Động lực học tập: Khái niệm, ý nghĩa và cách thúc đẩy hiệu quả

Động lực học tập chính là yếu tố góp phần quan trọng để thúc đẩy, gia tăng sự hứng thú, nỗ lực đối với các em học sinh, sinh viên. Khi có động lực các em sẽ chủ động và ý thức hơn về tầm quan trọng của việc học, nâng cao sự tập trung, sáng tạo và có mục tiêu, định hướng rõ ràng để đạt được những thành tích tốt trong quá trình trau dồi kiến thức. 

Động lực học tập
Động lực học tập thúc đẩy hành động, nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên.

Động lực học tập là gì?

Động lực được đánh giá là một trong các yếu tố quan trọng, chủ chốt để góp phần gia tăng, thôi thúc hành động của mỗi con người. Bất kỳ công việc, lĩnh vực, hoạt động nào trong cuộc sống cũng cần có sự thúc đẩy từ động lực để giúp chúng ta tập trung, chủ động và hoàn thành một cách hiệu quả, vượt trội nhất.

Trong đó, động lực học tập là yếu tố thường xuyên được nhắc đến và luôn được quan tâm đối với các sinh viên, học sinh. Động lực mang đến nguồn năng lượng tích cực và lành mạnh để giúp các em gia tăng sự hứng thú, hấp dẫn đối với việc học.

Những học sinh, sinh viên có động lực học tập sẽ luôn chủ động, nhiệt huyết và sẵn sàng đối diện với các thách thức trong quá trình học căng thẳng, áp lực. Ngược lại, những trường hợp thiếu động lực sẽ dễ cảm thấy chán nản, muốn bỏ cuộc và liên tục trì hoãn các hoạt động học tập, khiến cho quá trình học không đạt được những thành tựu như mong đợi.

Theo chia sẻ của các chuyên gia tâm lý thì động lực học tập sẽ bao gồm tất cả những yếu tố có tác dụng thôi thúc hành động của con người để phục vụ tốt cho nhu cầu học tập. Nó giúp cho chúng ta gia tăng sự nhiệt huyết, niềm đam mê và khao khát thực hiện mọi hành động để hướng đến mục tiêu học tập.

Động lực học tập
Động lực giúp cho học sinh chủ động, nhiệt huyết hơn trong quá trình học tập.

Hiểu theo một cách đơn giản hơn thì động lực chính là sức mạnh tiềm ẩn bên trong của mỗi con người, nó giúp cho chúng ta có thêm sức mạnh để đương đầu với mọi khó khăn, trở ngại để hoàn thành tốt những định hướng đã đặt ra. Chính nhờ thế mà năng suất làm việc của một người sẽ dần được tăng cao, họ luôn tìm giải pháp để phát triển thay vì là lý do để trì hoãn.

Theo đó, các chuyên gia cũng cho biết rằng, động lực học tập sẽ được chia thành 2 loại là động lực bên ngoài và động lực bên trong. Cụ thể như sau:

  • Động lực bên ngoài: Là sự tác động từ nhiều yếu tố khác nhau có sự liên quan đến thưởng và phạt. Một người có thể gia tăng động lực khi họ nhận được các phần thưởng mà mình yêu thích hoặc phải đối mặt với nguy cơ chịu hình phạt khi không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Động lực bên trong: Đây là loại động lực quan trọng và có vai trò chủ chốt bởi nó xuất phát từ sự yêu thích, niềm đam mê bên trong của mỗi cá nhân.

Học tập chính là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội nên việc hỗ trợ gia tăng động lực học tập cho học sinh, sinh viên là điều mà các bậc phụ huynh, nhà trường luôn trao đổi với nhau. Khi có được động lực tích cực và lành mạnh thì cá em cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức, vận dụng tối đa các năng lực của bản thân để vươn tới những ước mơ của chính mình.

Ý nghĩa của động lực học tập đối với học sinh, sinh viên

Học tập là quá trình dài và cần sự nỗ lực, kiên trì của mỗi cá nhân. Không chỉ là những kiến thức trên trường lớp mà chúng ta cần phải học cả đời, học để trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm giúp hòa nhập, phát triển hiệu quả, toàn diện hơn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, khả năng của mỗi người là vô hạn nên việc có thể tạo động lực, gia tăng sức mạnh sẽ giúp cho chúng ta học tập, làm việc hiệu quả hơn. Cũng bởi, những người có động lực học tập tốt sẽ luôn sở hữu nguồn năng lượng tích cực, dồi dào giúp họ tập trung phát triển tốt các tiềm lực của bản thân hơn.

Động lực học tập
Động lực hỗ trợ gia tăng sự chủ động, tập trung, tạo nền tảng học tập hiệu quả, tích cực.

Ngoài ra, động lực còn chính là yếu tố hỗ trợ tốt trong việc tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn, áp lực. Nếu các em học sinh, sinh viên có động lực học tốt sẽ dễ dàng đương đầu và vượt qua những trở ngại trong hành trình học tập của mình. Khi đứng trước những căng thẳng, thách thức thì các em sẽ luôn muốn tìm cách để khắc phục, giải quyết và tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu của tương lai.

Hơn thế, theo chia sẻ của các chuyên gia thì động lực học tập còn góp phần lớn trong việc gia tăng thái độ tích cực của học sinh, sinh viên đối với việc học. Khi có động lực, các em sẽ liên tục được thôi thúc hành động, nỗ lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu cá nhân, cố gắng thực hiện mọi thứ với năng lực tối đa của mình.

Động lực học tập còn giúp cho học sinh, sinh viên có sự kiên trì, nhẫn nại với những mục tiêu, định hướng của bản thân. Hơn thế, để có thể đạt được những điều mà mình mong muốn, các em còn chủ động hơn trong việc trau dồi các kỹ năng cần thiết để phục vụ tốt cho nhu cầu học tập, từ đó giúp kết quả học đạt được nhiều thành tích vượt trội hơn.

Vì sao nhiều học sinh không có động lực học tập?

Như đã chia sẻ, động lực học tập có ý nghĩa to lớn đối với quá trình học của các em học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể duy trì động lực, hứng thú trong học tập.

Trong khảo sát thực tế nhận thấy rằng, nhiều học sinh, sinh viên chia sẻ về việc bản thân cảm thấy chán nản, không tìm được nguồn động lực, thúc đẩy để học tập nên việc học thường bị đình trệ, không thể đạt được thành tích tốt. Vậy lý do vì sao các em dễ bị mất động lực học tập?

  • Do không có mục tiêu rõ ràng: Việc không thể xác định được rõ mục tiêu, nguyện vọng của bản thân trong học tập chính là lý do lớn nhất khiến cho nhiều học sinh, sinh viên mất dần động lực. Lúc này các em sẽ khó có thể biết được mình nên làm gì, bắt đầu từ đâu và dễ rơi vào trạng thái “học đến đâu hay đến đó”.
  • Ảnh hưởng của mạng xã hội: Đây cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây mất động lực học tập của nhiều bạn trẻ hiện nay. Sự hấp dẫn trên mạng xã hội có thể khiến cho nhiều em lơ là việc học, thậm chí là trì hoãn quá trình học tập lại để lướt facebook, like ảnh, đăng status,….
  • Không có phương pháp học phù hợp: Chương trình học tập hiện nay với rất nhiều áp lực, nếu không biết cách lựa chọn phương pháp học hiệu quả và phù hợp rất dễ khiến cho các em học sinh cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt về sức khỏe và dần cảm thấy chán ghét việc học. Học quá nhiều, học không có thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến cho hiệu suất học bị giảm sút, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, chán nản.

Mất động lực học tập khiến cho nhiều học sinh, sinh viên dần bỏ bê việc học hoặc thậm chí nhiều em cảm thấy ghét bỏ, thù hằn việc học. Chính vì thế, các bậc phụ huynh, nhà trường cần có sự quan tâm đúng mực, biết cách xây dựng động lực phù hợp để giúp các em có thể phát triển, trau dồi kiến thức hiệu quả, lành mạnh hơn.

Cách thúc đẩy động lực học tập hiệu quả

Như vậy, có thể thấy rằng, động lực học tập chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong quá trình học của mỗi học sinh, sinh viên. Vì thế, để có thể học tập hiệu quả, gặt hái được nhiều thành tựu tốt trong hành trình phát triển tri thức, các em cần phải biết cách thúc đẩy, duy trì động lực của bản thân bằng những biện pháp sau đây:

1. Xác định rõ mục tiêu của bản thân

Để có thể duy trì tốt động lực và sự hào hứng trong quá trình học tập thì việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là xác định mục tiêu của bản thân. Mục tiêu học tập cần phải dựa trên những mong muốn, đam mê và mang tính thực tế, phù hợp với khả năng của bản thân.

Động lực học tập
Học sinh, sinh viên cần xác định rõ mục tiêu để duy trì động lực, sự hưng phấn trong học tập.

Bạn phải chắc chắn rằng mục tiêu đó xuất phát từ ý muốn của bản thân, nó nằm trong sự lựa chọn và quyết định của bạn chứ không phải ở bất kỳ ai. Mục tiêu học tập giúp bạn biết rõ được bản thân đang mong muốn, hy vọng đạt được điều gì trong quá trình học tập và nó chính là lý do lớn nhất để bạn phải cố gắng, nỗ lực hết mình trong chặng đường dài của tri thức.

2. Liệt kê danh sách các yếu tố thúc đẩy

Hãy bắt đầu suy nghĩ và lên danh sách cụ thể cho tất cả các yếu tố có thể thôi thúc, gia tăng sự hưng phấn của bạn trong quá trình học tập. Nó có thể xuất phát từ trong chính những ý muốn của bản thân hoặc có sự tác động từ yếu tố khách quan bên ngoài.

  • Khách quan: Bao gồm lời khen của ba mẹ, gia đình, sự ngưỡng mộ của bạn bè, xã hội, những phần thưởng giá trị, những suất học bổng danh giá,….
  • Chủ quan: Sự đam mê, yêu thích của bản thân.

3. Tự tạo áp lực cho bản thân

Trong thực tế, động lực học tập khó có thể duy trì dài lâu nếu thiếu đi áp lực và các thách thức. Do đó, khi học tập, hãy tự tạo ra các áp lực về thời gian, thành tích, điểm số để bạn có thể gia tăng sự tập trung vào các nhiệm vụ của bản thân.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc tạo ra áp lực với mục độ vừa phải và phù hợp sẽ giúp cho các em học sinh có tính trách nhiệm hơn trong việc học, hạn chế được tình trạng sao nhãng, trì hoãn công việc. Khi đặt ra thời gian cụ thể cho việc học, các em sẽ tập trung cao độ hơn, có sự cố gắng và nỗ lực tối đa để bắt tay vào quá trình học tập, từ đó gia tăng sự hứng thú khi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

4. Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, khoa học

Nếu muốn duy trì tốt động lực học tập thì lựa chọn phương pháp học phù hợp luôn là điều cần thiết. Cũng bởi, bạn chỉ cảm thấy hứng thú khi có thể bồi dưỡng kiến thức một cách thuận lợi, nhanh chóng và dễ dàng ứng dụng nó trong các hoạt động đời sống.

Mỗi người sẽ có những năng lực, khả năng tiếp thu kiến thức riêng biệt nên hãy tìm hiểu và lựa chọn cho mình một phương pháp học khoa học, lành mạnh nhất. Nếu cảm thấy kiến thức cần học quá nhiều, bạn có thể thử chia sẻ chúng thành từng phân, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để dễ dàng ghi nhớ tốt hơn.

5. Sắp xếp không gian học tập phù hợp

Ngoài thời gian học tập tại trường lớp, các em học sinh, sinh viên còn phải ôn luyện lại kiến thức, chuẩn bị bài vở tại nhà. Vì thế, góc học tập cũng là một trong các yếu tố góp phần quan trọng để thúc đẩy động lực học tập ở nhiều bạn trẻ.

Động lực học tập
Xây dựng không gian học tập tích cực cũng là cách gia tăng động lực hiệu quả.

Bạn sẽ cảm thấy hào hứng và thích thú hơn nếu có một không gian học gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Đồng thời, góc học tập cũng nên đặt ở những nơi có đầy đủ ánh sáng, tránh tiếng ồn và các yếu tố gây nhiễu để gia tăng sự tập trung hơn, giúp bạn hạn chế được việc lãng phí thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.

6. Xây dựng mối quan hệ với người có động lực

Người có động lực học tập tốt sẽ lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến những người xung quanh. Đồng thời, họ có thể liên tục chia sẻ về mục đích học tập, lý do cần phải duy trì sự nhiệt huyết, nỗ lực trong quá trình học.

Do đó, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh với người có động lực cũng chính là một trong các cách hiệu quả để bạn gia tăng động lực học tập của bản thân. Khi bạn chơi cùng một nhóm bạn luôn tràn đầy động lực, họ dành nhiều tâm huyết, cố gắng cho việc học thì bạn cũng sẽ bị tác động và không ngừng thôi thúc hành vi học tập của chính mình.

7. Tự thưởng cho bản thân

Động lực học tập có thể xuất phát từ yếu tố khách quan hoặc chủ quan nhưng nó sẽ được duy trì tốt hơn nếu xuất phát từ trong nội tại của mỗi con người. Các yếu tố khách quan bên ngoài có thể dần mất đi hoặc thay đổi những ự đam mê, yêu thích bên trong sẽ luôn tồn tại và phát triển vững mạnh.

Do đó, cách tốt nhất để duy trì và thúc đẩy động lực học tập đó chính là tự thưởng cho bản thân. Mỗi khi hoàn thành được một nhiệm vụ, một bài tập phức tạp, khó khăn thì các em nên dành cho chính mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để làm những việc mà mình yêu thích. Bằng cách này bạn sẽ cảm thấy bớt áp lực và vui vẻ hơn khi được học tập, được trải nghiệm và hài lòng với những gì mình đang đạt được.

NHC hỗ trợ gia tăng động lực học tập
NHC đồng hành cùng học sinh, sinh viên trong quá trình thiết lập mục tiêu, gia tăng động lực học tập.

Động lực học tập mang đến nhiều ý nghĩa tích cực cho quá trình trau dồi kiến thức, kỹ năng của các em học sinh, sinh viên. Chính vì thế, trong dịp hè này, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã xây dựng và tổ chức chương trình  THIẾT LẬP MỤC TIÊU – THỔI BÙNG ĐỘNG LỰC CHO NĂM HỌC MỚI 2023 – 2024 nhằm giúp các em có được định hướng rõ ràng, tạo dựng động lực học tập bền bỉ để chuẩn bị tốt cho năm học mới.

Chương trình được thực hiện trong 6 hoặc 10 buổi trao đổi trực tiếp giữa khách hàng và chuyên gia hàng đầu tại NHC. Các em học sinh, sinh viên và phụ huynh sẽ được hỗ trợ tư vấn về các kỹ năng xây dựng, thổi bùng động lực, từ đó thiết lập tốt mục tiêu học tập để bùng nổ cho năm học sắp tới. Đặc biệt là các em học sinh cuối cấp, đang chuẩn bị đối mặt với kỳ thi tuyển sinh, thi đại học quan trọng rất cần được quan tâm và hỗ trợ về vấn đề này.

Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin chi tiết về động lực học tập và gợi ý một số biện pháp hiêu quả giúp gia tăng động lực cho các em học sinh, sinh viên. Mong rằng các bậc phụ huynh và nhà trường sẽ có sự quan tâm, hỗ trợ phù hợp để giúp các em có được môi trường lành mạnh, thúc đẩy tốt các tiềm năng, hứng thú trong việc học.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

  1. Sơn Bùi says: Trả lời

    Tôi thiết nghĩ các cháu đã chịu áp lực ngay từ lúc nhỏ vì chương trình của chúng ta quá nặng sau đó các con lại trải qua kỳ thi chuyển cấp thật cam go từ THCS lên THPT rồi đến ngưỡng cửa ĐH thật khó khăn nên dễ gây ra stress. Nhiều cháu học là học cho bố mẹ chứ không hề học cho mihf, rồi không biết bản thân thích gì, làm gì sẽ phù hợp. Rất nguy hiểm vì học đại học chỉ 4 năm nhưng sau đấy các cháu có cả 1 cuộc đời để sống. Nếu cứ học và thi cử theo ý người khác thì rồi lại học 1 đằng làm 1 nẻo, lãng phí thời gian, công sức!

    1. Minnie Minnie says: Trả lời

      Bác phán quá chuẩn

  2. Đặng HOàng Sang says: Trả lời

    Nhiều lúc đi học là cứ đi học thôi. tớ chỉ biết là mình phải học thật chăm chỉ, thật tốt thì thế nào mai sau cũng có công việc tốt. Mình giỏi thì ở đâu chẳng làm việc được.

    1. Chấm bi says: Trả lời

      Nhưng cũng cần p phù hợp với sở thích và năng khiếu bản thân chứ học như vậy khác nào rô bốt. Chẳng lẽ cậu k có sở thích nào cụ thể

      1. Đặng HOàng Sang says: Trả lời

        Mình cũng có nhưng khi nghe bố mẹ định hướng thì thôi cứ theo ý bố mẹ là cứ tập trung, chăm chỉ học giỏi là được thì thấy cũng tốt, bố mẹ cũng mong mình thành công mà

  3. Thu An says: Trả lời

    Con gái mình đang học lớp 12, tự nhiên yêu đương vào, chểnh mảng học hành thế là càng ngày càng hạ thấp mục tiêu, không tự tin vào năng lực của mình nữa. Bảo không được mà còn có bao nhiêu lâu nữa đâu là lại đến mùa thi rồi. năm 12 vèo cái trôi qua nhanh lắm. Bảo nó chia tay không được, mà nó ngồi học trong phòng không ai biết liệu có học không. Bây giờ lắp camera nhà mình cũng không thích nhưng hết cách rồi.

    1. Diễm Hương says: Trả lời

      “Nói thật là 10 học sinh thì 9 bạn có người yêu ấy chị ạ. Khó tránh! Chị xem có khóa học nào về phát triển bản thân, kỹ năng mềm kiểu như gia tăng động lực học tập cho con xem sao. E thấy bên NHC có chương trình như vậy đó nhà em cũng đang đăng ký cho con gái học lớp 9, c gọi số này nhé 0965898008
      Tất cả nằm ở tư duy của các con hết. Tuổi ẩm ương này bố mẹ nói thì khó nghe, người ngoài có khi dễ hơn mình ạ.”

      1. Thu An says: Trả lời

        Ừ mình cứ phải kiên nhẫn với con e ạ dù trong lòng lo lắng lắm.Cám ơn e nhé, để c tham khảo

  4. Minh says: Trả lời

    Học 15 phút vào mạng lướt hết 1 tiếng là đến giờ đi ngủ :)))))))))

    1. Tớ là gấu nhỏ says: Trả lời

      Giờ hsinh tiểu học là cũng có điện thoại roài

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *