Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương chia sẻ tips cân bằng cuộc sống và công việc

Rate this post

Một trong những lý do lớn nhất gây ra stress, căng thẳng chính là sự mất cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân. Cuộc sống bộn bề nhiều lo toan hiện đại khiến chúng ta bị cuốn vào guồng quay của sự nghiệp, buộc mình phải hoàn thành các mục tiêu mà quên đi nhiệm vụ cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Nếu đang xây dựng một lối sống khoa học, cân bằng cuộc sống và công việc, những gợi ý sau đây của chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Hương sẽ giúp bạn hoàn thành ước muốn của mình. 

1. Những dấu hiệu “tố” bạn đang bị mất cân bằng cuộc sống 

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương hiện đang công tác tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, hiện tôi đang công tác tại cơ sở Yên Hòa – Hà Nội. Chị cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc tham vấn, trị liệu cho khách hàng bị trầm cảm, stress, căng thẳng, mất cân bằng trong cuộc sống,…

Cân bằng cuộc sống là một việc không hề dễ dàng. Đối với bạn trẻ thì việc này càng khó hơn vì bạn sẽ có nhiều thứ cần ưu tiên. Ở một số thời điểm, bạn có thể sẽ ưu tiên tài chính và sự nghiệp hơn. Tại thời điểm khác, khi đã ổn định công việc, bạn có thể sẽ ưu tiên tình cảm của mình.

Thực trạng hiện nay cho thấy tình trạng chúng ta bị mất cân bằng trong cuộc sống diễn ra khá phổ biến ở rất nhiều độ tuổi khác nhau
Thực trạng hiện nay cho thấy tình trạng chúng ta bị mất cân bằng trong cuộc sống diễn ra khá phổ biến ở rất nhiều độ tuổi khác nhau

Ví dụ, bạn phải dành quá nhiều thời gian cho công việc nên buộc phải giảm bớt thời gian chăm sóc sức khỏe của bản thân, chăm sóc gia đình. Như vậy là bạn đang thiếu hụt thời gian cho cuộc sống cá nhân, đồng nghĩa bạn đang mất cân bằng về khía cạnh cuộc sống của bản thân.

Chuyên gia Trần Thị Hương chia sẻ:

Thực trạng hiện nay cho thấy tình trạng chúng ta bị mất cân bằng trong cuộc sống diễn ra khá phổ biến ở rất nhiều độ tuổi khác nhau. Những dấu hiệu để chúng ta có thể nhận thấy cái sự mất cân bằng trong cuộc sống của mình có thể xoay quanh một vài khía cạnh sau đây. Thứ nhất, đó là về công việc, về học tập. Thứ hai là về mối quan hệ. Thứ ba là về sức khỏe. Thứ tư là về tinh thần.

Vì vậy, chúng ta có thể đi vào từng khía cạnh cụ thể và đánh giá xem mình có đang bị mất cân bằng ở yếu tố nào, ở khía cạnh nào. Ví dụ:

  • Về công việc: Bạn thường xuyên bị quá tải, cảm thấy rất căng thẳng, mệt mỏi khi mình có quá nhiều việc nó đến cùng với mình quá nhiều việc để chúng ta cần phải giải quyết và chúng ta không thể làm. Cả ngày, thậm chí sau giờ làm bạn không ngừng suy nghĩ về công việc. Đôi khi, ngay cả trong giấc ngủ, bạn cũng nghĩ và mơ về các kế hoạch ở công ty. Cả trong ngày nghỉ điện thoại của bạn cũng thường nhận được những tin nhắn, email công việc.
  • Trong học tập: Đôi khi bạn không đủ sức để có thể giải quyết được vấn đề hoặc là trong học tập bị quá nhiều deadline, quá nhiều bài tập, quá nhiều những kế hoạch, có nhiều những chương trình, những dự án mà buộc bạn phải làm. Thế nhưng bạn lại không đủ sức khỏe, khả năng để hoàn thành chúng.
  • Về các mối quan hệ: Bạn liên tục gặp những vấn đề trong mối quan hệ, mối quan hệ gia đình, vợ chồng, con trẻ, mối quan hệ với đồng nghiệp, với bạn bè của mình. Lúc này, bạn phải tự đặt câu hỏi cho mình: Chất lượng của mối quan hệ này có đang thực sự nó tốt hay không? Mối quan hệ này có đang giúp cho mình, nó có đang tương hỗ cho mình không, giúp cho mình có sự phát triển không, mang đến những cảm xúc tích cực để cho mình có động lực để mình làm việc, để mình cống hiến hay không?
  • Về sức khỏe thể chất: Bạn không biết làm thế nào để chăm sóc cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mình. Lúc này, bạn cần tự đặt câu hỏi cho mình: Yếu tố sức khỏe thể chất của bản thân có đang thực sự tốt hay không? Mình có đang quan tâm đến chăm lo cho sức khỏe của mình không? Mình đang đối xử với cơ thể của mình có thực sự tốt không? Chất lượng sức khỏe của mình có đủ tự tin, có đủ nhiều năng lượng để cho mình có thể làm việc được hay không?
  • Về sức khỏe tinh thần: Bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán nản. Lúc này, bạn cần tự đặt câu hỏi cho mình: Bạn có đang sống trong trạng thái vui vẻ, năng lượng tích cực mỗi ngày hay luôn luôn sống trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, buồn bã và tiêu cực?

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Hương chia sẻ thêm: “Với những khía cạnh nêu trên, bạn cần phải xem xét lại xem mình đang gặp khó khăn và đang gặp vấn đề ở khía cạnh nào? Nó đang ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn ra sao?

2. Hệ quả của việc mất cân bằng cuộc sống

Mất cân bằng trong cuộc sống sẽ khiến thần kinh bị căng thẳng, làm con người mất tập trung, thường xuyên bất an, cáu bẳn, lo lắng. Tình trạng này kéo dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến chúng ta dễ mắc bệnh về thể chất như: Đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, bệnh tim và nhiều căn bệnh mãn tính,…

Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (tiếng Anh: National Center for Biotechnology Information, viết tắt NCBI) là một đơn vị trực thuộc Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, trực thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, người bị căng thẳng thần kinh trong thời gian dài có nguy cơ trụy tim cao hơn người bình thường. Bên cạnh đó, các vấn đề về tâm lý cũng như sức khỏe do mất cân bằng công việc và cuộc sống gây ra còn dần hủy hoại các mối quan hệ của mỗi người.

Mất cân bằng trong cuộc sống sẽ khiến thần kinh bị căng thẳng, làm con người mất tập trung, thường xuyên bất an, cáu bẳn, lo lắng
Mất cân bằng trong cuộc sống sẽ khiến thần kinh bị căng thẳng, làm con người mất tập trung, thường xuyên bất an, cáu bẳn, lo lắng

Cũng theo chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương:

Nếu chúng ta để tình trạng bị căng thẳng, bị quá tải, bị mất cân bằng quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống. Hãy thử tưởng tượng các khía cạnh công việc, học tập hoặc là mối quan hệ sức khỏe, tinh thần, tài chính, sự nghiệp giống như những yếu tố tạo nên bánh xe cuộc đời. Nếu bánh xe của chúng ta cân bằng, tròn đầy thì chúng ta sẽ lăn lăn bánh trên đường đời của mình một cách thuận lợi, êm ái, dễ dàng hơn. Còn nếu như một khía cạnh nào đó bị lệch thì hành trình của bạn sẽ gập ghềnh, trắc trở và khó khăn.

Tất nhiên, việc cân bằng hoàn hảo là điều vô cùng khó, mỗi một giai đoạn của cuộc đời chúng ta sẽ có những thứ tự ưu tiên nhất định, ví dụ như tuổi trẻ sẽ cần tập trung nhiều vào học tập và công việc. Thế nhưng để thật sự có một cuộc sống cân bằng, hài hoà và bình an, bạn vẫn cần học cách cân bằng cuộc sống, giúp mình có một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất. Có như vậy thì bánh xe cuộc đời của bạn mới vận hành êm ái, thuận lợi được.

Bây giờ bạn cần phải nhìn nhận lại, ngồi lại để đánh giá lại xem là mình đang bị mất cân bằng ở yếu tố nào, tài chính, công việc, mối quan hệ hay sức khỏe hay tinh thần. Mục đích chính là để bạn biết mình đang gặp vấn đề ở đâu, nguyên nhân và giải pháp cho nó là gì?

3. Nguyên nhân của việc mất cân bằng cuộc sống 

Áp lực công việc, gia đình và cuộc sống là tình trạng không thể tránh khỏi. Điều chúng ta có thể làm là giảm thiểu thấp nhất những yếu tố gây ra tình trạng mất cân bằng mà mình đang phải đối mặt. Hành trình đó luôn bắt đầu từ việc xác định nguyên nhân rồi mới tìm ra giải pháp.

Với kinh nghiệm tham vấn và trị liệu cho nhiều trường hợp bị trầm cảm, stress, mất cân bằng trong cuộc sống, chuyên gia Trần Hương đã chỉ ra một số nguyên nhân chính của vấn đề này như sau:

– Không xây dựng kế hoạch

Đây là nguyên nhân chủ đạo của việc mất cân bằng trong cuộc sống. Chúng ta cứ vận hành mọi khía cạnh mà không hề có kế hoạch, không hề có mục tiêu gì cho cuộc sống của mình, đặc biệt là các bạn trẻ đang hừng hực nhiệt huyết và sức sống.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương chia sẻ thêm:

Trong quá trình làm việc, tôi đã gặp rất nhiều các bạn trẻ bị stress, bị căng thẳng trong học tập, trong cuộc sống và khi tìm hiểu ra nguyên nhân thì đó là vì các bạn không hề có bất kỳ một kế hoạch và mục tiêu nào cho bản thân mình. Deadline liên tục dồn nén và các bạn cảm thấy mình bị bế tắc, kiệt sức và không có đủ năng lượng để giải quyết vấn đề.

Chỉ cần công việc dồn nén lại là chúng sẽ than phiền bản thân không thể giải quyết được. Nguyên nhân chính là do bạn không lập kế hoạch để xử lý từng việc một, không sử dụng thời gian hiệu quả, mọi thứ cứ tiếp tục dồn lại sẽ bắt đầu gây ra vấn đề và tình trạng căng thẳng là điều không thể tránh khỏi.

– Quá tập trung vào một khía cạnh nào đó

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương, nguyên nhân thứ hai của việc mất cân bằng cuộc sống là bạn quá tập trung vào một thứ gì đó ở một thời điểm nhất định. Đồng ý rằng chúng ta sẽ cần phải tập trung cho một thứ quan trọng, thế nhưng bạn cũng đừng tập trung vào một thứ quá để đến mức bị sao nhãng, bị bỏ lỡ, bỏ quên, thiếu sự quan tâm và chăm sóc đến những yếu tố khác.

Đừng tập trung vào một thứ quá để đến mức bị sao nhãng, bị bỏ lỡ, bỏ quên, thiếu sự quan tâm và chăm sóc đến những yếu tố khác
Đừng tập trung vào một thứ quá để đến mức bị sao nhãng, bị bỏ lỡ, bỏ quên, thiếu sự quan tâm và chăm sóc đến những yếu tố khác

Ví dụ, thu nhập từ công việc, lo cơm áo gạo tiền cho bản thân và gia đình rất quan trọng. Thế nhưng sức khỏe của bản thân, sự nề nếp, đầm ấm trong gia đình cũng vô cùng quan trọng. Tất cả khía cạnh cuộc sống đều quan trọng nhưng mỗi người trong chúng ta chắc chắn đã có những lúc chú trọng nhiều hơn về một khía cạnh nào đó mà quên mất hoặc tin tưởng những khía cạnh còn lại sẽ dựa vào trọng tâm mà ta chọn để hoàn thiện theo.

Điển hình nhất chính là đặt nặng vấn đề tài chính mà tạm gác hạnh phúc bản thân và gia đình. Đây chính là nguyên nhân chính khiến chúng ta bị quá tải, căng thẳng và dễ dẫn đến những vấn đề về tâm lý.

– Không quản lý được các mối quan hệ 

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương chia sẻ:

Nguyên nhân tiếp theo khiến chúng ta bị mất cân bằng trong cuộc sống đó là không quản lý được các mối quan hệ của mình. Bạn không biết cách để cân bằng các mối quan hệ của mình, giúp các mối quan hệ trở nên hài hoà và vui vẻ, hạnh phúc. Lý do là bởi mối quan hệ (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, vợ chồng,…) ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn không thể quản lý được chúng thì bạn cũng bị tác động rất lớn, sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng có nhiều vấn đề.

Cuộc sống cá nhân bận rộn khiến cho nhiều người không còn đủ thời gian để quan tâm và duy trì những mối quan hệ xung quanh của mình. Và đừng để điều này ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, chất lượng cuộc sống hay chính sức khoẻ tinh thần của bạn.

– Quá nuông chiều bản thân 

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương chia sẻ:

Một trong những nguyên nhân vô cùng quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua, đó chính là bạn quá nuông chiều bản thân mình, duy trì những thói quen tiêu cực. Đây là vấn đề mà rất nhiều các bạn trẻ đang gặp phải, dành quá nhiều thời gian rảnh rỗi cho những việc không có thực sự đem lại kết quả cho mình. Và đến khi Deadline với những kế hoạch, những công việc mình cần phải hoàn thành thì các bạn lại lao vào thức ngày thức đêm để hoàn thành nó. Đây chính là tác nhân khiến các bạn rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, thậm chí là trầm cảm.

 

Một trong những nguyên nhân vô cùng quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua, đó chính là bạn quá nuông chiều bản thân mình, duy trì những thói quen tiêu cực
Một trong những nguyên nhân vô cùng quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua, đó chính là bạn quá nuông chiều bản thân mình, duy trì những thói quen tiêu cực

Thói quen tiêu cực nghĩa là bạn dành thời gian rảnh của mình để làm đã  lướt facebook, tiktok, chat zalo cùng bạn bè,…  Có thể bạn nghĩ mọi việc đã được lên kế hoạch, tới thời gian làm việc gì thì làm việc đó, thậm chí nhiều bạn còn nghĩ cứ thong thả, cả một ngày dài chỉ có bao nhiêu đó việc làm trễ chút cũng không sao. Lúc này, bạn không thể làm chủ kế hoạch và không làm chủ được thời gian, không làm chủ được cuộc sống của mình.

– Quá cầu toàn trong mọi chi tiết

Như chúng ta đã biết, cầu toàn là một đức tính tốt nhưng cầu toàn thái quá lại gây ra một số vấn đề trái chiều. Đầu tiên chính là cảm giác luôn tự ti vì cho rằng bản thân chưa đủ tốt, chưa đủ giỏi, mọi sai sót bạn đều cảm thấy có phần lỗi của mình, trong khi những gì bạn làm tốt gấp mấy lần người khác.

Kế đến là việc dùng quá nhiều thời gian để hoàn thiện một chi tiết trong hàng nghìn chi tiết công việc phải hoàn thành. Điều này dẫn đến việc bạn bị thiếu thời gian, nên bản thân luôn bận rộn hơn, về trễ hơn, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức.

4. Tips giúp cân bằng cuộc sống hiện đại 

Một tâm trí khỏe mạnh, vui vẻ có thể góp phần tạo nên một sức khỏe tốt. Sống cân bằng có nghĩa là có một góc nhìn tích cực, duy trì những thói quen tốt và giảm căng thẳng. Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể có được một cuộc sống cân bằng? Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Hương mách bạn một số tips đơn giản như sau:

4.1. Xây dựng kế hoạch rõ ràng 

Theo chuyên gia Trần Thị Hương:

Đầu tiên, để kiểm soát mọi công việc, học tập và mục tiêu, bạn cần có một kế hoạch cụ thể. Mỗi thời điểm chúng ta sẽ có những kế hoạch và có những ưu tiên khác nhau, thế nhưng mà điều ưu tiên nào là sự ưu tiên quan trọng nhất bạn cần xác định được, cố gắng tập trung vào nó nhưng không có nghĩa là bạn sẽ bỏ lỡ những khía cạnh khác.

Ví dụ, ở này chúng ta cần phải tập trung vào công việc để phát triển sự nghiệp, nâng cao tài chính của mình nhưng không có nghĩa là bạn bỏ lỡ những mối quan hệ xung quanh, không có chăm sóc sức khỏe, không chăm sóc gia đình, không quan tâm đến cảm xúc và tinh thần của chính mình.

Mỗi thời điểm chúng ta sẽ có những kế hoạch và có những ưu tiên khác nhau
Mỗi thời điểm chúng ta sẽ có những kế hoạch và có những ưu tiên khác nhau

Vì vậy, việc bạn cần làm chính là thiết lập những mục tiêu và kế hoạch cụ thể, có như vậy thì bạn mới làm chủ được thời gian và cuộc sống của chính mình, biết mình cần phải làm gì và cần ứng phó với những tình huống bất ngờ ra sao.

4.2. Xây dựng nhật ký công việc

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương chia sẻ:

Một trong những tips mình hay áp dụng, cũng chia sẻ nhiều với khách hàng của mình nếu muốn cân bằng cuộc sống, đó là xây dựng nhật ký công việc. Đây được xem là công cụ quản lý thời gian vô cùng hiệu quả, bạn sẽ ghi vào đó những điều mình cần phải hoàn thành, những điều đã hoàn thành trong ngày. Nhờ đó, bạn sẽ không bao giờ quên việc hay bỏ lỡ những thông tin quan trọng.

Nhờ có nhật ký công việc, bạn sẽ không bỏ lỡ những mục tiêu hay kế hoạch mình đề ra, Thay vào đó, bạn sẽ quản lý được quỹ thời gian hàng ngày/hàng tháng/hàng năm của mình, từ đó biết mình cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó. Đặc biệt, khi nhìn vào nhật ký công việc, bạn cũng sẽ biết cách ưu tiên và sắp xếp các khía cạnh cuộc sống sao cho phù hợp, hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, stress hay thậm chí là mất ngủ, rối loạn lo âu,…

4.3. Quản lý trạng thái cảm xúc của mình 

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương:

Cảm xúc và trạng thái vô cùng quan trọng, nó quyết định đến cuộc sống của bạn có thật sự chất lượng và hiệu quả hay không. Việc lao động, đóng góp, cống hiến hay dành tình yêu thương đối với người khác cũng hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc của bạn.

Vì vậy, trước khi duy trì mối quan hệ hay có dự định làm bất cứ điều gì, hãy thật sự biết cân bằng và quản lý trạng thái cảm xúc của chính mình. Hãy dành một chút thời gian ít ỏi trong ngày để chăm sóc cho bản thân mình, cho tinh thần của mình rồi chăm sóc cho sức khỏe của mình, chăm sóc cho các mối quan hệ xung quanh, gia đình của mình.

Cảm xúc và trạng thái vô cùng quan trọng, nó quyết định đến cuộc sống của bạn có thật sự chất lượng và hiệu quả hay không
Cảm xúc và trạng thái vô cùng quan trọng, nó quyết định đến cuộc sống của bạn có thật sự chất lượng và hiệu quả hay không

Để hiệu quả, bạn hãy duy trì và thực hành theo những thói quen tích cực này. Việc quản lý trạng thái cảm xúc đúng chuẩn sẽ đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu của mình, luôn cảm thấy bình yên, tràn đầy năng lượng và sức sống, cân bằng được thời gian.

4.4. Hãy chấp nhận “Sự không hoàn hảo”

Khi nhắc đến sự cân bằng cuộc sống và công việc, bất kể ai trong chúng ta cũng thường nghĩ ngay đến một ngày làm việc hiệu quả tại cơ quan, sau đó là thời gian dành cho bản thân, bạn bè và gia đình của mình. Chắc hẳn đây là mơ ước của đại đa số mọi người, vì sự hoàn hảo này rất khó có thể đạt đến.

Thay vì “loay hoay” đi tìm giải pháp cho bài toán hóc búa ấy, tại sao chúng không cố gắng để làm điều gì đó đơn giản và thực tế hơn? Một gợi ý cho bạn là hãy tìm cách đạt được sự cân bằng cuộc sống và công việc bằng việc thiết lập sự ưu tiên. Ở một số thời điểm, bạn có thể dành sự tập trung của mình để giải quyết công việc. Như vậy, vào những thời điểm khác, bạn sẽ có nhiều thời gian cho cuộc sống cá nhân, gia đình hay các mối quan hệ của mình.

4.5. Làm chủ từng khía cạnh trong cuộc sống 

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương:

Tip tiếp theo các bạn có thể áp dụng để cân bằng cuộc sống, giữa công việc và đời sống cá nhân chính là làm chủ từng khía cạnh. Bạn cần thiết lập các mục tiêu có thể đạt được bằng cách thực hiện các chiến lược quản lý thời gian hiệu quả.

Hãy phân tích danh sách việc cần làm và hủy các nhiệm vụ có mức độ quan trọng thấp hoặc chưa cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng thời gian mà bạn làm việc hiệu quả nhất để thực hiện danh sách công việc của mình. Đừng quên phân bổ thời gian trong ngày hiệu quả, làm chủ từng vấn đề (Cá nhân, công việc, gia đình, mối quan hệ,…) để gia tăng năng suất công việc và giúp bạn có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống của mình.

Bạn cần thiết lập các mục tiêu có thể đạt được bằng cách thực hiện các chiến lược quản lý thời gian hiệu quả
Bạn cần thiết lập các mục tiêu có thể đạt được bằng cách thực hiện các chiến lược quản lý thời gian hiệu quả

Chuyên gia Trần Thị Hương cũng chia sẻ thêm:

Bản thân mình cũng muốn gửi gắm đôi điều đến các bạn trẻ, đặc biệt là các cô gái hiện đại, đó là hãy học những kỹ năng để mình có thể làm chủ được bản thân, làm chủ thời gian, làm chủ thói quen, làm chủ kế hoạch của mình. Bên cạnh đó, đừng quên đề ra mục tiêu lớn, thực hiện những mục tiêu nhỏ để tiến lên mỗi ngày, có thêm động lực cố gắng. Làm được những điều này, bạn sẽ có sự bình an, vui vẻ mỗi ngày!

Đối với những người có gia đình, đặc biệt là chị em, hãy có những mục tiêu, kế hoạch và dự định cho từng khía cạnh trong cuộc đời mình. Hãy xác định rõ, thời điểm nào bạn sẽ làm gì, từ đó sắp xếp hài hòa những khoảng thời gian và sự tập trung, năng lượng của mình. Hãy đảm bảo mỗi ngày của bạn luôn có sự bình an, cân bằng, hòa hợp và hạnh phúc.

Hãy xác định rõ, thời điểm nào bạn sẽ làm gì, từ đó sắp xếp hài hòa những khoảng thời gian và sự tập trung, năng lượng của mình
Hãy xác định rõ, thời điểm nào bạn sẽ làm gì, từ đó sắp xếp hài hòa những khoảng thời gian và sự tập trung, năng lượng của mình

Hiện nay có rất nhiều chị em rơi vào tình trạng stress, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu vì không cân bằng được cuộc sống và công việc hàng ngày. Lý do là bởi chị em chúng ta vừa phải đảm nhiệm vai trò của một người vợ, một người mẹ, một người phụ nữ trong gia đình. Đồng thời chúng ta vẫn phải đi làm như bao nhiêu người khác cùng rất nhiều những công việc không tên khác nữa. Đây chính là điều khiến cho chị em phụ nữ rơi vào tình trạng bị quá tải, căng thẳng, áp lực, lúc nào cũng thấy rằng mình không đủ sức, không đủ năng lượng để giải quyết được mọi vấn đề.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương:

Bản thân mình cũng là một người phụ nữ có gia đình, cũng từng bị mất cân bằng trong cuộc sống, bởi vì đã không biết cách để sắp xếp mọi thứ sao cho ổn thỏa, sao cho nó hợp lý. Những tips mà mình chia sẻ cũng là cách để giúp cho chị em có thể thiết lập, xây dựng lại cuộc sống của mình. Làm thế nào đó để chúng ta có sự có được sự cân đối, hài hòa, bình an trong gia đình? Chúng ta hoàn toàn có thể nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ của người khác khi gặp phải khó khăn trong chuyện sắp xếp các công việc của gia đình, đó có thể là chồng hoặc con.

Hy vọng qua những tips mà chuyên gia Trần Thị Hương vừa chia sẻ có thể giúp cho chị em để xử lý và sắp xếp cuộc sống của mình một cách hiệu quả. Nhân dịp mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương cũng xin gửi lời chúc cho tất cả các chị em phụ nữ luôn luôn có được sức khoẻ tinh thần tốt đẹp, sức khỏe thể chất tuyệt vời. Tất cả chúng ta đều dồi dào năng lượng để hoàn thành tất cả những nhiệm vụ, những vai trò của mình trong công việc, trong gia đình và cũng vẫn có những thời gian để tận hưởng cuộc sống và nâng cao giá trị của bản thân mình.

Xem thêm video chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hương chia sẻ tips cân bằng cuộc sống và công việc:

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *