Làm thế nào để xoa dịu tổn thương khi lỡ cáu giận, trách mắng, đánh con?

Phải làm sao để xoa dịu tổn thương ở trẻ khi bạn lỡ cáu giận, trách mắng hay đánh con. Hãy theo dõi bài viết này nhé.

Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta bị những áp lực từ công việc, các mối quan hệ, áp lực từ tài chính… khiến cho chúng ta thật sự mệt mỏi và căng thẳng. Những lúc đó, chúng ta muốn được nghỉ ngơi, hoặc yên tĩnh một mình. Nhưng con có thể quấn lấy mình, đòi bố/mẹ chơi cùng con hay đơn giản chỉ là hỏi han một điều gì đó thôi. Vì quá mệt mỏi mà có thể chúng ta đã nổi giận, vô cớ la mắng con, thậm chí là đánh con khiến con khóc. Rồi chúng ta lại tiếp tục la hét: “khóc cái gì mà khóc, lần sau đừng làm thế nghe chưa”. Đỉnh điểm là con quay lưng, chạy vào phòng, đóng rầm cửa lại la hét “con ghét bố/mẹ”.

làm sao để xoa dịu tổn thương khi lỡ đánh mắng con

Ngay sau đó, chúng ta cảm thấy hối hận vô cùng. Con không đáng bị chúng ta la mắng, trách móc, lỗi là ở chính mình. Nếu mình không quá mệt mỏi, căng thẳng thì mình đã không làm như vậy. Nhưng chúng ta vừa lỡ đánh mắng con, reo cho con một nỗi sầu, một tổn thương trong lòng con. Làm thế nào để chúng ta xoa dịu được tổn thương này? Nếu bố/mẹ hối hận vì đánh mắng con, hãy làm ngay những điều dưới đây nhé.

Nhận lỗi và xin lỗi con

Khi bạn đã bình tĩnh trở lại, hãy ôm con vào lòng và thủ thỉ với con một cách thật lòng, thừa nhận mình vừa hành động sai với con và xin lỗi con. Việc này không chỉ xoa dịu những tổn thương trong con mà còn giúp con học được cách chịu trách nhiệm về hành động sai trái của mình. Nếu trong cuộc sống, con có lỡ gặp vấn đề tương tự như đánh bạn, sau khi được cô giáo hoặc phụ huynh phân tích con sẽ dễ dàng hiểu được và xin lỗi bạn.

Trong phương pháp Ho’oponopono của người Hawaii cổ đại có chia sẻ 4 câu nói giúp con người chữa lành tổn thương cho đối phương. Đó là “Tôi xin lỗi bạn. Làm ơn hãy tha lỗi cho tôi. Tôi cảm ơn bạn. Tôi yêu bạn”. Bạn có thể sử dụng những câu nói này để xoa dịu những tổn thương của con.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Nhận thức và rèn luyện bản thân mình

Nếu trẻ thường xuyên nghe những lời mắng mỏ, cáu giận vô cớ, thậm chí là bị mắng, trẻ sẽ bị tổn thương, bớt yêu thương bản thân mình, tự ti và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, cha mẹ cần phải có biện pháp để kiểm soát những cơn nóng giận của bản thân và không trút giận lên trẻ, ngay cả khi điều đó chỉ rất ít khi xảy ra.

Vậy chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn điều đó xảy ra? Dưới đây là một số gợi ý cho các bậc phụ huynh:

  • Thiền: Hãy thiền mỗi ngày để giảm đi những căng thẳng, lo lắng trong cơ thể, giúp bạn thư giãn và tinh thần tích cực hơn khi ở bên con.
  • Đọc sách: Bạn có thể đọc thêm những cuốn sách hay về nuôi dạy con, những cuốn sách viết về tâm tư tình cảm của trẻ, hay những cuốn sách dạy cách kiềm chế cảm xúc, giúp bạn suy nghĩ thanh thản và tích cực hơn. Một số đầu sách hay bạn có thể tìm đọc: Bố mẹ không nên nói gì với con cái; Áp lực của trẻ; Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương; Em muốn đến Harvard học kinh tế; Tử huyệt cảm xúc; Cảm xúc là kẻ thù số 1 của thành công; Cảm nhận thế nào, đời trao thế đó…
  • Tham gia một số khóa học về làm cha mẹ.
  • Chia sẻ công việc nuôi dạy con với bạn đời của mình. Đôi khi bạn cảm thấy quá tải, áp lực hay căng thẳng vì một vấn đề gì đó trong cuộc sống mà bạn không thể làm tốt vai trò làm cha/mẹ vào lúc đó. Hãy chia sẻ vấn đề của mình với người bạn đời và nhờ họ hỗ trợ mình trong thời gian này.
    Chia sẻ với trẻ về niềm vui, nỗi buồn của mình: Những lúc mệt mỏi, bạn có thể trò chuyện với trẻ, ôm trẻ vào lòng. Sự hồn nhiên, vui tươi của trẻ là năng lượng tích cực mà đang cần những lúc mệt mỏi, căng thẳng.
  • Trị liệu tâm lý: Nếu bạn không có thời gian để đọc sách hay tham gia những khóa học để nâng cao kỹ năng làm cha mẹ, bạn có thể gặp gỡ các chuyên gia tâm lý trị liệu để được tham vấn và trị liệu tâm lý. Các chuyên gia sẽ giúp bạn gỡ dần đi những thói quen xấu và hình thành những thói quen tích cực hơn. Phương pháp này thực sự thích hợp với những ai thường xuyên nổi giận với con, thậm chí là đánh mắng và chỉ trích, nói những lời cay nghiệt với con.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu

Hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách xoa dịu tổn thương của trẻ khi lỡ cáu giận, trách mắng, hay đánh con cũng như dũng cảm nhận lỗi và biết cách sửa chữa những khuyết điểm của mình, để con được nuôi dạy và phát triển trong một môi trường tích cực.

Có thể bạn quan tâm:

Chìa khóa đồng hành cùng con ở lứa tuổi mầm non bằng tình yêu thương vô điều kiện
Nóng giận, chỉ trích, trừng phạt khiến trẻ bị tổn thương, tự ti và khó thành công

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *