Làm thế nào để dung hòa những điều trái ngược trong quan hệ vợ chồng?

Những cặp vợ chồng có thể vì yêu nhau mà đến với nhau nhưng mỗi người chúng ta đã từng sống trong nền văn hóa, môi trường sống, môi trường giáo dục hay hoàn cảnh gia đình khác nhau. Bởi vậy, khi đến với nhau, ít nhiều, chúng ta sẽ có những tính cách, thói quen khác nhau.

Như đôi vợ chồng trong câu chuyện dưới đây là một ví dụ. Làm thế nào để họ có thể dung hòa những điều trái ngược và sống bên nhau hạnh phúc hơn. Hãy cùng nghe chuyên gia tâm lý trị liệu chia sẻ về trường hợp này nhé.

Độc giả Thu Trà (28 tuổi, Quảng Ninh) gửi câu hỏi đến chương trình:

Chào chuyên gia, em thấy các chị chia sẻ toàn lấy các ông chồng khó tính. Em thì gặp phải một người “cợt nhả”. Hồi yêu thì không thế đâu, giờ chả hiểu sao lấy về lại như vậy. Lắm lúc bực mình nói thì lại hỏi ngược lại, bây giờ thích sống với người cười đùa vui vẻ hay khó tính, khổ nỗi chồng cứ lầy lầy như vậy, suốt ngày lại làm cho em trở nên cau có thường xuyên, dần dần hình thành phản ứng khó chịu, đùa vừa phải thôi còn thấy vui chứ cái gì cũng đùa cợt thì mình làm sao chịu nổi. Tự dưng mình trở thành người xấu tính. Em đang cảm thấy rất bế tắc vì 1 chuyện dường như rất đơn giản.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến chia sẻ:

Cảm ơn câu hỏi của bạn Thu Trà. Tình huống của bạn đúng là chiếm số ít hơn những người gặp đối tác, bạn đời khó tính, song số ít chứ không phải duy nhất.

Có những gia đình, người chồng hay hài hước quá và cũng có những gia đình người vợ như vậy. Thông thường, nếu như một người theo trường phái nghiêm túc một chút sống với một người theo trường phái hài hước quá như vậy, giống như bạn dùng cái từ “cợt nhả”, thì người sống nghiêm túc sẽ cảm thấy như mình chưa được quan tâm, đâu đó chưa được thấu hiểu, chưa được lắng nghe, chia sẻ hoặc cảm thấy người bạn đời hài hước đâu đó thiếu cái sự tôn trọng với mình.

Đó là kết quả của vị trí quan điểm khác nhau. Khi những trải nghiệm trong cuộc sống của mình khác nhau, mình sẽ hình thành nên một hệ thống như tư duy, niềm tin khác nhau. Rõ ràng, chúng ta là những con người khác nhau nên trải nghiệm cuộc sống là khác nhau. Song nếu như bằng cái duyên mà mình kết nối với vợ/chồng hiện tại của mình và hai người có những quan điểm quá khác nhau thì chúng ta cần phải là người bắt đầu cho sự thay đổi, bắt đầu cho sự tu sửa bản thân mình để phù hợp.

Hải Yến từng chia sẻ với các khách hàng, thậm chí với cả chồng và cả anh/chị/em trong Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam. Tất cả chúng ta đều là những con người sinh ra xứng đáng được tôn trọng, xứng đáng được sống cuộc đời là chính mình, được sống với quan điểm, với khao khát, ước mơ của mình. Song bên cạnh việc chúng ta xứng đáng được là chính mình, chúng ta có thế giới riêng của chính mình thì chúng ta vẫn đang sống với một ai đó, chúng ta sống trong một tổ chức nào đó nào, sống trong một xã hội nào đó.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
Vì vậy, nếu như lúc nào chúng ta cũng chỉ quan tâm rằng, tôi phải được tôn trọng, tôi được là chính mình, tôi có bản ngã của tôi, tôi có cái nhu cầu của tôi. Và ai cũng nói rằng mọi người sinh ra đều có quyền được sống, được là chính mình và tất cả mọi người đều như vậy. Không hề có sự dung hòa nào đó với tổ chức, đối với tập thể hay là đối với người bạn đời, người đồng hành của chính mình. Hay cá tính khác nhau, nhu cầu khác nhau thậm chí ước mơ, nguyện vọng khác nhau thì làm sao chúng ta có điểm gặp, để gặp nha và để ở bên cạnh nhau.

Chính vì vậy, bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có một sợi dây xuyên suốt rất quan trọng, đó là kỷ luật, quy định, thỏa ước chung của tổ chức đó. Vậy gia đình cũng là một nhóm, một tổ chức nhỏ. Và một người thầy của Hải yến cũng nói rằng, gia đình chính là một cái dự án của cuộc đời của bạn, thậm chí là mình cần phải xem đó là một dự án quan trọng nhất. Vì vậy, như bất kỳ một tổ chức nào khác, để có thể tồn tại và phát triển, gia đình phải có kỷ luật, phải có quy tắc, nguyên tắc.

Chúng ta hãy cùng ngồi lại với nhau để thành lập, thiết lập ra những cái nguyên tắc ứng xử chung của gia đình. Có những điều chúng ta tôn trọng, chúng ta để cho đối phương được là chính mình. Song có những điều là chung nên cần phải có sự hòa hợp, giống như bất kỳ một tổ chức nào. Hiện nay, tất cả các đơn vị, các tổ chức đều làm rất tốt điều này nhưng với gia đình, Hải Yến nhìn thấy, không hẳn gia đình nào cũng thành lập cho mình được những nguyên tắc đó.

Vậy thì, nếu chưa gia đình bạn Thu Trà chưa có nguyên tắc, đây là thời điểm thích hợp để thiết lập các nguyên tắc đó. Đó là cơ hội để cho vợ chồng ngồi đối thoại với nhau, để ra cái chung, cái riêng. Nếu như cả hai người cùng có một tâm nguyện, chủ đích xây dựng gia đình của mình một cách tốt đẹp và hoàn hảo hơn, để cho mình thực sự sở hữu một tổ ấm, một mái ấm hạnh phúc, việc chúng ta đưa ra được một bản nguyên tắc chung sẽ rất dễ dàng. Sau đó trong quá trình sinh sống, chúng ta thấy điều gì đó nó chưa được hài lòng, chúng ta lại ngồi lại với nhau để chỉnh sửa. Và đó là sự thỏa thuận của cả hai bên nên chúng ta phải thực hiện.

Nếu như bạn thấy có một số cách đùa, một số câu nói, sự cợt nhả của chồng dễ dàng làm bạn khó chịu hay có cảm xúc tiêu cực, hãy chia sẻ điều đó với anh chồng bạn và thiết lập ra nguyên tắc của bạn. Và ngược lại, anh ấy muốn bạn như thế nào, muốn bạn hài hước hơn, đơn giản hóa, linh hoạt vấn đề hơn so với con người của bạn. Hãy cho anh ấy được cơ hội để bày tỏ quan điểm, mong muốn của mình để cả hai cùng rèn luyện, để tạo ra cái điểm gặp của hai người càng nhiều càng tốt. Vì chúng ta đi được với nhau là cả quá trình chúng ta thực hiện ước mơ của mình, phát triển con người mình, đồng thời có sự tu sửa để phù hợp với đối tác của mình, có như vậy gia đình mới bền vững được.

Với những chia sẻ nho nhỏ như vậy, chúc cho gia đình của bạn có những nguyên tắc chung, có cho mình những cái sợi dây diều để giúp cho con diều của gia đình bay cao, bay xa. Sợi dây diều đó bạn hoàn toàn có thể nối dài cái dây, đừng cắt nó. Vì cắt nó sẽ bay lên một đoạn thôi rồi rơi xuống. Bằng cách chúng ta đưa ra những nguyên tắc linh hoạt, phù hợp hơn, để con diều bay xa, bay cao hơn nữa mà vẫn cứ an toàn.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Có thể bạn quan tâm:

Hoà Hợp Mối Quan Hệ

[Báo Sức khỏe & Trẻ em] Trầm cảm tuổi vị thành niên và giải pháp vàng để cha mẹ kết nối với con
 [Hot]CHƯƠNG TRÌNH TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH: 50+ Giờ đồng hành kết nối gia đình

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *