Sự Mệt Mỏi Và Sự Suy Nhược 

Rate this post

Người ta đã “đạo đức hóa” sự mệt mỏi; và người ta gần như coi đó là một sự suy nhược cố tình và đáng khinh..

Sự mệt mỏi được xem như là một tín hiệu báo động, một đèn đỏ vậy. Trước tín hiệu này, bộ máy của con người phải thắng lại cho đến khi ngưng hẳn. Việc nghỉ ngơi và giấc ngủ là các nhu cầu rất tự nhiên. Và chúng trở nên cấp bách hơn khi hoạt động kéo dài. Giấc ngủ là thời gian phục hồi; các tế bào não loại bỏ các cặn bã độc hại được tích tụ trong lúc hoạt động. Vì lẽ đó, việc thiếu ngủ sẽ tạo ra sự ngộ độc thực thụ. Các tế bào não sẽ làm cạn kiệt các năng lượng dự trữ, tích tụ thêm các cặn độc hại. Trong giấc ngủ chúng sẽ tái tạo lại các dự trữ dinh dưỡng, là nguồn cung cấp năng lượng của chúng.

Vì thế, sự mệt mỏi là cách vận hành tự nhiên, cho phép con người chuẩn bị cho việc ngủ và như thế tránh sự ngộ độc của các tế bào não.

Vì vậy con người sau giấc ngủ phải cảm thấy hoàn toàn khỏe khoắn, như một cái máy đã được trùng tu. Và các tế bào thần kinh phải tìm lại được sinh lực của chúng. Con người khi thức dậy phải ở trong tình trạng khỏe khoắn, mỗi khi thức dậy phải yêu đời, lạc quan, ca hát để vui vẻ ăn mừng sự hiện diện của một ngày mới.

Sự Mệt Mỏi Và Sự Suy Nhược 
Ngủ nghỉ khoa học giúp cơ thể phục hồi và giải tỏa mệt mỏi.

Tuy nhiên chúng ta hãy nhìn quanh chúng ta xem, và chúng ta sẽ không thấy được điều đó. Sự mệt mỏi là một trong các chứng suy nhược nghiêm trọng nhất hiện nay. Ngày chỉ mới bắt đầu thôi mà phần lớn người ta đã mang theo sự mệt mỏi rồi, dính vào họ như keo vậy. Và điệp khúc hiện đại là gì?

“… ngay mới sáng sớm, tôi đã cảm thấy mệt rồi… lúc sáng tôi rất dễ cáu giận… lúc sáng tôi đã cảm thấy bực bội đến mức tôi muốn gây gổ vì một chuyện không đâu… mới là buổi sáng mà tôi phải cố gắng hết sức mình để bắt đầu khởi động; và tình trạng đó sẽ qua đi vào khoảng mười một giờ… v.v…”

Đương nhiên là cái mệt đó không tự nhiên. Nhưng dù cho nó có bất thường đến cỡ nào đi nữa, nó vẫn đang ngự trị trong tình trạng lây nhiễm. Sự mệt mỏi đó đã trở thành một loại mất của cuộc sống mà ngay với một sự nghỉ ngơi dài lâu cũng không thể loại bỏ được.

Người ta biết rõ cuộc sống náo nhiệt hiện đại đôi khi phá hỏng nhịp điệu tự nhiên của chúng ta, nhưng có khi còn hơn thế nữa. Người ta đã “đạo đức hóa” sự mệt mỏi; và người ta gần như coi đó là một sự suy nhược cố tình và đáng khinh. Vả lại đây là một bảng tóm tắt không lấy gì vinh quang cho lắm của thời đại chúng ta.

Hãy quan sát kỹ bảng sơ đồ sau đây:

Sự Mệt Mỏi Và Sự Suy Nhược 

Thế cái bảng này muốn nói đến việc gì vậy?

Rằng con người có thể bị khinh bi chỉ vì anh ta mệt. Và thêm vào đó, một người có thể được thán phục và khen thưởng… chỉ vì anh ta kiệt sức! Có vô lý không? Chúng ta hãy xem xét cho kỹ hơn nữa.

Sự coi thường mệt mỏi

Vì vậy, nhịp sống hiện đại được đặt trên nền tảng của lao động quá độ, sự tranh đua, tính khiêu khích, một ý chí căng thẳng tột độ. Người ta thường nghe “Ồ, tôi quá bực mình khi thấy anh ta bình tĩnh đến thế!” hoặc “à, sao anh ta… luôn lề mề như thế!” hay là “Tôi tức quá… anh ta làm như không có gân cốt vậy”. Sau đây là vài câu châm ngôn rất tai hại mà hiện giờ người ta thường nghe nói đến:

– Coi nào, hãy cố vượt qua cái mệt đó đi, đâu phải lúc tỏ ra mệt mỏi đâu.

– Mệt hả? Nhưng anh là đàn ông mà, đúng không vậy? Vì thế hãy cố lên nữa đi.

– Mệt rồi à!… Anh chỉ cần ráng thêm một chút nữa thôi!

– Tôi à, mệt hay không cũng vậy thôi, tôi cứ tiếp tục như thường!

– Mệt mỏi hả? Tôi không biết (muốn ám chỉ “… vì vậy tôi không thể hiểu những người tỏ ra mệt mỏi; tôi khinh bỉ họ, họ chỉ phải ráng lên thôi”)

– Anh cảm thấy mệt và sa sút tinh thần à? Quên nó đi và cố lên.

– Anh bị sa sút tinh thần à? Chuyện tưởng tượng. Cố thêm một chút nghị lực thử coi!

Trước một tràng trách móc ngu xuẩn đó, người mệt có thể làm gì khác được chứ?

Sự Mệt Mỏi Và Sự Suy Nhược 
Sự kiệt sức nơi công sở có thể khiến bạn bị khinh thường.

Người đó sợ bị khinh bỉ. Anh ta sợ xấu hổ và cố đứng thẳng người lên. Và tiếp tục. Bất chấp mọi thứ khác. Dùng tất cả các loại kích thích có thể giúp anh ta “vượt qua” cơn mệt. Anh ta cố gắng hết lần này đến lần khác. Nhưng bởi vì người đó đã mệt nên sự cố gắng càng khó nhọc hơn nữa. Giống như thể anh ta phải gồng hết sức mình để mở cho được một cánh cửa… Và người mệt mỏi ngoan cố, kiên trì thêm và không mấy chốc dẫn đến cái được gọi là siêu–mệt rồi đến sự kiệt sức.

Chúng ta hãy trở về cái bảng trên và quan sát tình trạng của con người tự nhiên. Cái tình trạng tự nhiên này có thường xuyên không? Không! Nó chuyển dịch giữa hai thái cực. Nó như một cơn sóng nhẹ nhàng, nó đang đưa giữa cái có và cái không, giữa cái trũng và cái chóp. Một sự hoạt động tự nhiên sẽ như sau:

Sự Mệt Mỏi Và Sự Suy Nhược 

a) Anh ta làm việc không vội vã. Hành động chính là bản chất của con người, công việc đó có thể bằng chân tay, sức lực, trí tuệ v.v…

b) Cái hành động đó tạo ra một cảm giác: sự mệt mỏi tự nhiên mà đúng ra nó phải rất dễ chịu vì là tự nhiên.

c) Hành động giảm dần rồi ngưng hẳn. Con người nghỉ ngơi trong sự thư giãn hoàn toàn.

d) Anh ta lấy sức lại, rồi bắt đầu hành động trở lại.

Vì vậy con người bình thường phải hoạt động đều đặn, rồi nghỉ ngơi, và nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục hoạt động trở lại. Với khoảng giữa nghỉ ngơi ấy được xem là cái tín hiệu coi trọng sự mệt mỏi.

Bây giờ chúng ta hãy quan sát con người được nói ở trên.

a) anh ta làm ẩu (vì đang mệt)

b) anh ta càng mệt nhiều hơn nữa

c) anh ta cố nén cái mệt dữ dội này và tiếp tục hành động.

d) để anh ta đến sự quá mệt

e) anh ta đè nén sự quá mệt để đón lấy sự kiệt sức.

Các hiệu quả tức thì của sự kiệt sức

Sự kiệt sức tạo ra hai phản ứng:

a) sự suy nhược

b) sự bồn chồn

Khi thì thế này lúc thì thế kia. Không có sự suy nhược nào mà không có sự bồn chồn, và cũng không có sự bồn chồn nào mà không do suy nhược. Vả lại đó là đặc tính của người kiệt sức. Anh ta dao động không ngừng giữa hai thái cực đó. Cái cơn sóng bình lặng của sự bất ổn tự nhiên đã biến thành một ngọn sóng kinh hoàng, không ngừng chạm đến các thái cực kia.

Vì vậy con người kiệt sức là bức biếm họa của một người mệt mỏi tự nhiên.

a) Cái trũng trở nên sâu hơn và biến thành sự suy nhược.

b) Cái chóp cường điệu các hiệu quả của nó và trở nên sự bồn chồn.

Như thế này đây:

Sự Mệt Mỏi Và Sự Suy Nhược 

Với quy tắc sau:

– anh ta hành động.

– anh ta mệt

– anh ta nghỉ ngơi

– rồi anh ta hành động tiếp

lại biến thành:

– anh ta bồn chồn

– anh ta kiệt sức

– anh ta không còn nghỉ ngơi được nữa

– anh ta lại bồn chồn rồi bị suy nhược, v.v…

Và đây sẽ biến thành một phản ứng khủng khiếp có diễn biến không ngừng nghỉ. Bởi vì sự kiệt sức như một độc dược, một đằng nó tạo sự sững sờ (suy nhược) và đằng khác là sự khích động (bồn chồn).

Vì sao người suy kiệt bị khinh bỉ?

Trong tình trạng suy nhược, hành động bị hạn chế tối đa; người suy kiệt có những cử chỉ hết sức chậm rãi với một mục đích tiết kiệm năng lượng chủ yếu. Anh ta thường than vãn về chứng mất ngủ và mệt lử. Sự gầy người xuất hiện thường xuyên, các chức năng tiêu hóa bị xáo trộn. Các run rẩy do mệt nhọc có thể xuất hiện cùng với sự giảm thị lực, và các rối loạn về tim mạch v.v…

Sự suy nhược tự động sản sinh những khó khăn trong hành động chỉ vì không có khả năng hành động. Năng lực không còn đủ để đảm nhận các công việc tự nhiên nhất. Một công việc nhẹ nhàng nhất đối với người suy nhược cũng trở nên nặng nề như phải dời non lấp biển vậy.

Sẽ là tự nhiên khi người suy nhược phải lùi bước trước những tình huống đòi hỏi một hành động nào đó bởi vì hệ thống thần kinh anh ta không cho phép anh ta thực hiện hành động đó.

Như vậy toàn bộ việc này là một cách vận hành hoàn toàn thể chất.

Nhưng xã hội sẽ nghĩ sao về sự lùi bước trước một hành động như thế này? Nó sẽ cho người suy nhược này thiếu nghị lực mà đó là điều tất nhiên. Nhưng trong trường hợp này người ta thường phạm một lỗi lầm nghiêm trọng: người ta luôn coi con người làm chủ năng lực của mình và nó được cung cấp theo ý muốn. Hoàn toàn sai lầm. Xã hội sẽ nói người suy nhược kia thiếu năng lực chỉ vì anh ta không có “ý chí” mà thôi. Và hơn thế nữa, người ta sẽ coi anh ta như là người phải chịu trách nhiệm về sự thiếu ý chí đó, mà không hề biết là cái ý chí tự nhiên đó lại đơn giản tùy thuộc vào sức khỏe và sự cân bằng.

Sự Mệt Mỏi Và Sự Suy Nhược 
Khi bạn khỏe mạnh, bạn có thể vượt qua được những nghịch cảnh trong cuộc sống.

Vì vậy thay vì nói “Hãy có ý chí” người ta phải nói là “Hãy có một sức khỏe thể chất” và tinh thần cho tốt và tự nhiên bạn sẽ có được ý chí.

Bởi vì ý chí chỉ đơn thuần là sự thoải mái. Ý chí chỉ cần chủ yếu nói như sau “Tôi muốn làm cái này và tôi sẽ thực hiện không có một khó khăn nào hết bởi vì tôi hoàn toàn thoải mái”. Vì vậy chúng ta có thể kết luận là “mỗi khi muốn thực hiện một hành động mà người ta phải cần đến ý chí thì lúc đó người ta

thực sự thiếu ý chí; mỗi khi có một hành động gắng gượng thì cái ý chí thực thụ (sự thoải mái) đã biến mất. Mỗi khi người ta chống chọi với một vấn đề thì chính cái vấn đề đó hạ gục chúng ta. Một ý chí thật sự khỏe mạnh phải giống như nét thanh lịch vậy: nó phải vô hình.

Một hành động của một ý chí thực thụ chủ yếu là việc sử dụng cái kho dự trữ năng lượng mà không cần đến bất cứ một cố gắng nào hết.

Nhưng đôi khi vấn đề này bị làm sai lệch bởi sự can thiệp của khen thưởng. Một người càng cố gắng chừng nào để vượt qua các khó khăn, anh ta càng được thưởng nhiều. Nhưng có phải sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta nói như thế này: một con người càng khỏe mạnh và cân bằng chừng nào thì anh ta hành động càng dễ chừng đó; bởi vì điều đó giúp anh ta giảm thiểu sự cố gắng, và bảo tồn được năng lượng, để cho anh ta khỏe khoắn cho nhiều công việc khác. Tôi sẽ còn nói thêm về vấn đề này.

Các cố gắng của một người trầm uất

Một tình trạng thiếu năng lực tinh thần ngăn cản người trầm uất hành động một cách đúng đắn. Bất cứ một cố gắng nào (gần như không cần thiết đối với một người tự nhiên) trở nên khủng khiếp đối với người trầm muộn. Nó cũng hiển nhiên như một người lanh lợi trèo lên núi không một khó khăn nào trong khi người một cẳng sẽ đối mặt với một thất bại gần như là chắc chắn.

Nhưng người ta vẫn nhìn thấy người trầm uất luôn cố hết sức mình để vượt qua sự thiểu năng đó, bởi vì anh ta khổ sở và e ngại sự khinh bỉ. Mặc cho việc đó, người ta vẫn bảo rằng anh ta không muốn cố gắng… Nói tóm lại, người ta đơn giản gán cho anh ta là hèn nhát, thiếu ý chí, và khiếp nhược. Người ta sẽ giáng cho anh ta vô số cái tát đau đớn và người trầm muộn nguyền rủa thái độ không thông cảm đang bao quanh anh ta. Và không biết chừng anh ta còn ước muốn, ai có thể biết được, rằng mọi người chung quanh cũng sẽ chìm đắm trong sự suy kiệt để có thể hiểu được là nếu anh ta, một người trầm uất phải do dự, lùi bước và không hành động, chỉ vì tình trạng của anh ta không cho phép anh ta hành động, bắt phải do dự và lui bước.

Nhưng điều này quá đơn giản để cho người ta chấp nhận nó.

Và các hậu quả của sự khinh bỉ xuất hiện, sự khiển trách và hình phạt.

Như thế một người trầm uất lại nằm giữa những con người khác đang đánh giá và khinh bỉ anh ta… bởi vì họ coi người trầm uất “mong muốn sự kiệt sức đó”.

Theo Pierre Daco

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *