10 hậu quả của trầm cảm với bản thân, gia đình và xã hội

Trầm cảm là bệnh lý đến một cách âm thầm, nhưng hậu quả lại phá vỡ cuộc sống của một cách nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, mà nó còn gây ra rối loạn về thể chất, công việc và các mối quan hệ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trầm cảm có thể kéo theo nhiều hệ lụy lớn không thể lường trước.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến, gây ra những thay đổi tiêu cực trong cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Nếu kéo dài nó sẽ khiến người bệnh khó hoàn thành công việc thường ngày, mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích và cảm thấy mình vô dụng. Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề bao gồm tự sát. Do đó, bệnh nhân cần nhận biết sớm các dấu hiệu sau:

trầm cảm là gì
Trầm cảm là rối loạn tâm thần mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe người bệnh

  • Thường khó đi vào giấc ngủ, có lúc lại ngủ quá nhiều
  • Mất hứng thú với các mọi hoạt động, kể cả đã từng rất yêu thích
  • Luôn có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Khó tập trung làm mọi thứ, hay quên chi tiết
  • Thay đổi khẩu vị với biểu hiện chán ăn hoặc thèm ăn quá mức
  • Thường xuyên cảm thấy buồn bã, đầu óc trống rỗng
  • Dễ cáu gắt, khó chịu với những việc nhỏ nhặt
  • Suy nghĩ nhiều về cái chết hoặc có ý định tự tử

Ảnh hưởng của trầm cảm đến sức khỏe tinh thần

Những ảnh hưởng tiêu cực của trầm cảm thường diễn biến phức tạp, âm thầm hủy hoại tinh thần và cuộc sống của người bệnh nếu không được can thiệp kịp thời.

  • Có cảm giác trở nên buồn chán kéo dài, trống rỗng và vô vọng, tăng thêm suy nghĩ tiêu cực
  • Khó ghi nhớ và đưa ra quyết định, đặc biệt là ở người cao tuổi nên ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt hàng ngày
  • Nguy cơ thực hiện hành vi tự hại và tự tử tăng cao khi bị lấn át bởi cảm xúc tiêu cực mà không tìm thấy lối thoát
  • Trẻ em phát triển hành vi đeo bám và phụ thuộc, làm cho mình cảm thấy cô độc và khó hòa nhập với bạn bè, xã hội.
  • Mức năng lượng giảm sút rõ rệt, dễ mệt mỏi, uể oải và có cảm giác không thể tiếp tục hoạt động bình thường
  • Niềm hứng thú với công việc và các hoạt động yêu thích giảm mạnh khiến người bệnh mất đi niềm tin, trở nên mặc cảm
  • Suy nghĩ rối loạn khiến người bệnh mất tập trung, suy giảm trí nhớ, giảm sút kết quả học tập, công việc và suy giảm chất lượng mối quan hệ xã hội
ảnh hưởng của trầm cảm
Năng suất làm việc suy giảm và tinh thần trì trệ bởi bệnh trầm cảm

Tác hại của trầm cảm đến sức khỏe thể chất

Trầm cảm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất qua nhiều cách, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:

  • Rối loạn ăn uống: Bệnh nhân chán ăn, biếng ăn khiến cơ thể thiếu dưỡng chất gây suy nhược. Ngược lại, có người ăn nhiều để cải thiện cảm xúc dẫn đến thừa cân.
  • Rối loạn giấc ngủ: Trầm cảm gây rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Suy yếu hệ miễn dịch: Trầm cảm làm giảm khả năng chống lại bệnh tật, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm và nặng hơn tình trạng viêm của các bệnh lý hiện có.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Khi đó người bệnh khó kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Viêm khớp dạng thấp, loãng xương: Tình trạng viêm và cơn đau của viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng. Đồng thời, làm giảm khả năng hấp thụ canxi gây loãng xương, đặc biệt ở người lớn tuổi.
  • Đau nửa đầu: Chứng đau nửa đầu xuất hiện, làm giảm khả năng chịu đau của người bệnh.
  • Rối loạn thần kinh: Bệnh lý kéo dài ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương, gây mất trí nhớ, giảm chú ý và khó điều hòa cảm xúc.
  • Hệ tiêu hóa: Người bệnh dễ bị rối loạn tiêu hóa, gây đầy hơi, táo bón, tiêu chảy và có nguy cơ mắc các bệnh dạ dày như viêm loét.
  • Bệnh tim: Căng thẳng kéo dài do trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao và nhồi máu cơ tim.
  • Giảm ham muốn tình dục: Bệnh nhân mất hứng thú với tình dục và việc sử dụng thuốc chống trầm cảm làm rối loạn chức năng tình dục.
hậu quả của trầm cảm
Những cơn đau dạ dày xuất hiện do trầm cảm gây ra

Trầm cảm và rối loạn giấc ngủ

Trầm cảm gây ra tình trạng mất ngủ do tư duy tiêu cực và lo lắng ở người bệnh. Bệnh nhân trăn trở, tự đặt ra câu hỏi tiêu cực về bản thân cũng như tương lai, đặc biệt là vào ban đêm. Chúng tạo ra sự lo âu, làm cho tâm trí không thể thư giãn khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ.

Bên cạnh đó, trầm cảm còn gây ra thay đổi về hormone corticosteroid và serotonin, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ giấc ngủ. Nếu cơ thể không điều chỉnh được các hormone này, người bệnh sẽ khó duy trì giấc ngủ, hay thức dậy giữa đêm hoặc tỉnh dậy quá sớm. Hoạt động não bộ cũng tăng cao hơn bình thường khiến giấc ngủ không sâu, thiếu nghỉ ngơi đầy đủ.

Thói quen và lối sống của người bệnh như thức khuya, không ngủ đúng giờ, ngủ không đúng nhịp sinh học cũng gây ra mất ngủ. Thêm vào đó, một số loại thuốc điều trị trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ làm rối loạn giấc ngủ, cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại tỉnh táo vào ban đêm.

Hậu quả của trầm cảm đối với hành vi và cảm xúc

Căn bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc rất nhiều bởi khi rơi vào tình trạng này, nhiều người cảm thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa. Nỗi đau không chỉ hiện hữu trong tâm trí mà còn thể hiện ra bên ngoài qua hành vi như sau:

  • Cảm giác buồn bã và mất hứng thú kéo dài khiến cuộc sống trở nên nặng nề
  • Rút lui khỏi các mối quan hệ xã hội và tránh tiếp xúc với người khác
  • Tâm trạng thất thường, dễ nổi cáu và khó chịu với những điều nhỏ nhặt
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, thường xuyên thức dậy giữa đêm
  • Thay đổi thói quen ăn uống, dẫn đến tăng hoặc giảm cân đột ngột
  • Nghĩ về cái chết và có những ý tưởng tự tử
  • Cảm giác vô dụng và tội lỗi thường xuyên xuất hiện trong tâm trí
  • Suy nghĩ tiêu cực, luôn nhìn nhận mọi thứ theo hướng bi quan
  • Khó để mà tập trung vào công việc, học tập
  • Lạm dụng rượu và ma túy để tìm kiếm sự giải thoát tạm thời khỏi nỗi buồn

Trầm cảm và nguy cơ tự tử

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở Việt Nam ước tính con số tử vong do tự sát lên tới gần 5.000 người. Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các hành vi tự sát, đặc biệt trong độ tuổi 15 – 29.

hệ lụy của trầm cảm
Nguy cơ tự sát ở người bệnh trầm cảm luôn cao do cảm thấy bế tắc

Hầu hết bệnh nhân trầm cảm hay nghĩ đến cái chết và cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa. Tuy suy nghĩ này ban đầu chỉ là lo sợ về bệnh tật, nhưng dần trở thành niềm tin rằng cái chết sẽ giải thoát mình khỏi đau khổ. Đáng buồn là có người còn cho rằng việc ra đi sẽ giúp mọi người cảm thấy nhẹ nhàng hơn nên thực hiện ý định đó.

Nguy cơ tự tử tăng khi không thể thoát khỏi cảm giác bế tắc trong cuộc sống. Vì vậy, người bệnh dành nhiều thời gian suy ngẫm và lập kế hoạch chi tiết cho việc tự sát. Từ việc chuẩn bị vật dụng, chọn thời gian và địa điểm, bệnh nhân muốn hành động của mình diễn ra một cách “thành công” nhất. Điều này khiến gia đình, bạn bè khó lòng nhận ra dấu hiệu để ngăn chặn kịp thời.

Không phải lúc nào cũng có thể dự đoán được người mắc trầm cảm sẽ tự sát hay không, vì ý nghĩ đó có thể ập đến bất chợt hoặc trở lại nhiều lần trong tuần. Có trường hợp người bệnh suy nghĩ kỹ trước khi hành động, nhưng cũng có khi ý định xuất hiện trong vài phút.

Ảnh hưởng của trầm cảm đến công việc và học tập

Một trong những ảnh hưởng của trầm cảm phải kể đến khía cạnh công việc và học tập. Bệnh nhân lúc này thường:

  • Khó tập trung, thậm chí mất trí tuệ
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và mất hứng thú với nhiệm vụ hàng ngày
  • Khó hoàn thành công việc, bài tập do suy nghĩ tiêu cực
  • Khó hoàn thành công việc khiến bản thân luôn cảm thấy áp lực
  • Giảm năng suất làm việc do không thể tập trung vào nhiệm vụ
  • Mối quan hệ với đồng nghiệp trở nên tồi tệ, cảm thấy mình bị cô lập và tự cô lập
  • Cảm giác mệt mỏi triền miên khiến nhiều người phải nghỉ làm thường xuyên
  • Kết quả học tập suy giảm, không còn động lực để tham gia vào các hoạt động học tập

Hậu quả của trầm cảm đối với quan hệ xã hội

Trầm cảm có thể khiến người bệnh trở nên khép kín và dần tách biệt khỏi xã hội. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, khó giao tiếp với bạn bè là nguyên nhân khiến các em có hành vi đeo bám, phụ thuộc vào người thân. Nếu không được can thiệp, bé sẽ tự cô lập, khó hòa nhập với môi trường xung quanh, làm suy giảm khả năng phát triển và kéo theo nhiều hệ quả về tâm lý.

trầm cảm và hậu quả
Trẻ em tự cô lập mình khỏi mối quan hệ xã hội khi mắc trầm cảm

Ở người trưởng thành, rối loạn này gây mất hứng thú khi phải duy trì các mối quan hệ xã hội, làm bản thân trở nên thu mình và ngại giao tiếp. Tâm lý cô lập và tự nhốt mình trong thế giới riêng khiến người bệnh mất đi sự kết nối với mọi người.

Hơn nữa, khả năng hiểu và phản hồi ngôn ngữ cơ thể giảm cùng việc khó kiểm soát cảm xúc tiêu cực khiến bệnh nhân gặp nhiều hiểu lầm trong giao tiếp nên mối quan hệ bị rạn nứt. Chúng vừa tác động đến sức khỏe tinh thần vừa làm cho người mắc ngày càng lún sâu vào tình trạng trầm cảm.

Trầm cảm và các ảnh hưởng đến đời sống gia đình

Khi trong nhà có người mắc trầm cảm, các thành viên thấy rằng mình phải chăm sóc, nỗ lực để giúp người thân vượt qua trầm cảm. Nhưng khi nỗ lực đó không mang lại kết quả ngay lập tức sẽ dễ rơi vào thất vọng, bất lực.

Ngoài ra, trạng thái mệt mỏi từ trách nhiệm chăm sóc còn khiến các thành viên thấy áp lực gây kiệt sức, đặc biệt khi không có ai cùng san sẻ gánh nặng. Họ cũng phải đối mặt với nỗi sợ hãi và cảm giác tội lỗi bởi nghĩ rằng mình đã góp phần gây ra bệnh trầm cảm của người thân, dù thực tế nguyên nhân bệnh rất phức tạp.

Đồng thời nó còn ảnh hưởng như sau:

  • Mối quan hệ trong gia đình dễ trở nên căng thẳng do xung đột giữa các thành viên
  • Trẻ em trong gia đình có thể chịu tổn thương tâm lý khi chứng kiến cha mẹ, người thân mắc trầm cảm.
  • Gia đình phải đối mặt với gánh nặng tài chính do chi phí điều trị và giảm thu nhập của người mắc bệnh.
  • Không khí gia đình trở nên u ám, thiếu sự lạc quan gây giảm chất lượng sống
  • Sự cô lập xã hội diễn ra khi người bệnh và gia đình dần xa lánh các mối quan hệ bên ngoài.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần khác ở các thành viên trong gia đình
  • Người chăm sóc bỏ qua nhu cầu cá nhân, không có thời gian chăm sóc bản thân dẫn đến suy nhược
tác hại của trầm cảm
Mâu thuẫn trong gia đình tăng lên khi có thành viên mắc trầm cảm không được thấu hiểu

Đối với những người chăm sóc không có sự giúp đỡ, ít tham gia các hoạt động xã hội sẽ thấy cô đơn và bị cô lập. Sự cô lập này làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm lý vì không có cơ hội chia sẻ, giải tỏa cảm xúc từ những người xung quanh.

Tác động và hậu quả kinh tế của trầm cảm

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2011), tổn thất từ bệnh tâm thần trong đó có trầm cảm đến từ việc giảm năng suất lao động và tổn hao thu nhập do nghỉ việc, nghỉ hưu sớm. Gánh nặng kinh tế từ bệnh này tiếp tục tăng gây ảnh hưởng nặng nề đến cá nhân, doanh nghiệp và cả xã hội.

  • Nhiều người phải nghỉ việc thường xuyên do trầm cảm, làm giảm đáng kể năng suất lao động và tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp khi thiếu hụt nhân lực.
  • Bệnh nhân buộc phải thay đổi công việc, nghỉ hưu sớm gây thiệt hại không chỉ cho cá nhân mà còn cho các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Chi phí cho việc điều trị trầm cảm từ chẩn đoán đến liệu pháp tâm lý thường rất cao, đặc biệt người có thu nhập thấp sẽ khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Do giảm năng suất và phải nghỉ việc thường xuyên, người bệnh có thu nhập thấp hơn, kéo theo sự sụt giảm trong đóng góp thuế thu nhập và bảo hiểm xã hội.
  • Người mắc bệnh giảm tiêu dùng, ít tham gia các hoạt động mua sắm và giải trí nên ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành dịch vụ và sản xuất trong nền kinh tế.

Trầm cảm và các bệnh lý liên quan khác

Những người mắc trầm cảm có nguy cơ cao đồng thời gặp phải các rối loạn tâm lý liên quan làm tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn.

  • Trầm cảm và rối loạn lưỡng cực đi kèm với nhau khi người bệnh trải qua từng đợt thay đổi tâm trạng từ vui mừng tột độ đến buồn bã kéo dài.
  • Người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) có nguy cơ cao đồng thời bị trầm cảm.
  • Rối loạn ăn uống là bệnh lý phổ biến mà người bị trầm cảm gặp phải, ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe tổng thể.
  • Trầm cảm sau khi trải qua những sự kiện tiêu cực, đau buồn hay đi cùng với rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
  • Việc lạm dụng chất như rượu, ma túy là cách mà một số người mắc trầm cảm sử dụng để tự điều trị, dẫn đến các rối loạn nghiện ngập.
trầm cảm gây hậu quả gì
Rối loạn lưỡng cực thường xuất hiện và đi kèm với trầm cảm

Hậu quả lâu dài của trầm cảm không được điều trị

Trầm cảm là trạng thái tâm lý dẫn đến nhiều hậu quả lâu dài nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Tình trạng này thực sự đáng báo động và việc chữa bệnh sớm có thể ngăn chặn hệ lụy nặng nề trong tương lai.

  • Nguy cơ tự tử gia tăng khiến nhiều người có ý định tự làm hại bản thân
  • Các bệnh tâm thần khác có thể phát triển như rối loạn lo âu và rối loạn lưỡng cực
  • Chất lượng cuộc sống suy giảm khi người bệnh luôn cảm thấy buồn bã và mất hứng thú
  • Tăng khả năng mắc các bệnh lý nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ, rối loạn tiêu hóa,…
  • Gia đình có thể tan vỡ do căng thẳng và mâu thuẫn.
  • Nguy cơ giảm sút hiệu suất công việc và thành tích học tập nghiêm trọng
  • Trầm cảm kéo dài sẽ trở thành căn bệnh mãn tính, khó điều trị hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống lâu dài

Dù hậu quả của trầm cảm có thể rất nghiêm trọng, nhưng việc nhận ra và hành động kịp thời sẽ giúp mọi người bảo vệ được sức khỏe tinh thần của mình. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần, vì cơ thể bạn xứng đáng được chăm sóc và quan tâm nhiều hơn.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • umcclinic.com.vn, ykhoavanhanh.vn, benhvientamthanbacgiang.com,…
Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *