Những thói quen xấu dễ gây trầm cảm bạn nên đề phòng
Các chuyên gia cho biết rằng, trầm cảm không chỉ xuất phát từ những áp lực, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống mà còn có thể khởi phát bởi những thói quen xấu hàng ngày. Việc ăn uống không đều độ, lười vận động, ngủ không đủ giấc, thường xuyên suy nghĩ tiêu cực cũng có thể dễ gây nên các triệu chứng của trầm cảm.
Những thói quen xấu dễ gây trầm cảm bạn nên đề phòng
Hiện nay, số lượng người mắc bệnh trầm cảm đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Căn bệnh này sẽ làm cho con người trở nên buồn chán, ủ rũ, tuyệt vọng và không còn niềm tin hay hứng thú với bất kì hoạt động nào xảy ra xung quanh. Nếu các triệu chứng của bệnh không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, suy giảm chất lượng cuộc sống hoặc thậm chí có thể cướp đi tính mạng của người bệnh.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra được rất nhiều các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, các chuyên gia còn cho biết thêm, bên cạnh những nguyên nhân như di truyền, thay đổi nội tiết tố, sang chấn tâm lý, căng thẳng, áp lực kéo dài thì những thói quen xấu hàng ngày cũng có thể dễ gây ra bệnh trầm cảm.
Để phòng tránh được căn bệnh quái ác này, bạn nên nhanh chóng thay đổi các thói quen xấu dưới đây:
1. Lười vận động
Lười vận động, không tập luyện thể dục thể thao chính là thói quen xấu hàng đầu có thể gây ra tình trạng bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, rất nhiều người lại chủ quan và không quan tâm đến vấn đề này. Các chuyên gia cho biết rằng, việc thường xuyên vận động sẽ giúp cho cơ thể giải phóng được các hóa chất và endorphin bên trong não bộ, từ đó giúp cho con người được thoải mái và cảm thấy vui vẻ hơn.
Hơn thế, khi được vận động và tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sự tự tin về thể chất và giảm bớt sự căng thẳng, áp lực. Ngoài ra, khi các chất trong bộ não được kích thích sản sinh tốt sẽ giúp cho toàn bộ các cơ quan trong cơ thể được hoạt động và ổn định hiệu quả hơn, ngăn chặn được nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm.
Một nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Úc cũng đã chứng minh được cho điều này. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 8.950 người phụ nữ ở độ tuổi từ 50 đến 55 trong một khoảng thời gian dài. Kết quả nhận thấy những người phụ nữ lười vận động, không tập thể dục thể thao sẽ có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn so với những người có thói quen vận động, rèn luyện thể chất.
Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc vận động đối với sức khỏe tổng thể của con người. Để có được một sức khỏe tốt và phòng tránh được căn bệnh trầm cảm, tốt nhất bạn nên dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện các bài tập thể dục thể thao đơn giản tại nhà. Tùy vào thể trạng và độ tuổi của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn những môn thể thao phù hợp nhất.
2. Thói quen ăn uống không khoa học
Thói quen ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng đối sức khỏe của con người, đặc biệt là quá trình hoạt động của hệ thần kinh và não bộ. Trong rất nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã nhận thấy rằng, khi cơ thể không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, nhất là omega 3 sẽ làm cho chức năng của bộ não bị suy giảm, từ đó dễ gây nên các triệu chứng của các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó có trầm cảm.
Ngoài ra, khi bạn không đảm bảo được chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ khiến cho cơ thể thiếu hụt dưỡng chất và làm trì tệ các hoạt động của hệ thần kinh. Điều này sẽ kiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, mất tập trung, chất lượng cuộc sống cũng bị suy giảm đáng kể.
Vì thế, để phòng tránh được các triệu chứng bệnh trầm cảm cùng các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe khác thì bạn nên chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn uống thật lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Thực đơn ăn uống hàng ngày cần bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin cần thiết. Hơn thế, bạn cũng phải cân bằng các chất dinh dưỡng với nhau, tránh tình trạng bổ sung quá nhiều một chất nào đó sẽ gây nên sự mất cân bằng trong cơ thể.
Bên cạnh đó, thói quen sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn cũng có thể là yếu tố làm cho gia khả năng mắc phải chứng bệnh trầm cảm. Theo thống kê cho thể, những người thường xuyên lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện sẽ có nguy cơ mắc các chứng bệnh tâm thần cao hơn so với người bình thường.
3. Không đảm bảo giấc ngủ
Hiện nay, xã hội đang ngày càng phát triển, con người cũng phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng đến từ học tập, công việc và cuộc sống. Vì thế, có rất nhiều đối tượng lãng quên đến chất lượng giấc ngủ của bản thân. Khi giấc ngủ không được đảm bảo sẽ gây ra rất nhiều các hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người.
Các chuyên gia luôn khuyên rằng, mỗi người trưởng thành cần đảm bảo giấc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ đêm. Việc có thể ngủ đủ giấc sẽ giúp cho cơ thể lấy lại nguồn năng lượng tích cực, trong quá trình ngủ cơ thể cũng sẽ thực hiện được tốt chức năng của mình, hệ thần kinh và não bộ cũng được nghỉ ngơi và thư giãn đúng cách.
Do đó, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những người có thói quen ngủ không lành mạnh, thường xuyên thức khuya sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, người lờ đờ thiếu sức sống, dễ bị kích động và không thể hoàn thành tốt bất kì công việc nào. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm trạng của con người, họ sẽ dần cảm thấy tuyệt vọng, bi quan và dễ mắc phải các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Vì thế, để ngăn chặn được nguy cơ mắc bệnh trầm cảm bạn nên từ bỏ ngay thói quen xấu này. Một số lời khuyên bổ ích để bạn có được giấc ngủ trọn vẹn như:
- Ngủ và thức dậy cùng một thời điểm trong ngày, kể cả những ngày nghỉ.
- Cố gắng hoàn thành công việc tại cơ quan, tránh đem việc về nhà hoặc thức khuya để làm việc.
- Lựa chọn chỗ nghỉ thoải mái, thoáng mát, tránh tiếng ồn để giấc ngủ được ngon hơn.
- Đối với những người bị mất ngủ có thể áp dụng thêm một số liệu pháp hỗ trợ như dùng tinh dầu thơm, massage, xoa bóp, ngâm chân hoặc tắm với nước ấm.
4. Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực
Những người có tính cách nhút nhát, hay suy nghĩ tiêu cực và có cái nhìn bi quan về cuộc sống sẽ có nhiều khả năng mắc phải chứng bệnh trầm cảm hơn so với những người lạc quan. Trong những nghiên cứu chuyên khoa cũng nhận thấy rằng, việc thường xuyên suy nghĩ đến những sự mất mát, tiêu cực trong cuộc sống sẽ làm gia tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về tâm lý.
Do đó, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó chính là nên nhìn nhận những sự việc, các điều xảy ra trong cuộc sống theo hướng tích cực và lạc quan nhất. Ngoài ra, những người tiêu cực cũng nên kết bạn và trò chuyện nhiều với những người hoạt bát, vui vẻ, có suy nghĩ lạc quan để học được cách nhìn sự việc một cách thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tiếp xúc với những hoạt động mang tính giải trí lành mạnh để cải thiện suy nghĩ của mình. Đồng thời vào những thời gian rảnh rỗi bạn cũng nên đọc sách, xem phim, nghe những bản nhạc có xu hướng tích cực để thay đổi cách nhìn của bản thân.
5. Làm việc quá sức
Luôn cố gắng làm việc quá sức cũng chính là một trong những thói quen xấu dễ gây ra căn bệnh trầm cảm. Khi cơ thể phải làm việc liên tục và không có nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ làm gia tăng các áp lực, gánh nặng khiến bạn trở nên mệt mỏi, dễ cáu gắt và mất dần năng lượng. Thông thường những người “ham công tiếc việc” thường dành hầu hết thời gian của mình cho công việc, học tập và không thể nghỉ ngơi hợp lý.
Trang Eblogfa cũng đã từng công bố một thông tin về tình trạng này, các chuyên gia cho biết những người có thói quen dành nhiều thời gian cho công việc, làm việc quá sức trong nhiều ngày, nhiều tuần liên tục sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh trầm cảm. Đây cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu có thể làm gia tăng số lượng người mắc phải các vấn đề về tâm lý, đặc biệt là trầm cảm.
Vì thế, để ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh, tốt nhất bệnh nên có kế hoạch sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người nên lặp cho mình một thời gian biểu cụ thể cho từng ngày, từng tuần để phân bố thời gian một cách khoa học nhất, hạn chế tối đa trì trệ công việc gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như sức khỏe.
6. Hay so sánh với người khác
Những người thường xuyên so sánh bản thân với những người khác, nhất là những đối tượng có khả năng đặc biệt hoặc điểm vượt trội hơn mình thì sẽ dễ rơi vào tình trạng tự ti, mặc cảm, thất vọng. Trong thực tế, những người có thói quen này thường sẽ rất nhút nhát, không tự tin về bản thân và có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề về tâm lý, ví dụ như rối loạn lo âu, trầm cảm,…
Bạn nên hiểu rằng, không ai là hoàn hảo, mỗi người đều sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do đó, việc thường xuyên đem bản thân so sánh với những người xung quanh sẽ khiến cho bạn gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống.
Lời khuyên tốt nhất của các chuyên gia đó chính là nhận biết được những ưu khuyết điểm của bản thân và học cách khắc phục khuyết điểm, đồng thời nâng cao những ưu điểm vốn có. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, giảm bớt được những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và cảm thấy thoải mái, hạnh phúc hơn.
7. Tự nhận lỗi
Trong thực tế, có một số ít đối tượng luôn cảm thấy bản thân có lỗi và muốn nhận lỗi trong bất kì hoàn cảnh nào. Họ thường không có niềm tin vào bản thân, cảm thấy tự ti và cho rằng mình chưa thể đối xử tốt với một ai đó. Vì thế họ sẽ có xu hướng tự nhận lỗi và gom tất cả lỗi lầm, trách nhiệm vào bản thân.
Các chuyên gia cho biết rằng, những người có thói quen này sẽ có nhiều nguy cơ mắc phải chứng bệnh trầm cảm. Cũng bởi họ luôn cảm thấy lo lắng, bất an ngay cả khi bản thân không phạm phải một sai lầm nào cả. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tập hài lòng với những gì bản thân đang có và cần hiểu rằng bản thân không có trách nhiệm hay bổn phận với bất kì sai lầm của người khác.
8. Tốn nhiều thời gian cho mạng xã hội
Hiện nay, tốc độ phát triển của các trang mạng xã hội đang tăng cao đáng kể. Con người cũng có nhiều phương tiện để liên lạc, kết nối và giao lưu với nhau hơn. Điển hình như Facebook, Zalo, Viber, Instagram, Twitter,…là những công cụ giúp bạn có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và có thể trò chuyện với rất nhiều bạn bè.
Tuy nhiên, con người lại quá lạm dụng và dành nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội này. Họ có thể dành hàng giờ đồng hồ để lướt web, chơi game hoặc trò chuyện với nhau qua mạng xã hội. Điều này khiến cho con người dần xa rời hơn với cuộc sống hiện tại, họ ít có cơ hội để tiếp xúc và trò chuyện trực tiếp với nhau.
Nhiều đối tượng còn không muốn giao lưu, gặp gỡ những người thân, bạn bè ngoài đời thực, họ dần chìm vào thế giới ảo và bắt đầu xuất hiện các ảo giác, hoang tưởng về cuộc sống. Nếu tình trạng này kéo dài và không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cho họ dần xuất hiện các suy nghĩ lệch lạc, gây ra các hành vi sai trái hoặc gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
9. Duy trì các mối quan hệ xấu
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng đã nghiên cứu và nhận thấy rằng, việc duy trì các mối quan hệ xấu cũng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, suy nghĩ, tinh thần của mỗi người. Đây cũng chính là một trong các thói quen xấu dễ gây ra căn bệnh trầm cảm.
Nếu bạn cố gắng duy trì và tiếp xúc nhiều với những đối tượng mang đến cho bạn sự bất an, các cảm xúc tiêu cực thì sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, lo lắng, không còn hứng thú và dễ nổi nóng hơn so với bình thường. Vì thế, để hạn chế bớt nguy cơ mắc bệnh, bạn nên hạn chế và tìm cách tránh xa các mối quan hệ khiến bạn cảm thấy không thoải mái.
Hoặc nếu gặp phải vấn đề trong những mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thì nên nhanh chóng giải quyết và tìm cách xóa bỏ chúng để không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc và suy nghĩ. Đồng thời bạn nên tăng cường việc giao lưu và tiếp xúc với những người tạo cho bạn cảm giác vui vẻ, hạnh phúc để mang lại nguồn năng lượng tích cực.
10. Tự cô lập bản thân
Có khá nhiều người luôn có thói quen tự cô lập bản thân hoặc tìm cho mình một khoảng trống riêng để cân bằng cảm xúc và ổn định tâm trạng sau khi trải qua những tổn thương, cú sốc trong cuộc sống. Thế nhưng nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra và lặp lại nhiều lần sẽ dễ khiến cho họ rơi vào trạng thái trầm cảm. Vì thế, đây cũng được xem là một thời quen xấu dễ gây nên các triệu chứng của bệnh trầm cảm mà bạn cần khắc phục.
Để có thể hạn chế được tình trạng này, bạn nên cố gắng chia sẻ và tâm sự với những người mà bản thân tin tưởng nhất. Mỗi khi gặp khó khăn hay trở ngại trong cuộc sống bạn nên tìm đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để giải bày tâm sự. Việc được bày tỏ những suy nghĩ, nỗi buồn trong lòng cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn, tránh được những suy nghĩ tiêu cực, bi quan.
Tuy nhiên, để tạo được thói quen tốt này bạn cũng cần tạo dựng cho mình nhiều mối quan hệ lành mạnh. Việc có được nhiều bạn bè, sự đồng hành của những người thân thiết sẽ tạo cho bạn cảm giác an toàn, đồng thời họ cũng có thể cho bạn những lời khuyên hữu ích để bạn có thể vượt qua được những trở ngại trong cuộc sống.
Bài viết trên đây đã giúp cho bạn biết được những thói quen xấu có thể dễ gây ra tình trạng bệnh trầm cảm. Hi vọng qua những thông tin này bạn đọc sẽ có cách phòng tránh và thay đổi những thói quen này để hạn chế tối đa tình trạng gặp phải các triệu chứng nguy hiểm của căn bệnh quái ác này.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa trầm cảm tại nhà không dùng thuốc bạn nên biết
- Chữa trầm cảm bằng yoga: 6 bài tập đơn giản tại nhà
- Hội chứng ngưng thuốc chống trầm cảm và những lưu ý cần biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!