh lắm đâu (You are not so smart)

Ra đời từ một blog mang tên “You Are Not So Smart” thì “Bạn không thông minh lắm đâu” của David McRaney nhanh chóng trở thành hiện tượng với hàng triệu lượt xem. Tác phẩm được tạo nên từ việc quan sát hành vi con người, giúp độc giả nhận ra ảo tưởng thường gặp về trí thông minh của mình. Sự thành công của blog đã đưa McRaney đến quyết định ra mắt cuốn sách cùng tên vào năm 2011 với cách tiếp cận gần gũi về tâm lý học hành vi.

nghiên cứu sách về tâm lý
Cuốn “Bạn không thông minh lắm đâu” chỉ ra lỗi tư duy mà con người hay mắc phải

Phần nội dung cốt lõi của “Bạn không thông minh lắm đâu” chỉ ra lỗi tư duy mà ta hay mắc phải. Từ định kiến đến thiên lệch tâm lý, tác giả giải thích 48 cách mà con người vô thức tự đánh lừa mình. Qua từng chương sách, McRaney bóc tách từng ảo tưởng về sự thông minh của con người, giúp độc giả nhận thức rõ hơn về cách bộ não hoạt động.

Cuốn sách mang lại giá trị lớn cho những ai muốn hiểu sâu về bản thân và cải thiện tư duy. Với phong cách viết dễ hiểu, hài hước và thực tế thì “Bạn không thông minh lắm đâu” giúp mở rộng tầm nhìn, khuyến khích suy ngẫm và đánh giá lại quan điểm cá nhân. Đọc sách này, người ta vừa học cách nhìn nhận chính mình vừa nâng cao khả năng phản biện, phát triển tư duy logic trong đời sống.

Đọc một cuốn sách về tâm lý là một hành trình khám phá bản thân mà bạn sẽ không bao giờ hối tiếc. Những hiểu biết sâu sắc và thực tế từ các trang sách sẽ giúp bản thân xây dựng sự tự tin, bình an và kết nối tốt hơn với những người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *