Tác động của dịch bệnh đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe hậu Covid (phần 4)

Rate this post

Thời gian gần đây, chắc hẳn các bạn đã đọc được rất nhiều bài báo, tin tức nói về các biến chứng nặng do Covid, hội chứng hậu Covid và những thông tin trái chiều trong việc điều trị Covid. Những điều này khiến cho chúng ta hoang mang và cảm thấy sợ hãi ngay cả khi mình không mắc Covid, đang là F0 hay đã trở về 1 vạch.

Chúng ta cần nhìn nhận vấn đề như thế nào và điều gì là quan trọng nhất để giúp cho chúng ta bình an trong đại dịch. Mời các bạn lắng nghe Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến đã có kinh nghiệm vượt qua Covid nhanh chóng và nhẹ nhàng chia sẻ về vấn đề này nhé.

PV: Hiện tại, chuyên gia đang hỗ trợ khách hàng hồi phục sức khỏe tâm trí hậu covid? Chuyên gia có thể chia sẻ thêm về những tác động của covid đến sức khỏe thể chất, tinh thần của con người được được không ạ?

Thế giới và Việt Nam đã phải đương đầu với covid trong một thời gian rất dài và không phải tự nhiên nó trở thành một đại dịch mà cả thế giới cần phải cẩn trọng. Đã có rất nhiều báo cáo, công trình nghiên cứu, thống kê về ảnh hưởng trước, trong và hậu Covid với sức khỏe con người. Đó là điều mà chúng ta không thể phủ nhận được.

Rất nhiều người đã công nhận rằng, sau khi mắc Covid, sức khỏe thể chất của họ đã xuống cấp một cách trầm trọng. Họ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau lưng… Các cơ quan tiêu hóa, xương khớp, tim mạch, phổi,… bị ảnh hưởng. Tất nhiên, sự ảnh hưởng của Covid đến mỗi người là khác nhau vì mỗi người có thể trạng khác nhau. Những người có bệnh nền thì covid sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng tác động mạnh hơn.

Còn đối với sức khỏe tinh thần thì sao? Thực ra, sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi Covid, có rất nhiều người có biểu hiện rõ ràng về mặt tinh thần thì nó mới được chú ý đến và tập trung nghiên cứu nhiều hơn. Hải Yến nghĩ rằng và tin rằng trong thời gian sắp tới sức khỏe tinh thần do tác động của Covid còn được xem trọng hơn nữa vì nó có thể là vấn đề nan giải hơn. Dù là người đang mắc Covid hay đang trải qua hậu, kể cả những người chưa từng mắc Covid nhưng có nỗi lo sợ, hoang mang với Covid thì sức khỏe tinh thần, tâm lý của họ cũng cần được bảo vệ, chăm sóc. Chúng ta cần phải đưa mình trở về cuộc sống bình thường để tiếp tục học tập, làm việc, phát triển bản thân và cống hiến cho gia đình, xã hội.

Cho nên, chăm sóc sức khỏe hậu Covid cũng là vấn đề cần được chăm sóc, quan tâm nhiều hơn để duy trì sự phát triển kinh tế, xã hội, sức khỏe con người và tất cả mọi mặt của cuộc sống.

Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa: “Sức khỏe tinh thần là trạng thái trạng thái mà trong đó con người nhận thức được khả năng của bản thân, có thể đối phó với những căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng”.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Như vậy, sức khỏe tinh thần tốt sẽ dẫn tới những hành vi có ích, mối quan hệ tốt đẹp với người khác, khả năng thích nghi với sự thay đổi của các môi trường xung quanh sống của họ (gia đình, công việc, bạn bè,…) và nghịch cảnh tốt.

Sức khỏe tinh thần bị tác động tiêu cực khi một người xuất hiện những tổn thương tâm lý. Nó được đặc trưng bởi sự thay đổi trong suy nghĩ, hành vi, tâm trạng. Nó có thể được biểu hiện ra bằng sự lo âu, căng thẳng, khủng hoảng, sang chấn tâm lý, ức chế, sự suy giảm đi khả năng về suy nghĩ, phản ứng, phản hồi thông tin, tiếp nhận thông tin.

Vì vậy, ngay từ khi dịch bệnh Covid lan rộng ra nhiều đất nước, nhiều châu lục trên thế giới thì WHO đã cảnh báo về sức khỏe tinh thần cần được lưu ý hơn. Nguy cơ sang chấn tâm lý, khủng hoảng tâm lý hay các vấn đề về sức khỏe tinh thần không phải chỉ riêng ở người cao tuổi mà còn ở người trưởng thành, những người đang ở độ tuổi cậy sức khỏe của mình, thanh niên, trẻ vị thành niên.

Cách đây khoảng 1 năm, những vấn đề về sức khỏe tinh thần phổ biến và chiếm tỷ trọng nhiều hơn. Lúc đó, tỷ lệ người mắc thấp hơn rất nhiều, khả năng hiểu biết Covid và hệ thống chăm sóc y tế cho dịch bệnh còn hạn chế, những thông tin tiêu cực như thông báo số lượng ca nhiễm, ca tử vong tràn đầy trên các mặt báo hay phải đối diện với những đợt giãn cách, cách ly dài ngày. Có không ít người đã lo sợ mình bị mắc covid nên làm không dám ra ngoài, không dám tiếp xúc, không dám gặp gỡ mọi người, đi đâu cũng phải ngụy trang đủ thứ… Sự lo sợ ấy làm cho con người cảm thấy bồn chồn, chán nản, mất đi hứng thú để làm việc, kết nối, giao lưu. Cảm giác sợ hãi, lo lắng bị nhiễm bệnh đôi khi còn được đẩy lên đến mức cảm thấy mình bất lực. Sau một thời gian dài ngừng giao lưu, kết nối với thế giới bên ngoài như vậy, một lúc nào đó ta sực nhận ra là mình cô đơn thì tâm trạng suy sụp.

Tuy nhiên, bây giờ chúng ta có thể thấy là tỉ lệ bị nhiễm Covid đã tăng lên rất nhiều. Đặc biệt là ở Hà Nội, số ca nhiễm rất cao và vẫn tiếp tục gia tăng mỗi ngày, thậm chí Hải Yến tin rằng con số thực tế còn nhiều hơn con số đã thống kế đo lường và công bố.

Người chưa mắc vẫn có thể rơi vào trạng thái lo sợ. Người đang mắc Covid hoặc sau Covid có thể rơi vào trạng thái căng thẳng, bồn chồn, sợ hãi, lo lắng, thậm chí là bất lực vì đọc quá nhiều thông tin về giải pháp chữa Covid, những hệ lụy, biến chứng của Covid. Khi chúng ta có nỗi sợ, sự bồn chồn, lo lắng ở bên trong thì những suy nghĩ tiêu cực, niềm tin tiêu cực dễ neo đậu vào chúng ta. Điều này khiến cho nhiều người có niềm tin rằng, họ có thể mắc vào các biến chứng, hậu Covid và không thoát ra được. Điều này khiến cho việc hồi phục sức khỏe chậm hơn, thậm chí là kéo dài và trở nặng hơn.

Sau Covid, đáng nhẽ chúng ta phải quay trở lại với cuộc sống thường ngày để làm việc, học tập, để bồi dưỡng và luyện tập một cách ĐÚNG ĐỦ ĐỀU hơn để nâng cao sức khỏe, hồi phục các cơ quan, chức năng bị ảnh hưởng thì chúng ta lại bị vướng vào những vấn đề tâm lý (sang chấn, bồn chồn, chán nản, mất hứng thú, sợ hãi, lo lắng) nên không có hứng thú để ăn uống, vận động, không thực sự bước vào cuộc sống, bước ra thế giới bên ngoài. Nếu không có hứng thú ăn uống thì cơ thể cũng khó hấp thu và tiêu hóa hơn…

Cái này tác động đến cái kia và cái kia tác động đến cái này làm cho vấn đề hậu Covid càng nghiêm trọng hơn và được mọi người quan tâm hơn.

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, hội chứng covid kéo dài (Long-covid – Hậu covid) đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe của tới hàng chục triệu người trên thế giới, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành BMJ cho thấy rằng: “Những người bình phục sau khi mắc covid-19 nhiều khả năng gặp vấn đề lo âu, trầm cảm và gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần khác đang ngày một gia tăng”. Một số thống kê cũng chỉ ra rằng, những bệnh nhân covid-19 có khả năng mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần trong vòng 12 tháng cao hơn nhiều so với những người mà không bị mắc covid.

Có khoảng 10% số trẻ em từng nhiễm Covid đang chịu ảnh hưởng của hậu covid. Đến trẻ em trong sáng, ngây thơ, ít nỗi lo, nỗi sợ hơn người lớn mà còn có một tỷ lệ đáng báo động như vậy.

Giới chuyên gia cho rằng, Covid 19 còn có thể để lại sang chấn tâm lý kéo dài mà đại dịch đã gây ra với sức khỏe tâm thần của con người, cả những tổn thương về mặt thể chất với não bộ. Những tổn hại tâm lý sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài nữa ngay cả khi Covid-19 đã kết thúc.

Nói cách khác, cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần kép do Covid-19 tạo ra, dù là trực tiếp hay gián tiếp, đang bùng phát. Vì vậy, chúng ta cần chú trọng đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần cho những người đã lỡ mắc Covid. Những vấn đề về sức khỏe tâm trí, tinh thần mà người từng nhiễm Covid có thể mắc bao gồm: Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, suy giảm nhận thức, bị phụ thuộc vào một số loại thuốc trong đó có cả thuốc chống trầm cảm.

Giới chuyên gia cũng cho biết phần lớn các gánh nặng sẽ đè nặng lên vai nhà cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các tổ chức chăm sóc sức khỏe tinh thần và chính phủ các nước. Vì vậy, giới chuyên gia mong muốn rằng, người dân sẽ chủ động tìm đến sự hỗ trợ của những người có chuyên môn để sớm tìm ra vấn đề và điều trị.

Những vấn đề về tinh thần, tâm lý thường là những người khác quan sát sẽ không nhạy bén bằng bản thân mình. Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu, khi vấn đề sức khỏe tinh thần còn chưa quá tệ và mình cảm nhận được rằng tâm lý của mình có yếu tố tiêu cực, quan sát bản thân thấy có các dấu hiệu như chán nản, lo âu, sợ hãi, bồn chồn… giống như Hải Yến chia sẻ ở trên thì lập tức tìm tới sự hỗ trợ của những người có chuyên môn.

Còn người thân thấy rằng, người thân của mình đã từng mắc covid và có những biểu hiện về sức khỏe tâm lý, tinh thần chưa được tốt thì lập tức cần hỗ trợ họ, giúp cho họ có thể được bình ổn về mặt tâm lý và đưa họ đến những nhà chuyên môn để họ được hỗ trợ một cách tốt nhất, tránh những hệ lụy sau này.

(*) Tạp chí BMJ là một tập hợp của hơn 70 đầu sách y tế và khoa học được xuất bản bởi BMJ, nhà cung cấp kiến ​​thức chăm sóc sức khỏe toàn cầu.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

PV: Với kinh nghiệm của một chuyên gia tâm lý trị liệu đang giúp khách hàng hồi phục sức khỏe tâm trí hậu covid và cũng là một người từng mắc Covid đã hồi phục sức khỏe hoàn toàn, chuyên gia có muốn nhắn nhủ gì với những người đang lo lắng mình bị nhiễm covid, những người đang bị nhiễm covid và có các triệu chứng hậu covid không ạ?

Với kinh nghiệm của một người đã từng mắc Covid và là một chuyên gia tâm lý trị liệu, Hải Yến chỉ có đôi điều nhắn nhủ như sau:

Thứ nhất, tinh thần, dinh dưỡng, chăm sóc đóng vai trò chính trong việc bình phục sức khỏe. Không cần phải quá cầu kỳ, tốn kém trong việc bồi bổ và bổ sung vitamin. Ăn đủ chất, đủ bữa là rất cần thiết. Rau củ quả tươi là phương án tuyệt vời. Hoa quả, (cam, chanh, dưa hấu, chuối,..), rau tươi xanh (rau có màu xanh đậm, cà chua, súp lơ,…) là thực phẩm mà chúng ta cần ưu tiên.

Uống đủ nước rất quan trọng. Với cơ thể bình thường, chúng ta cần uống nước theo cân nặng, tức là cứ mỗi 10kg cân nặng cần bổ sung 0,4 lít nước/ngày.

Thuốc Tây không nên lạm dụng và chỉ nên sử dụng cho các ca nặng. Việc sử dụng thuốc Tây có thể là lý do khiến cho cơ thể kém hồi phục hơn. Bởi vậy, việc sử dụng thuốc Tây hợp lý, đúng thời điểm sẽ giúp phục hồi nhanh hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn.

Thứ hai, oxy là thứ quyết định tới những ca suy hô hấp, nhất là những ca nặng. Bởi vậy, hãy luôn luôn theo dõi nồng độ Spo2 của mình. Nếu như bản thân mình hay gia đình có người cao tuổi hãy nên sắm sẵn bình oxy tích tại nhà. tuy nhiên, chúng ta cần tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề an toàn khi trữ sẵn hoặc sử dụng bình oxy. Nếu không có bệnh nền hay khoogn thuộc diện người cao tuổi, hãy cứ bình an với nó. Trong điều trị, nhà Hải Yến cũng chỉ cần có 2 thứ là máy đo SPO2 và máy đo nhiệt độ để mình kiểm tra.

Việc tập hít thở rất quan trọng. Đơn giản nhất là tập hít thở, tốt hơn thì tập thiền để giúp phổi khỏe mạnh cũng như có khả năng để giải quyết vấn đề Oxy hay suy hô hấp rất tốt.

Thứ ba là tuân thủ 5K mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là khẩu trang. Thời gian gần đây Hải Yến thấy nhiều người đặt các bộ đồ bảo hộ. Quan điểm của Hải Yến là không cần thiết phải mặc đồ bảo hộ. Đồ bảo hộ chỉ cần thiết trong một số trường hợp đặc biệt như sức khỏe có bệnh nền, trong nhà có người già, người cao tuổi hoặc ở trong khu dân cư diễn biến dịch bệnh quá phức tạp. Quan trọng là chúng ta chú ý xịt khuẩn tay, tắm, thay đồ, súc họng thường xuyên bằng nước muối y tế mỗi khi tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc lâu với F0.

Đối với Hải Yến, quan trọng bậc nhất vẫn là tinh thần, điều này có thể do đặc điểm ngành nghề nên Hải Yến luôn giữ cho mình sự lạc quan, tin tưởng, tinh thần vui vẻ. Thêm nữa, nếu trong gia đình có người mắc Covid, hãy cho họ thật nhiều tình yêu thương. Vì tình yêu thương là thứ đẩy năng lượng, sự tích cực lên cao. Đó chính là kháng thể để vượt qua Covid một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thêm nữa là hãy thận trọng với những thông tin mình nhận được. Khi mắc Covid thì Hải Yến cũng có thông báo để cho những ai tiếp xúc với mình trong thời gian vừa qua chú ý sức khỏe nhưng có rất nhiều người lại đưa cho mình những thông tin mà thực sự nếu không vững tâm lý thì mình nghe xong sẽ rất hoang mang.

Thực ra, các thông tin chính thống, căn bản về Covid nó đã công khai ở trên các kênh thông tin đại chúng hết rồi. Bởi vậy, nếu như mình là người thân, người quen kết nối với nhau, hãy quan tâm, hỏi han nhau thay vì tập trung nói quá nhiều về những kết quả bi đát từ Covid, thậm chí có cả những thông tin rất sai lệch từ những người chưa từng mắc Covid, gây cho người nghe sự hoang mang, sợ hãi. Đó là cách giao tiếp rất sai và là một tác nhân cực kỳ độc hại với người mắc Covid.

Hải Yến hy vọng rằng, chúng ta có thể đưa cho nhau những điều tốt đẹp: “Cố gắng nghỉ ngơi nhé, khi nào khỏe lại thì chúng mình gặp nhau nhé…” hoặc tìm kiếm những thông tin tích cực bằng cách tra những từ khóa tích cực như “cách hồi phục nhanh khi mắc Covid”. Hãy chia sẻ cho nhau những thông điệp tích cực, sự yêu thương, sự động viên, viễn cảnh đẹp… thì họ sẽ có năng lượng và nhiều niềm tin, hy vọng hơn.

Chúng ta hãy kiểm soát những suy nghĩ, thông điệp mà mình gửi trao cho người khác để họ có tâm lý thật tốt, đừng khiến cho vấn đề trở nên phức tạp và trầm trọng hóa lên. Đặc biệt, cực kỳ hạn chế chia sẻ những điều mà bản thân không có kinh nghiệm, không có kiến thức. Bản thân Hải Yến thực sự rất biết ơn khi có được sự quan tâm từ mọi người nhưng thực tình Hải Yến đã nhận những thông tin sai hoàn toàn từ người chưa từng là F0 nhưng lại rất tự tin và nói chắc như đinh đóng cột. Trong khi, họ thừa biết rằng Hải Yến còn là người nghiên cứu về sức khỏe tâm trí con người

Hải Yến cũng muốn nhắn nhủ với những ai đang có niềm tin rằng mình mắc Covid, đang nhiễm Covid hoặc đang có triệu chứng hậu Covid, hãy nhớ rằng sức khỏe tinh thần của chúng ta chiếm đến 70-80% sức khỏe toàn diện và chi phối sức khỏe toàn diện. Hãy nhìn những tấm gương xung quanh chúng ta, những người mà mắc Covid và vượt qua một cách nhanh chóng, dễ dàng và bình an để có niềm tin, năng lượng tích cực. Chỉ cần mình để tâm, mình chăm sóc sức khỏe Tâm Thân Trí của mình thì chắc chắn cơ thể sẽ hồi phục nhanh.

Mặc dù, dịch bệnh là điều không ai mong muốn nhưng Covid cũng là một thông điệp, cảnh báo, tiếng gọi để chúng ta để tâm hơn đến sức khỏe của mình. Nếu trước đây bạn chưa từng để tâm đến nó thì bây giờ để tâm. Biết đâu, chính sự quan tâm này lại mang đến cho chúng ta sức khỏe toàn diện tốt hơn trước khi dịch bệnh xuất hiện.

Mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta, mọi kinh nghiệm mà chúng ta có đều mang lại giá trị cho chúng ta. Và khi chúng ta chủ đích chăm sóc sức khỏe cơ thể và tâm trí của mình thì chắc chắn chúng ta đang ở trong quá trình thay đổi tích cực. Hãy để tâm đến tất cả những ý mà mình nghĩ, lời mà mình nói bởi vì chúng tạo nên cuộc sống của bạn. Hãy tập trung vào suy nghĩ tích cực để cho mọi việc đến với mình theo hướng tích cực.

Có thể bạn quan tâm:

Chuyên gia chia sẻ cách vượt qua Covid nhanh chóng và bảo vệ sức khỏe hậu Covid (phần 1)
Chuyên gia chia sẻ cách vượt qua Covid nhanh chóng và bảo vệ sức khỏe hậu Covid (phần 2)
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc sức khỏe tâm trí hậu Covid (phần 3)

ArrayArray
Rate this post
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *