Phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm có hiệu quả không?

Thực dưỡng là một trong các chế độ ăn uống mới xuất hiện gần đây ở nước ta. Nhiều người cho rằng khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp cải thiện được sức khỏe và chữa lành một số bệnh nguy hiểm. Vậy phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm có hiệu quả không?

thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm
Phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm có hiệu quả không?

Tổng quan về bệnh trầm cảm?

Trầm cảm được đánh giá là một trong các chứng rối loạn tâm thần nguy hiểm và rất phổ biến hiện nay. Căn bệnh này có thể khởi phát ở bất kì đối tượng nào, từ trẻ nhỏ cho đến những người già cao tuổi. Những đối tượng mắc phải chứng trầm cảm luôn trong trạng thái buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, bi quan, không muốn giao tiếp với ai và không còn hứng thú với những hoạt động, sự kiện xảy ra xung quanh mình.

Hiện nay, các chuyên gia đã tìm ra được rất nhiều nguyên nhân có thể làm khởi phát căn bệnh quái ác này. Những căng thẳng, áp lực kéo dài dai dẳng không được giải quyết chính là yếu tố làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của trầm cảm. Bên cạnh đó, bệnh lý này cũng có thể hình thành từ sự biến đổi hàm lượng hormone bên trong cơ thể, các sang chấn tâm lý, yếu tố di truyền, ảnh hưởng từ môi trường,….

Các chuyên gia cho biết rằng, mỗi chúng ta đều có nguy cơ mắc phải một giai đoạn trầm cảm ở bất kì thời điểm nào trong cuộc đời. Tình trạng trầm cảm nhẹ có thể tự biến mất hoặc cải thiện tốt nếu bạn nhanh chóng thay đổi lối sống tích cực hơn. Tuy nhiên, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng phương pháp thì tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh.

Lúc này quá trình cải thiện bệnh cũng gặp nhiều khó khăn hơn, người bệnh phải kết hợp đồng thời nhiều biện pháp chữa trị mới có thể phục hồi sức khỏe tốt. Thông thường, các chuyên gia sẽ áp dụng những phương pháp như sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý, sốc điện, thay đổi lối sống,…để giúp bệnh nhân trầm cảm mau chóng vượt qua được căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà các bác sĩ sức khỏe tâm thần sẽ cân nhắc áp dụng các biện pháp phù hợp khác nhau.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Chế độ ăn thực dưỡng là gì?

Vào năm 1982, phương pháp thực dưỡng đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đây là một trong các phương pháp dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống mỗi ngày được nghiên cứu bởi giáo sư người Nhật Bản – Georges Ohsawa (1893 -1966). Trong nhiều năm nghiên cứu và áp dụng chế độ dinh dưỡng này ông đã nhận ra rằng, một trong các yếu tố có thể quyết định và làm thay đổi sức khỏe, cảm xúc, hành vi của con người đó chính là việc lựa chọn và bổ sung các thực phẩm ăn uống hàng ngày của mình.

Điểm đặc trưng và cốt lõi của phương pháp này đó chính là sử dụng gạo lứt làm thực phẩm chính và kết hợp cùng các thực phẩm dinh dưỡng mang tính chất cân bằng âm dương khác. Song song với chế độ ăn uống nghiêm ngặt này thì bạn cũng cần điều chỉnh thói quen sống hàng ngày, thường xuyên vận động, nghỉ ngơi hợp lý, suy nghĩ lạc quan, yêu đời để có được một sức khỏe tốt.

Hiện nay chế độ ăn uống này cũng được đánh giá rất cao về hiệu quả và được nhiều người áp dụng để nâng cao sức khỏe, cải thiện một số bệnh lý. Các chuyên gia còn cho biết rằng, phương pháp thực dưỡng còn có thể áp dụng được cho hầu hết các đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em cho đến người cao tuổi. Bởi trong chế độ ăn thực dưỡng chỉ sử dụng các thực phẩm sạch có từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm
Thực dưỡng là phương pháp dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống chỉ với gạo lứt và thực phẩm cân bằng âm dương

Phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm có hiệu quả không?

Phương pháp thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm có hiệu quả không? luôn là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Trong thực tế cũng có rất nhiều trường hợp mắc bệnh trầm cảm và áp dụng chế độ ăn thực dưỡng đã mang lại kết quả rất khả quan cho người bệnh. Những người kiên trì áp dụng trên 2 năm hầu như đều cảm thấy tinh thần được thoải mái hơn, trí nhớ được cải thiện, năng lượng dồi dào, chất lượng giấc ngủ được nâng cao, đầu óc minh mẫn. 

Mặc dù phương pháp thực dưỡng chữa trầm cảm vẫn chưa được chứng minh cụ thể theo góc độ khoa học nhưng nhiều người vẫn rất tin tưởng và áp dụng thành công. Tuy nhiên cũng có một số giải thích là vì khi ăn cơm gạo lứt cùng với rau xanh, trái cây, muối mè phải kết hợp với việc nhai kỹ và chậm rãi để cảm nhận rõ nhất vị ngọt và ngon của món ăn.

Chính nhờ điều này mà các cơ mặt, da mặt sẽ được vận động tốt hơn. Đồng thời thói quen nhai kỹ cũng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giảm bớt chứng khó chịu, căng thẳng. Bên cạnh đó, trong thời gian áp dụng thực dưỡng, cơ thể sẽ dần thanh lọc và loại bỏ đi lượng nước thừa gây hại cho tim và thận, nhờ đó mà người bệnh cảm thấy cơ thể khỏe mạnh và dễ chịu hơn.

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp thực dưỡng

Để quá trình áp dụng phương pháp thực dưỡng được thành công và hiệu quả nhất, người bệnh nên nắm rõ nguyên tắc cốt lõi của nó. Việc thực hiện chế độ ăn thực dưỡng sẽ được tiến hành theo trình tự “nấc thang” từ thấp lên cao. Tức là bạn cần phải thực hiện phương pháp từ những bước cơ bản để cơ thể dần thích nghi tốt sau đó mới phát đầu nâng cao và phát triển lên những cấp độ cao và phức tạp hơn.

thực dưỡng chữa bệnh trầm cảm
Nấc thang cao nhất của thực hiện là chỉ ăn gạo lứt và muối mè

Khi áp dụng chế độ ăn thực dưỡng, bạn cần chú ý bổ sung 6 thực phẩm chính như gạo lứt – rau sống, trái cây – các loại rau củ quả luộc, xào, hấp – canh – thịt – đồ ngọt tráng miệng. Sau đây là 10 tỉ lệ tương ứng để bạn có thể áp dụng cho chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

  • Phương pháp số 7: 100% gạo lứt/ngũ cốc
  • Phương pháp số 6: 90% gạo lứt/ngũ cốc + 10% rau xào
  • Phương pháp số 5: 80% gạo lứt/ngũ cốc + 20% rau xào
  • Phương pháp số 4: 70% gạo lứt/ngũ cốc + 20% rau xào + 10% canh/cháo
  • Phương pháp số 3: 60% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo
  • Phương pháp số 2: 50% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 10% thịt
  • Phương pháp số 1: 40% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 20% thịt
  • Phương pháp số -1: 30% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 20% thịt
  • Phương pháp số -2: 20% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 25% thịt + 10% rau sống/trái cây + 5% tráng miệng
  • Phương pháp số -3: 10% gạo lứt/ngũ cốc + 30% rau xào + 10% canh/ cháo + 30% thịt + 15% rau sống/trái cây + 5% tráng miệng

Đối với những trường hợp mới bắt đầu áp dụng phương pháp này thì nên đi từ nấc thang -3 và dần tăng cấp độ lên sau khi đã thích ứng tốt. Người bệnh không nên vội vàng, hấp tấp bởi cơ thể luôn cần có thời gian để đáp ứng tốt với những sự thay đổi. Với chế độ ăn thực dưỡng thì phương pháp số 7 là nấc thang cao nhất, lúc này người bệnh chỉ sử dụng duy nhất gạo lứt và ăn kèm với muối mè trong tất cả các bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia thì đối với những người muốn áp dụng phương pháp thực dưỡng để chữa bệnh, nhất là chứng trầm cảm thì cần thực hiện đến phương pháp số 6 là có thể mang lại kết quả tốt. Khị kiên trì thực hiện chế độ ăn uống này trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp cho sức khỏe tinh thần và thể chất cải thiện vượt trội.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần quan sát và theo dõi kỹ những sự thay đổi của cơ thể. Nếu như trong quá trình áp dụng vẫn cảm thấy khỏe mạnh, tinh thần tốt, tràn đầy năng lượng thì mới được tăng cấp độ lên nấc thang kế tiếp. Còn nếu cơ thể mệt mỏi, uể oải, không có sức sống thì nên dừng lại và điều chỉnh sức khỏe bằng cách gặp gỡ và trao đổi với chuyên gia.

Để áp dụng phương pháp thực dưỡng chữa trầm cảm hiệu quả, bạn cũng cần đáp ứng được những điều kiện cần thiết sau đây:

  • Luôn cảm thấy ăn ngon miệng.
  • Chế độ nghỉ ngơi, chất lượng giấc ngủ luôn được đảm bảo.
  • Không cảm thấy đói, mệt mỏi, thiếu sức sống, uể oải.
  • Trí nhớ được dần cải thiện
  • Luôn có thể đưa ra các lựa chọn, quyết định trong trạng thái bình tĩnh.
  • Vui vẻ, cởi mở, hòa đồng với những người xung quanh.
  • Phải có niềm tin tuyệt đối và kiên trì với phương pháp thực dưỡng.

Những lưu ý cần nhớ khi áp dụng phương pháp thực dưỡng chữa trầm cảm

Như đã chia sẻ ở trên, phương pháp thực dưỡng có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Việc duy trì chế độ ăn với gạo lứt sẽ giúp chúng ta cải thiện được tâm trạng, cảm xúc và hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi sức khỏe ở người bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, để giúp cho quá trình áp dụng đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cũng cần chú ý một số điều sau đây:

  • Không nên lựa chọn các loại thực phẩm, món ăn đã chế biến sẵn nhưu những đồ ăn đóng hộp, đồ đông lạnh,…
  • Không được dùng sóng điện từ để nấu chín thức ăn.
  • Không nên sử dụng và lựa chọn các loại thực phẩm được nuôi trồng hoặc sản xuất theo quy mô lớn. Tốt nhất người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm sạch, không sử dụng chất hóa học để đảm bảo tốt cho sức khỏe.
  • Khi tâm trạng trở nên tiêu cực, cơ thể mệt mỏi, bi quan thì không nên ăn và chế biến món ăn.
  • Không nêm nếm bất kì loại phụ gia nào trong quá trình nấu nướng.
  • Nên áp dụng phương pháp thực dưỡng theo từng nấc thang, không nên bỏ qua bất kì giai đoạn nào.
  • Kết hợp cùng với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, vận động khoa học và lành mạnh để giúp quá trình ăn thực dưỡng đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đánh giá chung về chế độ ăn uống thực dưỡng

Hiện nay, phương pháp thực dưỡng vẫn còn nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Cũng bởi chế độ ăn uống này vẫn chưa được chứng minh cụ thể, các nghiên cứu khoa học cũng không khẳng định được tác dụng cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh bằng phương pháp ăn uống thực dưỡng.

Do đó, nếu bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó, đặc biệt là chứng trầm cảm thì nên tiến hành thăm khám và trao đổi với các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe tâm thần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu các thông tin có liên quan và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp dụng bất kì phương thức điều trị nào.

Nếu trong quá trình áp dụng phương pháp thực dưỡng để chữa trầm cảm nhưng các biểu hiện của bệnh không có phần thuyên giảm, cơ thể không thể thích ứng tốt hoặc những triệu chứng bệnh chuyển biến xấu đi thì bạn nên dừng ngay biện pháp này. Đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia để xây dựng lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

Như vậy, quá trình áp dụng phương pháp thực dưỡng để chữa bệnh trầm cảm đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất nhiều ở người bệnh để có thể dần thích nghi với chế độ ăn uống mới. Dựa vào nhận xét khách quan của nhiều người thì phương pháp này cũng mang lại hiệu quả nhất định đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng, trước khi lựa chọn và áp dụng, người bệnh trầm cảm cũng cần tham khảo và trao đổi kỹ lưỡng với chuyên gia.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *