Những ảnh hưởng của trầm cảm đến não bộ có thể bạn chưa biết
Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần không chỉ gây nên những cảm giác buồn chán, tuyệt vọng mà còn có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của não bộ. Căn bệnh này có thể làm gia tăng sự lão hóa của não bộ, khiến cho chúng không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và gây ra hàng loạt các vấn đề tiêu cực.
Những ảnh hưởng của trầm cảm đến não bộ có thể bạn chưa biết
Theo số liệu thống kê từ Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia thì tại Hoa Kỳ có đến khoảng 16 triệu người trưởng thành đã từng trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm lớn trong năm. Thực tế cho thấy, hầu hết chúng ta đều có những lo lắng, buồn phiền, suy nghĩ tiêu cực vào một thời điểm nào trong cuộc sống. Nó có thể xuất hiện khi bạn phải đối diện với một mối đe dọa cụ thể nào đó hoặc những sự việc gây ám ảnh dai dẳng.
Tuy nhiên, khi tình trạng lo âu, chán nản cứ liên tục kéo dài sẽ gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần, đặc biệt là chứng bệnh trầm cảm. Đồng thời trạng thái này cũng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động và chức năng của bộ não. Cụ thể những quá trình thần kinh được mô tả như sau:
- Nếu ví não bộ giống như một phim trường thì các bộ phận của não như Hippocampus và Amygdala sẽ là những diễn viên chính đóng vai trò sản xuất trầm cảm, sợ hãi, lo âu cho con người. Sử dụng kỹ thuật thần kinh và công nghệ hình ảnh não, các chuyên gia đã nhận thấy rằng Hippocampus và Amygdala có vị trí rất quan trọng trong hầu hết các rối loạn trầm cảm, lo âu.
- Amygdala chính là một cấu trúc nằm sâu bên trong não bộ được xem là trung tâm truyền thông giữa những bộ phận xử lý tín hiệu cảm giác của não đến với những bộ phận giải thích tín hiệu. Khi các mối đe dọa xuất hiện, nó sẽ cảnh báo phần còn lại của não bộ và kích hoạt phản ứng lo lắng, sợ hãi. Các tình cảm, kỉ niệm được lưu giữ ở trung tâm của Amygdala có thể làm khởi phát các rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
- Còn Hippocampus là một phần của não bộ giúp chống lại các sự kiện đe dọa, nguy hiểm thành kí ức. Qua nhiều nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, bộ phận này sẽ có kích thước nhỏ hơn đối với những người từng trải qua các chấn thương nghiêm trọng về mặt tâm lý.
Qua đó có thể nhận thấy được sự ảnh hưởng rất lớn của trầm cảm đối với não bộ. Chứng trầm cảm sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của não bộ và gây ra rất nhiều các vấn đề tác động xấu đến chức năng và hoạt động của cơ quan này.
Dưới đây là một số tác động mà trầm cảm có thể gây ra cho não bộ như:
1. Viêm não
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được cụ thể rằng trầm cảm hay viêm não xuất hiện trước. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng những đối tượng từng phải trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm đều có hàm lượng protein chuyển vị tăng cao so với những người khỏe mạnh. Chất hóa học này cũng có mối liên hệ mật thiết đối với tình trạng viêm não.
Đối với những trường hợp bị trầm cảm kéo dài và không được tiến hành điều trị trong khoảng 10 năm hoặc lâu hơn thì những protein này sẽ có xu hướng gia tăng đáng kể. Đồng thời, nếu tình trạng viêm não không được phát hiện và kịp thời điều trị sẽ gây ra rất nhiều hậu quả vô cùng nặng nề. Cụ thể như:
- Đẩy nhanh tốc độ lão hóa của não bộ, có thể làm cho người bệnh bị suy giảm trí nhớ.
- Làm ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức kém khi trưởng thành.
- Sự phát triển của các tế bào não mới sẽ bị cản trở.
- Làm tổn thương hoặc giết chết các tế bào của não.
2. Ảnh hưởng đến khối lượng chất xám
Đã từng có một cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học về vấn đề xác định khu vực của não bộ sẽ bị ảnh hưởng và mức độ bị ảnh hưởng ra sao khi con người mắc phải chứng bệnh trầm cảm. Trong một số nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng, một số phần não bộ của những đối tượng bị trầm cảm có xu hướng co lại so với ban đầu. Chính xác hơn đó chính là sự suy giảm và dần mất đi của khối lượng chất xám ở cơ quan này.
Các chuyên gia cho biết rằng, đối với những người bị trầm cảm lâu năm, kéo dài dai dẳng hoặc các triệu chứng biểu hiện ở mức nghiêm trọng thì sẽ có nguy cơ cao bị mất đi khối lượng chất xám. Kết quả của các nghiên cứu cũng đã xác định được một số vùng của não bộ có thể bị thuyên giảm khối lượng chất xám như:
- Vùng dưới đồi (Hippocampus): Vùng não này có vai trò rất quan trọng và là thành phần chủ chốt đối với việc học tập và ghi nhớ. Vùng này sẽ có kết nối với các phần khác của bộ não, có tác dụng kiểm soát tốt cảm xúc và phản ứng của các hormone gây căng thẳng.
- Vỏ não trước trán: Một số bằng chứng và nghiên cứu nhận thấy có một số phần như đồi thị, nhân đuôi, thùy đảo có thể bị thu nhỏ nếu bạn mắc phải chứng bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, khu vực này cũng nắm vai trò cực kì quan trọng đối với
Khi mức độ trầm cảm càng tăng cao thì khối lượng chất xám cũng sẽ bị suy giảm càng nhiều. Nếu các khu vực của não bộ không thể hoạt động tốt thì sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như mất động lực, rối loạn giấc ngủ, lo âu, suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy bản thân vô dụng, tội lỗi hoặc gặp phải một số vấn đề về trí nhớ.
3. Những ảnh hưởng khác của trầm cảm đối với não bộ
Một nghiên khoa học đã từng được công bố trên tạp chí Psychological Medicine với khoảng 71.000 người tham gia, trong đó có một số người tồn tại các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Các chuyên gia đã tiến hành xem xét những thay đổi bên trong bộ não của họ đối với việc ra quyết định, xử lý thông tin và khả năng ghi nhớ.
Kết quả nhận thấy rằng, những đối tượng mắc bệnh trầm cảm đã có xuất hiện các triệu chứng của việc suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức bị giảm đi, đặc biệt là ở những đối tượng trưởng thành. Bên cạnh đó, khi căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến cho một phần của não bộ bị lạm dụng. Tình trạng này sẽ làm cho quá trình lưu thông máu bên trong não bị kém đi, người bệnh dễ mệt mỏi và nóng giận vô cớ.
Đặc biệt hơn, các hormone được não bộ sản xuất nhằm đối phó với những lo âu, căng thẳng sẽ bị ảnh hưởng xấu về mặt chức năng, đồng thời cấu trúc vật lý của não bộ cũng bị thay đổi nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hormone cortisol có thể làm teo não và cản trở não bộ sản sinh ra các nơron thần kinh mới. Tình trạng này sẽ tác động trực tiếp đến khả năng ghi nhớ, điều chỉnh cảm xúc của con người.
Cách đối phó với với trầm cảm để tránh những ảnh hưởng đến não bộ
Trầm cảm được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm với nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, đời sống và cả não bộ của con người. Tuy nhiên, căn bệnh này không phải là chứng nan y nên hoàn toàn có thể cải thiện được nếu kịp thời phát hiện và điều trị đúng phương pháp.
Ngay khi nghi ngờ bản thân mắc phải chứng trầm cảm, bạn nên chủ động trong việc thăm khám và chẩn đoán bệnh tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Các chuyên gia sau khi đánh giá được tình trạng sức khỏe của người bệnh và nắm rõ một số thông tin cần thiết sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Nếu bạn có thể sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn nhẹ thì chỉ cần nhanh chóng thay đổi thói quen sinh hoạt, cải thiện lối sống cũng có thể giúp bệnh được đẩy lùi nhanh chóng. Mặt khác, khi tình trạng bệnh đã chuyển biến nghiêm trọng hơn, người bệnh có xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, đặc biệt là tự sát thì cần phải kết hợp đồng thời nhiều biện pháp cùng lúc. Lúc này thời gian điều trị sẽ kéo dài, người bệnh cần phải nỗ lực và kiên trì hơn mới có thể vượt qua được chứng bệnh này.
Để đối phó tốt căn bệnh trầm cảm và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến não bộ, người bệnh nên tham khảo một số biện pháp điều trị sau đây:
1. Điều chỉnh lối sống tích cực hơn
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của mỗi con người. Khi có được một lối sống lành mạnh và tích cực sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi được các triệu chứng mà trầm cảm gây ra, đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của não bộ.
Vì thế, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh trầm cảm hoặc những vấn đề sức khỏe khác, bạn nên xem xét và điều chỉnh lại lối sống hàng ngày của mình. Một số lưu ý dành cho người bệnh như:
- Vận động thường xuyên: Thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày không chỉ giúp bạn có thể nâng cao sức khỏe thể chất mà còn hỗ trợ rất tốt cho tinh thần và tâm trạng. Trong rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, khi cơ thể được vận động thường xuyên sẽ giúp kích thích sản sinh các hormone tạo hạnh phúc, từ đó ngăn chặn được tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Vì thế, người bệnh cần phải duy trì thói quen tập luyện thể dục khoảng 15 đến 30 phút mỗi ngày. Một số bài tập phù hợp đối với người bệnh trầm cảm như tập yoga, thái cực quyền, ngồi thiền, đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp,…
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Để bảo vệ sức khỏe tổng thể, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến khích người bệnh trầm cảm phải chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho não bộ. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt cá, các loại đậu giàu dinh dưỡng để có thể phục hồi tốt chức năng của não, đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực mà trầm cảm gây ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải chú ý tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm béo, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn,…
- Tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, các chất gây nghiện cũng là một trong các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và các ảnh hưởng xấu đối với não bộ. Vì thế, người bệnh nên tránh xa các chất này, đồng thời thường xuyên bổ sung nhiều nước cho cơ thể, đặc biệt là các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: Theo nghiên cứu thì mỗi người trưởng thành cần phải đảm bảo giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là hoạt động của bộ não. Khi bạn có được một giấc ngủ trọn vẹn sẽ giúp cơ thể được phục hồi năng lượng tốt hơn, đầu óc cũng sẽ minh mẫn và tỉnh táo.
- Học cách suy nghĩ lạc quan: Cuộc sống sẽ luôn có nhiều khó khăn và trở ngại đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, bạn nên học cách nhìn nhận và suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng lạc quan và tích cực nhất. Để gia tăng được thói quen này bạn hãy thường xuyên trò chuyện, giao tiếp và tâm sự với những người lạc quan, bởi họ sẽ mang đến cho bạn một nguồn năng lượng dồi dào. Bên cạnh đó, mỗi khi gặp phải khó khăn, buồn phiền bạn hãy cố gắng giải tỏa nó bằng nhiều cách để hạn chế tình trạng trạng lo lắng, căng thẳng quá mức.
- Tìm kiếm và chủ động tham gia vào các hoạt động giải trí: Đừng nên cố gắng ép bản thân phải theo bất kì khuôn khổ nào. Để sắp xếp công việc và dành thời gian nghỉ ngơi cũng như thực hiện các hoạt động giải trí mà bản thân yêu thích. Sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi bạn có thể thư giãn bằng các cách đơn giản như vẽ tranh, xem phim, gặp gỡ bạn bè, ca hát, nhảy múa, chăm sóc cây cảnh,….
2. Tâm lý trị liệu
Hiện nay, tâm lý trị liệu đã được sử dụng rộng rãi trong các quá trình điều trị các vấn đề về rối loạn tâm thần, phổ biến nhất là bệnh trầm cảm. Phương pháp này cũng được đánh giá rất cao về mức độ hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Cũng bởi khi áp dụng trị liệu tâm lý, bệnh nhân sẽ không phải sử dụng đến thuốc và hoàn toàn không bị can thiệp về cơ thể.
Tâm lý trị liệu hay còn được biết đến là phương pháp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để trò chuyện và khai thác các thông tin từ người bệnh. Thông qua các buổi trao đổi trực tiếp với bệnh nhân, các bác sĩ/ chuyên gia/ nhà trị liệu tâm lý sẽ biết rõ được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh và các cảm xúc, suy nghĩ hiện tại của họ. Với các kỹ thuật chuyên môn của mình mà các chuyên gia sẽ hỗ trợ cho người bệnh nhìn nhận được những vấn đề sai lệch của bản thân và điều chỉnh chúng theo hướng tích cực hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh còn học được rất nhiều các kỹ năng hữu ích để phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh về sau. Điển hình như bệnh nhân sẽ biết cách kiểm soát cảm xúc, đối mặt và xử lý với các vấn đề khó khăn xảy ra trong cuộc sống, nâng cao được khả năng giao tiếp với cộng đồng, biết cách thư giãn và cân bằng trạng thái tâm lý tốt nhất.
Tuy nhiên, để quá trình trị liệu tâm lý được thuận lợi và mang lại kết quả tốt nhất thì bản thân người bệnh cũng cần phải thực sự nỗ lực và cởi mở trong vấn đề chia sẻ. Các chuyên gia cũng thường xuyên khích người thân trong gia đình nên cùng tham gia vào quá trình trị liệu để có thể hiểu hơn về bệnh và biết cách chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn.
3. Điều trị bằng thuốc Tây
Đối với một số trường hợp cần thiết, người bệnh có những triệu chứng trầm cảm nặng hoặc xuất hiện ý định tự sát thì cần được ngăn chặn kịp thời bằng các loại thuốc chống trầm cảm. Tuy đây không phải là biện pháp có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này nhưng nó sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng tiêu cực, hạn chế tối đa nguy cơ tử vong ở người bệnh, đồng thời ngăn chặn các ảnh hưởng xấu đến hoạt động của não bộ.
Tuy nhiên quá trình điều trị bằng những loại thuốc chống trầm cảm cần phải được chỉ định và thực hiện đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ. Cũng bởi hầu hết các loại thuốc này đều có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn, chẳng hạn như chóng mặt, choáng váng, khô miệng, đau đầu, buồn ngủ, suy giảm chức năng tình dục….Nếu trong quá trình uống thuốc, người bệnh có nhận thấy các triệu chứng bất thường xảy ra thì cần thông báo ngay với chuyên gia để được hỗ trợ cải thiện kịp thời.
Bên cạnh đó, các loại thuốc chống trầm cảm thường sẽ có tác dụng khá chậm. Thông thường sẽ phải sử dụng từ 2 đến 4 tuần mới có thể nhận thấy rõ được hiệu quả của thuốc. Vì thế người bệnh cần phải kiên trì sử dụng theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra. Tuyệt đối không được tự ý ngừng sử dụng khi chưa có chỉ định hoặc sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Bài viết trên đây đã nêu ra một số ảnh hưởng của trầm cảm đến não bộ mà bạn có thể chưa biết. Hi vọng qua thông tin này bạn đọc sẽ có cách phòng tránh và khắc phục các triệu chứng trầm cảm để hạn chế tối đa các tổn thương liên quan đến hoạt động của bộ não.
Tham khảo thêm:
lúc nào cũng suy nghĩ tiêu cực hết á
trầm cảm khó chữa lắm hàng xóm mình là trường hợp tài khám mấy lần rồi mà còn chưa hết luôn á
ui thế chắc không đúng nơi đúng thầy rồi
bệnh viện bm lại bảo không đúng nơi đúng thầy đi
ôi vào bệnh viện thì tỉ lệ khỏi 60-40 thôi, 40 vẫn là khả năng cao rồi mà họ cho thuốc uống ý rồi phải tuân thủ nguyên tắc khi đã sử dụng thuốc mà người trầm cảm họ khó làm đúng nguyên tắc lắm
thế nếu mà thế thì theo bạn làm thế nào mới khỏi được
phải rèn cho người trầm cảm về thói quen, tư duy và cách vượt qua cảm xúc tiêu cực bạn ạ
nhưng mà người nhà tôi bận quá làm sao mà rèn được chứ
à bạn thì không làm được đâu phải chuyên gia tâm lý họ học qua trường qua lớp họ mới làm được cơ
thế à có khi phải bảo họ chứ thấy họ đi đi lại lại mãi rồi thuốc thang mà chả khỏi cũng thấy thương ghê
bạn bảo họ đến đây này nhiêu chuyên gia giỏi lắm lại quá nhiều trường lớp nữa
okei thank bác lại có thêm một kiến thức mới
làm con người ta trở nên ì ạch và chậm chạp hơn là cái thấy trước mắt luôn
chậm cả hành động lẫn tư duy luôn
mình thấy nhiều người trầm cảm họ giỏi mà
nhưng mà họ có hành động đâu biết xong để đấy lâu dần tư duy của bạn đó cũng bị chậm dần ý
uừ cũng phải cơ mà biết sao được gặp trầm cảm là họ đang trong trạng thái lo sợ khép mình rồi cảm xúc cũng không còn bình thường nữa nên vậy cũng dễ hiểu mà
trầm cảm có được coi là một dạng tâm thần không
đúng rồi bạn, đó gọi nhẹ nhàng hơn là sức khỏe tâm thần
thế mà trước ai bảo em không phải, cứ hoài nghi mãi vì em thấy trầm cảm liên quan đến tâm trí của con người sao lại không phải về tâm thần được
chứng này xảy ra với bất kì ai với bất kì đối tượng nào nên bạn và người thân của bạn đừng chủ quan nhé, mệt lắm đấy
mình biết rồi vì đã từng gặp rồi mà nhất con gái sinh đẻ hay mang bầu là dễ bị trầm cảm với các ông chồng hay gia đình nhà chồng lắm
trầm càm là một loại bệnh liên quan trực tiếp đến tâm trí bộ não con người ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tâm thần của con người bạn nhé
vâng em biết rồi ạ bạn ở trên cũng vừa giải thích cho em xong ạ
phòng hơn chữa trầm cảm, năng động hơn thể thao hơn lành mạnh giải trí đi đôi với khó khăn công việc là biện pháp phòng tránh hay nhất mà không sử dụng thuốc ^
nói hay mà đúng, thể dục giúp đẩy lùi bệnh cơ thể kèm với đó là bệnh về tâm trí luôn
trước mình không hay thể dục cơ thể nặng nề stress kinh khủng ý hồi đó lười kinh lên được
ngồi ghế văn phòng 8 tiếng thì bí bách rồi về nhà nằm lăn ra nữa chả trẩy thây ra
giờ đi tập yoga mới thấy có niềm đam mê với yoga ghê
yoga đẩy lùi trầm cảm tốt lắm đấy