Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh quan trọng như thế nào?
Tư vấn tâm lý học đường là hình thức hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em học sinh, sinh viên hiện đang được đánh giá rất cao. Nhờ vào phương pháp này mà các em học sinh có đủ khả năng để tự giải quyết các vấn đề học tập, thi cử cùng các mối quan hệ xã hội.
Tư vấn tâm lý học đường là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì tư vấn học đường cũng giống với hình thức tư vấn tâm lý bình thường, tuy nhiên phạm vi hoạt động sẽ được thu hẹp lại trong trường học.Tư vấn tâm lý học đường có thể giúp cho học sinh có định hướng đúng đắn hơn về những vấn đề riêng tư, xã hội hoặc giúp xác định cụ thể về nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
Bên cạnh đó, hoạt động này giúp ích rất nhiều cho giáo viên, cán bộ nhà trường, phụ huynh trong việc nâng cao khả năng tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến học đường cũng như các mối quan hệ giữa họ với học sinh. Hiện nay, tư vấn học đường còn mở rộng thêm nhiều khía cạnh khác nhau, ví dụ như trau dồi thêm nhiều kỹ năng cho học sinh: phản biện, định hướng tương lai, cải thiện/nâng cao thành tích cá nhân,…
Thực tế thì tư vấn học đường đã có từ rất lâu nhưng khoảng 10 năm trở lại đây mới phổ biến và được quan tâm nhiều tại nước ta. Nó được chia thành 3 phần chính, là: tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp và tư vấn học đường căn bản.
Thực trạng tâm lý học đường hiện nay
Hiện nay, tâm lý học đường tại nước ta đang là vấn đề vô cùng nhạy cảm và cũng là áp lực rất lớn đối với phía nhà trường, các nhà chức trách cùng hội phụ huynh học sinh.
Kết quả khảo sát sức khỏe định kỳ cho các em học sinh THCS tại Hà Nội cho thấy có khoảng 25,7% trên tổng 1.727 em học sinh gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần.Đặc biệt, tỷ lệ học sinh nữ gặp vấn đề tâm lý, sức khỏe tinh thần lại chiếm phần cao hơn so với học sinh nam. Ngoài ra, có đến 20,6% các học sinh chỉ mới bước vào lớp một đã phải thường xuyên lo lắng quá mức về kết quả học tập của bản thân, từ đó dẫn đến tình trạng trầm cảm.
Theo một nghiên cứu khác được thực hiện trên khoảng 1.314 các em học sinh (từ 6 đến 16 tuổi) tại khoảng 10 tỉnh thành của nước ta, có khoảng 9,6% các trẻ gặp phải những vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu ở giai đoạn nhẹ, do nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể có khoảng 16,29% các trẻ thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản về chuyện tình cảm; khoảng 4,1% các trẻ cảm thấy không hài lòng, tự ti về ngoại hình và cơ thể của bản thân; khoảng 2,1% các trẻ có xu hướng sống khép kín, thu mình lại và có khoảng 1,8% các trẻ em nghiện chơi game, các trò chơi điện tử.
Đặc biệt vào năm 2000, các chuyên gia cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát lớn với học sinh, sinh viên ở độ tuổi từ 15 đến 18 sinh sống và học tập tại TPHCM. Kết quả nhận thấy rằng:
- Hơn 50% số học sinh thấy mình không được thấu hiểu và đồng cảm.
- Hơn 70% rơi vào trạng thái phải đối mặt với khó khăn về một hoặc nhiều vấn đề nào đó.
- Khoảng 85% số học sinh lựa chọn tâm sự, chia sẻ với bạn bè nhiều hơn là với gia đình, phụ huynh.
- Có đến gần 90% các em học sinh lựa chọn cách tự sát vì cảm thấy cha mẹ không hiểu và thông cảm cho mình.
- Có khoảng 75% học sinh cấp 3 mất định hướng và cảm thấy hoang mang khi đứng trước sự lựa chọn chuyên ngành đại học.
- Khoảng 30% các sinh viên năm nhất cảm thấy bế tắc, chán nản vì sai lầm trong lựa chọn ngành học. Tỉ lệ này tăng lên đến hơn 50% khi sinh viên bước vào năm 2 và năm 3.
- Đến hơn 90% các trường hợp trẻ vị thành niên có những hành vi phạm pháp vì mất phương hướng và thiếu sự quan tâm của gia đình.
Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh quan trọng như thế nào?
Tăng cường tư vấn tâm lý học đường là giải pháp tốt và hữu hiệu nhất để giải quyết thực trạng trên. Có thể kể đến các thời điểm quan trọng mà học sinh cần được can thiệp, tham gia tư vấn tâm lý từ sớm như cuối/đầu cấp: lớp 6, lớp 9, lớp 10, lớp 12,…
Đặc biệt là với các em trong giai đoạn dậy thì từ 12 đến 18 tuổi, phải đối mặt với áp lực và khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống với nhiều thay đổi lớn về suy nghĩ, cảm xúc và cơ thể. Các em bắt đầu hình thành ranh giới riêng cho bản thân, ít giao tiếp với cha mẹ hơn và thích được làm người lớn.
Hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh giúp các em vượt qua được những vấn đề nêu trên, hỗ trợ cải thiện tốt các mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ, học trò với thầy cô, giữa bạn bè với nhau,…Khi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập cũng như cuộc sống sẽ được tháo gỡ, các em sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm bớt các căng thẳng, mệt mỏi, áp lực. Từ đó, học tập hiệu quả hơn, cuộc sống cũng được cân bằng và vui vẻ hơn.
Tư vấn tâm lý học đường còn là quá trình đồng hành cùng các em định hướng tương lai, xác định công việc mơ ước và phù hợp với bản thân. Nhờ đó, các em tránh được tình trạng thất nghiệp hoặc làm trái ngành học sau khi ra trường hoặc thất bại do mất phương hướng trong cuộc sống.
Và hơn hết, áp dụng tư vấn học đường từ sớm sẽ giúp xử lý được các nguy cơ tiềm ẩn có thể khởi phát ở trẻ em như chán học, bỏ học, bạo lực học đường, các hành vi vi phạm pháp luật, tự hủy hoại bản thân, sa ngã vào các tệ nạn xã hội,…
Do đó, tư vấn tâm lý học đường là một hoạt động vô cùng quan trọng đối trong môi trường học tập, đòi hỏi sự tham gia đa chiều, chất lượng từ phía nhà trường, gia đình và các chuyên gia/bác sĩ tâm lý.
Hệ lụy nguy hiểm khi học sinh không được tư vấn tâm lý học đường
Mặc dù tư vấn tâm lý học đường đã xuất hiện từ rất lâu nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Hiện tại, tỷ lệ giáo viên và học sinh Việt Nam được tiếp cận tốt với tư vấn học đường là rất thấp, thậm chí là không có, ngay cả ở khu vực thành phố lớn.
Các em vẫn trong độ tuổi vị thành niên, chưa chín chắn trong suy nghĩ và chưa thể tự lập trong cuộc sống. Trong khi đó, cái tôi của mỗi cá nhân lại quá lớn nên dễ dàng hình thành các hành vi sai lầm khi phải thường xuyên đối mặt với nhiều căng thẳng, áp lực đến từ việc học tập, gia đình, xã hội, nhà trường, bạn bè,… Hơn nữa, cuộc sống hiện đại, mạng internet phát triển cũng kéo theo hàng loạt các vấn đề cám dỗ, tệ nạn xã hội, sự mông lung trong định hướng nghề nghiệp, tình yêu tuổi học trò,…
Chính vì vậy, các vấn đề trong tâm lý học đường ngày nay đang có xu hướng gia tăng cả về mức độ và số lượng như: tự sát, bạo lực học đường, giết người, trộm cướp, trấn lột,…. Và không ít các vụ việc mà người gây án là học sinh chưa thể chịu trách nhiệm truy cứu hình sự.
Thiếu sự sẻ chia và phải tự mình giải quyết các vấn đề xảy ra với bản thân, điều này làm gia tăng nguy cơ gây ra các hệ lụy nguy hiểm. Nếu không được đồng hành, tư vấn tâm lý học đường đúng cách và kịp thời, các em có thể ngày càng dần trở nên khép kín, tách biệt với xã hội, thậm chí là tự sát vì cho rằng như vậy bản thân sẽ được giải thoát.
Quy trình tham vấn tâm lý học đường cho học sinh
Để giúp cho quá trình tư vấn tâm lý học đường mang lại hiệu quả tốt nhất thì các chuyên gia thường sẽ phải áp dụng đúng theo quy trình như sau:
- Thiết lập mối quan hệ: Trước tiên, các nhà tư vấn tâm lý học đường sẽ tiến hành trao đổi và phỏng vấn với phụ huynh và giáo viên trực tiếp của trẻ để cùng nhau xây dựng và đặt mục tiêu giúp cho trẻ giải quyết tốt các vấn đề khó khăn đang gặp phải.
- Làm rõ vấn đề: Sau đó, nhà tư vấn tâm lý sẽ trực tiếp gặp gỡ và trò chuyện với các em về những vướng mắc tâm lý. Các chuyên gia sẽ xác định vấn đề cần phải khắc phục và giải quyết bằng các phương pháp khám chuyên khoa tâm lý cho các em học sinh. Nhờ đó họ có thể giúp cho trẻ tự đặt ra mục tiêu của bản thân và thực hiện tốt các phương pháp cải thiện sức khỏe tâm lý.
- Phân tích vấn đề: Sau khi đã xác định được cụ thể những vấn đề tâm lý mà các em học sinh đang gặp phải thì nhà tư vấn sẽ bắt đầu phân tích dựa trên các thông tin, dữ liệu thu thập được. Đặc biệt là sẽ tập trung vào việc phân tích, tìm hiểu các yếu tố xung quanh gây tác động đến trẻ, cụ thể như người thân, môi trường học tập, bạn bè,….để có thể tìm ra biện pháp giải quyết tốt nhất.
- Đề xuất các giải pháp: Thông thường, các biện pháp, phương hướng giải quyết vấn đề sẽ được đề xuất từ trước. Sau khi đã hiểu rõ về các vấn đề tâm lý mà trẻ đang gặp phải thì nhà tâm lý học đường sẽ gặp gỡ và đề xuất với người thân và đối tượng về liệu pháp giải quyết.
- Thảo luận và lựa chọn giải pháp: Các nhà tư vấn tâm lý học đường sẽ cùng với người thân, phụ huynh của trẻ để lựa chọn và quyết định cụ thể phương pháp phù hợp.
- Thực hiện chiến lược: Các nhà tâm lý học được sẽ tiến hành áp dụng các phương pháp điều trị tâm lý cho các em học sinh trong một khoảng thời gian cố định.
- Đánh giá hiệu quả can thiệp và theo dõi: Sau một khoảng thời gian thực hiện tư vấn và trị liệu tâm lý cho học sinh, các nhà tâm lý sẽ bắt đầu đánh giá về hiệu quả của các phương pháp, đồng thời xem xét về việc có cần áp dụng thêm các biện pháp khác hay không.
Tham khảo thêm: Mục tiêu tư vấn học đường cho học sinh tiểu học và THCS
Giải pháp thực hiện tư vấn tâm lý học đường cho học sinh
Tư vấn tâm lý học đường cho học sinh đóng một vai trò rất quan trọng đối với quá trình học tập và định hướng tương lai cho trẻ nhỏ. Để công tác tư vấn được hiệu quả và thành công thì các nhà tâm lý cũng cần phải biết được các giải pháp phù hợp cho từng độ tuổi và từng giai đoạn khác nhau:
1. Đối với cấp tiểu học
Thông thường, tư vấn tâm lý học đường bậc tiểu học sẽ cung cấp theo nhiều hình thức như tư vấn cá nhân, tư vấn gia đình, tư vấn nhóm học sinh để lắng nghe và tìm hiểu về các thông tin học tập cho đến những định hướng trong tương lai. Trong quá trình tư vấn tâm lý cấp tiểu học, nhà tâm lý cần chú ý quan sát trẻ trong lúc học tập, vui chơi, trao đổi với giáo viên, phụ huynh để cùng nhau đánh giá đúng nhất về tình trạng sức khỏe, các khó khăn mà trẻ đang gặp phải cũng như các mong muốn, nhu cầu riêng của mỗi cá nhân. Đồng thời, nhà tâm lý cũng cần kết hợp cùng với nhà trường để đảm bảo và nâng cao khả năng học tập cho các em, lựa chọn đúng chương trình và nhu cầu phát triển của trẻ.
2. Đối với cấp trung học cơ sở
Đối với cấp trung học cơ sở thì công tác tư vấn tâm lý học đường cũng sẽ tương tự như cấp tiểu học. Tuy nhiên cần phải chú trọng đẩy mạnh hơn về việc khai thác các nguồn lực tự thân của mỗi trẻ, gia đình cùng xã hội. Nhờ đó có thể giúp cho các em học sinh học tập tốt hơn, giải quyết được các vấn đề về định hướng tương lai, lựa chọn nghề nghiệp, chọn trường phổ thông trung học,…
Dựa vào những thông tin giáo dục mới hiện nay thì nhà tâm lý cần phải tập trung vào việc tư vấn học tập, cân bằng cảm xúc tuổi dậy thì, tình cảm tuổi học trò và định hướng hướng nghiệp cho các em học sinh trung học cơ sở. Nhờ đó mà các em có thể xác định được loại hình học tập của mình trong tương lai và biết rõ về nghề nghiệp liên quan. Bên cạnh đó, cần phải hỗ trợ học sinh về một số vấn đề liên quan đến suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, nhân cách để các em có sự phát triển lành mạnh trong tương lai.
3. Đối với cấp trung học phổ thông
Đối với cấp học này, các nhà tâm lý cần phải đi sâu hơn trong cách hướng dẫn cách học tập và giúp trẻ gia tăng hứng thú đến trường. Nhà trường cần phải có giải pháp để giúp cho các em học sinh cơ hội phát triển hướng nghiên cứu thực hành hoặc lý thuyết, có cái nhìn và đánh giá khách quan về những tiềm năng các những nguồn lực có sẵn. Đặc biệt cần phải chú ý nhiều đến hướng phát triển nghề nghiệp, định hướng về nhân cách và phát triển trí tuệ.
Qua đây bạn cũng thấy được tầm quan trọng của công tác tư vấn tâm lý học đường dành cho học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm, dành nhiều thời gian cho con cái hơn. Nếu nhận thấy các biểu hiện tâm lý bất thường bạn nên cho trẻ tham gia các buổi tư vấn tâm lý học đường hoặc được thăm khám tại các cơ sở, trung tâm, các chuyên gia về tâm lý, tâm lý trị liệu.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa lành đứa trẻ bên trong bạn bằng tâm lý trị liệu
- Các phương pháp trị liệu tâm lý phổ biến hiện nay
- Trầm cảm ở học sinh: Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa
giờ học sinh sinh viên nhiều bạn bị trầm cảm rối loạn lo âu lắm, kiểu học hành nhiều áp lực, gia đình cũng bắt nọ bắt kia rồi thi chuyển cấp thi đại học,… thấy các bé bây giờ đúng khổ chứ không được hồn nhiên như hồi xưa nữa
áp lực này cũng là áp lực chung thôi ạ, chứ không riêng gì ai vì xã hội pt nên yêu cầu về con người cũng cao hơn. nên nếu đc thì chỉ mong bố mẹ, gia đình thấu hiểu và yêu thương con cái nhiều hơn.
Con tôi năm nay lớp 11, ôn thi cũng nhiều và gia đình tôi cũng thấu hiểu chuyện này. Thế nhưng dạo gần đây cháu vô cùng ương bướng và khó bảo, cháu không thích gặp họ hàng nội ngoại, chỉ thích đóng cửa phòng ở nhà một mình, bố mẹ nói nhiều khi còn cáu gắt, hét lớn lên, thậm chi là đập đồ. dạo gần đây cô giáo báo về gia đình mới biết, cháu học hành chểnh mảng, không tập trung, trốn học. Liệu có phải do tôi ép cháu thi đỗ vào trường top ko? cháu bảo cháu không thích học những trường đó, áp lực lắm. Tôi chỉ muốn tốt cho tương lai của cháu thôi vì cha mẹ nào cũng thế cả. mong trung tâm tư vấn giúp
Lớp 11 đang nhiều áp lực lắm, chị nên tâm sự với con nhiều hơn để biết con đang nghĩ gì, cần gì chứ không nên gay gắt quá. Lúc này bài vở con cũng nhiều, không nên ép con học đến mức kinh khủng, tương lai của con đâu chỉ phụ thuộc vào trường chuyên lớp chọn, hãy để con được sống cuộc đời của chính mình!
đúng rồi ạ, hãy thoải mái tư tưởng lên chị ơi
Tư vấn học đường thật sự rất quan trọng, bởi đây là môi trường giúp hoàn thiện về nhân cách của con người, nơi mà các bạn học sinh dành phần lớn thời gian để gắn bó. Rất ủng hộ việc này!
đúng chuẩn luôn ạ, gia đình là nền tảng – nhà trường là bồi đắp – xã hội là bổ sung, câu này ko bao giờ sai. việc giáo dục một con người chưa bao giờ là dễ dàng
Mình là giáo viên của một trường THCS, mình muốn liên hệ bên Tư vấn học đường để tổ chức chương trình giải tỏa áp lực thi cử cho học sinh lớp 9. Đây sẽ là hành trang vững vàng nhất giúp các em có đủ tự tin và bản lĩnh để bước tiếp hành trình học vấn sau này. Có ai biết đơn vị nào uy tín ko ạ? Mình muốn làm việc với những bên có chuyên gia tâm lý đủ kiến thức, kinh nghiệm và được công nhận!
Dạ, em thấy có bên Trung tâm NHC này khá nổi tiếng ạ, có 4 trung tâm ở HN và HCM, chuyên gia cũng được đào tạo bài bản, còn được lên truyền hình, chị đọc tham khảo thử xem sao ạ
Mình cảm ơn nhiều ạ!
tôi thấy nên cho các con học tjâp vừa phải, hoạt động thể chất nhiều lên, kiểu tập thể dục rồi đọc sách nọ kia nữa. chứ học nhiều đúng là không tốt thật, quan trọng là làm thế nào để giữu được cs cân bằng
bài viết này nói đúng vấn đề đó! Quan trọng là phải lắng nghe nhu cầu của các bạn hsinh, sau đó phân tích điều vướng mắc, cuối cùng mới là giải quyết. nhiều người cứ muốn nhanh nhanh thu đc kết quả thì lấy đâu ra!
và việc này phải là người có chuyên môn, hoặc ít ra là có kiến thức, biết lắng nghe và các bạn ấy thật sự tin tưởng thì mới được
Tư vấn tâm lý học đường này ở VN vẫn còn yếu lắm, nên chú trọng nhiều hơn
Mình muốn hẹn lịch tư vấn riêng cho con mình. Bé nhà mình học lớp 7, thành tích lúc nào cũng rất tốt. NHưng đợt này mình và vợ đều thấy con k được ổn cho lắm, học lực tốt nhưng mỗi khi vào phòng thi, con lại thấy mất tự tin, run sợ và không làm được bài với kết quả tốt. Con ăn uống cũng ít đi, k tâm sự với bố mẹ nhiều như trước kia, đêm ngủ ít, gầy đi nhiều, hình như con có tâm sự
lúc thi chuyển cấp, thi đại học đúng là giai đoạn nhạy cảm, học sinh áp lực, bố mẹ nào cũng căng như dây đàn luôn
Thông tin cực kỳ bổ ích mà chi tiết! Cảm ơn admin
các bạn trẻ sợ nhất là không có ai thấu hiểu
dđúng ạ, giờ các bố mẹ toàn ham làm kiêma tiền mà quên mất là mình còn có con, phải nuôi dạy con nữa, đây lại đổ hết lên đầu giáo viên, trường học
nên mình thấy mấy hoạt động này rất ý nghĩa mà lại còn thiết thực
Đọc bài viết xong tôi cảm thấy con gái tôi đang có dấu hiệu bị trầm cảm nặng. Cháu đang là học sinh lớp 10, gần đây mới cãi nhau với bố, hai bố con lời qua tiếng lại và cháu không kiểm soát được bản thân, đã cầm kéo lên đòi tự đâm mình nhưng may mà con trai tôi phản ứng nhanh nên giằng được từ tay em. Sau đó cháu thấy bị cầm kéo thì lao ra phía sau nhà đòi lao từ tầng 2 xuống, may mắn là các bác kéo lại được. Đến bây giờ bình tĩnh lại, tôi vẫn thấy hoảng loạn dù ở cương vị mẹ của con nhưng con hoàn toàn không nghe được bất kỳ ai khuyên vào lúc đó. Bây giờ con đã bình tĩnh lại, thú nhận bản thân khi ấy không nghĩ được gì khác ngoài việc đó nhưng vẫn thường xuyên không kiểm soát được cảm xúc, hay to tiếng nổi giận, lúc lại ở lỳ trong phòng và không nói không rằng. Đi học với bạn thì vui vẻ bình thường. Tôi cảm thấy con bị trầm cảm nặng và muốn con được chữa trầm cảm theo gói để đảm bảo hiệu quả triệt để mà chưa biết ở đâu uy tín.
Cháu chào cô, cháu chỉ là một người vô tình thấy cmt của cô và khựng lại vì cháu cũng từng như thế nhưng là với mẹ của mình. Gia đình cháu cũng được một phen gà bay chó sủa và cháu sau đó còn có một thời gian dài “không nhìn mặt mẹ”. Trước tiên, chúc mừng cô và gia đình vì đã giữ được em lại, không sao đã là may mắn lắm rồi. Còn dựa vào trải nghiệm của cháu thì cháu chắc chắn là em đang trầm cảm, cô và gia đình nên sắp xếp để đưa em đi khám tâm lý càng sớm càng tốt. Bây giờ dịch vụ về trị liệu tâm lý cũng phát triển hơn thời của cháu cách đây cả chục năm nên cô cứ tham khảo thêm trên mạng, chắc là sẽ có ạ.
như này là nặng rồi em ạ, em cho con khám tâm lý đi. nhà chị đây bố mẹ chiều, áp lực học tập không cũng đã trầm cảm rồi, bé nhà em chắc cũng dồn nén nhiều, nên mình đi khám rồi giải quyết mọi vấn đề, đừng coi thường không có đến lúc không giữ được con lại đau khổ lắm em ạ
em nen cho be di kham di chan chu la nang hon nguy hiem lam may cai benh ni no con so hon om dau than the nua cu
Trong bài viết có nói đến NHC Việt Nam, nhà con từng có chị bị trầm cảm sau sinh chữa ở đây. Họ có cả dịch vụ chữa trầm cảm học đường cho các bạn đang là học sinh, cô có thể tham khảo
Em năm nay 17t đang là học sinh cuối cấp, có nghĩ là mình đang mắc trầm cảm. Đây đã là lần thứ 3 em thấy mệt mỏi và buồn bã đến khủng khiếp. Lần thứ nhất là khoảng tháng 8/2022 kéo dài khoảng 1 tuần em buồn bã không lí do, có suy nghĩ đến chuyện tự tử. Lần thứ vào tháng 11/2022 dài khoảng 1 tuần em áp lực chuyện học tập, sợ hãi mọi thứ xung quanh. Lần thứ 3 thì em buồn chuyện bạn bè tầm nữa tháng và dần cảm thấy nặng về chuyện gia đình, học tập em như người mất hồn, ngủ rất nhiều, ăn nhiều hơn bất thường, em không thể học nổi chữ nào, em khóc không có lí do, em muốn tự tử và đã có kế hoạch cụ thể cho chuyện này, em không còn sức để làm gì cả. Mọi thứ dừng như đã vượt ngoài sức chịu đựng, em chưa bao giờ thấy tệ như lúc này, cảm giác như mình bị bỏ rơi, lợi dụng, em không muốn tiếp tục sống như thế này nữa. Như vậy có phải em đang bị trầm cảm không ạ?
Có vẻ như em đang bị áp lực về chuyện thi cử hay gia đình nên mớ cảm thấy như vậy. A vẫn nghĩ em nên nói với bố mẹ để đi khám tâm lý nhé. Đừng để lâu sinh bệnh thật. Hãy mạnh mẽ lên, nếu bây giờ em yếu đuối, chùn bước thì chắc chắn sau này em sẽ hối hận đó. Chúc em vượt qua mọi chuyện và thi cử thật tốt nhé
Bất kể có bị gì, nhưng em đang cần hỗ trợ rồi. Có nên nói chuyện lại với mẹ lần nữa không? Ở trường học của em liệu có thêm nguồn hỗ trợ cho em không?
Thời nay các bạn trẻ dễ bị trầm cảm quá
Ông nói thế không được rồi, trầm cảm thời nào cũng có, bây giờ xã hội phát triển, ngành nghề phát triển hơn với mọi người có nhận thức khác nên nó được để ý hơn thôi
Em từng bị trầm cảm và đã hoàn toàn quay trở lại với cuộc sống sau khi được trị liệu tại NHC, cảm ơn NHC. Nếu không gặp được chuyên gia ở đây thì em sẽ không vượt qua được trầm cảm và tự tin như hôm nay.
Bạn ơi sao bạn biết mình bị trầm cảm để đi chữa ạ?
Đợt đó mình thi trượt trường chuyên bản thân mong muốn nên bị thất vọng, mất niềm tin vào bản thân và hụt hẫng nhiều. Trước đó mình cũng gặp nhiều áp lực về học tập vì quá khát khao thi đậu ngôi trường mình yêu thích. Mình bị rối loạn nhịp tim, khó thở, tức ngực, uống thuốc đỡ đi nhưng mà vẫn lo lắng, suy nghĩ nhiều hơn, có nhiều suy nghĩ tiêu cực và nghĩ cả tới việc chấm dứt cuộc sống nữa nên mình nghĩ mình bị trầm cảm. Sau đó gia đình mình biết đến NHC nên đưa mình tới đây, có chuyên gia họ tham vấn rồi họ xác định vấn đề tâm lý chính xác cho.
Cuộc sống của bạn bây giờ ổn chưa? Bạn khỏi được bao lâu rồi nhỉ?
Mình hết được 1 năm rồi, hiện tại mình đi học và sinh hoạt bình thường, tin vào bản thân với nhiều thói quen và suy nghĩ tích cực hơn. à mối quan hệ giữa mình với gia đình cũng tốt hơn nữa
Chúc mừng bạ và cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé
Trầm cảm học đường như này có cách nào không dùng thuốc mà chữa được không, dùng thuốc nhiều sợ không tốt vì các bạn ý còn trẻ quá
dc chị ơi, e thấy VTV2 còn giới thiệu cái liệu pháp trị liệu tâm lý này này. Lên youtube search video “Giải pháp trị liệu Trầm Cảm hiệu quả được VTV2” sẽ hiểu rõ
Ồ, hay quá e nhỉ, trước giờ chị ko rõ cái này lắm
Trầm cảm là vấn đề tâm lý, hay kiểu tâm bệnh, mình hiểu na ná vậy. Chữa bằng thuốc thì cũng có đỡ nhưng không được tận gốc
Nhiều em áp lực học tập nhìn mà thương luôn í. Mình nghĩ nên có chương trình tư vấn cho các em vào những thời gian cao điểm trong năm như là đợt thi học kỳ, thi cuối năm.
Ui đến giờ vấn ám ảnh clip e trai từ bỏ cs ngay trước mắt bố mình. Thương thật sự luôn. Các em có quá nhiều tâm sự chất chứa trogn lòng cần được chia sẻ và yêu thương đúng cách
Mình là giáo viên ở một trường ngoại thành Hà Nội, đang tìm hiểu thông tin để tổ chức chương trình tư vấn học đường, dạy kỹ năng sống cho các em cấp II và dành riêng 1 buổi cho khối lớp 9. Nhưng không có điều kiện để biết đến nhiều đơn vị tư vấn tâm lý học đường. Xin nhờ mọi người chỉ giúp đơn vị uy tín để các em được hỗ trợ về tâm lý, giảm bớt áp lực học tập trong thời gian chuẩn bị thi cuối năm, thi chuyển cấp ạ.
Mình đang phụ trách đội ở 1 trường tại Hưng Yên, cũng đang tìm hiểu các bên tư vấn tâm lý học đường. Mình vừa gọi tới hotline NHC trong bài chia sẻ và sắp xếp sang tuần tới làm việc trực tiếp. Trao đổi qua điện thoại thì thấy bên này cũng nhiệt tình, pháp lý đầy đủ, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm. Để đi về xong có gì mình review nhé
Vậy tốt quá nhỉ. Hay thôi mình cũng gọi luôn cho nhanh. Cám ơn cô Mây nhé!
Sợ các con bị bạn bè trêu
Bạn đi các nơi uy tín, Trừ khi gia đình tự kể ra chứ họ cam kết bảo mật thông tin thì k bao giờ có chuyện họ hàng, bạn bè của con biết. Làm lộ thông tin khách hàng có mà đền ốm tiền nên yên tâm là được giữ kín
Đúng ra là theo quy định của Bộ thì trường nào cũng p có phòng tham vấn tâm lý cho học sinh nhưng chắc dăm bữa nửa tháng làm hoành tráng r lại đâu đóng đó, phòng bỏ không và các cô kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ tư vấn vừa chưa đủ kiến thức, kinh nghiệp mà vẫn p dạy môn chính của mình. Nên nếu thật lòng muốn tốt cho các em học sinh thì nhà trường đầu tư mời chuyên gia về.
Đúng đó, mới cả chia ra cả nghìn học sinh thì đóng góp vào cũng chẳng là bao.
còn tác dụng , có ích hơn là mấy chương trình đi tham quan này nọ.
Bố mẹ đã cùng con tham gia các chương trình tư vấn tâm lý ở trường tổ chức thì sẽ cảm nhận được nó cần thiết như thế nào. Nhà mình có 2 bạn. 1 bạn năm nay học đại học rồi còn bạn nhỏ thì học lớp 6 thôi. Bạn lớn thì chỉ cho học bình thường, còn bạn bé thì 2 vc đầu tư hơn, cho học ở Vin. Đợt trước bên trường con có mời chuyên gia của trung tâm nhc về tổ chức 1 buổi chia sẻ, kết nối bố mẹ và các con vô cùng tuyệt vời. bé nhà mình về cứ thích mãu bảo con biết thêm về giới tính của mình, không bị lo lắng như lúc nói chuyện với các bạn trong lớp về con gái khi lớn thì như thế nào. Mình cũng an tâm khi chuyên gia chia sẻ cho các con cách bảo vệ bản thân. Và nhận ra chính mình có nhiều điều cần cùng con học hỏi để thấu hiểu và đồng cảm các con hơn. Rất là may rằng bé nhà mình ngoan và vẫn gần gũi cha mẹ, có thể con đang học lớp 6 chưa ẩm ương như lớp 8,9 nên chương trình tổ chức sớm như này càng giúp con và bố mẹ gần gũi hơn. Chứ như bạn lớn nhà mình là con trai, tuổi dậy thì là chẳng chia sẻ gì cả, mẹ toàn p chủ động hỏi han mà mãi cũng mới “tiếp chuyện” mẹ.
Chuyên gia bên ấy ổn thế à c?
Ừ, chuyên gia bên này hay lên ti vi, lên báo giải đáp nhiều chủ đề về học đường nên kinh nghiệm nhiều, nói cái gì trúng cái đó, các con thích lắm. Các mẹ tham gia hôm ấy về cũng đều hỏi cô chủ nhiệm để xin số
Các chương trình chuẩn thì ngoài giải tỏa tâm lý còn giúp các em định hướng ước mơ, cái đó quan trọng nè.
Tôi năm nào đi họp phụ huynh cũng đề xuất với cô chủ nhiệm p mời chuyên gia về trò chueyenj, tư vấn cho các con. 1 đứa cấp 1 , 1 đứa cấp 2. Nói thật là đi làm bận bịu mà nhiều khi con cái tuổi ẩm ương nhưng mình cũng chẳng biết cách để hỏi han đúng, vừa hỏi mấy câu là chúng nó đã vùng vằng đi ra chỗ khác.
Nhà em cũng thế. Mình thì cứ cố gắng để gần con nhưng các con tuổi này chỉ thích bạn bè thôi. Kết bạn facebook còn k đồng ý. Cũng chỉ biết nhờ cô để ý con ở trường như thế nào, có gì bất thường k thôi với lại phải nắm rõ hết các bạn của con nhà ai, số điện thoại như thế nào.
Có khi p tổ chức cả các chương trình tư vấn cho bố mẹ, làm thế nào để đồng hành cùng con, giúp con cởi mở với mình.
Chị nói chuẩn quá
Tôi đang hoang mang k biết con mình có bị trầm cảm không
Lên youtube search video “5 Dấu hiệu của Trầm cảm tuổi vị thành niên” đi ạ. về các dấu hiệu của trầm cảm học sinh đó
Dạ cảm ơn ạ