Ba công cụ vô giá giúp bạn thoát khỏi trầm cảm

Rate this post

“Bị rơi vào trầm cảm là một trong những trải nghiệm đáng sợ nhất tôi từng đối mặt nhưng vào một thời điểm nào đó, tôi nhận ra rằng, tôi phải lết ra khỏi hố sâu của mình, tìm kiếm liệu pháp và thuốc. Tôi từ từ hòa nhập lại với nếp sống thường ngày. Tôi đi học trở lại, nhưng cố lấp đầy tâm trí bằng kiến thức chứ không phải sự kỳ vọng của người khác…”

Đó là tâm sự của Jane Krukiel (Wilmington, Hoa Kỳ), một học sinh cấp ba, chia sẻ tại một sự kiện do TEDx tổ chức. Cô đã từng bị rơi vào tình trạng trầm cảm năm cấp 2 vì những sẵn sàng đối diện với những thực tế ở trường. Những sự kỳ vọng từ bạn bè và lòng ghen tị tác động đến chính bản thân Jane, sự sợ hãi và lo lắng lớn dần lên, chiếm lấy tâm trí cô, đẩy cô chìm vào hố sâu của trầm cảm.

“Tôi rơi vào trầm cảm trong tâm trí và trong bản thân mình, tôi thấy mình suy sụp. Tôi vùi mình trong hố sâu tăm tối của hư vô, dần bị tước mất hy vọng, niềm vui và an nhàn của cuộc sống. Tôi không thể kiểm soát tác động của trầm cảm lên cơ thể mình. Chiếc giường trở thành nơi tôi trốn tránh cả thế giới. Nước mắt trở thành người bạn duy nhất của tôi. Và những suy nghĩ trở thành người duy nhất lắng nghe tôi.”

Nhưng rồi đến một ngày nào đó, cô nàng Krukiel đã nhận ra rằng, mình phải thoát ra khỏi trầm cảm. Cô đã đi học trở lại, cố gắng lấp đầy tâm trí bằng kiến thức chứ không phải sự kỳ vọng của gia đình, bạn bè hay bất kỳ một ai khác. Cô phớt lờ tất cả những sự ghen ghét, đố kỵ của người đời và hướng đến con người ở tương lai mà cô muốn trở thành.

trầm cảm

Trong quá trình tái tạo bản thân mình, cô gái cấp 2 đã học được 3 công cụ vô giá giúp cô thoát khỏi trầm cảm và phát triển thành kiểu người mà mình muốn, đó là:

1. ĐỐI DIỆN NỖI SỢ HÃI

Trầm cảm luôn luôn bắt đầu từ nỗi sợ hãi. Nó có thể là bắt nguồn từ trường học, từ một hoàn cảnh nào đó không đoán trước, từ cái chết của một người nào đó hay từ chính những suy nghĩ trong con người chúng ta.

Đầu tiên, hãy xác định nỗi sợ hãi đó là gì? Lần đầu tiên chúng xuất hiện là khi nào? Bạn cũng có thể ghi nhật ký về những lần sợ hãi đó, ghi lại địa điểm, thời điểm mà nó xảy ra, suy nghĩ của bạn khi đó. Bạn có thể đặt ra những mục tiêu nhỏ để đối diện với nỗi sợ hãi. Tham gia các hoạt động lành mạnh như tập thể dục thể thao, tập yoga, thiền, nghe nhạc, ăn uống lành mạnh và tránh xa những chất kích thích như rượu, bia.

Hãy đối diện với nỗi sợ hãi bằng cách ổn định tinh thần và cân bằng cảm xúc, mạnh mẽ đối mặt với chúng, sẵn sàng chiến đấu với khó khăn thử thách để tiếp tục sống. Thay vì bị ảnh hưởng bởi một người khác, hay một vấn đề nào đó, hãy cứ là chính mình.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý
2. HÃY LÀ CHÍNH MÌNH

“Tâm trí và suy nghĩ của ta ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành con người chúng ta. Trầm cảm làm biến dạng hình ảnh này của ta bằng cách để ta đọ sức với những gì ta khát khao. Thay vì lắng nghe suy nghĩ của chính mình, chúng ta lại sống theo sự kỳ vọng của người khác. Hãy trung thành với con người của mình và đừng để ai khác bảo bạn phải trở thành người như thế nào”, Jane chia sẻ.

Mỗi con người đều có điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh sống khác nhau. Chối bỏ bản thân mình đồng nghĩa với việc bạn đánh mất cơ hội để phát triển và hoàn thiện bản thân. Đừng để bản thân bị chi phí bởi những mong muốn của người khác, hãy cứ là chính mình, theo đuổi những mục tiêu, ước mơ của chính mình. Hãy thay đổi bản thân vì chính mình, vì bạn là người duy nhất phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình.

Có như vậy, bạn mới không cảm thấy mệt mỏi khi phải đeo những chiếc mặt nạ đối diện với người khác, không phải gồng mình cố gắng vì sự kỳ vọng của ai đó. Cảm giác tự do, thoải mái khi được làm chính mình sẽ thật hạnh phúc.

HÃY LÀ CHÍNH MÌNH

3. NỖ LỰC HƯỚNG ĐẾN NHỮNG VIỆC BẠN MUỐN ĐẠT ĐƯỢC

Trầm cảm khiến ta cảm thấy, chúng ta không thể làm được bất kỳ điều gì trong cuộc sống. Nó chiếm lấy tâm trí, sử dụng năng lượng của tâm trí và suy nghĩ để thấy cuộc sống của chúng ta thật sự vô nghĩa. Đó là cách chúng giết chết con người chúng ta.

Hãy nỗ lực hướng đến những gì bạn muốn đạt được bằng sự quyết tâm và bền bỉ. Hãy nghĩ tới những điều bạn từng mong muốn đạt được trước kia và bắt đầu từng bước nhỏ một. Đó cũng có thể là một sở thích nào đó của bạn mà người ta cho rằng “vô bổ”. Thành công sẽ đến khi bạn thực sự tâm huyết, thực sự đam mê và đổ công sức vì nó. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua hố sâu của trầm cảm. Hãy mạnh mẽ lên.

“Trải nghiệm của tôi với trầm cảm đã dạy tôi rất nhiều điều về việc xử lý các tình huống trong tương lai, ít lo âu hơn và kết quả tốt hơn. Giờ thì tôi đang học cấp ba, nơi tôi phải dùng những bài học này để vượt qua mỗi ngày để lo âu và sợ hãi không liên tục chiếm lấy tâm trí tôi”, cô nàng Krukiel chia sẻ.

“Tổn thương của con người ngày càng sâu sắc hơn trong thế kỷ 21, khi các mạng xã hội, công nghệ và các nền tảng văn hóa thay đổi ảnh hưởng đến cách ta phản ứng khi đối mặt với thử thách.Ta không thể dự đoán chuyện gì xảy ra trong tương lai. Cuộc sống chúng ta bây giờ sẽ hoàn toàn khác trong 10 năm tới.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Vô số các yếu tố khó khăn trong cuộc sống, nó có thể đến từ bạn bè, gia đình hay môi trường sống, ảnh hưởng đến cách ta phản ứng khi đối mặt với chúng thông qua trải nghiệm và cảm xúc. Chúng có thể giúp ta vươn lên trong nghịch cảnh nhưng chúng cũng có thể trở thành rào cản và trở ngại trong cuộc sống mà ta cần vượt qua.

Để sống trong thế kỷ 21, ta cần hiểu cách mà những yếu tố đó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của ta như thế nào? Nếu chúng ảnh hưởng tích cực, hãy nuôi dưỡng chúng. Nhưng nếu chúng khiến ta cảm giác tiêu cực về bản thân, hãy phớt lờ chúng và nỗ lực để khiến bản thân quyết đoán hơn và kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn”.

Trầm cảm là một thứ đáng sợ nhưng không ai có thể giúp bạn thoát ra khỏi trầm cảm, ngoại trừ bạn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn để bắt đầu, hãy tìm sự hỗ trợ từ một chuyên gia tâm lý trị liệu. Họ sẽ chỉ đường, dẫn lối cho bạn nhưng bạn mới là người thực hiện những điều đó. Hãy “tỉnh thức” và mạnh mẽ chiến đấu với trầm cảm như cô nàng Jane Krukiel nhé.

Có thể bạn quan tâm: 
Trầm cảm ở trẻ vị thành niên: Cách nhận biết và phòng tránh
Top 10 bác sĩ, chuyên gia tư vấn chữa trầm cảm giỏi tại Hà Nội
Sự khác nhau giữa tâm lý trị liệu và tư vấn tâm lý? Dịch vụ nào tốt

ArrayArray
Rate this post
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *