Trầm cảm tuổi vị thành niên: Gia đình có vai trò như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Thời gian gần đây, vấn đề trầm cảm tuổi dậy thì, trầm cảm tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng và đã có những điều đáng tiếc đã xảy ra. Trong những câu chuyện đó, có lẽ chúng ta cũng từng đặt ra câu hỏi về vai trò của cha mẹ, gia đình trong vấn đề tâm lý của trẻ.

Chương trình Tâm An Sống Khỏe số 1, được tài trợ và bảo trợ bởi Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, đã mang đến cho quý vị khán giả góc nhìn từ chuyên gia tâm lý trị liệu và người trong cuộc về vai trò của gia đình trong vấn đề của người trầm cảm.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến đã đồng hành cùng Lan Anh trong 3 tháng trị liệu tâm lý.

Chương trình có sự tham gia của Lan Anh (19 tuổi, Hà Nội) và chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung Tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam.

Lan Anh hiện đang là một sinh viên kiến trúc năm nhất. Năm 18 tuổi, Lan Anh đã từng rơi vào tình trạng trầm cảm nặng. Sau 3 tháng đồng hành cùng chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến, em đã hồi phục sức khỏe và có cuộc sống tươi đẹp hơn với những ước mơ, hoài bão của chính mình.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến là người có chuyên môn, kinh nghiệm trong tham vấn và trị liệu tâm lý cho người trầm cảm, đặc biệt là các bạn trẻ ở tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên. Trong quá trình đồng hành cùng người trầm cảm, chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến đã nhận ra vai trò của gia đình trong việc hình thành vấn đề tâm lý của người thân và giúp họ vượt qua những vấn đề đó.

Trầm cảm có thể đến từ nhiều nguyên nhân nhưng gia đình là nền tảng

18 tuổi, Lan Anh chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực không tài nào thoát ra nổi. Học tập trì trệ dù đang học lớp 12. Sức khỏe thể chất lẫn tinh thần đều không tốt, thường xuyên phải vào bệnh viện và sử dụng một số loại thuốc tây dài ngày.

Tệ hơn, em từng nghĩ rằng bản thân mình không có giá trị, sự tồn tại của mình không có ý nghĩa gì cả. Thậm chí, em đã từng quyết định rằng mình sẽ đi hiến tạng khi đủ 18 tuổi.

Lan Anh đã từng rơi vào tình trạng tiêu cực, không thấy được ý nghĩa cuộc sống. (Ảnh đã được khách hàng cho phép sử dụng).

Chia sẻ về tình trạng của Lan Anh khi đến tham vấn tâm lý tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến cho biết: “Đó là một buổi gặp khó phai nhòa trong tâm trí của tôi. Lan Anh là một cô bé đáng yêu nhưng thể hiện ra ngoài thiếu tự tin, nhút nhát, thậm chí là không dám nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Lan Anh cũng đề nghị được nói chuyện riêng với chuyên gia để chia sẻ một số câu chuyện sâu sắc gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến tâm lý của em. Lúc đó, cô bé không có đam mê, không có ước mơ, cảm thấy mình không có giá trị, không có ích gì với cuộc đời, không còn tha thiết để sống nữa. Điều duy nhất mà bạn ấy vẫn còn nuôi dưỡng cơ thể là đợi đến năm 18 tuổi có thể tự quyết định làm một việc có ích cho xã hội. Chính điều đó đã thôi thúc Hải Yến quyết định đồng hành cùng Lan Anh”.

Theo chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến, vấn đề tâm lý của Lan Anh không phải là trường hợp duy nhất trong xã hội. Có rất nhiều bạn trẻ cũng đang rơi vào tình trạng như vậy. Những vấn đề về sức khỏe tâm trí (trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc…), những suy nghĩ tiêu cực ở các bạn học sinh, sinh viên hay bất kỳ ai đều bị ảnh hưởng từ ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, gia đình là nền tảng, nhà trường là bồi đắp và xã hội là bổ sung.

