Chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Thị Thanh Phương mách bạn chìa khóa giúp kích hoạt sự sáng tạo
Khả năng sáng tạo là yếu tố quan trọng khi tạo ra các cách giúp con người linh hoạt làm việc hiệu quả hơn. Năng lượng sáng tạo luôn có sẵn trong mỗi người, nhưng làm thế nào để kích hoạt nó? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Thị Thanh Phương ngay sau đây nhé!
Tầm quan trọng của sự sáng tạo
Sáng tạo hiểu đơn giản là sự nhìn nhận về thế giới xung quanh theo một góc nhìn mới nhằm kết nối mọi sự vật tưởng chừng như rời rạc với nhau. Sự kết hợp này sẽ tạo nên những sáng kiến vô cùng độc đáo và táo bạo.
Trên phương diện khoa học, sáng tạo thuộc sự quản lý của bán cầu não phải với chức năng đặc thù là tư duy hệ thống, cảm thụ âm nhạc và tư duy sáng tạo của con người. Tư duy sáng tạo tạo ra những cái mới để thay thế và đào thải những cái cũ, đưa mọi lĩnh vực trong xã hội phát triển theo từng bậc thang.
Sự sáng tạo đưa con người tiếp xúc với những cái nhìn mới, con đường mới, trải nghiệm mới giúp cho xã hội liên tục cải tiến, thay đổi và phát triển. Nếu như không có sáng tạo, con người sẽ không phát minh được những thành tựu tuyệt vời như ngày nay.
Nhiều người cho rằng, sự sáng tạo chỉ giúp ích trong những ngành nghề như âm nhạc, thời trang,… Thế nhưng trong công việc thực tế, bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ cần ý tưởng sáng tạo. Nó không chỉ là tạo ra những sản phẩm mới độc đáo mà nó còn là quá trình tìm ra những con đường, hướng đi mới giúp tối ưu hóa thời gian xử lý và giải quyết công việc.
Chìa khóa giúp kích hoạt sự sáng tạo
Thực tế, luôn tồn tại một “kho báu sáng tạo” ẩn giấu bên trong mỗi chúng ta và không phải ai cũng nhận biết được. Vậy làm thế nào để tìm ra và mở khóa kho báu này? Hãy để chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Thị Thanh Phương mách bạn chìa khóa giúp kích hoạt sự sáng tạo nhé!
1. Trở lại là một đứa trẻ
Theo Osho “Sáng tạo bùng cháy sức mạnh bên trong.” Ông luôn quan niệm Sáng tạo là sự nổi loạn ngoạn mục nhất trong cuộc sống. Để sáng tạo, bạn phải thoát khỏi mọi khuôn phép, quay trở lại là một đứa trẻ, tồn tại như một cá thể riêng biệt, độc đáo và tách rời khỏi tâm lý đám đông.
Bạn cần phải phá vỡ định kiến của đám đông và giải phóng để bản thân được là chính mình. Khi đó sẽ không còn vấn đề gì nữa, bạn có thể sống một cuộc đời như ý muốn. Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Thị Thanh Phương:
Khi trở lại là một đứa trẻ, bạn sẽ lại trở nên sáng tạo, bạn sẽ có lại cảm giác hồi hộp, sôi nổi và hào hứng thuở ban đầu. Cảm xúc đó vẫn nằm yên chờ bạn và đang bị kìm nén.
2. Sẵn sàng học hỏi (tò mò)
Để kích hoạt chìa khóa của sự sáng tạo, chúng ta phải luôn tò mò, tò mò về những thứ hiện hữu xung quanh chúng ta hay những việc xảy ra quanh ta để tìm hướng giải quyết cho vấn đề. Một cách khác đơn giản hơn chính là hỏi những người giỏi hơn mình hoặc những người đi trước đã có kinh nghiệm, mục đích chính là để học hỏi cách họ nhìn nhận vấn đề cũng như giải quyết vấn đề.
Theo các nghiên cứu khoa học, sự tò mò sẽ giúp kích thích não bộ liên tục hoạt động, liên tục tò mò và học hỏi để tiếp thêm thông tin mới, cách nhìn mới giúp nảy sinh những ý tưởng sáng tạo mới. Khi bạn tò mò, bạn sẽ nhận được những thông tin mà không phải ai cũng có thể tiếp cận tới.
3. Hiện diện trong mọi hoạt động
Trải nghiệm là một trong những cách trực diện để một người có thể kích hoạt và rèn luyện tư duy sáng tạo. Bởi theo chuyên gia Lê Thị Thanh Phương:
Khi thử những điều mới, trải nghiệm nhiều cảm xúc mới, gặp gỡ những con người mới sẽ giúp chúng ta tiếp cận được với những luồng suy nghĩ khác. Từ đó mình sẽ học hỏi thêm nhiều điều, biết mình muốn gì, cần gì?
Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ dùng một ngày trọn vẹn để đi đến những địa điểm mới, xem một bộ phim mới hay nghe một dòng nhạc mới hay vui đùa cùng mọi người? Tất cả những trải nghiệm trên đều sẽ kích thích giác quan và tư duy, giúp bạn tiếp cận với những thông tin và những con người mới để học hỏi kiến thức mới để tìm ra ý tưởng sáng tạo.
4. Sống mộng mơ
Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng, trung bình mỗi người dành đến 47% thời gian/ngày cho việc mộng mơ. Dù nhiều người lý trí sẽ cố chối vấn đề này, nhưng hầu hết mọi người đều mơ mộng và suy nghĩ mông lung thay vì thật sự làm việc.
Nhưng không sao, bởi mơ mộng là khởi nguồn của sự sáng tạo! Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy buồn chán, hoặc bế tắc, trí óc sẽ tự mình “đi lang thang và nghĩ về nhiều việc”. Vậy bộ não làm gì trong 47% thời gian dùng để suy nghĩ đó? Lúc này, não bạn đang cố gắng mở rộng vấn đề, tìm kiếm các kết nối và tưởng tượng tất cả các khả năng có thể xảy ra của một vấn đề, vận hành những liên kết phức tạp.
Hay nói cách khác, quá trình đó được gọi là “sáng tạo”. Sáng tạo bằng cách mơ mộng. Do đó, hãy sống mộng mơ nhiều hơn để cơ thể thật sự tận hưởng, trí não thực sự sáng tạo và phát huy hết năng lực của bản thân.
Những chia sẻ này được chuyên gia tâm lý trị liệu, Master coach Lê Thị Thanh Phương thực hiện trong buổi trị liệu nhóm tại Hà Nội số 21 của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam diễn ra vào ngày 10/12/2022 với chủ đề “Khơi thông dòng chảy yêu thương & tính sáng tạo”.
Chương trình được tổ chức hàng tuần vào chiều thứ 7 với nhiều chủ đề khác nhau giúp khách mời giải quyết được những khó khăn phổ biến trong cuộc sống. Hy vọng qua những thông tin hữu ích này, bạn đọc sẽ nắm rõ chìa khoá kích hoạt sự sáng tạo và áp dụng thành công trong cuộc sống!
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!