12 điều Chồng cần làm giúp Vợ vượt qua trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là tình trạng đang xảy ra ngày càng phổ biến gây ra nhiều mối nguy hại cho chị em phụ nữ. Đấng mày râu cần nắm rõ vấn đề “Chồng cần làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh”. Từ đó giúp vợ mình vượt qua áp lực tinh thần, luôn suy nghĩ tích cực để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh? 12 cách chồng giúp vợ
Trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression) là hội chứng rối loạn cảm xúc xảy ra phổ biến ở phụ nữ sau thời gian sinh nở. Số liệu thống kê ghi nhận, có khoảng 10 – 20% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh với các biểu hiện khác nhau. Triệu chứng đặc trưng nhất là khí sắc trầm buồn, chán nản, ủ rũ, thường xuyên bị mệt mỏi và luôn suy nghĩ tiêu cực, bi quan.
Mặc dù trầm cảm sau sinh là một bệnh tâm thần cần sự trợ giúp y tế từ chuyên gia nhưng là một người chồng, bạn cần hiểu rõ vai trò của mình với quá trình điều trị của vợ. Bạn cần là bờ vai vững chắc cho vợ dựa vào để hỗ trợ về mặt tinh thần.
Trầm cảm sau sinh có thể khiến cho vợ bạn có vô số cảm xúc bất thường, bao gồm cả sự phẫn nộ và giận dữ. Đôi khi sự hung hăng đó có thể hướng về phía bạn hoặc vợ bạn cũng có thể đẩy bạn ra xa. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rõ vai trò của mình và luôn đồng hành cùng cô ấy.
Chồng cần làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh là vấn đề đang được rất nhiều đấng mày râu quan tâm. Bởi trên thực tế, rất nhiều nam giới còn hoang mang và không biết nên làm gì khi vợ gặp phải rối loạn cảm xúc này sau khi sinh nở.
Dưới đây là 12 vấn đề người chồng cần lưu ý khi vợ có biểu hiện bị trầm cảm sau sinh:
1. Tuyệt đối không được cáu giận với vợ
Phụ nữ sau sinh bị trầm cảm thường suy nghĩ tiêu cực, hay nổi cơn thịnh nộ và trở nên khó chịu với những người xung quanh. Điều này đôi khi khiến họ bị cô lập bởi bất cứ ai cũng quan ngại việc bị lây lan cảm xúc xấu.
Việc phải ở bên một người dễ xúc động và kích thích chưa bao giờ là điều dễ dàng với bất cứ ai. Nhất là với đàn ông, đôi khi họ không biết phải làm gì khi đối diện với vợ mình. Không ít người còn cảm thấy bất lực và cáu giận ngược trở lại người vợ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, người chồng cần hết sức bình tình và phải cố gắng nói chuyện nhẹ nhàng với vợ. Đôi khi cô ấy có thể khiến bạn cảm thấy ức chế và mệt mỏi nhưng chính bạn hãy biết kiểm soát cảm xúc của mình.
Việc bạn cáu giận hay tỏ ra khó chịu lúc này sẽ khiến cho tình trạng của vợ trở nên trầm trọng thêm. Bởi cô ấy sẽ cho rằng bạn không thấu hiệu và không còn yêu thương cô ấy nữa.
2. Lắng nghe và thấu hiểu
Như đã phân tích, bản thân phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường rất dễ kích động. Nhiều chị em còn gào khóc và lên cơn thịnh nộ ngay cả khi người chồng đang cố gắng bình tĩnh chia sẻ. Điều này có thể khiến cho người chồng cảm thấy bị tổn thương và bất lực không biết phải làm gì.
Đàn ông luôn có cái tôi và sự tự trọng cao. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn nên gạt cái tôi của mình qua một bên. Đừng chấp nhặt hay tỏ ra khó chịu với cô ấy. Bởi lúc cô ấy cáu giận nhất cũng là lúc mà chính bản thân cô ấy cũng đang bất lực nhất và không biết phải giải tỏa như thế nào.
Thay vì tranh cãi với vợ mình thì bạn nên im lặng lắng nghe và cố gắng chịu đựng. Hãy cho cô ấy hiểu rằng cho dù bất cứ điều gì xảy ra thì bạn sẽ luôn là người ở bên. Luôn lắng nghe và thấu hiểu cho nỗi lòng của cô ấy.
Việc trút bỏ được bực tức trong lòng sẽ khiến cho vợ bạn được thoải mái hơn. Điều này khiến họ không còn ôm mãi sự tuyệt vọng và khó chịu. Cô ấy sẽ dần lấy lại được bình tĩnh, giảm tải áp lực và hạn chế các suy nghĩ tiêu cực.
3. Chia sẻ việc chăm sóc con cái
Mang thai và sinh nở là những giai đoạn mà chị em phụ nữ phải hi sinh rất nhiều. Từ công việc, tuổi trẻ đến vóc dáng bên ngoài. Khi sinh con thậm chí thời gian chăm con còn khiến cho họ thiếu ngủ, suy kiệt sức lực.
Nếu được hỏi “Nên làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh” thì hầu hết các chuyên gia đều gợi ý rằng bạn nên chia sẻ việc chăm sóc con cái với cô ấy. Bởi đây dường như là áp lực lớn nhất mà vợ bạn đang phải trải qua.
Là một người chồng có trách nhiệm, luôn yêu thương vợ thì bạn cần sắp xếp thời gian để cùng vợ chăm con. Bạn nên tranh thủ bế con, tắm cho con, cho con ăn, ru con ngủ bất cứ khi nào có thể.
Có thể áp lực công việc hay những lo lắng về cơm áo gạo tiền cũng khiến bạn mệt mỏi không kém nhưng đừng vì thế mà bỏ bê gia đình. Hãy cố gắng chia sẻ việc chăm sóc con với vợ mình. Điều này sẽ giúp cho cô ấy có thêm động lực để vượt qua tình trạng trầm cảm sau sinh.
4. Chủ động làm việc nhà phụ vợ
Áp lực từ việc chăm con cộng thêm với áp lực quán xuyến gia đình khiến cho tình trạng trầm cảm sau sinh ở nhiều mẹ bỉm trở nên tồi tệ hơn. Điều mà một người chồng nên làm lúc này là giúp vợ mình giảm bớt gánh nặng.
Bạn nên chủ động giúp vợ làm việc nhà. Có thể nhờ vợ lập danh sách những việc nên làm hằng ngày để tiện hỗ trợ cho cô ấy. Đừng ngần ngại chủ động làm việc nhà phụ vợ bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh.
5. Luôn ở bên khi vợ của bạn cần
Khi vợ sinh con, người chồng thường phải có thêm rất nhiều áp lực. Nhất là những áp lực về tài chính. Điều này có thể khiến cho bạn lao vào công việc nhiều nhất có thể để kiếm được nhiều tiền hơn. Tất nhiên điều này rất quan trọng nhưng bạn hãy cố gắng ở bên cạnh vợ nhiều nhất có thể.
Bạn có thể xin phép đi muộn một vài ngày trong tuần để có nhiều thời gian cho gia đình hơn. Bạn cũng nên sẵn sàng thức dậy vào lúc nửa đêm với bé yêu thay cho vợ. Nếu việc giải quyết công việc ở nhà hoàn toàn khả thi thì bạn cũng nên nghĩ đến điều này.
Rất nhiều chị em bị trầm cảm sau sinh phải trải qua cảm giác cô đơn. Chỉ cần có người ở bên là đã mang lại sự giúp ích dồi dào. Là một người chồng có trách nhiệm, bạn đừng để cô ấy phải một mình khi bản thân bạn hoàn toàn có thể sắp xếp thời gian để kề cạnh.
6. Sắp xếp cho vợ về nhà ngoại
Khảo sát cho thấy, đa số phụ nữ sau sinh đều có nhu cầu được về nhà mẹ đẻ. Bởi đây là nơi luôn cho họ sự thoải mái và an tâm. Và mẹ đẻ cũng chính là người luôn thấu hiệu và có thể chịu đựng mọi sự khó chịu của họ.
Mặc dù không phải tất cả nhưng trên thực tế có không ít chị em bị trầm cảm sau sinh do áp lực từ phía nhà chồng. Nhất là mâu thuẫn trong vấn đề chăm sóc em bé. Hoặc có thể bị đem ra chê bai, so sánh với những người mẹ khác.
Để giải tỏa tâm lý cho vợ mình, bạn nên xem xét việc đưa vợ về nhà ngoại một thời gian để giúp vợ ổn định tâm lý. Đặc biệt là khi bạn quá bận rộn với công việc và không thể dành nhiều thời gian cho vợ con.
7. Dành thời gian riêng cho vợ
Phụ nữ sau sinh thường không có thời gian riêng cho mình. Nguyên nhân rất dễ hiểu là họ phải dành quá nhiều thì giờ cho việc chăm con và giải quyết việc nhà. Họ không thể sắp xếp tụ tập bạn bè hay dành thời gian làm đẹp cho bản thân. Điều này khiến họ mệt mỏi, stress và dẫn tới trầm cảm sau sinh.
Là một người chồng có trách nhiệm, bạn cần dành thời gian riêng cho vợ. Hãy động viên cô ấy thực hiện các nhu cầu cá nhân. Bạn có thể trông con và phụ giúp việc nhà để cô ấy đi mua sắm, chăm sóc sắc đẹp hay tụ tập bạn bè.
Việc có thời gian riêng để giải quyết nhu cầu cá nhân sẽ giúp cho cô ấy thoải mái và thư giãn hơn. Từ đó dễ lấy lại sự cân bằng cảm xúc và giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực.
Hãy dành ít nhất 1 ngày mỗi tuần để vợ bạn có không gian riêng. Đừng để cô ấ phải lo lắng về việc cho con ăn, nấu ăn hay dọn dẹp nhà cửa trong ngày này. Điều này sẽ mang đến cải thiện tinh thần đáng kể cho những bị em bị trầm cảm sau sinh.
8. Chăm sóc bữa ăn của vợ
Chồng nên làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh? Hãy chăm sóc bữa ăn hàng ngày cho cô ấy. Bởi thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp vợ bạn cải thiện cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, trong lúc phải chăm sóc em bé thì đa phần người mẹ không thể ăn đúng giờ và đủ bữa. Bạn có thể giúp vợ mình bằng cách chăm sóc bữa ăn cho cô ấy. Cụ thể như hỏi cô ấy thích món gì và bạn chủ động vào bếp nấu nướng.
Hoặc bạn cũng có thể mua đồ ăn nhẹ và thức uống tốt cho sức khỏe và để sẵn ở nhà cho vợ. Ngoài ra nên chủ động nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng phù hợp với phụ nữ sau sinh.
9. Giúp vợ ngủ đủ giấc
Nếu vợ bị trầm cảm sau sinh, thì chồng nên sắp xếp thời gian trông con mỗi đêm, để giúp cô ấy có thể ngủ ngon. Thiếu ngủ là vấn đề ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe tinh thần và thể chất của phụ nữ sau sinh. Do đó, chồng cần lưu ý hàng đầu tới việc này.
Hãy dành thời gian chăm sóc em bé nhiều hơn để vợ bạn được ngủ. Ngoài ra, bạn nên khuyên cô ấy tranh thủ chợp mắt ngủ cùng em bé. Đừng quá chú tâm đến việc nhà hay các công việc khác. Bạn luôn sẵn sàng phụ giúp để cô ấy có nhiều thời gian ngủ hơn.
10. Thường xuyên rủ vợ đi ra ngoài
Suốt ngày xoay quanh việc nhà và tã bỉm khiến cho nhiều chị em cảm thấy chán ngán. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bị em hình thành suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến trầm cảm hay rối loạn lo âu.
Thỉnh thoảng, bạn có thể chủ động rủ vợ đi ra ngoài. Có thể là đi dạo, tập thể dục, đi ăn hay la cà ở các quán cà phê vào cuối tuần. Trường hợp con còn quá nhỏ thì bạn nên gửi cho ông bà để hai vợ chồng có không gian riêng.
Đặc biệt, tâm lý của phụ nữ sau sinh bị trầm cảm rất dễ tủi thân. Nhiều chị em còn lo sợ chồng ngoại tình hay không quan tâm tới mình. Khi rủ vợ ra ngoài thì bạn nên tâm sự và chia sẻ với cô ấy. Đồng thời thể hiện cho cô ấy thấy rằng bạn luôn yêu thương và luôn muốn dành thời gian cho cô ấy.
11. Cho vợ bạn thấy rằng cô ấy là một người mẹ tốt
Đây là một câu trả lời tuyệt vời khi đề cập đến vấn đề “Làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh”. Bởi một trong những suy nghĩ phổ biến nhất của các bà mẹ đang trải qua chứng trầm cảm sau sinh là họ không phải một người mẹ tốt.
Cô ấy luôn suy nghĩ bản thân không có đủ khả năng hay đang thất bại trong việc chăm sóc con cái. Cách tốt nhất mà một người chồng nên làm lúc này là trấn an cô ấy rằng đây hoàn toàn không phải là suy nghĩ đúng đắn.
Đừng chỉ dừng lại ở việc nói “cô ấy là một người mẹ tốt”. Bạn cần chỉ ra điều mà cô ấy đang làm từng giờ từng phút cho con cái và gia đình tuyệt vời như thế nào.
Bạn cần cho cô ấy thấy được những ví dụ cụ thể. Điển hình như cô ấy đã cố gắng và kiên trì ra sao ngay cả khi mọi thứ trở nên khó khăn nhất. Hãy nêu bật những cách mà cô ấy đã hy sinh để giúp cho con yêu khỏe mạnh.
12. Khuyến khích vợ nói chuyện với bác sĩ
Các chuyên gia khuyến cáo, cách tốt nhất để một người bị trầm cảm sau sinh khỏi bệnh là nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ trị liệu hay bác sĩ tâm thần. Là một người chồng, bạn có thể đưa vợ mình đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Quá trình điều trị diễn ra càng sớm thì hiệu quả nhận được sẽ càng khả quan.
Trường hợp vợ bạn vẫn còn e ngại thì bạn nên động viên bằng cách nói “chúng ta hãy cùng nhau nói chuyện với bác sĩ”. Bạn có thể tham gia cùng cô ấy trong nhiều buổi hẹn tiếp theo với bác sĩ. Cảm thấy được chồng và gia đình ủng hộ là một phần quan trọng để bà mẹ mới sinh trở nên tốt hơn.
Bài viết đã làm rõ vấn đề “Chồng cần làm gì khi vợ bị trầm cảm sau sinh”. Điều quan trọng nhất vẫn là bạn hãy luôn ở bên cạnh cô ấy, lắng nghe và thấu hiểu. Đồng thời động viên vợ đi thăm khám bác sĩ và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế các tình huống rủi ro phát sinh.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!