7 Điều con cái mong muốn ở bố mẹ: Lắng nghe để thấu hiểu con
Có nhiều điều con cái mong muốn ở bố mẹ nhưng không dám bày tỏ. Cha mẹ cũng không chủ động lắng nghe để thấu hiểu trẻ. Những yếu tố này khiến cha mẹ và con cái trở nên xa cách, gây ra nhiều mâu thuẫn.
Vì sao con cái và bố mẹ không thấu hiểu nhau?
Sự khác biệt thế hệ, khác biệt trong quan điểm, kinh nghiệm sống tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Những lý do này khiến đôi bên không thấu hiểu được suy nghĩ và hành vi của nhau.
Thế hệ của cha mẹ có hoàn cảnh xã hội, văn hóa, và kinh tế khác biệt so với thế hệ con cái. Điều này đã tạo nên khoảng cách về suy nghĩ và cách tiếp cận cuộc sống của đôi bên.
Cha mẹ sẽ dựa trên kinh nghiệm của bản thân để hình thành quan điểm và cách giáo dục. Nhưng chúng lại không phù hợp với con cái. Có nhiều điều con cái mong muốn ở bố mẹ nhưng không được phụ huynh quan tâm.
Thực tế, vẫn có nhiều phụ huynh có tư tưởng tiến bộ, thấu hiểu con cái. Nhưng phần lớn cha mẹ vẫn giữ một số tư tưởng cố hữu. Tư tưởng này lại xung đột với tư tưởng hiện đại.
Mặt khác, con cái, đặc biệt là trong giai đoạn thanh thiếu niên, luôn muốn trở nên độc lập. Trẻ có những quan điểm và sở thích riêng biệt, nhưng luôn vấp phải sự phản đối của phụ huynh.
Dưới góc nhìn của cha mẹ, hành vi và suy nghĩ của trẻ nguy hiểm, hoặc không phù hợp. Chính điều này khiến trẻ cảm thấy cha mẹ không thấu hiểu, không tôn trọng quan điểm của mình.
Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng tạo ra rào cản. Con cái tiếp xúc và hòa nhập với công nghệ nhanh chóng hơn so với cha mẹ. Điều này khiến việc giao tiếp và tiếp nhận thông tin của đôi bên có sự chênh lệch.
7 điều con cái mong muốn ở bố mẹ
Những điều con cái mong muốn ở bố mẹ khi không được bày tỏ sẽ tạo nên bức tường vô hình, ngăn cản sự hiểu biết và gắn kết của hai bên. Do đó, việc tìm hiểu những mong mỏi và suy nghĩ của trẻ là vô cùng quan trọng.
1. Lắng nghe và thấu hiểu
Điều con cái mong muốn ở bố mẹ nhất là sự lắng nghe và thấu hiểu. Cuộc sống ngày càng phức tạp, ngày càng áp lực khiến trẻ có nhiều điều hoang mang muốn chia sẻ.
Tuy nhiên trẻ lo sợ điều mình nói ra sẽ không được lắng nghe. Con cái sợ cha mẹ sẽ la mắng, hoặc ngăn cấm lựa chọn của mình. Trẻ chọn cách im lặng, nhưng trong thâm tâm vẫn mong được thấu hiểu.
Lắng nghe không chỉ gói gọn trong lời nói, mà còn là sự thấu hiểu về cảm xúc và suy nghĩ của trẻ. Khi chia sẻ vấn đề, trẻ không chỉ muốn truyền đạt thông tin, mà còn muốn cảm nhận được sự quan tâm thực sự.
Ví dụ khi trẻ nói về niềm đam mê với môn toán, thay vì chỉ gật đầu hoặc đưa ra lời khuyên sáo rỗng, cha mẹ có thể hỏi sâu hơn về lý do trẻ thích. Hãy thể hiện sự quan tâm đến hứng thú và quá trình học của trẻ.
Thấu hiểu còn là việc nhận ra những điều không được nói. Một đứa trẻ có thể không trực tiếp nói ra việc trẻ bị bạn bè bắt nạt. Nhưng hành vi, ánh mắt, và sự thay đổi của trẻ là minh chứng rõ nhất.
Lắng nghe và thấu hiểu có vai trò quan trọng trong mọi mối quan hệ. Trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương, trân trọng, và tin tưởng để chia sẻ mà không sợ bị phán xét hay hiểu lầm.
2. Tôn trọng và không áp đặt
Sự tôn trọng và không áp đặt cũng là điều con cái mong muốn ở bố mẹ. Con cái không phải là công cụ, là vật sở hữu, hay để hoàn thành ước mơ dang dở của cha mẹ.
Sự tôn trọng giúp con cái tự tin, độc lập, và tự hào khi được đánh giá dựa trên giá trị cá nhân. Khi bố mẹ tôn trọng quyết định và quan điểm của con cái, trẻ sẽ tự xây dựng lòng tự trọng và tự tin của bản thân.
Nếu con cái có niềm đam mê nghệ thuật thì thay vì áp đặt, bố mẹ nên tôn trọng và khuyến khích trẻ theo đuổi. Bố mẹ nên hỗ trợ khi cần thiết, tạo động lực cho con theo đuổi ước mơ.
Việc không áp đặt giúp con cái có không gian để khám phá và phát triển theo cách riêng của họ. Mỗi đứa trẻ có những sở thích và mục tiêu riêng biệt, và điều này cần được tôn trọng.
Sự áp đặt và kỳ vọng vô lý của bố mẹ khiến trẻ bị tổn thương. Do đó bố mẹ nên tôn trọng quyết định của con cái. Hãy dạy trẻ cách chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.
Xem thêm: 10 Nguyên Nhân Tạo Nên Khoảng Cách Giữa Con Cái Và Cha Mẹ
3. Điều con cái mong muốn ở bố mẹ là đối xử công bằng
Sự công bằng tuyệt đối trong tình cảm là điều không thể. Tuy nhiên, cha mẹ cần đối xử công bằng nhất định với con cái. Việc trọng nam khinh nữ, hoặc đứa thương đứa ghét đều khiến trẻ tổn thương.
Chí khi bố mẹ công bằng, anh chị em trong nhà mới yêu thương, quý mến và giúp đỡ nhau. Thiên vị không chỉ khiến anh chị em thù ghét nhau, mà còn khiến con cái thù ghét cha mẹ.
Dù con trai hay con gái, con cả hay con út, trẻ đều cần được đối xử như nhau. Anh chị không bắt nạt em. Em cũng không được hỗn hào, xúc phạm anh chị. Đối xử công bằng là một trong những điều con cái mong muốn ở bố mẹ.
Hãy khuyến khích tất cả tham gia vào công việc gia đình, không phân biệt giới tính. Điều này giúp con cái phát triển ý thức về bình đẳng giới, và tôn trọng lẫn nhau.
Sự công bằng cũng giúp việc xử lý mâu thuẫn dễ dàng hơn. Khi anh chị em trong nhà có mâu thuẫn, người sai sẽ phải chịu phạt. Cha mẹ không thiên vị ai, cũng không đổ oan cho ai.
Tóm lại, sự công bằng và khách quan là yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ gia đình bền chặt. Con cái cảm thấy được tôn trọng, và anh chị em đoàn kết, yêu thương nhau.
4. Sự bảo vệ và tình yêu thương
Sự bảo vệ là một trong những điều con cái mong muốn ở bố mẹ. Trẻ muốn cha mẹ bảo vệ khi mình bị bắt nạt, muốn cha mẹ đứng về phía bản thân.
Có nhiều trường hợp trẻ bị bắt nạt nhưng bố mẹ không chú ý. Họ luôn nghĩ con cái là người sai, và không nghe trẻ giải thích. Trong vô tình, họ chẳng những không bảo vệ con, mà còn tiếp tay cho kẻ bạo hành con mình.
Ngoài ra, nhiều phụ huynh còn lấy danh nghĩa tình yêu và sự bảo vệ để kiểm soát con cái. Đây không phải là điều trẻ mong muốn. Con cái có muốn không gian tự do thể hiện tình cảm và ý kiến riêng.
Sự bảo vệ đúng đắn là việc thấu hiểu, lắng nghe, và hỗ trợ tinh thần cho con. Bố mẹ cần đảm bảo rằng con cái không cảm thấy cô đơn, hoặc bất ổn tinh thần.
Ngoài ra, bảo vệ bao gồm cả việc bảo vệ tình cảm và quan hệ gia đình. Bố mẹ tạo ra một môi trường gia đình ấm áp, yêu thương, bình đẳng sẽ bảo vệ trẻ khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
5. Không so sánh con cái với người khác
Không ai thích bản thân bị so sánh với người khác. Tương tự, con cái cũng không hy vọng cha mẹ luôn hạ thấp bản thân bằng cách so sánh họ với “con nhà người ta”.
Mục đích ban đầu của việc so sánh có thể mang ý tốt. Cha mẹ muốn trẻ thay đổi suy nghĩ, có ý chí và cố gắng hơn. Tuy nhiên, việc so sánh quá nhiều sẽ gây phản ứng ngược.
Không so sánh mình với người khác là một trong những điều con cái mong muốn ở bố mẹ. Việc so sánh có thể khiến trẻ bị áp lực, trở nên mất tự tin và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần
Mỗi trẻ đều có những ưu khuyết điểm riêng. Có trẻ giỏi về tư duy logic, có trẻ lại khéo tay, có trẻ lại có năng khiếu nghệ thuật. Trẻ mong cha mẹ hãy nhìn vào những ưu điểm, những cố gắng của mình.
Khi bố mẹ không áp đặt áp lực so sánh, con cái có thể phát triển sở thích và mục tiêu riêng. Trẻ không cần phải ép bản thân học thứ mình không thích, theo đuổi điều mình không muốn.
Chỉ khi cha mẹ tôn trọng con, con cái mới tôn trọng cha mẹ. Điều con mong muốn là bố mẹ không so sánh họ với người khác. Chấp nhận họ với tất cả những ưu điểm và khuyết điểm của mình.
6. Gia đình êm ấm, không có bạo hành
Gia đình êm ấm, yêu thương nhau, không có bạo lực là một trong những điều con cái mong muốn ở bố mẹ. Những đứa trẻ bị bạo hành lời nói hay bạo hành thể xác đều chịu tổn thương nghiêm trọng khi trưởng thành.
Bố mẹ nên làm gương cho con bằng cách không sử dụng bạo lực trong cuộc sống. Hãy dạy con cách lắng nghe ý kiến của người khác. Điều này giúp con cái phát triển kỹ năng giao tiếp và giải quyết mâu thuẫn.
Thứ ba, không có thói hư tật xấu trong gia đình giúp con cái học được giá trị của tôn trọng và đạo đức. Bố mẹ có trách nhiệm đưa ra các giáo dục và quy tắc trong gia đình để hướng dẫn con cái về việc đúng và sai, tốt và xấu.
Khi gia đình êm ấm, bố mẹ không có thói hư tật xấu, con cái có cơ hội phát triển một cách khỏe mạnh hơn. Trẻ sẽ lớn lên với suy nghĩ tích cực, không bị bóp méo nhận thức.
7. Thể hiện tình cảm trực tiếp với con
Với những người có tính cách nghiêm khắc, hướng nội thì việc thể hiện tình cảm trực tiếp không dễ dàng. Nhiều bậc phụ huynh yêu thương con, nhưng lại không biết cách bày tõ.
Do đó, ước muốn bố mẹ thể hiện tình cảm trực tiếp cũng là điều con cái mong mỏi. Việc này không chỉ tạo ra mối kết nối sâu sắc, mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển tinh thần và tình cảm của trẻ.
Khi bố mẹ bày tỏ tình cảm của họ bằng cách ôm, hôn, và nói lời yêu thương, con cái cảm thấy được quý trọng và đáng yêu. Điều này xây dựng sự tự tin và tạo ra một môi trường an lành cho sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, con cái cũng phát triển khả năng giao tiếp và thể hiện cảm xúc. Việc bố mẹ thoải mái thể hiện cảm xúc sẽ giúp con cái học cách quản lý cảm xúc một cách lành mạnh.
Hành vi này cũng giúp xây dựng mối kết nối sâu sắc và đáng tin cậy giữa bố mẹ và con cái. Khi con cái biết lời chia sẻ của mình được lắng nghe và hồi đáp, họ sẽ tìm khiếm sự hỗ trợ từ bố mẹ nhiều hơn.
Ngoài 7 điều trên, mỗi đứa trẻ sẽ có những mong muốn khác nhau ở bố mẹ. Phụ huynh nên chủ động quan tâm, lắng nghe để biết trẻ muốn gì và cần gì. Đây là bước đầu để xóa nhòa khoảng cách giữa hai thế hệ, cũng như giúp trẻ có môi trường sống sinh hoạt lành mạnh.
Có lẽ bạn quan tâm:
- Mâu Thuẫn Giữa Cha Mẹ Và Con Cái: Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết
- La Mắng Con Cái Thường Xuyên Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Tâm Lý Trẻ?
- Cha Mẹ Kỳ Vọng Quá Nhiều Tạo Áp Lực Cho Con Cái
- Cha mẹ nuông chiều con cái: Nguyên nhân của nhiều hệ lụy xấu
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!