Gia đình là môi trường đặc biệt có sự ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách, cá tính, đặc điểm, nội lực và các vấn đề tâm lý của mỗi người. Đó là môi trường đầu tiên mà trẻ tiếp xúc khi mới chào đời và cha mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ. Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ được gắn kết với nhau bằng tình cảm thiêng liêng không có gì có thể thay thế được. Gia đình là nơi mà trẻ cần nhận được sự yêu thương, quan tâm sự dẫn dắt, đồng hành, dạy dỗ từ cha mẹ. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại vô tình, hữu ý làm tổn thương con trẻ.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến chia sẻ: “Có những bạn trẻ đã tổn thương tâm lý từ khi còn rất nhỏ bằng cách vô tình hoặc hữu ý nào đó. Đôi khi cha mẹ vì quá bận rộn với công việc, đam mê của mình mà quên mất rằng “trang giấy trắng mà mình tạo ra” rất cần sự hỗ trợ, bồi đắp, tình yêu thương, sự quan tâm từ cha mẹ. Điều này đã khiến cho con trẻ phải tự lớn lên, phải tự vật lộn và tự bồi đắp chỉ số thông minh vượt khó của mình quá sớm dẫn tới những bối rối trong nội tâm”.

Trong quá trình đồng hành cùng khách hàng, các chuyên gia tâm lý tại NHC Việt Nam sẽ sử dụng phương pháp dòng thời gian để đưa khách hàng quay về quá khứ, tìm đến những trải nghiệm trọng đại đem lại cảm xúc tiêu cực cho khách hàng. Có rất nhiều khách hàng có trải nghiệm trọng đại rơi vào khoảng thời gian từ 1 – 7 tuổi.

Điều đó có nghĩa rằng, trong tuổi thơ của trẻ, đâu đó trẻ phải tự trải qua, tự trải nghiệm những sự kiện trọng đại mà ở đó trẻ không nhận được sự yêu thương, quan tâm, vỗ về của cha mẹ đúng cách khiến cho trẻ bị vướng mắc vào những cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tiêu cực, niềm tin giới hạn, thậm chí là thói quen xấu không phù hợp với bản thể mỗi con người.

Nếu những vấn đề tiêu cực khi trẻ sinh ra là một ly nước rỗng thì đây sẽ là những giọt nước tiêu cực đầu tiên nhỏ vào ly nước đó, mang đến những bối rối nội tâm và có thể là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tâm lý khi trẻ lớn lên.

Đến tuổi đi học mầm non, cả gia đình và nhà trường sẽ tạo nên hệ niềm tin, tư duy bên trong đứa trẻ. Giả sử nếu gia đình tốt, nhà trường tốt nhưng cách nuôi dạy, truyền đạt thông tin, giáo dưỡng từ hai môi trường khác nhau, thậm chí là có sự mâu thuẫn quá lớn có thể khiến trẻ rơi vào mâu thuẫn nội tâm vì không biết chính xác ai đúng, ai sai, nếu như cả mẹ và cô đều là những người mà trẻ yêu quý.

Khi trẻ bước vào bậc tiểu học, trung học, những kỳ vọng từ phía cha mẹ, ông bà, thầy cô vô tình đặt lên trẻ những áp lực vô hình và đâu đó hình thành nên những nỗi sợ, sự lo lắng, hoang mang.

Và càng lớn, trẻ càng có nhiều mối quan hệ xã hội hơn, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè cùng trang lứa. Vì các con nuôi dưỡng trong môi trường gia đình khác nhau nên trẻ có những quan điểm, tư duy, niềm tin khác nhau. Điều này dẫn đến những mối quan hệ không được hòa hợp, hoàn hảo, khiến trẻ đâu đó có những suy nghĩ, cảm xúc không tích cực. Thậm chí, trẻ có thể bị tổn thương tâm lý nếu như bị tẩy chay, bắt nạt, bạo lực học đường mà không chia sẻ do mất kết nối với ba mẹ hoặc chia sẻ nhưng không nhận được sự hỗ trợ từ cha mẹ.

Bạo lực học đường cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm tuổi vị thành niên.

Sau mỗi sự kiện không tích cực như vậy, ly nước tiêu cực của trẻ lại được nhỏ thêm những giọt nước và chiếc cốc lại đầy hơn.

Khi bước vào tuổi dậy thì, giai đoạn mà trẻ có sự thay đổi, phát triển vượt trội về tâm sinh lý, trẻ có những chuyển biến tâm lý mạnh mẽ. Bên cạnh những nhu cầu được yêu thương, quan tâm, nhu cầu được tôn trọng ý kiến, quan điểm, ước mơ, khao khát và được khẳng định bản thân lớn hơn rất nhiều. Nếu ba mẹ không đồng hành, dẫn dắt trẻ ở tuổi dậy thì đúng cách thì trẻ sẽ có rất nhiều những bối rối nội tâm khiến cho cốc nước tiêu cực tràn đầy và bùng lên thành vấn đề tâm lý lớn hơn được thể hiện rõ rệt ra ngoài bằng cảm xúc, lời nói, hành động.

Hơn nữa, chúng ta cũng đang sống trong thế giới phẳng, nơi mà các con có thể tiếp cận thông tin quá đa chiều, phong phú và đa dạng. Nó cũng có những mặt tích cực song cũng có mặt tiêu cực. Có rất nhiều video, bộ phim, thông tin được người sản xuất khai thác khía cạnh tâm lý tiêu cực để thu hút sự chú ý đã làm thổi bùng lên cảm xúc không tích cực ở độc giả, khán giả. Những điều này có thể khiến cho những đứa trẻ chưa trưởng thành đôi khi không kịp xử lý thông tin làm cho nội tâm bối rối nhiều hơn, không làm chủ được cảm xúc, hành vi của mình dẫn đến những hệ lụy không hề nhỏ. Đó chỉ là một trong những vấn đề tiêu biểu của xã hội hiện đại đang phần nào tác động đến giới trẻ.

Tất cả những vấn đề đến từ gia đình, nhà trường, xã hội với sự phong phú, đa dạng và phức tạp như hiện nay đã trở thành nguyên nhân dẫn tới tình trạng trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực ở lứa tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên hiện nay.

Vì sao người trầm cảm thường mất kết nối với gia đình

Một trong những vấn đề không nhỏ ở người trầm cảm nói chung, đặc biệt là tuổi dậy thì, tuổi vị thành niên nói riêng là tình trạng mất kết nối với người thân trong gia đình, bạn bè, xã hội.

Lan Anh chia sẻ: “Ở vào thời điểm đấy, do suy nghĩ, lối sống của mọi người khác nhau nên em gặp mâu thuẫn với tất cả mọi người chứ không chỉ đơn giản là chị gái hay bố, mẹ. Em không cảm nhận được cảm xúc, tình cảm của tất cả mọi người, cả ở phía em và phía gia đình, bạn bè. Em cảm thấy cuộc sống chỉ nên dừng lại ở đây thôi, nó không có ý nghĩa gì với em cả”.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia tâm lý trị liệu, chuyên gia Bùi Thị Hải Yến giải thích thêm: “Vào thời điểm đó, Lan Anh mất kết nối với gia đình, bạn bè và những người xung. Lan Anh cảm thấy mình cô đơn mọi lúc, mọi nơi. Cô đơn ở nhà, cô đơn ở trên trường. Lan Anh chia sẻ rằng, em cứ lên lớp là ngủ trong giờ học vì lúc đó em sống không có ước mơ, không có mục tiêu gì nên cơ thể kháng cự và rất buồn ngủ. Nhưng ở nhà được phép ngủ thì lại trằn trọc và liên tục gặp những cơn ác mộng. Sự mất kết nối với những người thân xung quanh xuất phát từ những kỳ vọng từ chính mình hoặc từ người khác”.

Theo chuyên gia Hải Yến, vấn đề tâm lý có thể có những biểu hiện, nguyên nhân gốc rễ từ những sự kiện trọng đại khác nhau. Song chung quay lại, nó xuất phát từ kỳ vọng của bản thân mình hoặc kỳ vọng của người khác đặt lên bản thân mình. Mình thấu hiểu được, mình cảm nhận rõ nhưng đôi khi mình không đạt được kỳ vọng khiến cho mình thất vọng. Hoặc là một sự tổn thương xảy ra khi đứa trẻ hồn nhiên, hồ hởi, chia sẻ một điều gì đó với người lớn nhưng lại bị người lớn phủ nhận làm cho bản thân thất vọng, cảm giác như mọi thứ sụp đổ ngay trước mắt.

Một tình huống khá quen thuộc với cha mẹ có con đi học mầm non là trẻ xem hoạt hình siêu nhân và nói với ba mẹ rằng “sau này lớn lên con muốn làm siêu nhân”. Khi nghe thấy vậy, nhiều cha mẹ sợ rằng con sẽ học theo siêu nhân bay nhảy như trong phim và cảm thấy có sự đe dọa tới an toàn của con nên cha mẹ đã dập tắt ước mơ đó bằng cách mắng con hay thậm chí là sử dụng những ngữ điệu, ngôn từ không được tích cực. Đó là một cú sốc với trẻ. Thực ra, ước mơ của con chỉ đơn giản là khi con trưởng thành, con sẽ trở thành người có sức mạnh và làm một người tốt đi giúp đỡ người khác.

Với tâm hồn của đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, một sự kiện như vậy không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, khi trẻ trải qua rất nhiều những sự kiện không tích cực như vậy, dần dần trẻ sẽ không muốn chia sẻ cảm xúc, vấn đề, ước mơ, nguyện vọng của mình. Đặc biệt là khi trẻ lớn hơn, biết tư duy và phân tích, trẻ sẽ cân nhắc nhiều hơn việc chia sẻ ra bên ngoài. Dần dần hình thành bên trong trẻ thói quen dừng chia sẻ với những người thân trong gia đình trước, sau đó là với bạn bè, xã hội.

Vì sao trẻ trầm cảm tuổi vị thành niên mất kết nối với gia đình?

Và khi trẻ không muốn chia sẻ ra ngoài, trẻ sẽ tự xử lý các vấn đề của mình. Tuy nhiên ở độ tuổi dậy thì, vị thành niên, có rất nhiều vấn đề mà trẻ vẫn chưa đủ kinh nghiệm, kiến thức, khả năng tư duy để giải quyết. Trẻ cứ loay hoay với những câu hỏi trong nội tâm mà không tìm thấy được chìa khóa phù hợp thì dần dần có thể các bạn trẻ sẽ có những quan điểm tiêu cực, thất vọng về bản thân. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đôi khi trẻ không yêu thương chính mình, không yêu mạng sống của mình và không yêu tất cả mọi thứ xung quanh mình. Và trẻ cũng không có lòng biết ơn thực sự với bất kỳ điều gì cả.

“Có những bạn trẻ chia sẻ với Hải Yến rằng: “Con đâu muốn sinh ra trong cuộc đời này mà bố mẹ tự sinh con ra, nuôi con còn đày đọa con nữa”. Các bạn trẻ không thấy được rằng, ba mẹ đã dành cho mình rất nhiều thứ, thậm chí là những thứ được làm từ “mồ hôi, nước mắt” của phụ huynh nhưng con trẻ lại không cảm nhận được tình cảm của cha mẹ. Trẻ rơi vào tình trạng không tích cực và với tư duy đó, trẻ có thể lún sâu vào đầm lầy tiêu cực”, chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến chia sẻ.

Những lúc như vậy, trẻ thực sự cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thân, bạn bè. Nếu trẻ đã cố gắng mở lời với cha mẹ, người thân trong gia đình, hãy lắng nghe con trẻ và tìm đến các chuyên gia để xác định rõ vấn đề của con.

“Có rất nhiều bạn trẻ liên hệ đến Trung tâm và khi được Trung tâm hỏi “em đã chia sẻ vấn đề này với cha mẹ chưa” thì nhiều bạn nói rằng em không muốn chia sẻ với cha mẹ hoặc em đã chia sẻ với cha mẹ nhưng cha mẹ không tin em. Khi trẻ can đảm nói ra vấn đề của mình thì lại không được ba mẹ lắng nghe, không được ba mẹ tin tưởng, không nhận được sự hỗ trợ của gia đình. Đó là một sự thiệt thòi với cả cha mẹ và trẻ. Quay lại câu chuyện của Lan Anh, dù có những quan điểm chưa hòa hợp với bố nhưng khi cảm thấy mình thực sự cần sự hỗ trợ, Lan Anh đã chia sẻ vấn đề của mình với bố. Và bố của Lan Anh cũng là một người rất tuyệt vời. Bố đã lắng nghe chia sẻ của con và thấy được rằng, bản thân mình chưa đủ kỹ năng, kiến thức để giúp con thoát khỏi vấn đề này một cách nhanh chóng nhất nên bố đã tìm đến chuyên gia. Thưa các bạn trẻ thân mến, nếu bạn may mắn có được sự hỗ trợ, đồng hành của cha mẹ. Hãy yêu thương, trân trọng và thực sự biết ơn phụ huynh của mình”, chuyên gia Bùi Thị Hải Yến chia sẻ.

Tâm lý trị liệu – Giải pháp vàng cho vấn đề trầm cảm và mất kết nối gia đình

Tâm lý trị liệu là giải pháp vàng cho các vấn đề trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc đang được các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… ứng dụng và đạt hiệu quả cao.

Với đội ngũ chuyên gia tâm lý là các Master Coach thuộc Ủy ban NLP Hoa Kỳ, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong đi đầu trong lĩnh vực trị liệu tâm lý và thành công trong việc trị liệu trầm cảm không dùng thuốc tại Việt Nam.

Hiện tại, Trung tâm NHC Việt Nam đã và đang tiếp nhận trị liệu tâm lý cho rất nhiều khách hàng ở lứa tuổi từ 14 – 21 tuổi. Phương pháp tâm lý trị liệu độc quyền của NHC Việt Nam không chỉ hướng tới việc hồi phục sức khỏe tinh thần cho người trầm cảm mà còn giúp khách hàng kết nối và hòa hợp mối quan hệ với những người thân trong gia đình, biết cách để chủ động xây dựng mối quan hệ tốt đẹp khác trong cuộc sống.

Lan Anh là một trong những khách hàng của Trung tâm NHC Việt Nam do chính chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến đồng hành trong 3 tháng, từ tháng 1 – 3/2021.

Lan Anh chia sẻ: “Vào thời điểm đó, em đến Trung tâm với tâm thế muốn thay đổi, muốn cố gắng để sống một cuộc sống khác thời gian trước đó. Rất may là em gặp cô Yến, cô đã đồng hành cùng em, giúp em cảm thấy tin tưởng những người xung quanh hơn, dạy em cách chia sẻ để kết nối lại với gia đình. Và em cảm thấy bản thân có sự tiến triển khá nhanh. Sau một vài buổi trị liệu với cô Yến, em đã có thể nói chuyện được với gia đình và việc học của em cũng ổn định luôn. Lúc đó là tháng 1, học kỳ 2 của lớp 12, dù đã khá muộn rồi nhưng em mới thực sự chọn được ngành học mà mình yêu thích”.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến chia sẻ: “Việc Lan Anh kết nối được với gia đình là điều khiến tôi thực sự rất hạnh phúc. Và một trong những thành công xuất sắc nhất của Lan Anh là có thể tự mình dùng ngôn từ của mình để thuyết phục bố mẹ ủng hộ ước mơ theo đuổi một ngành học rất thách thức, ngành kiến trúc.

Mình nên đối xử dịu dàng với bản thân thì cuộc đời sẽ dịu dàng lại với mình. (Ảnh đã được khách hàng cho phép sử dụng)

Sau 3 tháng đồng hành cùng chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến, Lan Anh đã có cải thiện tích cực về cả sức khỏe tâm trí và thân thể:

  • Hiểu được nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề tâm lý ở bản thân, hiểu được quy luật hoạt động của tâm trí con người.
  • Học cách chấp nhận và yêu thương bản thân mình nhiều hơn. Yêu thương sự khác biệt của chính mình, yêu thương cả những điều chưa được tốt đẹp của chính mình và dịu dàng với bản thân mình hơn.
  • Học cách quan sát, thấu hiểu và yêu thương những người xung quanh mình, chữa lành các mối quan hệ và kết nối lại với người thân. Em hiểu và tôn trọng sự khác biệt của mỗi thành viên trong gia đình hay những người xung quanh. Em có thể cho phép mình đặt niềm tin vào cuộc sống nhiều hơn. Chỉ sau khoảng một tháng trị liệu, em đã cho bản thân và các mối quan hệ của mình một cơ hội, em chủ động mở lời kết nối lại với mọi người.
  • Hiểu được giá trị của bản thân và biết trân trọng cuộc sống của mình.
  • Sống có mục tiêu, ước mơ của riêng mình.

Đặc biệt, sự cải thiện về sức khỏe tâm trí đã giúp Lan Anh có sự cải thiện khó tin về sức khỏe thể chất. Trước khi đến với NHC Việt Nam, Lan Anh bị chứng dị ứng da đầu đã lâu, thường xuyên phải sử dụng thuốc tây để bôi, uống và không thể nhuộm tóc. Sau chương trình trị liệu 3 tháng, vấn đề dị ứng da đầu ở Lan Anh đã không còn nữa, em không cần phải sử dụng các loại thuốc tây như trước kia và có thể nhuộm các màu tóc mà em yêu thích.

Theo chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến, sự cải thiện sức khỏe thể chất này là do Lan Anh đã biết yêu thương bản thân, trân trọng cuộc sống của chính mình, đã được kích hoạt lên khao khát sống tốt – sống khỏe – sống đẹp và sống có giá trị, khao khát cống hiến, nên khả năng tự chữa lành của cơ thể cũng được kích hoạt.

Sự đồng hành của gia đình là điểm tựa vững chắc để người thân vượt qua trầm cảm

Như đã chia sẻ ở trên, người trầm cảm bị tác động bởi ba môi trường: Gia đình, nhà trường, xã hội. Trong đó, gia đình là nền tảng, là môi trường mà con người gắn bó mật thiết và lâu dài nhất. Ở đó còn có tình yêu thương của những người thân trong gia đình. Và gia đình cũng là nơi mà mỗi thành viên có thể vì người thân của mình mà thay đổi để gia đình êm ấm, hạnh phúc hơn, các thành viên gắn kết và tạo động lực phát triển tốt hơn.

Bởi vậy, trong các chương trình trị liệu tâm lý của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, các chuyên gia luôn dành một lượng thời gian nhất định để đồng hành cùng người thân trong gia đình, giúp họ có kiến thức cơ bản về Tâm – Thân – Trí con người và nắm được vấn đề của người thân để đồng hành, hỗ trợ họ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Bên cạnh đó, Trung tâm NHC Việt Nam còn thiết kế chương trình trị liệu gia đình nhằm giải quyết vấn đề tâm lý cho cả thành viên chính và các thành viên khác trong gia đình.

Chương trình trị liệu nhóm của Trung tâm NHC Việt Nam thường được tổ chức vào thứ 7 hàng tuần.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến chia sẻ: Sự đồng hành của người thân trong gia đình giống như hổ được chắp thêm cánh, giúp cho chuyên gia có thêm sự thuận lợi và giúp cho người trầm cảm có thêm sức mạnh để vượt qua vấn đề tâm lý của chính mình. Câu chuyện của Lan Anh là một ví dụ điển hình. Bố của Lan Anh rất sẵn sàng làm tất cả vì con mặc dù Lan Anh và bố đôi lúc có những quan điểm bất đồng.

Tuổi teen bố đã trải qua nhưng có lẽ cũng lâu rồi, bố không thể nhớ được ngày xưa mình đã như thế nào. Chưa kể, xã hội ngày nay thực sự quá phức tạp. Những kiến thức, tư duy mà giới trẻ dung nạp khác xa so với tuổi teen của bố. Nhận thấy bản thân chưa đủ kiến thức, kỹ năng để thấu hiểu vấn đề của con và đồng hành cùng con một cách hợp lý, bố Lan Anh đã lựa chọn đưa con đến nơi có chuyên môn để con được đồng hành tốt nhất.

Mỗi buổi đi trị liệu, Lan Anh đều được bố đưa đến Trung tâm. Trong thời gian chờ con, bố cũng trao đổi, nói chuyện với các bạn chăm sóc khách hàng và các chuyên gia có thời gian tiếp khách ở Trung tâm. Đặc biệt, bố Lan Anh đã cùng con tham gia một số chương trình trị liệu nhóm tại Trung tâm. Chương trình trị liệu nhóm của Trung tâm NHC Việt Nam được thiết kế để các thành viên tham gia có thêm kiến thức về Tâm – Thân – Trí con người và được trải nghiệm một số quy trình chữa lành. Thông qua các chương trình trị liệu nhóm, phụ huynh cũng được chữa lành những hạt mầm xấu trong tâm lý của mình cộng thêm những kiến thức, tư duy về con người, về cách đồng hành với người thân vượt qua khủng hoảng tâm lý. Nhờ đó, bên cạnh tình yêu thương, phụ huynh đã có thêm kiến thức, kỹ năng và chấn chỉnh được cả thái độ của mình trong việc đồng hành cùng con gái và các thành viên khác trong gia đình”.

Sự chuyển hóa của bố Lan Anh trên cơ sở tình yêu thương dành cho con gái đã giúp cho Lan Anh vượt qua vấn đề của mình một cách nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn đồng thời giúp cho những người thân khác cũng được chữa lành phần nào đó.

Lan Anh chia sẻ: “Em nghĩ là trong quá trình trị liệu, không chỉ có một mình em mà cả bố cũng đã cố gắng thay đổi. Và nhờ có bố mà sự kết nối lại của em với các thành viên khác trong gia đình cũng dễ dàng hơn. Bố luôn bên cạnh em. Em cảm ơn bố rất nhiều”.

Điều quan trọng và tuyệt vời nhất là sự kết nối các thành viên trong gia đình sẽ được cải thiện tích cực. Vì môi trường gia đình là nền tảng của mỗi con người. Bởi vậy, nếu người thân trong gia đình trở nên tích cực hơn, thấu hiểu và kết nối với nhau tốt hơn thì những thành viên có vấn đề tâm lý, cảm xúc nhạy cảm sẽ được hỗ trợ tốt hơn. Đó mới là sự đồng hành, hỗ trợ lâu dài và tận tâm nhất.

Thông qua chương trình Tâm An Sống Khỏe, Lan Anh và chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến đã gửi gắm thông điệp đến mọi người rằng: “Hãy cho mình một cơ hội và cho cả những người khác cơ hội để đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ mình vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc sống”.

Có thể các bạn đang rất tiêu cực nhưng thêm một lần nữa thôi, hãy cho phép chính mình và mọi người một cơ hội để cuộc sống tốt đẹp hơn, để trở thành phiên bản tốt hơn và thậm chí là tốt nhất của chính mình.

Xem thêm video chia sẻ của Lan Anh về hành trình vượt qua trầm cảm của mình: 

Có thể bạn quan tâm:

Chữa bệnh trầm cảm sau sinh bằng tâm lý trị liệu, bước tiến mới của thế kỷ 21
Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam khẳng định thành công trong trị liệu trầm cảm

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *