Trầm cảm vì áp lực nợ nần và cách vượt qua

4.3/5 - (82 bình chọn)

Trầm cảm vì áp lực nợ nần ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, áp lực lớn cộng với tác động của trầm cảm có thể dẫn đến những hành vi lệch chuẩn hay nghiêm trọng hơn là tự hại, tự sát. 

Trầm cảm vì áp lực nợ nần
Áp lực nợ nần là nguyên nhân dẫn đến một loạt các vấn đề tâm lý như stress, trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Mối liên hệ giữa áp lực nợ nần và trầm cảm

Kinh tế xã hội phát triển mang đến nhiều cơ hội cho người trẻ. Nếu biết nắm bắt và có đầu óc nhạy bén, không ít người đạt được thành tựu và có chỗ đứng vững chắc khi còn rất trẻ. Tuy nhiên, việc dễ dàng sở hữu một số tiền lớn thông qua kêu gọi vốn và nợ tín dụng khiến không ít người phải đối mặt với áp lực nợ nần.

Ngoài ra, nhiều người trẻ quen lối sống sung túc, đủ đầy nên không ngại nợ tín dụng để sở hữu cho mình những món đồ yêu thích. Cùng với sự phát triển vượt bậc của các lĩnh vực điện tử, thời trang, giải trí,… nhiều người trẻ chìm đắm trong những thú vui này mà quên mất việc phải tiết kiệm cho tương lai. Hậu quả là không có tiền tiết kiệm để sử dụng khi cấp bách hay nặng nề hơn là những khoản nợ khổng lồ vượt quá khả năng chi trả.

Áp lực nợ nần không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn là nguyên nhân của nhiều vấn đề tâm lý, tâm thần – bao gồm cả trầm cảm. Khi phải đối mặt với nợ nần, khó tránh khỏi tâm trạng bất an, lo lắng, sợ hãi, chán nản, bi quan và tuyệt vọng. Về lâu dài, những cảm xúc này sẽ trở nên sâu sắc hơn khiến bản thân mất đi năng lượng tích cực và chán chường với mọi thứ xung quanh.

Trước tiên, những cảm xúc tiêu cực do áp lực nợ nần sẽ nhấn chìm sự lạc quan, vui vẻ, hứng thú và phấn khích. Sau một thời gian dài chán nản và bi quan, không ít người giải tỏa bản thân bằng cách dùng rượu bia, thuốc lá và chất gây nghiện. Ngoài ra, khi chán nản, rất ít người có thể duy trì được lối sống khoa học, từ đó dẫn đến suy nhược và mệt mỏi kéo dài. Những yếu tố này kết hợp gây ra trầm cảm và những vấn đề tâm lý thường gặp khác như rối loạn lo âu, stress mãn tính, suy nhược thần kinh,…

Bên cạnh đó, áp lực nợ nần cũng đã được chứng minh có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe thể chất như cao huyết áp, bệnh lý tim mạch, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiền đình và suy nhược cơ thể. Trong trạng thái bất ổn về tinh thần và thể chất không khỏe mạnh, một số người có thể thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật mà không nghĩ đến hậu quả. Ước tính, khoảng 45% người phải đối mặt với nợ nần có những hành vi lệch chuẩn bị trộm cắp, lừa dối, kinh doanh phi pháp, lừa đảo,…

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Trầm cảm do áp lực nợ nần có triệu chứng tương tự trầm cảm do những nguyên nhân khác. Để cải thiện những bất ổn về tâm lý, bản thân bạn cần khắc phục từ nguyên nhân và tìm được chỗ dựa tinh thần vững chắc.

Nếu đang gặp phải trầm cảm do áp lực nợ nần, bạn có thể vượt qua bằng một số biện pháp sau:

1. Chia sẻ thẳng thắn với gia đình

Khi phải đối mặt với khoản nợ lớn, khó có ai giữ được bình tĩnh và lạc quan. Tuy nhiên, để tránh những hành vi đáng tiếc khi quá tuyệt vọng, bạn nên chia sẻ thẳng thắn với gia đình về vấn đề mà mình phải đối mặt. Nếu không tiện nói với người thân, có thể tìm đến bạn bè hoặc đồng nghiệp thân thiết.

Trầm cảm vì áp lực nợ nần
Nên chia sẻ trực tiếp với gia đình nếu đang phải đối mặt với trầm cảm vì áp lực nợ nần

Khi chia sẻ với những người xung quanh, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và được trấn an từ những lời khuyên hữu ích. Ngoài ra, người thân cũng có thể hỗ trợ bạn một khoản để trang trải nợ nần.  Quan trọng nhất, người thân và bạn bè sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc để bạn có lý do tiếp tục cố gắng. Trong khi đó, nếu tự mình đối mặt, cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến những hành vi nông nổi và lệch chuẩn.

2. Đánh giá tài chính và tìm hướng giải quyết

Sau khi đã ổn định tinh thần, bạn nên đánh giá lại tài chính của bản thân. Nếu có tài sản như nhà cửa, đất đai, xe cộ và các vật dụng không cần thiết, bạn có thể bán để lấy tiền trang trải nợ nần và chi trả cho những chi phí cần thiết hơn.

Với khoản nợ còn lại, nên xem xét các hướng giải quyết như vay nợ từ bạn bè, người thân hoặc có thể vay ngân hàng. Nếu không có đủ điều kiện để vay ngân hàng, nên chủ động nhờ sự giúp đỡ của gia đình. Tránh vay lãi của các tổ chức không đảm bảo vì lãi suất rất cao và đi kèm với rất nhiều rủi ro khác.

3. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

Các khoản chi tiêu như ăn uống, mua sắm, tiền nhà, điện nước,… chiếm phần lớn thu nhập. Do đó, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý để nhanh chóng thanh toán hết nợ nần. Trước tiên, nên xem xét đổi chỗ trọ hoặc có thể sống chung với gia đình để tiết kiệm chi phí.

Sau đó, cắt bỏ tất cả các khoản chi không cần thiết và học cách tiết kiệm điện, nước. Nếu thực hiện nghiêm ngặt, bạn sẽ tiết kiệm thêm một khoản tiền không hề nhỏ. Trong thời gian đầu, việc này có thể khó thực hiện nên cần sự nỗ lực và kiên trì.

Ngoài ra, bạn cũng nên học cách ghi chép chi tiêu hằng ngày và rà soát lại vào cuối tháng. Nếu nhận thấy có những khoản chi không thực sự cần thiết, nên cắt giảm để tiết kiệm tiền nhằm trang trải nợ nần. Dần dần, bạn sẽ học được cách tiết kiệm, quản lý tốt chi tiêu và có thể thanh toán khoản nợ trong thời gian sớm nhất.

4. Làm tốt công việc hiện tại

Nếu đang có việc làm, bạn nên làm tốt công việc hiện tại để có nguồn thu nhập ổn định. Thực tế khi đối mặt với áp lực nợ nần, nhiều người tỏ ra chán chường và bỏ bê công việc – đặc biệt là khi công việc không mang lại thu nhập cao.

Trầm cảm vì áp lực nợ nần
Làm tốt công việc hiện tại sẽ giúp bạn giải quyết chi phí sinh hoạt và trả bớt nợ nần

Tuy nhiên, việc thất nghiệp trong thời điểm này sẽ gia tăng thêm các vấn đề tài chính. Do đó, bạn cần nỗ lực làm tốt công việc để giải quyết cơ bản nợ nần và chi phí sinh hoạt. Với công việc có khả năng thăng tiến, sự cố gắng sẽ giúp bạn gây ấn tượng với cấp trên và có cơ hội sở hữu mức lương cao hơn.

Nếu công việc không có nhiều cơ hội, bạn có thể tìm kiếm thêm các công việc phụ làm ngoài giờ hoặc làm tự do tại nhà. Làm đồng thời nhiều việc sẽ khiến bạn không tránh khỏi tình trạng mệt mỏi và suy nhược. Do đó, nên lựa chọn công việc phụ có cường độ làm việc nhẹ nhàng hơn và thời gian làm việc vừa phải.

5. Không ngừng cải thiện bản thân

Bên cạnh việc tiết kiệm chi tiêu, bạn cần cải thiện bản thân mỗi ngày để nâng cao năng lực chuyên môn và những kỹ năng cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm được các công việc có thu nhập cao hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể học thêm một số kỹ năng mới để tìm thêm công việc phụ.

Tuy nhiên thay vì tiêu tốn chi phí cho các khóa học đắt đỏ, bạn có thể học hỏi thông qua sách, youtube hoặc các hội nhóm. Tại đây, có rất nhiều tài liệu miễn phí bạn có thể nghiên cứu để trau dồi thêm kiến thức. Sau khi đã có những kiến thức nhất định, bạn có thể xem xét đầu tư các khóa học có chi phí vừa phải.

Việc nâng cấp bản thân sẽ giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống và có động lực để vượt qua áp lực nợ nần. Ngoài ra, đây cũng hành trang cần thiết để bạn thăng tiến thuận lợi và tìm kiếm được những công việc tốt hơn.

6. Giữ lối sống lành mạnh

Khi đối mặt với áp lực nợ nần, không phải ai cũng giữ được lối sống lành mạnh. Nhiều người sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện để giải thoát bản thân khỏi áp lực và phiền muộn. Thậm chí, có người tham gia bài bạc với mong muốn sở hữu số tiền lớn để trả nợ. Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn không ít rủi ro và nhiều khả năng bạn sẽ phải đối mặt với khoản nợ khổng lồ.

Trầm cảm vì áp lực nợ nần
Cần ăn uống khoa học và ngủ nghỉ điều độ để nâng đỡ thể chất và tinh thần

Chính vì vậy khi bị trầm cảm do áp lực nợ nần, bạn cần duy trì lối sống khoa học để cải thiện thể chất và nâng đỡ tinh thần. Hơn nữa, thói quen sống lành mạnh cũng giúp bạn hướng đến những suy nghĩ tích cực, gạt bỏ sự bi quan, chán chường và tuyệt vọng.

Trong thời gian này, bạn sẽ phải nỗ lực nhiều để trả hết nợ nần. Tuy nhiên, cần đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng/ ngày và ăn uống đầy đủ. Nếu sức khỏe suy kiệt, tâm lý sẽ trở nên bất ổn và bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc. Vì vậy, hãy nhớ chăm sóc tốt bản thân để có thể đối mặt và vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.

7. Thăm khám và điều trị khi cần thiết

Trầm cảm là vấn đề tâm lý gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Sự ức chế về mặt cảm xúc, tư duy và hành vi do bệnh lý này có thể làm giảm hiệu suất lao động. Do đó bên cạnh việc giải quyết nợ nần, bạn nên thăm khám và điều trị sớm để lấy lại tinh thần tốt nhất.

Đối với những trường hợp trầm cảm nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc để làm dịu tinh thần và can thiệp phương pháp trị liệu tâm lý phù hợp. Tuy nhiên, những trường hợp trầm cảm nặng và đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể, cần phải phối hợp trị liệu tâm lý với phác đồ dùng thuốc chuyên sâu. Thậm chí, một số người còn có thể phải can thiệp phương pháp sốc điện.

Ngoài ra, sự hỗ trợ và động viên từ người thân sẽ là liều thuốc tốt nhất giúp bạn vượt qua trầm cảm. Vì vậy, đừng quên mở lòng với mọi người và học cách tha thứ cho bản thân. Chỉ có như vậy, bạn mới có động lực để gạt bỏ cảm xúc tiêu cực và đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Trầm cảm vì áp lực nợ nần thực sự là nỗi ám ảnh vì lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với tổn thất cả về tinh thần và tài chính. Vì vậy, cần thăm khám và điều trị sớm để tránh những hậu quả nặng nề. Trong trường hợp này, nên chia sẻ với người thân, bạn bè để cùng vượt qua thay vì phải đối mặt một mình.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
4.3/5 - (82 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *