Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người đang mắc bệnh

Sức khỏe tinh thần luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nếu sức khỏe tinh thần được quan tâm nhiều hơn thì chất lượng cuộc sống đi lên. Tuy nhiên, không phải ai biết cách chăm sóc người bệnh đặc biệt người đang mắc căn bệnh nan y việc quan tâm đến tinh thần càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Theo WHO thống kê rằng tại Việt Nam có khoảng 95,000 người tử vong mỗi năm vì ung thư.Trong đó có khoảng 30% các trường hợp tử vong vì suy kiệt tinh thần chứ không xuất phát từ tác động của khối u. Điều này cho thấy tinh thần rơi vào trạng thái kiệt quệ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều như thế nào.

Theo chương trình Phỏng vấn chuyên gia của Trung tâm NHC Việt Nam, Master Coach Cao Kim Thắm đã mang đến những kiến thức và giải pháp dưới góc nhìn khoa học tâm lý về cách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người đang mắc bệnh.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Cao Kim Thắm - Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh.
Chuyên gia tâm lý, Master Coach Cao Kim Thắm – Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh.

Bệnh lý mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là những căn bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe con người nhưng lại rất khó chữa trị như bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, tim mạch, suy thận, dạ dày hay các bệnh mãn tính phải điều trị dài ngày khác. Những ai mắc bệnh lý trên sẽ một cú sốc tâm lý rất lớn và để vượt qua khó khăn thử thách này, thì họ cần sự quan tâm chăm sóc, sự chia sẻ và thấu hiểu của người thân trong gia đình. Điều này giúp người bệnh cảm thấy yên tâm, động viên tinh thần rất nhiều để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

1. Sức khỏe tinh thần của người mắc bệnh lý

Tâm lý của người mắc bệnh lý thường diễn ra rất phức tạp, bất ổn. Họ sẽ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, mất niềm tin cuộc sống, hoặc thậm chí có ý định tự tử. Điều này dẫn đến tình trạng sức khỏe trở lên nghiêm trọng hơn. Những dấu hiệu thể hiện rõ nét mà dễ dàng nhận ra:

  • Người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi và tuyệt vọng về tình trạng sức khỏe bản thân, khiến cho các triệu chứng trầm cảm dễ xuất hiện, đặc biệt người trẻ.
  • Người bệnh có những gánh nặng về kinh tế về con cái, những áp lực về gia đình sẽ khiến họ bi quan nhiều hơn.
  • Người bệnh dần dần mất đi mục đích sống và trở lên khép mình với mọi người xung quanh.
  • Tính cách người bệnh trở nên nhạy cảm hơn hoặc thiếu tự tin, rụt rè, không tin bản thân có thể vượt qua căn bệnh.
  • Cảm xúc của người bệnh rất dễ bị kích động.

Sự suy sụp về tinh thần sẽ khiến họ bị suy kiệt. Vì vậy, nếu không kịp thời phát hiện sẽ để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.

2. Mối quan hệ hai chiều giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần

Có thể nói tâm trí và cơ thể là hai phần hoàn toàn tách biệt nhau. Nhưng chúng đều có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Khi người bệnh mạnh mẽ đối mặt bệnh lý đầy khó khăn nhưng vẫn giữ tinh thần lạc quan thì việc chữa trị dễ dàng hơn và đạt hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu người bệnh mất niềm tin bản thân không thể vượt qua căn bệnh nguy hiểm này thì khả năng hồi phục sức khỏe thấp và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

2.1. Sức khỏe tinh thần ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

Sức khỏe tinh thần đóng vai trò quan trọng đối với con người. Ở một trạng thái tinh thần tốt giúp cơ thể khỏe mạnh tránh một số loại bệnh lý. Tuy nhiên, không phải ai có thể hiểu được giá trị sức khỏe tinh thần mang đến sức khỏe thể chất. Vì vậy, người mắc các bệnh lý đối mặt một số vấn đề về bệnh tâm lý.

Điển hình là bệnh mãn tính. Một số loại bệnh tâm lý tác động tiêu cực đến quá trình chữa trị bệnh mãn tính. Theo một số nghiên cứu, trầm cảm là một trong loại bệnh dẫn đến bệnh mãn tính như tiểu đường, hen suyễn, ung thư, bệnh tim mạch và viêm khớp. Và tâm thần phân liệt liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh về tim và hô hấp cao hơn.

Tình trạng sức khỏe tinh thần của người bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến việc chữa trị các loại bệnh mãn tính. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư, trong đó 30% chết vì suy kiệt thay vì mất do khối u. Vì vậy, tỷ lệ tử vong do mắc bệnh mãn tính của người bị trầm cảm hay các loại bệnh về tâm lý có chiều hướng tăng cao.

Sức khỏe tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng đối với con người. Có một giấc ngủ ngon và chất lượng giúp con người tập trung hơn và làm việc năng suất. Tuy nhiên, người đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần thường ảnh hưởng đến giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ. Mất ngủ khiến người bệnh gặp khó khăn đi vào giấc ngủ hoặc nằm ngủ trằn trọc. Còn ngưng thở khi ngủ khiến họ thường xuyên thức giấc kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức và dễ mắc bệnh hô hấp. Khoảng 50% – 80% những người có tình trạng sức khỏe tinh thần gặp các vấn đề giấc ngủ. Không thể phủ nhận tầm quan trọng giấc ngủ trong việc hồi phục sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Sức khỏe tinh thần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Sức khỏe tinh thần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Người bệnh đang gặp vấn đề sức khỏe tinh thần khó có thể tiếp xúc chăm sóc sức khỏe một cách đầy đủ. Các dịch vụ chăm sóc y tế chưa được phát triển. Đặc biệt, tâm lý trị liệu chưa được phổ biến tại Việt Nam và người bệnh chưa có cơ hội tiếp cận.

2.2. Sức khỏe thể chất ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

Sức khỏe thể chất cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Khi cơ thể bị nhiễm bệnh tinh thần ảnh hưởng rất nhiều.

Đối với người mắc bệnh nan y, cơ thể họ đã suy nhược, kiệt quệ bởi phải trải qua nhiều lộ trình trị liệu. Điều này dẫn đến sức khỏe ngày càng yếu, sức đề kháng ngày càng kém dần. Do đó, tinh thần người bệnh luôn trạng thái mệt mỏi và uể oải. Từ đó, họ rơi vào khủng hoảng về mặt tinh thần xuất hiện rất nhiều nỗi sợ hãi như họ sợ thuốc điều trị sẽ gây ra các tác dụng phụ hoặc không mang lại hiệu quả. Nghiêm trọng hơn họ lo sợ vì tình trạng tái phát sau điều trị hoặc biến chứng, di căn nguy hiểm. Có trường hợp lo lắng vì tình trạng không thể làm chủ hành vi của mình. Sợ mất đi các mối quan hệ hiện có và họ lo lắng về những sự bất định trong tương lai như tương lai con cái. Gia đình họ sẽ ra sao nếu họ không còn nữa. Và đặc biệt là sự sợ hãi, lo lắng ám ảnh về cái chết. Những dấu hiệu trên cho thấy người bệnh đang rơi vào rối loạn lo âu, trầm cảm và cần đến các chuyên gia tâm lý trị liệu

Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh da mạn tính rất thường gặp. Bệnh biểu hiện bởi những mẩn, mảng đỏ, bong vẩy trắng ở trên da. Đặc trưng bệnh vẩy nến là các vết loét đỏ gây đau đớn trên da. Nó có liên quan đến căng thẳng cấp tính và trầm cảm. Những người bị bệnh vẩy nến trải qua cảm giác đau khổ về cảm xúc và tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của họ. Căng thẳng và trầm cảm chủ yếu đến từ lo lắng, kỳ thị và từ chối.

Bệnh vẩy nến.
Bệnh vẩy nến.

Người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hay đau tim dẫn đến các một số bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Khoảng một phần ba số người mắc các bệnh lý nghiêm trọng dẫn đến tinh thần suy sụp, suy nghĩ tiêu cực và thậm chí còn nghĩ đến cái chết.

Có thể nói, mối quan hệ giữa sức khỏe thể chất và tinh thần chặt chẽ với nhau. Nếu chúng ta chỉ chăm sóc tinh thần và không nâng cao thể chất thì cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, sức bền kém. Ngược lại, nếu chúng ta chỉ chăm sóc thể chất mà không xây dựng tinh thần lạc quan, mạnh mẽ chúng ta sẽ luôn bị stress hoặc rối loạn cảm xúc.

3. Hướng dẫn chăm sóc tinh thần cho người mắc bệnh nan y

Người thân có vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe đối với người bệnh. Vai trò đó đến từ sự quan tâm, chăm sóc, tình yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, đồng cảm, thấu hiểu của người thân dành cho họ. Điều này tạo thêm niềm tin, động lực giúp cho người bệnh sớm vượt qua những giai đoạn khó khăn thử thách này.

3.1. Vai trò người thân đối với người bệnh

Người thân luôn bên cạnh người bệnh là điều quan trọng. Người bệnh cảm thấy yên tâm, an toàn, mạnh mẽ vượt qua các đợt chữa trị vô cùng gian nan và vất vả.

  • Người nhà nên khuyến khích và ủng hộ người bệnh làm những điều mà họ yêu thích để có thể giải tỏa căng thẳng tốt hơn, vượt qua nỗi sợ hãi về bệnh tật.
  • Người nhà có thể chia sẻ với người bệnh những câu chuyện truyền cảm hứng. Cũng như là những bộ phim truyền động lực để họ có thêm sức mạnh vượt qua.
  • Ngoài ra còn có thể tạo tinh thần thoải mái với người bệnh bằng cách kể chuyện vui. Hoặc là chơi những trò chơi bổ ích thú vị với họ.
  • Người nhà cần có một ý chí mạnh mẽ là chỗ dựa vững chắc cho người bệnh
    Người nhà đồng hành cùng người bệnh qua các buổi tái khám và theo dõi tình hình sức khỏe để nắm bắt được thông tin quan trọng.
  • Không chỉ người bệnh cần chú ý đến sức khỏe tinh thần và thể chất mà người thân cũng cần quan tâm đến sức khỏe để sức đề kháng tốt và một tinh thần tỉnh táo để đưa ra những quyết định quan trọng trong quá trình chữa trị.

3.2. Vai trò người bệnh đối với sức khỏe tinh thần

Để vượt qua bệnh nan y không những có sự hỗ trợ từ người thân mà còn chính nghị lực người bệnh.

  • Người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan suy nghĩ tích cực. Vì trên nhiều chứng minh đã cho thấy rằng tâm lý có thể giúp chi tiên lượng bệnh trở nên khả quan hơn so với cuộc sống bi quan chán nản.
  • Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành mạnh tốt cho sức khỏe, uống nước ép trái cây bổ sung vitamin cho cơ thể. Tránh thức ăn nhanh, đồ uống có cồn, đồ uống có ga giảm nguy cơ bệnh chuyển biến xấu hơn.
  • Tập luyện thể thao với cường độ phù hợp sức khỏe bản thân.
    Cải thiện sức khỏe tinh thần bằng cách thiền định hoặc yoga giúp tâm trí thanh thản, nhẹ nhàng.
  • Lên chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ 7-8/ngày và dành khoảng 30 phút ngủ trưa cho tình thần được thư giãn.
  • Nếu người bệnh rơi vào trầm cảm hoặc rối loạn lo âu thì có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý tham vấn nhằm không ảnh hưởng đến bệnh lý.
  • Tránh những loại đồ uống có cồn và các chất gây kích thích. Bởi vì chúng chỉ làm thoải mái trong khoảng thời gian đầu nhưng về lâu dài ảnh hưởng tiêu cực thể chất và tinh thần khiến người bệnh lệ thuộc vào nó nhiều hơn.
  • Hãy chia sẻ với người thân trong gia đình, bạn bè hoặc người mà người bệnh tin tưởng để hỗ trợ tình huống khó khăn.
Thực đơn giàu dinh dưỡng.
Thực đơn giàu dinh dưỡng.

Khi mắc bệnh nan y, con người sẽ có xu hướng rơi vào trạng thái tiêu cực, mất niềm tin vào cuộc sống. Vì vậy, có sự động viên từ người thân như tiếp thêm sức mạnh cho người bệnh mạnh mẽ đối mặt căn bệnh nan y. Đồng thời, họ trở lên mạnh mẽ, nghĩ tích cực hơn khi trải qua thời gian khó khăn này.

4. Giải pháp tâm lý trị liệu giúp cải thiện sức khỏe tinh thần cho người mắc bệnh

Áp dụng tâm lý trị liệu là một cách hữu hiệu trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần cho người mắc bệnh. Đối với các đối tượng mắc bệnh nan y, rối loạn lo âu, trầm cảm sử dụng phương pháp tâm lý trị liệu có thể giúp cho các triệu chứng này suy giảm đáng kể. Chuyên gia tâm lý, Master Coach Cao Kim Thắm chia sẻ: “Theo như nghiên cứu của ngành Khoa học tâm trí, khi các chuyên gia tâm lý áp dụng các quy trình và các liệu pháp trị liệu tâm lý có thể giúp cho khách hàng phần nào giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực, tháo gỡ những khúc mắc trong lòng, giúp họ có thêm động lực và có mục tiêu sống”.

Chuyên gia tâm lý Cao Kim Thắm là Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Đây là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tâm lý trị liệu ở Việt Nam dựa trên quy mô lớn, chuyên nghiệp, bài bản. Các chuyên gia tâm lý đến từ Ủy ban NLP Hoa Kỳ. Các chuyên gia sử dụng các kĩ thuật chuyên môn có thể giúp khách hàng điều chỉnh những hành vi và cảm xúc tiêu cực của mình và vượt qua được những giai đoạn khó khăn, thử thách, và khôi phục được sức khỏe nhanh chóng. Vì sức khỏe tinh thần đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khôi phục sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt nhất thì khách hàng cũng cần theo sát lộ trình trị liệu đã đề ra và thoải mái chia sẻ câu chuyện cá nhân cho các chuyên gia tâm lý.

Một trong những khách hàng đã áp dụng thành công sử dụng phương pháp tâm lý trị liệu để cải thiện sức khỏe tinh thần tại Trung tâm NHC Việt Nam là anh Lai Xuân Huy (41 tuổi, Hồ Chí Minh). Anh đã đến trung tâm NHC Việt Nam với tình trạng rối loạn lo âu hay nôn ói vào mỗi buổi sáng không rõ nguyên nhân. Chuyên gia tâm lý Cao Kim Thắm đã đồng hành cùng anh trong suốt 5 tháng để tìm ra nguyên nhân gốc rễ và đưa ra lộ trình trị liệu phù hợp. Nguyên nhân dẫn đến khiến tình trạng sức khỏe tinh thần kiệt quệ làm cho cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng vì anh chịu đựng căng thẳng, stress, áp lực trong công việc và gia đình trong một thời gian dài. Dưới sự đồng hành chuyên gia tâm lý, anh Huy đã hết chứng nôn ói buổi sáng, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần, tâm lý hoàn toàn thoải mái và thư giãn, tăng cân, anh có thể quay trở lại với công việc trước kia của mình và mang lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình mình.

Hơn nữa, một minh chứng cho thấy tầm quan trọng sức khỏe tinh thần ảnh hưởng sức khỏe thể chất. Bạn Lan Anh (19 tuổi, Hà Nội) đến Trung tâm NHC Việt Nam đang trong tình trạng trầm cảm và da đầu suốt thời gian rất dài bị dị ứng, dễ bị kích ứng, khó chịu và thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc tây để bôi, uống. Trong suốt 3 tháng trị liệu, Chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến đã giúp cho Lan Anh chuyển hóa tích cực, từ một cô gái nhút nhát, thiếu tự tin trở thành người cởi mở hơn, tìm được được mục tiêu cho bản thân. Đặc biệt chứng dị ứng da đầu của bạn đã không còn nữa. Bạn không còn phải phụ thuộc vào những liều thuốc Tây dùng hàng ngày và bạn đã có thể khẳng định cá tính bản thân với màu tóc nhuộm yêu thích.

Chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến đã đồng hành cùng Lan Anh từng bước vượt qua căn bệnh trầm cảm.

Tóm lại, sức khỏe tinh thần đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh. Một tinh thần mạnh mẽ và lạc quan giúp họ sớm phục hồi sức khỏe, vượt qua căn bệnh và làm tốt theo chỉ dẫn bác sĩ.

Xem thêm video chia sẻ từ chuyên gia tâm lý, Master Coach Cao Kim Thắm tại đây: 

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *