Sự sụt giảm ý chí

Rate this post

Người ta biết điều ngẫm nghĩ của Amiel: “Yêu thương, mơ mộng, cảm nhận, học hỏi, hiểu biết, tôi có thể làm tất cả miễn là người ta đừng bắt tôi phải mong muốn”…

Sự sụt giảm ý chí
Sự sụt giảm ý chí

Đối với người trầm uất, “mong muốn” có thể là cái khó khăn lớn nhất. Nhưng sự thiếu sót đó sẽ được nổi bật từ khi có ý nghĩ cho đến hành động. Anh ta rất muốn làm một việc gì đó và ý muốn đó đôi khi rất mạnh, nhưng thực hiện ý muốn đó là chuyện không bao giờ có.

Cái “ý muốn” sẽ không khởi động, sự trơ lì chiến thắng. Rồi một ý muốn khác xuất hiện, và thêm một cái nữa. Đúng là một cơn mưa ý muốn…

“Một chút nữa tôi sẽ làm chuyện này… ngày mai tôi sẽ làm chuyện kia…”

Tuy vậy, không phải một chút nữa mà cả ngày mai, ý chí sẽ khởi động để thực hiện ý muốn kia… Người ta chứng kiến một sự phân tán thực thụ của ý chí, bị bể nát ra thành nhiều mảnh nhỏ. Nhưng mỗi mảnh này vẫn chưa đủ lớn để thực hiện hành động.

Có thể chứng suy giảm ý chí chỉ trong tình trạng nhẹ mà thôi. Trong trường hợp này, ý chí vẫn được thực hiện một hành động nào đó. Nhưng hành động đó sẽ rất chậm chạp, nặng nề với một cố gắng kiệt sức. Hơn nữa hành động đó lại thiếu thời gian, thiếu “sinh khí”. Sự mở rộng tầm cùng sự kiên trì cũng thiếu sót. Như vậy sự suy giảm nhẹ vẫn thực hiện được một chuỗi hành động nhỏ rời rạc, bởi vì anh ta không có sự thoải mái cần thiết cho một hành động lâu bền.

Trong các thể nặng hơn, các hành động đơn giản nhất cũng không thể làm được. Tất cả mọi hành động đều bị bỏ hết. Thế những người bị suy giảm ý chí đã nói gì?

“… Tôi không tài nào quét nổi bụi bặm dù cho tôi rất muốn đi nữa; tôi rất hổ thẹn trước mặt chồng tôi dù cho anh ta rất hiểu tôi. Nhưng tôi không thể nào làm khác được; cầm một nùi giẻ lên là ngoài sức của tôi… tôi phải làm bữa ăn cho chồng tôi nhưng tôi không tài nào làm nổi; tôi bị phân tán trong cả trăm ý nghĩ rời rạc, nhưng khi tôi phải thu gom chúng lại, điều đó trở nên quá sức đối với tôi, thế là tôi bỏ rơi tất cả. Tôi cảm thấy quá chán nản… tôi không tài nào làm một tính toán nhỏ nhặt nhất của việc chợ búa; đối với tôi chải đầu là một việc luôn làm cho tôi kiệt sức; tôi buồn muốn chết đi được…

“Tôi luôn là một con người hay phân vân và không dứt khoát; tôi phải mất cả tiếng đồng hồ chỉ để mua một cây bút chì; tôi nghi ngờ mọi thứ và tôi biết rõ mình là một con người gàn dở nhưng tôi không thể nào làm khác được. Sau một thời gian tôi nổi cơn thịnh nộ với chính mình và người tôi cứ run lên; rồi tôi dẹp bỏ tất cả và bỏ đi với một lý do nào đó, nếu không, trong cơn bực tức, tôi có thể tát hay chửi rủa bất cứ ai…”

“Trước khi đi ngủ, tôi kiểm tra bếp ga cả mười lần như thế, nhưng rồi tôi lại đứng lên để kiểm tra thêm một lần nữa. Rồi tôi đi nằm. Tôi biết là tôi đã khóa cái miệng ga rồi kia chứ… nhưng tôi vẫn đứng lên nữa. Việc này làm cho tôi kiệt sức.”

Tất cả những việc kể trên nằm trong phạm vi cơn suy giảm ý chí bình thường, nếu như ta có thể gọi nó như thế. Nhưng trong các trường hợp nặng hơn, việc hành động hoàn toàn bị cản trở. Người bị chứng này gần như luôn nằm trên giường với cả một lô trạng thái tâm lý làm cho người đó phải đau khổ, đôi khi rất là dữ dội. Tại sao thế?

Bởi vì trong chứng trầm uất, tất cả mọi hiện tượng đều được người bệnh nhân cảm nhận rất có ý thức.

Vì vậy, có ý thức việc không thể nào muốn được, người trầm uất phải đối mặt với những người chung quanh. Thế ai hiểu… và ai không hiểu mình đây? Thông thường, trường hợp thứ hai xảy ra thường xuyên hơn. Từ đó việc buộc tội là “làm biếng”, “không muốn làm việc” chỉ cần có một bước mà thôi. Người ta còn buộc tội là “thiếu ý chí”, trong khi đó là hệ quả trực tiếp của chứng bệnh của người đó.

Làm cách nào để chữa trị chứng suy giảm ý chí?

Chuyên gia tâm lý trị liệu - Master Coach Trần Nguyễn Anh Dũng | Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
Chuyên gia tâm lý trị liệu – Master Coach Trần Nguyễn Anh Dũng | Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

Chứng suy giảm ý chí là một triệu chứng của chứng suy nhược. Nó chưa phải là chứng suy nhược. Làm cho chứng suy nhược biến mất thì sự suy giảm ý chí này cũng biến mất theo. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu một điều và hãy lập lại câu nói bất hủ này “Không hề có người lười biếng, chỉ có những người bệnh mà thôi”. Một chân lý thật sâu sắc. Chức năng của con người là: hành động và mong muốn. Tại vì các cơ bắp chỉ huy các hành động và hệ thần kinh tự động khởi phát ý muốn, mà hơn nữa hai hệ thống này phải còn ở trong tình trạng tốt mới được.

Ngay từ khi một người (dù cho là một đứa trẻ hay là một người trưởng thành) bị coi là “làm biếng”, thì người ta phải tìm ngay nguyên nhân của sự việc. Việc lười biếng này là một triệu chứng, hoặc là một sự thiểu năng về thể chất hay thần kinh, hoặc do một nỗi đau tâm lý có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tái tạo lại ý chí và hành động có nghĩa là: đem lại một sự cân bằng mới. Chúng ta sẽ nói về đề tài này trong bài “chữa trị chứng suy nhược”.

Nỗi buồn vô cớ (la mélancolie)

Đây là một nỗi buồn triền miên, sâu đậm không có thể lý giải được. Nỗi bi quan là toàn vẹn và bao trùm lên tất cả mọi việc. Người đang buồn mang dáng vẻ như thế nào đây? Mọi cử động của anh ta thật chậm chạp, môi trề, trán nhăn lại, giọng nói đôi khi không thể nghe được. Chúng ta hãy xem cách mô tả hết sức tuyệt diệu của J. Sutter, bác sĩ của các bệnh viện tâm thần:

Tài ăn nói phải hài hòa với dáng vẻ bên ngoài; còn đối với người buồn vô cớ, mọi thứ đều là đau khổ. Các sự kiện bất hạnh bị thổi phồng một cách quá đáng, các hậu quả của chúng được xem xét dưới góc cạnh bất lợi nhất, ngay cả các sự kiện vui sướng cũng là cớ cho sự buồn rầu và tính sáng tạo bệnh hoạn của người này cố đem đến cho chúng một ý nghĩa tai hại. Sự bi quan bao trùm lên tất cả mọi thứ, đôi khi bằng cách vô lý và bất ngờ nhất. Anh ta không bao giờ thay đổi ý kiến.

Phản ứng đầu tiên của người buồn là chán sống. Anh ta dửng dưng trước tất cả mọi thứ ngay cả sự đau khổ của chính bản thân mình. Mỗi buổi sáng là sự bắt đầu cho một ngày đau khổ mới; ý muốn lớn nhất của anh ta là tự hủy diệt chính mình. Như thế sự suy giảm ý chí thật là toàn vẹn kể cả sự bất lực. Anh ta không còn nghĩ đến gì hết nếu không muốn nói là một sự dửng dưng vô hạn.

Nỗi buồn vô cớ (la mélancolie)
Nỗi buồn vô cớ (la mélancolie)

Các hiện tượng tâm lý sẽ mau chóng bắt rễ; vì anh ta dửng dưng trước mọi sự việc nên người sầu muộn tự trách mình sự dửng dưng đó. Cũng như người mẹ đang buồn kia sẽ nói “… tôi không tài nào yêu thương các con tôi nữa mặc dù một năm trước đây tôi yêu chúng tha thiết… Sự dửng dưng luôn ám ảnh tôi; tôi cũng muốn buồn lắm chứ nhưng vẫn không được, tôi không thể nào có ngay cả cái cảm xúc đó…”

Người sầu muộn luôn bị ám ảnh bởi các ý nghĩ xấu xa. Anh ta luôn nghĩ đến đến việc tự trách mình, đến sự hối hận và tội lỗi. Người sầu muộn luôn tự buộc mình các tội tệ hại nhất. Nỗi đau khổ về mặt đạo đức của anh ta rất mãnh liệt, đôi khi cực kỳ ghê gớm. Anh ta luôn bị day dứt, đơn điệu. Các hoạt động về mặt đạo đức dường như luôn bị hướng đến tội lỗi và hối hận và bắt anh ta phải nghiền ngẫm cho đến mức bất động hoàn toàn và từ chối việc ăn uống. Vì vậy các rối loạn của cơ thể luôn hiện diện trong con người sầu muộn: như việc biếng ăn, táo bón kinh niên, hệ thống tuần hoàn không điều hòa. Trong vài trường hợp nặng, người đó phải được nuôi sống qua đường ống. Vì người buồn luôn bị sự hối hận dồn nén, nên đôi khi anh ta tự phạt mình; và sự trừng phạt đó đôi khi đưa đến việc tự sát.

Theo Pierre Daco

Đọc thêm: 

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *