Chứng chán ăn do tâm lý
Chứng chán ăn là hiện tượng ăn không biết ngon. Thế mà nhiều thiếu nữ trong độ tuổi từ mười lăm đến hai mươi (như vậy là một ít lâu sau thời kỳ dậy thì) tự ý giảm lượng thức ăn của mình mà không đưa ra một lý do chính đáng nào hết.
Việc từ chối ăn uống đã được ăn sâu trong đầu. Họ lạm dụng thuốc nhuận tràng hay lén lút nôn mửa thức ăn. Lần hồi chứng suy dinh dưỡng xuất hiện với sự gầy gò đáng kể. Trong vài trường hợp, cái chết là mục đích cuối cùng (dường như theo ý muốn của người bệnh). Hình như chứng bệnh này có liên quan đến một phản ứng cảm xúc. Người ta còn chứng kiến hiện tượng này nơi các đứa trẻ sơ sinh (trong trường hợp cai sữa hay thay đổi người vú). Người ta còn phát giác được hiện tượng này nơi những người phụ nữ đã lập gia đình sau các vụ rắc rối trong hôn nhân. Người đàn bà tự giam mình trong chứng bệnh này (hay dùng chứng bệnh này để trả thù), bà ta từ chối ăn hay nôn mửa các thức ăn vừa mới ăn xong. Ở vài đứa trẻ (vào khoảng bốn hay năm tuổi) việc từ chối ăn xuất hiện ngay trong dịp một đứa em trai hay gái ra đời. Như thế đây là trường hợp của nỗi lo sợ bị chiếm đoạt nên đứa trẻ khởi động chứng bệnh để thu giữ sự quan tâm của cha mẹ.
Còn đối với các thiếu nhi. Trong vài trường hợp, người ta nhận thấy một cảm xúc nhục nhã mãnh liệt với sự dậy thì. Các ngại ngùng về tôn giáo hay tình dục hình thành. Và với hậu quả là sự tự trừng phạt về thể chất.
Trong vài trường hợp khác, sự dậy thì của tuổi thiếu niên là nút khởi động, tạo ra nhiều tình huống đang trong thời kỳ tiềm ẩn (việc mãn kinh cũng có phản ứng này).
Chứng biếng ăn đôi khi cũng được dùng như một công cụ để “gây áp lực” để chiếm lĩnh tình thương trọn vẹn của cha mẹ. Đây là trường hợp tính nết trẻ con. Hoặc giả việc từ chối ăn uống (và chứng bệnh xuất phát từ đó) là để cụ thể hóa một sự trả thù đối với cha mẹ.
Ngoài một việc khám bệnh nghiêm ngặt, môi trường gia đình phải được xem xét trước tiên và phải cho thật kỹ càng. Đôi khi người ta khám phá được nhiều thảm kịch ghê gớm và trong các trường hợp này, người ta phải cô lập bệnh nhân và một phương thức chữa trị tâm lý phải được thực hiện ngay.
Để kết luận, chứng bệnh buồn vô cớ này làm giảm sút các hoạt động thể chất và tinh thần. Nó thúc đẩy đến sự bất động hoàn toàn (giống như trường hợp suy giảm ý chí). Thái độ câm lặng thường xảy ra. Người bệnh ngồi thờ thẩn với ánh mắt vô hồn, nghiền ngẫm nỗi tuyệt vọng của mình.
Theo Pierre Daco
Đọc thêm:
- Những thói quen xấu dễ gây trầm cảm bạn nên đề phòng
- Phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm có hiệu quả không?
- Nguy cơ tự sát do trầm cảm bạn nên cảnh giác
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!