5 bước chuyển hóa vấn đề tiêu cực thành kim cương | chuyên gia Nguyễn Thị Sơn Ca

Trong cuộc sống, bất cứ ai cũng gặp vô số những tình huống bất như ý xảy ra. Nếu không biết cách xử lý, bạn có thể khiến cho vấn đề trở nên trầm trọng và ảnh hưởng nhiều mặt đến cuộc sống của bạn. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể chuyển hóa vấn đề tiêu cực thành “kim cương”. Hãy cùng chuyên gia tâm lý trị liệu Nguyễn Thị Sơn Ca tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Đây là những phương pháp, những bước tinh gọn nhất mà trong quá trình 5 năm đồng hành cùng ngành khoa học tâm trí của chuyên gia Nguyễn Thị Sơn Ca đã thiết kế, trải nghiệm, đúc kết và tối ưu. Những phương pháp này đã được chuyên gia ứng dụng cho bản thân đồng thời được sử dụng trong quá trình trị liệu đồng hành cùng khách hàng. 

Để những phương pháp này có thể giúp bản giải quyết được tất cả mọi vấn đề, phụ thuộc vào sự kiên nhẫn thực hành thường xuyên của bạn, cách bạn giao tiếp với vô thức. Cho dù bạn đang làm ở trong lĩnh vực nào, hay bạn đang là ai, đang có hoàn cảnh đặc biệt như thế nào thì hoàn toàn có thể ứng dụng được.

Bước 1: Hãy lập tức đưa mình về trạng thái bình an

Có thể bạn đã biết, con người ta chỉ trở nên trí tuệ và đưa ra được những quyết định đúng đắn khi người đó đạt được trạng thái bình an. Trong một sự việc hay vấn đề bất như ý nào đó xảy ra, con người ta dễ dàng mất kiểm soát cảm xúc vô tình khiến cho vấn đề nghiêm trọng đó đi xa hơn. Là bởi ngay từ đầu chúng ta không có được bình an.

Trong sự mất bình tĩnh ta khó có thể giữ được sự sáng sáng suốt của trí tuệ. Và trong khi đó mình có thể đưa ra được những  quyết định sai lầm mà khi mình bình tĩnh trở lại mình sẽ rất là hối hận. Khi nào bạn thực sự bình an thì mình hãy nói chuyện tiếp, khi bạn bình an thì hãy tìm cách giải quyết vấn đề. Ngược lại, tốt nhất việc bạn cần làm là không có làm gì hết. 

“Trong lúc cảm thấy mình mất kiểm soát rồi, mình không có bình an được mình nói chuyện, mình không dạy con được nữa thì mình phải kiểm soát bản thân mình để mình trở nên bình an để tránh tình trạng mình ra những việc đáng tiếc”

Có rất nhiều cách để đưa bản thân về trạng thái bình an. Với những người thường xuyên đi chùa, nghe pháp thoại thì đơn giản là nói “a di đà phật” nhiều lần. 

Với những người thường xuyên thiền, họ sẽ quay về với hơi thở của mình, hít thở sâu để tìm lại sự bình an. Ngay cả khi bạn chưa biết đến thiền thì phương pháp hít thở này ai cũng có thể áp dụng được, nếu bình thường bạn đã tập hít thở sâu thì bạn sẽ dễ dàng quay trở về trạng thái cân bằng nhanh hơn. 

Còn đối với chuyên gia Sơn Ca, một người thường xuyên thực hành phương pháp Ho’oponopono hàng ngày, mỗi khi tức giận chuyên gia sẽ đặt tay lên ngực và đọc nhiều lần 4 câu. “Tôi xin lỗi bạn. Xin hãy tha thứ cho tôi. Tôi cảm ơn bạn. Tôi yêu bạn” thì sự bình an nhanh chóng dược thiết lập. 

Ho'oponopono

Hoặc bạn có thể sử dụng phương pháp neo tích cực để thiết lập trạng thái cân bằng. 

Thế nào là neo tích cực? 

Các nhà khoa học có làm một thí nghiệm như sau:

Người ta nuôi một con chó và cứ đến giờ mà người ta cho chú chó đi ăn thì nhà khoa học này sẽ rung  chuông. Cứ mỗi lần ông bưng thức ăn tới là ông sẽ rung chuông. Một cách tự nhiên, chú chó chảy nước dãi vì nhìn thấy thức ăn, ngửi thấy mùi thơm nhưng cùng lúc đó nghe thấy tiếng chuông. Vậy là việc nghe thấy tiếng chuông (thính giác) xảy ra cùng lúc với nhìn thấy thức ăn (thị giác) và ngửi (khứu giác) mùi thức ăn. Dần dần điều này lặp đi lặp lại rất nhiều lần khiến tâm trí chú chó không còn phân biệt được điều gì khiến mình chảy nước dãi. 

Và đến một ngày ông cũng bưng tô ra, nhưng trong tô đó không có thức ăn, ông vẫn rung chuông thì con chó vẫn bị chảy nước dãi như bình thường. Vì hiện tượng chảy nước dãi đã gắn liền điều kiện âm thanh, hình ảnh và mùi thơm. Chỉ cần 1 trong 3 điều đó xuất hiện, chú chó sẽ không phân biệt được nên nó vẫn chảy nước dãi.

Chúng ta thường biết đến hiện tượng này với tên gọi  là phản xạ có điều kiện. Nhưng trong khoa học tâm chí gọi là neo tích cực. Bởi vì chúng ta đã gắn liền âm thanh, gắn liền việc chảy nước dãi với hình ảnh thức ăn và mùi thơm rồi. 

Vậy thì khi chúng ta đang trong trạng thái vui vẻ, trạng thái bình an, chúng ta đã có một hành động quen thuộc xảy ra cùng lúc với những việc này thì ta cũng có thể sử dụng nó để kích hoạt sự bình an trong tâm trí của mình. Chẳng hạn như lúc đọc ho’oponopono, ta đặt tay lên ngực thì khi mất bình tĩnh, ta cũng đặt tay lên ngực thì trạng thái bình an sẽ được thiết lập nhanh chóng hơn. 

đặt tay lên ngực thì khi mất bình tĩnh
Đặt tay lên ngực thì khi mất bình tĩnh.

Bạn hoàn toàn có thể nhận diện đâu là neo tích cực của mình qua những trải nghiệm của mình. Như là một món ăn tuổi thơ nào đó mà mẹ bạn đã từng nấu và bạn rất yêu thích món ăn này. Một lúc nào đó, bạn cảm nhận được mùi thơm đó, thì tự nhiên hình ảnh bữa cơm chiều hoặc là hình ảnh mẹ nấu những món ăn đó sẽ vẫn xuất hiện về trong tâm trí của bạn. 

Chúng ta có rất là nhiều dạng neo cảm xúc: Neo khứu giác, neo âm nhạc khi nhạy về thính giác, neo bằng thị giác, neo bằng vị giác và neo bằng xúc giác.

Tầm quan trọng của neo tích cực

Neo cảm xúc, chúng có tác dụng như chiếc neo của con thuyền vậy. 

Khi một con thuyền đang ở ngoài biển khơi, khi mà nó muốn đậu lại ở một điểm nào đó, nó phải thả một  neo xuống. Nếu không có neo thì chiếc thuyền sẽ trôi đi. Hãy tưởng tượng con thuyền này chính là bản thân mình và  neo ở đây chính là  neo tích cực. Còn sóng biển của cuộc đời này cũng giống như sóng biển cảm xúc trong bạn. Cho nên những  neo tích cực này của các bạn mà nó lớn hơn sóng biển thì nó vẫn giữ được con thuyền ở  bờ bình an. Nếu  neo quá  nhỏ và biển dạt dào sóng tới thì neo này nó không đủ vững để giữ con thuyền mà con thuyền càng trôi ra giữa biển thì mức độ nguy hiểm càng cao. 

Do đó, Sơn Ca hay khuyến khích khách hàng của mình nên thực hành lòng biết ơn, ho’oponopono bởi vì đây chính là những động tác làm cho  neo của mình nó ngày càng lớn lên có nghĩa là  cảm xúc tích cực của mình nó ngày càng lớn lên. 

Lúc này mình sẽ luôn đầy đủ trí tuệ, từ đó bản thân mình mới có thể đưa ra những quyết định đúng. Mình ra quyết định đúng thì cuộc đời mình sẽ thăng tiến và phát triển. Khi đó  neo tích cực của mình sẽ luôn lớn mạnh để chống chọi với những  cảm xúc tiêu cực ở ngoài xã hội. Bất chợt một  ngày mưa nào đó cảm xúc tiêu cực nó đến bình an trong mình nó vẫn đủ để chống chọi. 

Chỉ cần mỗi buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ chúng ta chỉ cần nghe ho’oponopono, niệm kinh phật hoặc niệm danh hiệu của chúa để chúng ta neo lại những cảm xúc đó cho mình.

Bước 2: Lợi ích ở trong những sự kiện bất như ý này là gì?

Tại sao phải đi tìm lợi ích ở trong những sự kiện bất như ý? 

Con người của chúng ta thường đi tìm câu trả lời chỉ khi có lợi ích thôi. Khi chúng ta không tìm câu trả lời thì chúng ta dễ rơi vào tư duy nạn nhân, rơi vào trạng thái đổ lỗi và cứ chỉ trích. Khi đó, chúng ta không giải quyết được vấn đề, khiến vấn đề đó cứ lặp đi lặp lại.

Để tìm được lợi ích thì chúng ta sẽ có những câu hỏi để tự hỏi chính mình đó là: Vấn đề này, sự kiện này, con người này đang mang đến cho tôi lợi ích gì?

Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần áp dụng “tái đóng khung”. Tái đóng khung ở đây có nghĩa là  hi có sự việc nào đó xảy ra ta sẽ tạm thời đóng khung vấn đề đó lại, nhìn nó ở một góc nhìn khác. 

Không quan trọng vấn đề gì đang xảy đến với mình, quan trọng là mình chọn nhìn nó ở góc nhìn nào

Chúng ta không thể thay đổi một sự việc nhưng chúng ta có thể thay đổi góc nhìn của mình về sự việc đó, đón nhận vấn đề đó tích cực. Đây cũng là góc nhìn tích cực của những người thành công.

Ví dụ như khi đại dịch covid xảy ra, bản thân Ca đã nhìn theo góc độ đây là cơ hội để các thành viên trong gia đình kết nối với nhau hơn, mình có thể tranh thủ thời gian để mình có thể học tập và phát triển bản thân mình nhiều hơn, sử dụng zoom online thành thạo.

Trong mỗi sự việc xảy ra luôn luôn có những góc nhìn tích cực. Chẳng qua chúng ta có chọn nhìn ở góc nhìn tích cực để đón nhận những cơ hội hay không. Người mà có thể có chất lượng cuộc sống như mình mong muốn hay chưa được như mong muốn chỉ khác nhau một việc là bạn sẽ chọn góc nhìn nào cho vấn đề đang xảy ra. 

Bước 3: Đi tìm bài học

Khi chúng ta tìm ra được bài học chúng ta mới tìm ra được cấu trúc, công thức để giải. Lần sau vấn đề tự nó đến chúng ta sẽ giải mã được không cần phải quá lo lắng. Lần đầu tiên chúng ta còn lo lắng về nó nhưng đến lần thứ 2, lần thứ 3 chúng ta đã quen rồi thì  mức độ bình an của chúng ta sẽ trở nên rất nhẹ nhàng.

Câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra là sự kiện này, con người này hoặc là  vấn đề này đang cho tôi nhận ra  bài học gì ở đây? 

Mỗi hành vi, mỗi một vấn đề, mỗi một sự kiện của mình đều có những chủ đích tích cực

Chúng ta hãy đi tìm những chủ đích tích cực đó. Bởi vì, buồn thì hai bốn giờ cũng hết một ngày, vui thì hai bốn giờ cũng hết một ngày, giận dữ cũng hai bốn giờ, mà chúng ta bình an thoải mái cũng hai bốn giờ. Chi bằng sự việc nó đã đến rồi mình không thể thay đổi được sự việc, mình hãy thay đổi  cảm xúc và  góc nhìn của mình để mình nhìn ở góc nhìn tích cực và mình đi tìm lời giải đáp và có một  công thức.

Không có thất bại tất cả chỉ là bài học

Chúng ta luôn nhìn những  vấn đề đang đến với mình là một bài học và thông qua  bài học này chúng ta nhận được  điều gì để nếu có sự việc tương tự xảy ra mình sẽ nhìn nó một cách nhẹ nhàng hơn. 

Bước 4: Tập trung vào kết quả mong muốn

 sai lầm lớn nhất của tất cả chúng ta là thường không tập trung vào kết quả mong muốn mà thay vào đó là tập trung vào những điều tồi tệ và thu hút những điều đó đến. Cho nên khi chúng ta nhìn ra  lợi ích nhìn ra  thông điệp rồi thì phải tập trung vào  kết quả mong muốn. 

Ví dụ: Tôi cần làm gì để giải các bài toán này nhanh hơn? Tôi cần làm gì để con tôi trở nên năng động hơn? Tôi cần làm gì để kết nối được lại với con mình? Tôi cần làm gì để doanh số tháng này của tôi đạt?

Cụm từ “Tôi cần phải làm gì?” sẽ thôi thúc mình tìm ra giải pháp và  có một hành động cụ thể để tạo ra kết quả khác. Nếu không hành động mà ngồi đó than vãn thì làm sao có  kết quả mới xuất hiện. 

Đôi khi mình chỉ đặt câu hỏi tôi cần làm gì xong thì nó chưa có đủ  ý tưởng thì mình phải đặt câu hỏi là “Trong tất cả các kiến thức mà tôi đã học liệu rằng có điều gì đó tôi biết mà tôi chưa sử dụng để tôi giải quyết được vấn đề này để tôi đạt được điều đó”. Chỉ có câu hỏi mới có câu trả lời thôi. Đã là khẳng định thì không bao giờ có câu trả lời. 

Bước 5: Thực tập ảo

Thực tập ảo là gì?

“Hãy nhắm mắt lại 2 tay nhẹ nhàng để lên trước. Hãy tưởng tượng tay trái của bạn đang cầm một quả chanh rất tươi mới, đưa lên mũi ngửi bạn sẽ thấy quả chanh rất thơm. Tay phải của bạn đang cầm một con dao thái rất bén. Bây giờ bạn hãy bỏ quả chanh xuống, bạn hãy dùng con dao của mình cắt một miếng chanh ra. Bây giờ bạn sẽ thấy nước thì quả chanh bắn tung toé ra, mùi chanh đã thơm hơn rồi. Hãy cầm miếng chanh mà bạn vừa mới cắt đó, hãy đưa lên mũi và ngửi. Ngay bây giờ bạn hãy dùng lưỡi nếm thử miếng chanh đó, bạn cũng có thể bóp nhẹ miếng chanh một chút để nước từ trong miếng chanh chảy vào trong khoang miệng của bạn. Và rồi bạn hãy mở mắt ra.”

Não bộ của chúng ta không nhận định được rằng khi nào chúng ta đang tưởng tượng và khi nào chúng ta đang làm thật. Sở dĩ khi chúng ta làm  quy trình trên chúng ta chảy nước miếng là bởi vì mình đã làm trước đó và nó đã neo lại rồi. Và tương tự như vậy có những  sự việc chúng ta chưa từng làm nhưng nếu chúng ta tưởng tượng trong đầu mình rõ từng bước thì não bạn cũng sẽ tiếp nhận những thông tin này. Tất cả những nơron thần kinh của chúng ta sẽ tiếp nhận những thông tin này và nó giống như thể chúng ta đã làm được rồi. Thì quá trình này gọi là thực tập ảo. 

Ứng dụng của thực tập ảo

Thực tập ảo chỉ xảy ra trong sự tưởng tượng của các bạn, trong tâm trí của các bạn nó không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, không bị giới hạn bởi một điều gì cả. Nó chỉ đang bị giới hạn bởi niềm tin của chính bạn. Cho nên chỉ cần mình phá vỡ niềm tin giới hạn của bản thân cho phép mình được thực tập ảo về  kết quả mong muốn mình vừa viết ở bước số 4. 

Mình thực tập ảo trong tâm trí mình là  điều đó nó đã xảy ra trong tâm trí mình nhiều lần và nó rõ ràng ra như thế nào thì các sự việc bên ngoài não bộ sẽ bắt đầu dẫn dắt hành vi, thói quen, con người mới của mình bắt đầu hành động theo một  hành vi mới. Hành vi mới sẽ dẫn đến những thói quen mới và thói quen mới sẽ dẫn đến kết quả mới mà kết quả mới này chính là những  kết quả mà các bạn đã muốn và viết ra ở trên. 

“Ví dụ khi mình muốn kết nối với con nhiều hơn thì mình sẽ phải đặt ra  câu hỏi là tôi cần phải làm  gì để kết nối với con và sau khi viết ra thì mình sẽ bắt đầu thực tập ảo bằng cách hình dung tưởng tượng về cách mình chơi với con như thế nào, mình thấy con mỉm cười như thế nào, mình thấy con chia sẻ với mình như thế nào? Mình hình dung tưởng tượng về việc đó, mình viết biết ơn về  điều đó và mình neo  cảm xúc đó lại như thể là nó đã xảy ra rồi. Mình làm một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày,…mình làm đến khi nào nó xảy ra thì thôi.”

Cách thức hoạt động của thực tập ảo

Các bạn càng thực tập ảo nhiều, các bạn luyện tập càng nhiều thì  kết quả mà bạn mong muốn sẽ càng đến nhanh hơn. Ngày mà suy nghĩ, hành động, niềm tin bên trong bạn nhất quán với nhau là ngày sự việc đó sẽ xảy ra rất nhanh. Cho nên không phải chỉ để bên ngoài hì hục làm mà phải để nó diễn ra trong tâm trí của mình trước. 

Chúng ta sẽ có cho mình những câu hỏi, liệu những yêu thương trong mình dành cho  người đó nó có đủ lớn để mà mình kiên trì mình làm hoài đến khi nó xảy ra hay không mà thôi. Khát khao của mình nó có đủ lớn cho mục tiêu đó để mình thực tập đến khi nó xảy ra hay không. 

Mình sẽ quay về mình hỏi với chính mình. Khát khao của bạn, sự kiên trì của bạn nó lớn đến mức độ nào? Vô thức của bạn luôn đồng ý và cho thêm điều mà bạn muốn. Cho nên, bạn hãy cứ lặp đi lặp lại kết quả, hình ảnh mong muốn đó thì các bạn sẽ có rất nhanh. Nhưng nếu mà những hình ảnh đó nó chưa có thì nó sẽ đi dẫn và tìm nguồn lực để  bạn có thể làm được điều đó nhiều hơn. 

Sự tương quan môi trường

Để kết quả bạn mong muốn có được ở bước số 4 và số 5 thông qua thực tập ảo được diễn ra nhanh hơn, chúng ta cần có sự tương quan với môi trường. Sự tương quan môi trường là gì? Tức là điều chúng ta mong muốn nó có mang lại  điều gì cho những người xung quanh hay không? 

Ví dụ điều mà chúng ta mong muốn mang lại lợi ích cho con của mình. Và chúng ta mang lại lợi ích gì cho đứa con đó? Hay là  việc chúng ta mong muốn là cấm con mình làm điều này, làm điều kia  đó là  mong muốn của mình? Thì rõ ràng kết quả mong muốn của mình nó sẽ đáp ứng cho mình. Nhưng mà rõ ràng mình đang cấm đoán con mình làm một điều gì đó, thì  vô thức của con mình nó rất hay nó sẽ nhận diện được và nó sẽ phản ứng lại và lúc này chưa chắc nó đã xảy ra nhanh. 

Như vậy với những chia sẻ hữu ích trên từ chuyên gia tâm lý trị liệu Nguyễn Thị Sơn Ca các bạn đã biết được 5 bước chuyển hoá những vấn đề tiêu cực thành kim cương. Nếu có câu hỏi cần giải đáp hay cần thêm thông tin bạn có thể liên hệ Hotline: 096 589 8008 để được Trung tâm hỗ trợ 24/7.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *