Tác hại của thuốc chống trầm cảm bạn nên cảnh giác

Mặc dù thuốc chống trầm cảm là loại thuốc phổ biến được kê đơn để điều trị trong các trường hợp rối loạn trầm cảm dựa trên chẩn đoán lâm sàng. Tuy nhiên nếu sử dụng sai cách hoặc dùng liên tục trong thời gian dài cũng có thể làm gia tăng nguy cơ gây ra nhiều tác hại của thuốc, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

Tác hại của thuốc chống trầm cảm
Tác hại của thuốc chống trầm cảm bạn nên cảnh giác

Cơ chế hoạt động của thuốc chống trầm cảm

Hiện nay, thuốc chống trầm cảm được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Các nhóm được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị như:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI)
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
  • Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs)
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA)

Chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ chính là các tín hiệu lan truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác nhờ vào các phân tử hóa học. Những chất này sẽ có tính chất riêng biệt khá cao, chúng chỉ gắn kết với tế bào não tiếp theo khi có mặt của một số thụ thể nhất định, cho phép tiếp tục truyền thông điệp đi.

Ở những đối tượng bị trầm cảm, hoạt động này sẽ bị hạn chế, số lượng thông điệp bị giảm đi đáng kể, từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng của não bộ. Do đó, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, buồn bã, tuyệt vọng, chán nản, bi quan, hay quên, mất tập trung, không còn hứng thú với các hoạt động xung quanh,…

Vì thế, cơ chế hoạt động chủ yếu của thuốc chống trầm cảm đó chính là làm thay đổi cách thức hoạt động của những chất dẫn truyền thần kinh, từ đó sẽ làm gia tăng số lượng khi thông điệp được truyền đi. Cơ chế này được thực hiện bằng cách làm chậm quá trình tái hấp thu, hay còn được gọi là quá trình làm sạch hoặc tái sản xuất.

Khi các thông điệp được truyền đi nhiều hơn so với mức bình thường sẽ giúp cho não bộ được hoạt động hiệu quả hơn, các triệu chứng có liên quan cũng dần được kiểm soát và thuyên giảm đáng kể.

Tác hại của thuốc chống trầm cảm bạn nên cảnh giác

Các loại thuốc chống trầm cảm hiện nay đều là thuốc kê đơn, phải được sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của chuyên gia thì người bệnh mới có thể sử dụng được. Tuy nhiên, hầu hết những loại thuốc này đều có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, để phòng tránh và kiểm soát tốt các tình huống xấu, người bệnh cũng cần tìm hiểu và nắm rõ một số tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.

Rất nhiều người thắc mắc uống thuốc trầm cảm có hại không, một số tác dụng phụ dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn vấn đề này:

1. Rối loạn tiêu hóa

Đối với những trường hợp sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng sẽ thường gặp phải những vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Cũng bởi, nhóm thuốc này hoạt động dựa vào cơ thể đối kháng acetylcholin gây ức chế hệ thần kinh phó giao cảm. Tình trạng này sẽ làm giảm hoạt động của nhu động ruột, từ đó gây ra triệu chứng táo bón kéo dài.

uống thuốc chống trầm cảm có hại không
Rối loạn tiêu hóa là một trong các tác hại thường gặp khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo ngại bởi cách khắc phục triệu chứng này cũng khá đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả, trái cây tươi và uống nhiều nước mỗi ngày là có thể cải thiện được. Đối với những trường hợp bị táo bón nặng, bệnh nhân cũng nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để có cách giải quyết hiệu quả hơn.

2. Buồn nôn, nôn ói

Buồn nôn là một trong các tác hại thường gặp khi sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, triệu chứng này chỉ kéo dài trong khoảng vài tuần đầu và sẽ tự biến mất sau đó. Tình trạng này thường bị ảnh hưởng bởi cơ chế hoạt động của thuốc, một số loại thuốc chống trầm cảm sẽ tác động lên trung tâm kiểm soát buồn nôn hoặc niêm mạc của dạ dày.

Sau khoảng 1 đến 2 tuần, khi cơ thể dần quen với thuốc thì triệu chứng này sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh thực sự bị nôn sau khi uống thuốc thì nên thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ này đó là nhóm SSRI (sertraline, paroxetine, fluoxetine, citalopram) hoặc nhóm SNRI (venlafaxine, duloxetine, desvenlafaxine.. ). Để phòng tránh tác hại này, người bệnh không nên uống thuốc khi bụng đói, chỉ nên sử dụng thuốc sau khi ăn xong và uống nhiều nước trước khi dùng thuốc.

3. Cảm giác buồn ngủ

Với mục đích ổn định tâm trạng và cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bệnh nhân trầm cảm mà các loại thuốc chống trầm cảm thường bổ sung thêm một số hoạt chất giúp an thần. Những nhóm thuốc này sẽ có tác động lên cơ quan thụ cảm của bộ não hoặc hạn chế sự hấp thu ngược norepinephrine và serotonin nên thường khiến cho người bệnh cảm thấy buồn ngủ và hay ở trong trạng thái mơ hồ.

Tác hại của thuốc chống trầm cảm
Đôi lúc người bệnh sẽ cảm thấy buồn ngủ quá mức, đặc biệt là vào ban ngày

Một trong các tác hại thường gặp nhất khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm đó chính là cảm giác buồn ngủ, chủ yếu là vào ban ngày. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, thường xuyên ngáp vào buổi sáng mặc dù đã ngủ đủ giấc vào ban đêm. Tình trạng này thường sẽ dễ xuất hiện ở những giai đoạn đầu khi người bệnh chưa thể quen với thuốc.

Nếu gặp phải triệu chứng này, người bệnh có thể khắc phục bằng cách uống thuốc sớm hơn vào ngày hôm trước và cố gắng thức dậy sớm vào một khung giờ nhất định của ngày hôm sau. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên vận động nhẹ hoặc dành thời gian nghỉ ngơi 15 đến 30 phút vào buổi trưa để lấy lại năng lượng. Tuy nhiên, đối với những trường bị buồn ngủ, người bệnh tuyệt đối không được tự lái xe, điều khiển các máy móc, thiết bị, trèo cao hoặc làm những việc đòi hỏi sự tập trung.

4. Chán ăn, ăn không ngon miệng

Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng chán ăn, cảm giác ăn không ngon miệng và thường xuyên bỏ bữa. Bệnh nhân có thể bị thay đổi vị giác, trở nên chán ăn, không muốn ăn uống.

Tình trạng này có thể xảy ra ra tác động của triệu chứng buồn nôn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị kích thích dạ dày khiến cho miệng có cảm giác chua, khô miệng, chướng bụng. Khi hiện tượng này kéo dài và không được khắc phục tốt sẽ khiến người bệnh bị sụt cân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.

5. Mất ngủ

Ngoài tác dụng phụ gây buồn ngủ vào ban ngày thì người bệnh còn khiến cho người bệnh mất ngủ kéo dài. Trong một số loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng kích thích thần kinh sẽ tạo cho bệnh nhân cảm giác hưng phấn, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, từ đó gây nên tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

uống thuốc chống trầm cảm có hại không
Mất ngủ có thể là tác dụng phụ của thuốc nhưng cũng là triệu chứng thường gặp ở người bệnh trầm cảm

Tình trạng mất ngủ có thể xảy ra khi tác dụng của thuốc kéo dài đến đêm hoặc người bệnh uống thuốc không đúng thời điểm. Hơn thế, việc sử dụng rượu bia, các chất kích thích trong quá trình điều trị cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để khắc phục triệu chứng này, người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, có thể vận động, thư giãn nhẹ trước khi ngủ.

6.  Tăng cân

Trong một số trường hợp, người bệnh nhận thấy bản thân tăng cân đáng kể so với trước khi dùng thuốc 6 tháng. Các chuyên gia cho biết, đa số các loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng phụ khiến cho người bệnh chán ăn. Tuy nhiên, một ít trường hợp sẽ tạo cảm giác ngon miệng, khiến bệnh nhân ăn uống quá mức.

Tình trạng tăng cân có thể xuất hiện tự nhiên, bởi khi người bệnh cảm thấy vui vẻ, thoải mái, các triệu chứng trầm cảm dần thuyên giảm thì việc ăn uống sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là do sự tích nước bên trong cơ thể, dẫn đến sự tăng cân ảo.

Nếu muốn kiểm soát cân nặng hoặc giảm cân hiệu quả, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp khoa học như ăn uống đúng cách, thường xuyên vận động, tập luyện thể dục. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc giảm cân hoặc phương pháp cải thiện cân nặng cấp tốc. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

7. Khô miệng

Không chỉ riêng các loại thuốc chống trầm cảm mà hầu hết những loại thuốc tây đều có thể gây nên cảm giác khô miệng ở người dùng. Để giải thích cho hiện tượng này, các chuyên gia cũng đã nói về cơ chế hoạt động của thuốc. Một số loại thuốc có thể làm giảm receptor đến não, vì thế cơ thể sẽ dần giảm tiết dịch bao gồm cả nước bọt. Nếu tình trạng này liên tục xảy ra sẽ khiến làm thiếu hụt lượng enzym trong miệng, từ đó dẫn đến các triệu chứng như hôi miệng, nứt nẻ môi, sâu răng, suy giảm khả năng tiêu hóa,….

Tác hại của thuốc chống trầm cảm
Một số thuốc chống trầm cảm có thể gây nên tình trạng khô miệng, nứt nẻ môi

Đối với triệu chứng này, người bệnh có thể dễ dàng cải thiện bằng cách uống thật nhiều nước mỗi ngày. Tốt nhất là nên đảm bảo uống trên 2 đến 2,5 lít nước hoặc có thể sử dụng kèm với những loại nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên uống một lượng nước lớn trong 1 lần mà hãy chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày. Nếu môi bị khô bạn cũng có thể sử dụng một ít dưỡng môi để cải thiện tình trạng này.

Amitriptyline, desipramine, mirtazapin, bupropion, doxepin, imipramine, trazodone, …là những loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác hại này.

8. Thay đổi cảm xúc

Trong thời gian điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm, bệnh nhân có thể bị kích động, thay đổi cảm xúc đột ngột. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái hưng phấn, vui vẻ, kích động thái quá ngay khi sử dụng thuốc. Thế nhưng khi uống thuốc trong thời gian dài, tâm trạng có thể chuyển sang trạng thái lo lắng, căng thẳng.

Một số người bệnh còn cho biết rằng, việc sử dụng thuốc làm cho họ luôn trong trạng thái lưng lửng, không quá buồn cũng không quá vui. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhận thấy khoảng 60% các đối tượng sử dụng thuốc chống trầm cảm có biểu hiện tê liệt về cảm xúc và khoảng 52% các trường hợp bệnh nhân có cảm giác không thể kiểm soát tâm tư và dường như không còn là chính mình.

9. Rối loạn chức năng tình dục

Trong rất nhiều nghiên cứu đã nhận thấy được mối quan hệ trực tiếp của rối loạn tình dục và bệnh trầm cảm. Điều này có thể liên quan đến quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân. Những loại thuốc chống trầm cảm thường sẽ hoạt động với cơ chế thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh, tình trạng này có thể làm rối loạn các ham muốn tình dục của người bệnh.

uống thuốc trầm cảm có hại không
Rối loạn tình dục và trầm cảm có mối quan hệ trực tiếp với nhau, chủ yếu là do tác động của thuốc điều trị.

Do đó, những người mắc bệnh trầm cảm hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm thường dễ rơi vào tình trạng rối loạn tình dục. Một số triệu chứng thường gặp như mất dần ham muốn, không đạt được khoái cảm, thăng hoa, nam giới có thể bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm hoặc không xuất tinh,…

Những loại thuốc có thể gây ra tác hại này như Nhóm TCA (imipramine, doxepin, desipramine, amitriptyline), nhóm MAOI (isocarboxazid, phenelzine, tranylcypromine…),…

10. Hội chứng serotonin

Trong các loại thuốc chống trầm cảm thường sẽ có sự xuất hiện của hoạt chất serotonin với mục đích tạo cơ hội cho những tế bào não và những tế bào thần kinh khác trao đổi với nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng hoạt chất này trong một thời gian dài hoặc người bệnh lạm dụng quá nhiều, tăng liều lượng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ sẽ làm gia tăng các tác hại không mong muốn.

Một số triệu chứng thường gặp khi bị hội chứng serotonin là lú lẫn, bồn chồn, giảm sự tập trung, dễ kích động, nôn mửa, đau cơ, thay đổi huyết áp,…Những đối tượng sử dụng quá nhiều các hoạt chất này sẽ dễ bị sốt cao, rối loạn nhịp tim, co giật, động kinh, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này mang tính chất rất nguy hiểm, do đó bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

11. Một số tác hại khác của thuốc chống trầm cảm

Ngoài những tác hại của thuốc chống trầm cảm được nêu trên thì các loại thuốc này còn có khả năng gây ra một số triệu chứng sau:

  • Bí tiểu
  • Chóng mặt
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Suy giảm trí nhớ
  • Hạ huyết áp khi thay đổi tư thế

Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên nhanh chóng liên lạc với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cách xử lý tốt nhất. Sau đó, bệnh nhân cũng cần đến thăm khám trực tiếp để xem xét về mức độ nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho bản thân.

Cách phòng tránh những tác hại của thuốc chống trầm cảm

Tùy thuộc vào cơ địa, liều dùng, tình trạng bệnh của mỗi người mà các triệu chứng trên có thể xuất hiện hoặc không. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp để phòng tránh những tác dụng phụ, hạn chế những vấn đề gây hại đến sức khỏe bản thân.

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng.
  • Không được tự ý tăng hoặc giảm liều dùng, không ngưng thuốc đột ngột.
  • Không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc dùng lại đơn thuốc cũ/ đơn thuốc của bệnh nhân khác.
  • Cần trao đổi cụ thể với bác sĩ về những loại thuốc đã hoặc đang sử dụng để hạn chế tình trạng tương tác thuốc.
  • Nên uống thuốc với nước lọc, không nhai hoặc cắn thuốc sẽ làm vỡ cấu trúc của thuốc.
  • Không uống bia rượu, sử dụng thuốc lá, các chất kích thích, chất gây nghiện trong quá trình điều trị.
  • Nên uống thuốc sau khi ăn hoặc dùng thuốc đúng theo thời gian quy định của bác sĩ.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là trước và sau khi uống thuốc để hạn chế tình trạng khô môi, khô miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống với nhiều rau củ quả, những thực phẩm nhiều chất xơ.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, lựa chọn những bộ môn phù hợp với tình trạng sức khỏe. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 30 phút tập luyện cũng giúp tăng hệ miễn dịch và hỗ trợ tốt cho quá trình cải thiện bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tập yoga, ngồi thiền để tâm trạng được ổn định và cân bằng hơn. Thói quen này cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái, tránh làm việc quá sức.
  • Những người thân trong gia đình nên theo dõi quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân. Tốt nhất là nên phát thuốc cho bệnh nhân hàng ngày, tránh để người bệnh tự ý giữ và uống thuốc.
  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú cưng.
  • Xem kỹ hướng dẫn và hạn sử dụng trước khi dùng thuốc.
  • Ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc, người bệnh nên liên lạc ngay với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời.

Các loại thuốc chống trầm cảm có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, đồng thời kết hợp tốt với những biện pháp điều trị khác để bệnh tình được mau chóng cải thiện.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *