Hội chứng mệt mỏi kinh niên thường xuất hiện ở người nào?

Hội chứng mệt mỏi kinh niên xuất hiện ở những người trong độ tuổi 25 – 45, người thường xuyên bị căng thẳng tâm lý, đặc biệt là phụ nữ. Người trong trạng thái này luôn cảm thấy như cạn kiệt sức lực, đau cơ, khó tập trung, nổi hạch, mất ngủ cùng rất nhiều triệu chứng khác và đã kéo dài trên 6 tháng dẫn tới rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

Hội chứng mệt mỏi kinh niên là gì?

Hội chứng mệt mỏi kinh niên còn được biết đến với rất nhiều cái tên khác như hội chứng mệt mỏi mãn tính, suy nhược cơ thể và có tên quốc tế là Chronic Fatigue Syndrome (CFS). Đặc trưng của hội chứng này chính là tình trạng mệt mỏi kéo dài trên 6 tháng mà không rõ nguyên nhân. Cụ thể hơn, CFS khiến người bệnh luôn uể oải, kiệt sức, đau nhức cơ, suy giảm trí nhớ, uể oải, cảm cúm.. cùng hàng loạt vấn đề khác làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hội chứng mệt mỏi kinh niên
Hội chứng mệt mỏi kinh niên khiến người bệnh luôn trong trạng thái kiệt quệ năng lượng, làm gì cũng thấy mệt mỏi

Chronic Fatigue Syndrome được chính thức sử dụng từ năm 1988 trong khi các biểu hiện của hội chứng này đã được mô tả trong rất nhiều tài liệu y khoa được trước đó. Tuy nhiên trước đây nó được biết đến dưới một số tên gọi khác như suy nhược cơ thể, sốt nhẹ, nhiễm khuẩn mạn tính, suy nhược thần kinh hay hội chứng gắng sức…

Trạng thái mệt mỏi và đau nhức cơ thể kéo dài làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh rất nhiều, tuy nhiên một số có thể nhầm lẫn trong chẩn đoán nếu chỉ thực hiện các kiểm tra xét nghiệm thông thường. Bởi thế rất nhiều người phải sống trong mệt mỏi kéo dài vì không tìm chính xác được bệnh.

Hội chứng mệt mỏi kinh niên có xu hướng xuất hiện chủ yếu ở người trong độ tuổi từ 25- 45, đặc biệt là phụ nữ, rất hiếm trẻ em mắc căn bệnh này. Ngoài ra những người già, người thường trong trạng thái căng thẳng thần kinh, người làm việc quá sức, người từng trải qua sang chấn tâm lý hay người sau phẫu thuật cũng rất dễ gặp trạng thái này.

Dấu hiệu hội chứng mệt mỏi kinh niên

Các dấu hiệu của hội chứng mệt mỏi kinh niên cực kỳ đa dạng, không chỉ trên mặt thể chất mà còn được biểu hiện về cả mặt tinh thần. Trạng thái mệt mỏi, đau nhức cơ thể đã kéo dài trên 6 tháng nhưng một số người có xu hướng chủ quan, không để ý, không chịu thăm khám vì chỉ nghĩ là mệt mỏi thông thường, chỉ cần nghỉ ngơi là đủ, do đó tình trạng bệnh mới ngày càng nghiêm trọng hơn.

Hội chứng mệt mỏi kinh niên
CFS khiến người bệnh dù đã nghỉ ngơi nhưng cũng không hề cải thiện, thậm chí càng mệt mỏi hơn

Một số triệu chứng điển hình của những người mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên như

  • Các triệu chứng có xu hướng xuất hiện đột ngột và được miêu tả như bị nhiễm virus với các dấu hiệu như sốt cao, nổi hạch, ho, thở mệt, nói chung các triệu chứng ở đường hô hấp trên
  • Mệt mỏi uể oải kéo dài, càng gắng sức tình trạng này càng nghiêm trọng hơn, thậm chí dù đã nghỉ ngơi nhưng mức độ cải thiện không hề đáng kể
  • Căng cơ, tê bì chân tay, cổ vai gáy, đau nhức cơ
  • Giảm sự linh hoạt và tập trung, thường trong trạng thái lơ đãng, chậm chạp
  • Rối loạn về giấc ngủ, ngủ ít, ngủ mơ màng, dễ bị giật mình tỉnh giấc. Đồng thời người bệnh cũng có cảm giác cực kỳ buồn ngủ, thèm ngủ nhưng không thể ngủ sâu được
  • Suy giảm về trí nhớ, mơ hồ về nhận thức, chẳng hạn không nhớ rõ có phải ngày hôm nay đã xảy ra chuyện như thế hay không, một số còn rơi vào tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn
  • Một số có thể bị viêm họng, nổi hạch nhưng không có tình trạng xuất tiết
  • Ăn uống kém, ăn không ngon miệng nên cơ thể cũng có xu hướng xanh xao, suy nhược hơn
  • Một số triệu chứng khác như hơi thở ngắn, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi về đêm, rối loạn thị giác, nhạy cảm với âm thanh hay ánh sáng quá mức..

Theo các chuyên gia, đặc điểm chung của hội chứng mệt mỏi kinh niên chính là đau lan tỏa và khó ngủ. Tuy nhiên bề ngoài của những người mắc hội chứng này trông có vẻ rất khỏe mạnh, bình thường, thậm chí nếu đi khám về xương khớp (do thường xuyên đau nhức cơ) nhưng lại không tìm được chính xác nguyên nhân. Do đó rất nhiều người thường cho rằng những người này giả bệnh trong khi thực tế Chronic Fatigue Syndrome thực sự khiến người bệnh cảm nhận rõ ràng sự đau nhức vô hình này.

Nguyên nhân gây hội chứng mệt mỏi kinh niên

Thực tế theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra hội chứng mệt mỏi kinh niên vẫn chưa được xác định chính xác, cụ thể. Các nghiên cứu cũng đã bác bỏ CFS không gây ra bởi do nhiễm trùng,  virus Epstein-Barr, bệnh Lyme, Candida, Cytomegalovirus, rối loạn hóc môn gây ra. Bên cạnh đó, tình trạng dị ứng, các rối loạn tâm thần hay suy giảm hệ miễn dịch cũng được chứng minh không liên quan đến tình trạng này.

Hội chứng mệt mỏi kinh niên
Sống trong căng thẳng kéo dài được cho là yếu tố có liên quan đến CFS

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra vài yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến hội chứng mệt mỏi kinh niên như

  • Di truyền: một số nghiên cứu đã chỉ ra CFS có mối liên quan đến yếu tố di truyền, chẳng hạn nếu cha mẹ hay người trong gia đình có người từng mắc Chronic Fatigue Syndrome hoặc các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm, lo âu, thì khả năng con mắc bệnh cũng cao hơn.
  • Yếu tố môi trường: thiếu sự quan tâm, làm việc trong môi trường tiêu cực, áp lực cũng có nguy cơ cao gây ra hội chứng mệt mỏi mãn tính ở rất nhiều người.
  • Yếu tố bệnh lý: một vài bệnh lý cũng được cho là có liên quan đến tình trạng suy nhược cơ thể, làm tinh thần mệt mỏi, kiệt sức như thiếu máu, các bệnh tuyến giáp, bệnh tim mạch…

Hội chứng mệt mỏi kinh niên gây ảnh hưởng thế nào?

Hội chứng mệt mỏi kinh niên gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, tinh thần, của mỗi người bệnh. Do lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi nên họ hầu như chỉ muốn nằm một chỗ, cho dù việc nằm nghỉ hay đi ngủ cũng chẳng khiến họ khá hơn chút nào. Tinh thần uể oải khiến những người này dù học tập, làm việc cũng không để đạt kết quả tốt nhất.

Hội chứng mệt mỏi kinh niên
Trạng thái mệt mỏi, kiệt sức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mỗi người

Mặt khác dù bị đau đầu, đau cơ, đau xương khớp nhưng nếu chỉ đi thăm khám thông thường sẽ khó tìm ra bệnh, điều này khiến rất nhiều người xung quanh cảm thấy rằng người bệnh ốm yếu hay thậm chí là giả bệnh. Thậm chí ngay cả việc đi chơi, tham gia các hoạt động yêu thích cũng khiến người bệnh không thể vui vẻ được bởi người lúc nào cũng rệu rã như không còn sức lực.

Nếu không được điều trị, Chronic Fatigue Syndrome hầu như không thể tự hết mà cứ kéo dài dai dẳng, không thể có một cuộc sống bình thường. Chính sự mệt mỏi ở cả thể chất lẫn tinh thần này khiến không ít người mắc cả trầm cảm hay một số vấn đề sức khỏe, tâm thần khác.

Do việc chẩn đoán hội chứng mệt mỏi kinh niên không hề dễ dàng, cần đến đúng các chuyên khoa và gặp đúng người có chuyên môn mới có thể đưa ra kết quả chính xác nên rất nhiều người phải chịu đựng sự mệt mỏi này trong thời gian dài, thậm chí là vài năm.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Hướng chẩn đoán chứng mệt mỏi kinh niên

Thực tế theo thống kê, có khoảng 25% dân số rơi vào trạng thái mệt mỏi kinh niên nhưng chỉ có khoảng 0,5% trường hợp có đầy đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là Chronic Fatigue Syndrome. Mặt khác các triệu chứng bệnh dù đa dạng nhưng không rõ ràng nên rất dễ bị nhầm lẫn với rối loạn giả bệnh nếu không được thăm khám kỹ lưỡng.

Mặt khác cũng không có chẩn đoán nào có thể đưa ra kết quả chính xác hoàn toàn về hội chứng mệt mỏi kinh niên. Bác sĩ cần trao đổi, tìm hiểu thông tin về các triệu chứng trong suốt 6 tháng qua, chỉ định làm một số xét nghiệm liên quan, từ đó mới có thể đưa kết quả cuối cùng. Bất cứ triệu chứng nào cũng được đánh giá và thực hiện loại trừ với các bệnh khác có liên quan trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng là CFS.

Một số xét nghiệm chẩn đoán phổ biến thường được chỉ định như

  • Xét nghiệm phân tích tế bào máu và tốc độ máu lắng
  • Điện giải đồ
  • Xét nghiệm BUN (lượng nitơ có trong ure máu)
  • Xét nghiệm nồng độ creatinin máu
  • Xét nghiệm chỉ số tuyến giáp TSH
  • Chụp X-quang ngực
  • Thực hiện các khảo sát giấc ngủ
  • Xét nghiệm kiểm tra đề phòng suy giảm thượng thận
  • Một số xét nghiệm khác được chỉ định tùy bệnh nhân như huyết thanh học với nhiễm trùng, xét nghiệm kháng thể kháng nhân và xét nghiệm điện quang thần kinh được chỉ định nếu có các triệu chứng thực thể.

Ngoài ra,  Theo Trung tâm kiểm soát và dự phòng Hoa Kỳ (CDC), hội chứng mệt mỏi kinh niên cũng được chẩn đoán nếu bệnh nhân có  ít nhất 4/8 triệu chứng “chuẩn” dưới đây, trong đó đã kéo dài liên tục trong 6 tháng với mức độ nghiêm trọng tăng dần, không liên quan đến việc gắng sức

  • Không tập trung tư tưởng và hay quên
  • Đau rát họng
  • Nổi hạch ở cổ hoặc nách
  • Đau nhức các bắp thịt
  • Đau nhức khớp nhưng không có dấu hiệu bị sưng, đỏ, nóng
  • Đau đầu chóng mặt dữ dội nhưng không khu trú ở một điểm nhất định
  • Ngủ được nhưng vẫn mệt
  • Dù đã nghỉ ngơi nhưng vẫn mệt mỏi suốt ngày

Hướng điều trị hội chứng mệt mỏi kinh niên

Một số loại thuốc kết hợp với trị liệu tâm lý cùng một lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày được cho là có thể mang đến hiệu quả tốt nhất cho người mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên. Theo chuyên gia, càng phát hiện và điều trị sớm, tiên lượng của người bệnh càng tốt hơn, nhanh chóng kiểm soát hơn. Tùy các triệu chứng mà người bệnh cũng được chỉ định hướng điều trị khác nhau.

Trị liệu tâm lý

Chăm sóc tâm lý có thể giúp cải thiện đáng kể trạng thái mệt mỏi trong tâm lý, gia tăng năng lượng và sức sống cho mỗi người bệnh. Nhà trị liệu sẽ là người lắng nghe và cần công nhận về các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, từ đó mới có thể định hướng những tư duy tích cực, giúp người bệnh chấp nhận và từ từ điều chỉnh các khiếm khuyết của bản thân.

Hội chứng mệt mỏi kinh niên
Trị liệu tâm lý có thể mang đến cho người bệnh nhiều cải thiện tích cực

Liệu pháp hành vi và nhận thức CBT được đánh giá là một trong những phương pháp mang đến kết quả tốt nhất cho người mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên. Thông qua việc chia sẻ trao đổi, nhà tham vấn tâm lý sẽ giúp thân chủ hiểu rằng việc than vãn không làm họ thấy khá hơn mà cần phải tập trung vào các biện pháp giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe.

Bên cạnh đó, thông qua các liệu pháp chăm sóc phục hồi tâm lý cũng có thể cải thiện được tình trạng mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ và trạng thái cạn kiệt năng lượng đáng kể. Đặc biệt các liệu pháp này cực kỳ hiệu quả với những người hội chứng mệt mỏi kinh niên có liên quan tới căng thẳng thần kinh kéo dài.

Dùng thuốc

Với các tình trạng đau đầu, mỏi cơ, mất ngủ kéo dài việc dùng thuốc cũng sẽ mang đến nhiều cải thiện đáng kể, tuy nhiên sẽ được chỉ định tùy theo từng trường hợp. Việc dùng các nhóm thuốc này cần đảm bảo có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn do cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là phụ thuộc vào các nhóm thuốc này nếu lạm dụng quá nhiều.

Một số loại thuốc phổ biến thường được chỉ định như

  • Nhóm thuốc an thần giúp cải thiện giấc ngủ
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc giảm đau, giảm viêm như pregabalin, duloxetine, amitriptyline hoặc gabapentin
  • Bổ sung thêm các nhóm vitamin hay các nhóm axit béo như omega-3, omega-6 cũng đem đến rất nhiều tác dụng tốt cho người mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên
  • Vật lý trị liệu cũng được đánh giá mang đến hiệu quả cho những người bệnh trong việc phục hồi năng lượng, giảm các triệu chứng đau nhức cơ

Thuốc có thể được chỉ định theo liệu trình 3- 6 tháng hoặc lâu hơn tùy theo trạng thái của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần tránh các loại thuốc chưa được chứng minh có hiệu quả hay có liên quan đến tình trạng bệnh như các nhóm thuốc chống vi rút, thuốc ức chế miễn dịch hay chiết xuất amalgam.

Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh

Một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh thực sự có thể mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho những người mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên. Duy trì lối sống lành mạnh và đáp ứng tốt với các liệu pháp tâm lý có thể giúp người bệnh “tạm biệt” Chronic Fatigue Syndrome trong vòng 2- 3 năm. Dù vẫn vẫn cần tiếp tục duy trì lối sống này để ngăn ngừa nguy cơ các triệu chứng bệnh tái phát.

Hội chứng mệt mỏi kinh niên
Duy trì thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày sẽ tăng cường sức khỏe cho cả thể chất lẫn tinh thần

Cụ thể, một số chế độ sinh hoạt hữu ích mà mỗi người cần thực hiện từ ngay bây giờ để ngăn ngừa các tiến triển xấu của bệnh như

  • Tập thể dục thể thao hằng ngày, đặc biệt có thể tham khảo các bộ môn như yoga, thiền hay dưỡng sinh vì vừa tốt trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm đau nhức cơ, duy trì hoạt động tuần hoàn của các cơ quan trong cơ thể
  • Đảm bảo đi ngủ sớm, dù thời gian đầu bạn có thể cảm thấy tình trạng mệt mỏi không được cải thiện, tuy nhiên điều này sẽ cực kỳ tốt trong việc phục hồi năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể
  • Sử dụng các thảo dược tốt cho giấc ngủ như trà hoa cúc, long nhãn, tâm sen, bình vôi thay vì lạm dụng các loại thuốc an thần quá nhiều
  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tăng cường rau xanh, các loại trái cây, các nhóm thực phẩm chống viêm, nhóm  giàu chất béo không bão hòa đa và đơn  hay các loại hạt. Hạn chế cà phê, bia rượu, chất kích thích, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều lần hay các nhóm thực phẩm quá nhiều đạm và chất béo xấu
  • Điều tiết cuộc sống, cân bằng giữa thời gian học tập, làm việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh xa căng thẳng tối đa. Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn cho tới khi phục hồi hoàn toàn, tuyệt đối không nên làm việc gắng sức.
  • Du lịch, đọc sách hay tham gia các hoạt động yêu thích để phục hồi nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Hội chứng mệt mỏi kinh niên thường gặp ở rất nhiều phụ nữ trong độ tuổi 25- 45 và gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày nên cần tìm hướng giải quyết càng sớm càng tốt. Tuy chưa thực sự hiểu về cơ chế gây bệnh nhưng việc thay đổi một lối sống lành mạnh sẽ đem đến cho bạn rất nhiều lợi ích tốt cho cả thể chất và tinh thần nên cần thực hiện từ ngay bây giờ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *