Khi nào trẻ cần khám tâm lý? Khám ở đâu uy tín?

Các chuyên gia cho biết rằng, những vấn đề sức khỏe tâm lý của trẻ nếu có thể được sớm phát hiện và điều trị với chuyên gia giàu kinh nghiệm thì có thể ngăn chặn được các cản trở trong tương lai. Vậy khi nào trẻ cần khám tâm lý? Khám ở đâu uy tín?

Khi Nào Trẻ Cần Khám Tâm Lý
Khi nào trẻ cần khám tâm lý? Khám ở đâu uy tín?

Khi nào cần trẻ khám tâm lý?

Muốn có được một đời sống trọn vẹn và hạnh phúc thì mỗi người chúng ta phải đảm bảo sức khỏe về cả mặt tinh thần lẫn thể chất. Cũng bởi hai yếu tố này có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Khi tinh thần vui vẻ, thoải mái thì cơ thể mới có đầy đủ năng lượng để hoạt động và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều người lại coi trọng sức khỏe thể chất hơn so với tinh thần. Nhiều đối tượng còn thờ ơ, không quan tâm đến vấn đề tâm lý, đặc biệt là trẻ em.

Cũng chính vì điều này mà có rất nhiều các trường hợp trẻ em mắc phải các vấn đề tâm lý nhưng không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Thông thường những đối tượng trẻ dưới 5 tuổi có thể gặp phải tình trạng chậm nói, nói lắp, nói ngọng, tự kỷ,…Lớn hơn một xíu, từ khoảng 5 đến 13 tuổi thì có thể gặp phải các triệu chứng của rối loạn lo âu, stress, sang chấn tâm lý ở nhiều mức độ khác nhau.

Đặc biệt nhất là lứa tuổi vị thành niên từ 14 đến 17 tuổi sẽ gặp phải rất nhiều các vấn đề sức khỏe tâm lý nếu không được quan tâm và chăm sóc đúng cách. Trẻ ở giai đoạn này rất nhạy cảm, tư duy và nhận thức bắt đầu hoàn thiện hơn nên rất dễ bị tổn thương bởi những sự tác động từ bên ngoài.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến các rối loạn tâm lý ở trẻ dậy thì như:

  • Do sự ám thị tiêu cực đến từ người lớn, như cha mẹ, thầy cô, hàng xóm,…
  • Do chịu nhiều sự chế nhạo về ngoại hình, vóc dáng,…của bạn bè, người thân.
  • Do sự ám ảnh của việc bạo hành từ lúc nhỏ hoặc do những tư duy sai lệch từ khi con bé.
  • Ảnh hưởng từ môi trường, cách giáo dục của cha mẹ, nhà trường, xã hội có thể hình thành nên những xung đột bên trong nội tâm của trẻ.

Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, trẻ em thường sẽ có xu hướng “trưởng thành” hơn so với lứa tuổi của mình. Trẻ có nhiều điều kiện tiếp xúc với các vấn đề trong cuộc sống nhưng vẫn chưa đủ khả năng đối phó và chọn lọc thông tin cần thiết cho bản thân. Hơn thế, nhiều bậc phụ huynh lại khá thờ ơ và vô tâm với con cái khiến cho con cảm thấy ngại ngùng, không thể chia sẻ hoặc tâm sự về những nỗi lo lắng của mình.

Khi Nào Trẻ Cần Khám Tâm Lý
Cha mẹ cần quan tâm, lắng nghe và quan sát để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của con

Trẻ sẽ có xu hướng muốn che giấu, ngay cả khi gặp phải những bất ổn trong tâm trí trẻ cũng lựa chọn các tự chịu đựng một mình gây nên nhiều hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Theo số liệu thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) thì trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết vì tự sát trên toàn thế giới. Nguy hiểm hơn là con số này đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể nhưng các bậc phụ huynh, người lớn chưa biết cách nhận diện và hỗ trợ trẻ.

Để kịp thời phát hiện những bất ổn trong tâm lý của trẻ thì các bậc phụ huynh cần phải học cách lắng nghe, quan sát và dành nhiều thời gian tương tác, chăm sóc cho trẻ. Vậy khi nào cần đưa trẻ đi khám tâm lý? Ngay khi nhận thấy các biểu hiện sau đây, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tâm lý.

    • Giảm hoặc không còn thích thú với hầu hết các hoạt động, đồ chơi mà con rất thích trước đây.
    • Trẻ thường xuyên cảm thấy khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và không thể ngủ lại được.
    • Trẻ cảm thấy sợ trường học, luôn tìm cách chống đối và né tránh việc đi học, không muốn gặp gỡ bạn bè do thường xuyên bị trêu chọc, bắt nạn, chê bai,…
  • Trẻ trở nên chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa hoặc thèm ăn quá mức, ăn uống không kiểm soát.
  • Tính cách của trẻ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, trẻ có thể trở nên nóng tính, cáu gắt, thù hằn, chống đối lại người lớn hoặc thậm chí là xuất hiện hành vi bạo lực.
  • Nếu trước đây con là một người năng động nhưng bây giờ lại trở nên lười nhác, không còn muốn tham gia các hoạt động xã hội, thường xuyên né tránh việc trò chuyện, giao tiếp với mọi người thì cha mẹ cũng nên tìm hiểu và đưa trẻ đi khám tâm lý.
  • Khi trẻ vừa trải qua một số sự kiện gây sang chấn như tai nạn nặng, cha mẹ qua đời đột ngột, bị bạo hành, xâm hại tình dục, bị bắt cóc,…thì phụ huynh cũng nên quan sát và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.
  • Trẻ trở nên nhạy cảm, dễ kích động, khóc lóc hoặc gào thét không rõ nguyên do hoặc có dấu hiệu mê sảng.
  • Trẻ có thể thực hiện một số hành vi tự làm tổn thương thân thể hoặc nghiêm trọng hơn là suy nghĩ về cái chết, luôn nhắc về những tình huống chết chóc.

Cha mẹ cần phải dành nhiều sự quan tâm và chú ý quan sát để biết khi nào cần đưa trẻ đến khám tâm lý. Hiện nay, các vấn đề sức khỏe tâm lý và tình trạng thăm khám, can thiệp tâm lý cho trẻ cũng còn khá mới mẻ và xa lạ đối với nhiều gia đình, nhất là ở các vùng quê. Phụ huynh thường cho rằng đó chỉ là những biểu hiện bướng bỉnh, quấy phá của trẻ nên sẽ có xu hướng la mắng, chê trách con.

Tuy nhiên, điều này không chỉ không giúp cho trẻ thoát ra khỏi những khúc mắc tâm lý mà còn khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Bên cạnh gia đình thì nhà trường, thầy cô cũng cần phải dành thời gian quan tâm và chú ý đến những sự thay đổi bất thường của trẻ.

Cũng bởi những trẻ ở độ tuổi dậy thì thường sẽ sinh hoạt và học tập tại trường lớp gần nửa thời gian trong ngày. Do đó, nếu giáo viên có nhận thấy được sự bất ổn về mặt tâm sinh lý của trẻ thì cũng nên thông báo và trao đổi cụ thể lại với phụ huynh để có hướng can thiệp và điều trị tốt nhất cho con.

Khám tâm lý cho trẻ ở đâu uy tín?

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm lý đang ngày càng gia tăng và đáng báo động. Các công cụ truyền thông cũng đã tích cực đưa nhiều thông tin hữu ích về cách phòng tránh, can thiệp và điều trị cho trẻ. Để phục vụ tốt nhu cầu thăm khám và cải thiện bệnh tâm lý cho người dân nên rất nhiều các cơ sở, trung tâm tâm lý cũng đã được mở cửa. Đồng thời những bệnh viện lớn cũng cho đầu tư thêm các khoa, phòng khám tâm lý – tâm thần.

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về mặt tâm lý của con, các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu và đưa con đến thăm khám, thực hiện các bài test để chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của con. Đối với các thành phố lớn thì dịch vụ thăm khám tâm lý cho trẻ cũng mở ra rất nhiều nên các bậc phụ huynh cũng sẽ có nhiều sự lựa chọn.

Còn đối với những vùng quê thì các địa chỉ thăm khám cũng sẽ bị hạn chế hơn. Nếu có nhu cầu thì gia đình cũng nên tìm đến các bệnh viện lớn, đưa con đến thành phố hoặc tham khảo thêm các dịch vụ tư vấn online tại các trung tâm, phòng khám.

Việc có thể sớm phát hiện và đưa trẻ đến thăm khám kịp thời là điều rất cần thiết. Song song với đó là việc lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín và chất lượng cũng góp phần quan trọng đối với hiệu quả điều trị bệnh. Vậy khám tâm lý cho trẻ ở đâu uy tín?

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam hiện là một trong các đơn vị đi đầu về lĩnh vực ứng dụng tâm lý trị liệu, chăm sóc và cải thiện tốt sức khỏe tâm lý cho hầu hết mọi đối tượng khác nhau, trong đó có cả các trẻ vị thành niên, dậy thì từ 14 tuổi trở lên. Hiện nay trung tâm có 2 cơ sở tại Hà Nội và TPHCM nhằm phục vụ được nhu cầu thăm khám và trị liệu cho tất cả các bệnh nhân trên toàn quốc. Bên cạnh đó, trung tâm cũng có dịch vụ tư vấn online để đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng ở xa.

Dù bạn lựa chọn hình thức thăm khám và tư vấn nào thì cũng sẽ được các chuyên gia tại đây hỗ trợ tận tình. Đội ngũ chuyên gia, master coach của NHC được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn cao và luôn hết mình vì mỗi bệnh nhân của mình. Đối với các trẻ vị thành niên, chuyên gia sẽ dành nhiều thời gian để lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với những vấn đề mà các con chia sẻ. Nhờ đó mà trẻ cảm thấy thoải mái hơn, bộc bạch được nhiều hơn về những khó khăn của bản thân.

Sau khi biết rõ được vấn đề của trẻ, master coach sẽ đưa ra một số lời khuyên và cân nhắc áp dụng các liệu trình phù hợp để giúp con mau chóng phục hồi được sức khỏe tinh thần. Khi trẻ được hỗ trợ tại NHC sẽ được phục hồi một cách tự nhiên. Trong suốt quá trình trị liệu sẽ không sử dụng đến thuốc hoặc áp dụng bất kì phương pháp tác động đến thân thể.

Các chuyên gia sẽ từ từ giúp con nhìn nhận được chính bản thân mình, tháo gỡ các nút thắt ẩn sâu trong tâm trí và dần cân bằng lại tinh thần cho trẻ. Bên cạnh đó, mỗi trẻ khi được trị liệu tại NHC sẽ được hướng dẫn cách kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Các chuyên gia còn hỗ trợ nâng cao kiến thức và các kỹ năng cần thiết để trẻ có thể hòa nhập tốt hơn với cuộc sống.

Bên cạnh đó, ngoài việc hỗ trợ cho các trẻ gặp vấn đề về tâm lý thì các master coach còn chú trọng nhiều đến yếu tố gia đình. Chuyên gia sẽ cùng phụ huynh trò chuyện và giúp đỡ họ hiểu hơn về con, đồng thời cung cấp kiến thức, cách chăm sóc và hỗ trợ con tốt hơn. Đặc biệt, nếu các khúc mắc trong tâm lý của trẻ đến từ gia đình thì các chuyên gia cũng sẽ trao đổi và giúp cho các bậc phụ huynh thay đổi tốt theo chiều hướng tích cực hơn, từ đó cải thiện tốt mối quan hệ này.

Sau khi kết thúc liệu trình, trẻ sẽ lấy lại được sự vui vẻ, hạnh phúc và trở nên lạc quan, tràn đầy năng lượng đúng với lứa tuổi của mình. Ngay khi đã kết thúc quá trình trị liệu thì các chuyên gia tại NHC vẫn sẽ luôn quan tâm, đồng hành và chia sẻ với con cho đến khi con hoàn toàn hòa nhập tốt với cuộc sống và lấy lại được sức khỏe tinh thần vững chắc.

Nếu có nhu cầu cho trẻ đến thăm khám và trị liệu tâm lý tại NHC thì bạn có thể liên hệ qua thông tin sau:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
  • Facebook: fb.com/tamlytrilieunhc

Thông tin của bài viết trên đây đã giúp cho các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc “Khi nào trẻ cần khám tâm lý? Khám ở đâu uy tín?”. Cha mẹ cần phải dành nhiều thời gian chăm sóc và chia sẻ với con để có thể kịp thời tháo gỡ những khúc mắc của con, đồng thời sớm phát hiện được những bất ổn trong tâm trí để can thiệp nhanh chóng. 

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *