Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung: Chìa khóa cân bằng cảm xúc
Cân bằng cảm xúc là một điều quan trọng với sức khỏe và chất lượng mối quan hệ của chúng ta. Mời các bạn tham khảo chìa khóa cân bằng cảm xúc từ góc nhìn và kinh nghiệm của chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung qua bài viết dưới đây nhé.
Cảm xúc tích cực và tiêu cực sinh ra từ đâu?
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có rất nhiều những loại cảm xúc khác nhau: Vui sướng, buồn, khổ, chán nản, giận, vui mừng, phấn khởi, hụt hẫng, bất an, khó chịu, bực, hạnh phúc, bối rối, say mê, sợ hãi, mạnh mẽ, yếu đuối, lo lắng, xấu hổ, tủi thân, ganh tỵ, ức chế, cay cú, bình an, hận, đố kỵ, thất vọng, tuyệt vọng…
Những cảm xúc này có thể phân chia thành hai nhóm cảm xúc lớn là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
Vậy trước một tình huống trong cuộc sống, điều gì khiến chúng ta sinh ra cảm xúc tích cực hay tiêu cực? Hay vì sao cùng một tình huống có người có cảm xúc tích cực nhưng có người lại có cảm xúc tiêu cực.
Chẳng hạn như khi trời mưa, người đi xe đạp quên áo mưa có thể cảm thấy bực bội, xui xẻo nhưng người bán áo mưa thì lại rất vui vẻ.
Hay trong một gia đình khá giả, người mẹ muốn con mình đi du học nước ngoài nhưng người con lại không muốn và bày tỏ thẳng thắn với mẹ. Tuy nhiên, người mẹ đã dùng nhiều cách để thuyết phục con đi du học và người con đành phải miễn cưỡng chấp nhận. Trong buổi phỏng vấn xin visa, người con đã làm bài không tốt và bị trượt visa… Lúc này người con rất vui và người mẹ thì buồn và thất vọng.
Trong tình huống trên, chắc hẳn các bạn đều nhận ra người con vui vì việc trượt visa thuận với mong muốn của mình, còn người mẹ thì buồn vì điều này ngược với mong muốn của bà.
Vậy mong muốn của con người chính là chìa khóa cho câu trả lời vì sao chúng ta sinh ra cảm xúc tích cực hay tiêu cực trong một tình huống cụ thể nào đó. Cảm xúc tích cực được sinh ra khi kết quả trong tình huống cụ thể thuận với mong muốn của chúng ta. Ngược lại, cảm xúc tiêu cực được sinh ra khi kết quả ngược với mong muốn.
Thêm một điều nữa bạn cần biết đó là cảm xúc của bạn còn bị ảnh hưởng bởi những sự kiện trong quá khứ, đặc biệt là những sự kiện khiến cho bạn có cảm xúc mạnh, dù là tích cực hay tiêu cực.
Chẳng hạn như cứ nghe thấy giai điệu bài hát nào đó thì cảm xúc lại dâng trào hay cứ gặp một người nào đó là bạn bị bật lên cảm xúc.
Hoặc khi ở cơ quan thì rất vui vẻ nhưng cứ về đến nhà thì bạn lại khó chịu, dễ cáu gắt, tức giận, năng lượng tụt xuống. Đây chính là những cảm xúc bạn bị ảnh hưởng từ những trải nghiệm trong quá khứ. Bạn có cảm xúc không tốt khi ở nhà có thể là do không gian đó đã có quá nhiều chuyện không như ý xảy ra hoặc có thể là một sự kiện thôi nhưng nó gây cho bạn những cảm xúc quá mạnh, tổn thương tâm lý quá lớn.
Trong những trường hợp ở trên, âm thanh, con người, không gian đã khiến cho chúng ta kích hoạt lên những ký ức trong quá khứ. Hiện tượng này trong kiến thức chuyên ngành về tâm lý trị liệu gọi là NEO.
Vì sao phải cân bằng cảm xúc?
Có lẽ, ai trong chúng ta cũng cảm nhận được những nỗi buồn, lo lắng, đau khổ, thất vọng, khó chịu… hay những trạng thái vui vẻ quá mức ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống nhưng có thể những chia sẻ dưới đây sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên hơn nữa.
Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung chia sẻ: “Tâm trí với cơ thể là một. Bởi vậy, khi trong tâm trí toàn những cảm xúc tiêu cực thì cơ thể không thể khỏe mạnh được. Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy, cảm xúc tác động đến cơ thể của chúng ta theo cách rất đặc biệt: Nỗi buồn, sự giận dữ ảnh hưởng không tốt đến huyết áp, tim mạch. Sự lo lắng sẽ tác động đến dạ dày. Người hay bị đau bao tử, loét dạ dày thường lo lắng. Căng thẳng làm hệ miễn dịch của con người yếu đi”.
Căng thẳng là môi trường tốt để cho virus, vi khuẩn phát triển và tấn công cơ thể. Cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt khi con người ở trong trạng thái tươi vui, khỏe mạnh, yêu đời, tận hưởng cuộc sống và đón nhận mọi thứ. Ngược lại, áp lực, căng thẳng sẽ làm hệ miễn dịch của con người yếu đi và tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xấu khỏe lên, sinh sôi, phát sinh, tấn công cơ thể.
Có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy các vấn đề sức khỏe cơ thể có liên quan mật thiết đến sức khỏe tâm trí. Trong bài viết “Life Event, Stress and Illness” trên trang thông tin điện tử của NCBI (Hoa Kỳ) có viết:
“Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh liên quan đến căng thẳng là đáng báo động. Căng thẳng là yếu tố góp phần chính vào sáu nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ: Ung thư, bệnh tim mạch vành, chấn thương do tai nạn, rối loạn hô hấp, xơ gan và tự tử. Theo số liệu thống kê từ Công ty tư vấn quản lý căng thẳng Meridian ở Anh, gần 180.000 người ở Anh chết mỗi năm do một số dạng bệnh liên quan đến căng thẳng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính rằng căng thẳng chiếm khoảng 75% tổng số lần khám bác sĩ. Điều này liên quan đến rất nhiều vấn đề về thể chất bao gồm nhưng không giới hạn như đau đầu, đau lưng, các vấn đề về tim, đau dạ dày, loét dạ dày, khó ngủ, mệt mỏi và tai nạn”.
Tiến sĩ Masaru Emoto, tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng Bí mật của nước và Thông điệp của nước, đã làm một công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của suy nghĩ, lời nói của con người với tinh thể nước. Với những ngôn từ đẹp như yêu thương, biết ơn, vĩnh cửu, tôn trọng…, nước khi được đóng băng hình thành nên những tinh thể cân đối và có hình dạng rất đẹp. Ngược lại, với những ngôn từ không đẹp đẽ như đồ ngu, tôi không thể, tao ghét mày…, nước hình thành nên những tinh thể không cân đối, khuyết thiếu, thậm chí là không hình thành tinh thể nước. Và cơ thể chúng ta có khoảng 70% là nước.
Hay trong thí nghiệm về 3 hũ cơm được đổ ngập nước (giống nhau) được con người quan tâm khác nhau mỗi ngày: Lọ 1 nói lời cảm ơn, lọ 2 nói đồ ngu, lọ thứ 3 bỏ mặc, không quan tâm. Sau 1 tháng, các hũ cơm cho ra những kết quả khác biệt: Hũ 1 bắt đầu lên men với mùi thơm, hú thứ 2 chuyển sang màu đen, hũ thứ 3 bị thối rữa.
Tiến sĩ Emoto chia sẻ rằng: “Cuộc thí nghiệm này đã đã cho chúng ta một bài học quan trọng, nhất là việc chúng ta đối đã như thế nào với con cái. Chúng ta phải chăm lo cho chúng, quan tâm đến chúng và trò chuyện với chúng. Và ngược lại sẽ làm hại đến chúng”.
Kết quả của thí nghiệm này đã cho chúng ta thấy cảm xúc tiêu cực, lời nói, suy nghĩ tác động đến cơ thể một cách rất đặc biệt. Điều này khiến chúng ta cần nhìn nhận lại chính mình từ suy nghĩ, cảm xúc đến lời nói với bản thân và những người xung quanh. Và suy nghĩ là thứ tác động trực tiếp đến cảm xúc của con người.
Trạng thái cân bằng cảm xúc là gì?
Trước khi tìm hiểu về giải pháp, chúng ta cần hiểu được trạng thái cân bằng cảm xúc là gì? Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung, cảm xúc của người bình thường mỗi ngày sẽ lên xuống giống như đồ thị hình sin. Phía dưới biểu thị cho cảm xúc tiêu cực, phía trên biểu thị cho cảm xúc tích cực và an vui là trạng thái cân bằng cảm xúc lý tưởng được biểu thị bằng đường thẳng của trục hoành (màu xanh).
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp rất nhiều điều, kể cả không thuận và thuận theo mong muốn của mình, nên dòng cảm xúc sẽ biến thiên như đồ thị hình sin. Khi đó, nếu như khoảng cách biến thiên giữa hai loại cảm xúc tích cực, tiêu cực lớn, sự thay đổi trạng thái từ buồn sang vui, từ vui sang buồn nhanh chóng, đột ngột hoặc quá thiên lệch về phía nào đó (thường là phía tiêu cực nhiều hơn) thì tình trạng mất cân bằng cảm xúc sẽ xảy ra. Tuy nhiên, người bình thường cũng không dễ để đạt đến trạng thái cân bằng tuyệt đối.
Vậy trạng thái cân bằng cảm xúc có thể hiểu (một cách tương đối) là trạng thái mà cảm xúc của con người biến thiên cảm xúc tích cực, tiêu cực gần với trạng thái an vui, độ dao động ổn định (giống như đồ thị hình sin màu tím trong hình).
Một vài phương pháp giúp bạn cân bằng cảm xúc
Chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung là người có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý trị liệu. Bằng sự tận tâm, thấu hiểu và đồng cảm, chuyên gia đã và đang đồng hành rất nhiều khách hàng gặp các vấn đề về trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ, stress… hồi phục sức khỏe, cân bằng cảm xúc, tự chủ trong cuộc sống. Hiện tại chuyên gia Trần Thị Hạnh Dung đang công tác tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cơ sở Bình Thạnh (Hồ Chí Minh).
Trong quá trình trị liệu cho khách hàng, bên cạnh các buổi trị liệu, các quy trình trị liệu chuyên sâu tại trung tâm, chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung còn hướng dẫn cho khách hàng một vài phương pháp giúp cân bằng cảm xúc dễ thực hiện tại nhà mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn RÈN LUYỆN tự cân bằng cảm xúc tốt hơn.
1. Nhận diện, gọi tên cảm xúc
Nếu bạn tức giận mà không biết mình đang tức giận thì bạn cũng không để ý đến việc làm thế nào để cân bằng cảm xúc. Bởi vậy, nhận diện, gọi tên cảm xúc của mình là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trong việc cân bằng cảm xúc. Chúng ta cần nhận diện được mình đang có cảm xúc gì, nó như thế nào thì chúng ta mới có thể bắt đầu thực hiện các phương pháp cân bằng cảm xúc.
Để làm được điều đó, chúng ta cần hướng về bên trong mình nhiều hơn, quan sát bản thân mình đang suy nghĩ hay có cảm xúc như thế nào, chúng ta nói gì với chính mình và những người xung quanh. Từ đó, chúng ta sẽ có những điều chỉnh phù hợp.
Đây là bước cần thiết, quan trọng cho các phương pháp ở phía sau.
2. Hưởng ứng, nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực
Nếu trong nhà bạn đang trồng 2 cây, tích cực và tiêu cực, thì có lẽ từ trước đến nay, bạn chỉ chăm sóc cho cây tiêu cực mà quên không chăm sóc cho cây tích cực nên cây tiêu cực thì ngày một lớn nhanh với những tán lá xum xuê nhưng cây tích cực thì đang ngày một còi cọc, yếu ớt, héo úa. Bởi vậy mà cuộc sống của bạn bủa vây bởi những cảm xúc tiêu cực nhiều hơn, những cảm xúc tích cực chỉ xuất hiện le lói.
Cách đơn giản để đảo ngược tình thế này là chăm sóc cho cây tích cực và đừng bận tâm đến cây tiêu cực nữa, nó sẽ suy yếu đi và mất dần bằng một hướng dẫn nho nhỏ dưới đây.
Hãy hưởng ứng với bất cứ điều gì mang lại cho bạn cảm xúc tích cực như niềm vui, sự hân hoan, hạnh phúc,… trong cuộc sống của bạn bằng những hành động ăn mừng và neo cảm xúc tích cực lại.
Đơn giản như khi bạn được ăn món mà mình thích, được tặng một bộ đồ đẹp, nhận được tiền từ sự lao động của mình, có một chiếc ốp điện thoại mới… hay bất cứ một điều gì nho nhỏ trong cuộc sống khiến bạn nhen nhóm lên một cảm xúc tích cực.
Hay đặt tay thuận của mình trong tư thế giống như cầu thủ bóng đá trong hình dưới sau đó hô “YES” thật năng lượng cùng với đó là giật tay thuận về phía sau.
3. Quan sát cảm xúc để rèn luyện bản thân
Phương pháp này đơn giản là bạn cần quan sát những biểu hiện rõ ràng trong quá trình hiển lộ cảm xúc tiêu cực của mình ra bên ngoài. Chẳng hạn như mỗi khi bạn có thảo luận trái chiều với vợ/chồng/cha/mẹ, bạn thường nhanh chóng nổi cơn giận và bộc phát ra những lời nói, hành động không chín chắn, làm tổn thương người thân. Sau khi cơn giận qua đi, bạn cảm thấy hối hận về những điều mình đã làm và trách móc, dằn vặt chính mình.
Để cải thiện vấn đề này, bạn cần nhận diện sự xuất hiện, diễn biến, biểu hiện của cơn giận. Nhiều người nói rằng điều này thật là khó bởi khi cơn giận đến, họ bị nó “cuốn phăng đi” một cách vô thức mà không còn nhận biết được điều gì nữa.
Đúng là như vậy, điều này cũng không hề dễ dàng nhưng nếu bạn muốn rèn luyện bản thân thì bất cứ lúc nào bạn nhận ra mình đang giận thì hãy quan sát chính mình. Việc nhận diện đặc điểm của cơn giận đang tới hay đang nguôi đi giúp bạn thức tỉnh chính mình.
Việc nhận diện cảm xúc để thay đổi tình thế, thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi thường không mang lại kết quả ngay trong những lần đầu. Điều quan trọng là bạn cần kiên trì với phương pháp và bình an với vấn đề của chính mình.
Trên đây là một vài hướng dẫn đơn giản để giúp bạn cân bằng cảm xúc. Lưu ý, khi thực hiện các phương pháp này, bạn cần kiên trì thực hiện trong một thời gian ít nhất từ 1 – 3 tháng để có hiệu quả tốt. Hãy ăn mừng sự tiến bộ của mình mỗi ngày thay vì trách móc rằng mình, tạo áp lực cho chính mình.
Nếu bạn thực hiện các phương pháp này trong ít nhất 3 tháng không có hiệu quả thì có thể bạn đang mắc kẹt vào những tổn thương khá sâu sắc trong quá khứ. Khi đó, bạn cần có sự đồng hành, dẫn dắt của chuyên gia tâm lý trị liệu để có liệu trình phù hợp với nguyên nhân gốc rễ và những quy trình trị liệu chuyên sâu hơn giúp bạn cân bằng cảm xúc hiệu quả hơn.
Nếu bạn cần sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý trị liệu Trần Thị Hạnh Dung, bạn có thể liên hệ đến Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại tin nhắn cho chuyên gia tại đây.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!