Mục tiêu học tập của sinh viên: Ý nghĩa và Cách thiết lập
Một trong các nguyên nhân khiến cho nhiều học sinh, sinh viên cảm thấy chán nản, mệt mỏi trong việc học đó chính là các em thiếu kỹ năng thiết lập mục tiêu. Mục tiêu học tập của sinh viên giúp cho các em biết rõ được những điều mà mình mong muốn, đưa ra định hướng đúng đắn, tránh xao nhãng, mất động lực khi học.
Mục tiêu học tập của sinh viên là gì?
Hiểu theo một cách đơn giản nhất thì mục tiêu học tập chính là những điều chúng ta mong muốn gặt hái được sau một khóa học, một khóa đào tạo. Việc xác định rõ mục tiêu học tập ngay từ đầu năm học sẽ giúp cho các bạn học sinh, sinh viên dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị hành trang, đáp ứng tốt trong suốt chặng được bổ sung kiến thức, phát triển bản thân.
Tùy vào nhu cầu và định hướng của mỗi người mà việc đặt mục tiêu học tập cũng có thể khác nhau. Đối với các em học sinh mục tiêu học tập chủ yếu có thể là điểm số, các kỳ thi chuyển cấp,…Còn đối với sinh viên thì mục tiêu học tập cũng sẽ có phần khác biệt hơn. Cụ thể như:
Đối với sinh viên cao đẳng, đại học, việc hoàn thành tốt chương trình học đúng lịch cũng là một trong các mục tiêu học tập cần phải hoàn thành. Tùy vào chương trình đào tạo của các trường, các ngành nghề khác nhau mà các bạn sinh viên cần phải trải qua khoảng 3-4 năm học hoặc thậm chí có những chuyên ngành phải nỗ lực trong khoảng 8 đến 10 năm.
Bên cạnh đó, để có được một hồ sơ xin việc “sáng” thì quá trình học các sinh viên cũng thường xuyên đặt ra mục tiêu về việc tích lũy điểm số ra trường. Một tấm bằng đại học giỏi, khá sẽ giúp cho bạn tạo được điểm cộng lớn đối với các nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, một số sinh viên cũng có thể tự đặt mục tiêu về việc trau dồi kiến thức, kỹ năng trong suốt quá trình học trên giảng đường. Họ muốn có nền tảng chuyên môn vững chắc, bổ sung thêm nhiều kỹ năng cần thiết khác như làm việc nhóm, giao tiếp, hoạt động đoàn hội, lãnh đạo, đối mặt với khó khăn, áp lực,…để có thêm nhiều kinh nghiệm phục vụ tốt cho thời gian sau khi ra trường.
Mục tiêu học tập của sinh viên là khác nhau, tùy vào khả năng và mong muốn của bản thân mà mỗi bạn cần có sự chủ động trong việc đặt ra mục tiêu cho chính mình. Ngay từ năm nhất đại học, các bạn sinh viên cần phải dành thời gian để suy nghĩ về định hướng, mục tiêu trong suốt thời gian học đại học, cao đẳng để có được những dự định, bước đi đúng đắn, phù hợp nhất.
Vì sao sinh viên cần có mục tiêu học tập?
Mục tiêu học tập giúp cho các bạn sinh viên có được phương hướng đúng đắn để thực hiện tốt kế hoạch học tập của bản thân, tránh việc xao nhãng, trì hoãn quá trình học tập, tích lũy kiến thức. Theo đó, khi bạn có thể tự xây dựng và xác định rõ mục tiêu của bản thân trong học tập sẽ giúp bạn gia tăng tốt các động lực, thôi thúc hành động theo chiều hướng tích cực, đúng đắn.
Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên, tại môi trường đại học, cao đẳng luôn đòi hỏi sự chủ động và tự giác trong học tập. Do đó, việc có được mục tiêu học cụ thể sẽ giúp bạn xác định rõ về đích đến của bản thân, liên tục trau dồi thêm nhiều kỹ năng, kiến thức và học tập một cách tập trung, nghiêm túc nhất.
Mục tiêu học tập của sinh viên chính là yếu tố góp phần giúp thúc đẩy sự chủ động và gia tăng tính trách nhiệm của từng cá nhân. Hiểu rõ về những điều bản thân mong muốn sẽ giúp bạn dễ dàng dành sự tập trung, phát triển các tiềm năng của bản thân vào việc học.
Bên cạnh đó, mục tiêu còn là động lực to lớn để giúp cho các sinh viên dễ dàng đối mặt và vượt qua được những áp lực, khó khăn, thách thức trong quá trình học tập. Khi gặp phải những cản trở trong việc học, mục tiêu sẽ giúp bạn có thêm nhiều nghị lực, ý chí và sự quyết tâm để tìm ra các giải pháp khắc phục thay vì là dễ dàng buông xuôi, từ bỏ.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì những sinh viên có mục tiêu học tập rõ ràng, cụ thể sẽ dễ dàng được những thành tích học tập vượt trội hơn. Lúc này các bạn sinh viên sẽ dễ dàng sắp xếp thời gian học phù hợp, lựa chọn phương pháp học lành mạnh để có thể phát triển tối đa năng lực của bản thân, hạn chế các áp lực, căng thẳng, trầm cảm khi học.
Cách thiết lập mục tiêu học tập hiệu quả cho sinh viên
Như đã nói, mục tiêu học tập của sinh viên chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong suốt chặng đường trau dồi kiến thức, kỹ năng tại ngôi trường cao đẳng, đại học. Do đó, ngay từ khi bước vào môi trong học tập mới, các em sinh viên cần phải tìm cách xác định rõ mục tiêu, định hướng của bản thân để có thể học tập, phát triển tốt trong những năm học sắp đến.
Dưới đây là một số gợi ý về các cách thiết lập mục tiêu học tập hiệu quả dành cho sinh viên mà bạn đọc có thể thử áp dụng:
1. Hiểu rõ mong muốn của bản thân
Bước đầu tiên để giúp bạn có thể xác định mục tiêu của bản thân đó chính là hiểu rõ những mong muốn của chính mình. Bạn cần đặt ra các câu hỏi để tự chấn vấn bản thân. Ví dụ như “Bạn học đại học để làm gì?”, “Ngành nghề hiện tại sẽ giúp ích gì cho tương lai của bạn?”, “Bạn muốn làm công việc, nghề nghiệp nào?”, “Cuộc sống mơ ước trong tương lai của bạn là gì?”,….
Mục tiêu học tập của bạn sẽ phục vụ tốt cho những dự định trong tương lai, những mong muốn và ước mơ của bạn trong cuộc sống. Do đó, hãy bắt đầu suy nghĩ xa hơn về những dự định sau khi ra trường, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác định rõ về mục tiêu học tập của bản thân.
2. Viết ra tất cả những mục tiêu cần thực hiện
Sau khi có thể hình dung được những dự định trong tương lai, hiểu rõ về những ước mơ và mong muốn của bản thân thì bạn hãy bắt đầu suy nghĩ về mục tiêu hiện tại. Bạn cần làm gì để biến ước mơ thành hiện thực?
Bạn có thể đặt ra nhiều mục tiêu học tập khác nhau và hãy bắt đầu viết chúng ra giấy để có cái nhìn bao quát hơn. Đồng thời, đừng quá e dè về những mục tiêu của bản thân, đừng lo sợ việc bạn sẽ không thể hoàn thành nó.
Bên cạnh đó, khi viết ra tất cả những mục tiêu học tập cần thực hiện trên giảng đường đại học thì bạn cũng cần xác định rõ về lợi ích và lý do bạn cần đạt được mục tiêu. Hãy phân loại từng mục tiêu và xác định về thứ tự ưu tiên để biết nên thực hiện công việc nào trước, tránh việc làm cùng lúc nhiều nhiệm vụ khiến cho hiệu suất không được đảm bảo.
3. Liệt kê về lợi ích và lý do cần hoàn thành mục tiêu
Để có thêm động lực và niềm tin chắc chắn hơn vào mục tiêu mà bản thân đã xác định, bạn cần hiểu rõ về những lợi ích và lý do bản thân cần hoàn thành nó. Lý do và lợi ích này thường sẽ dựa trên những nhu cầu cá nhân hoặc những người mà bạn yêu thương, trân trọng nhất mới có đủ khả năng thúc giục bạn hành động, nỗ lực.
Bước này sẽ giúp bạn hiểu rõ và loại bỏ tốt các mục tiêu không phù hợp, lành mạnh của bản thân. Cũng bởi, mục tiêu học tập chỉ mang lại lợi ích khi nó được đặt ra một cách phù hợp, đúng đắn với nhu cầu và khả năng của mỗi cá nhân.
4. Lên kế hoạch hành động cụ thể
Ngay sau khi xác định được mục tiêu học tập, các bạn sinh viên cần phải nhanh chóng lập ra kế hoạch chi tiết, cụ thể ngắn hạn và dài hạn. Việc xây dựng kế hoạch phù hợp sẽ hạn chế được tình trạng trì hoãn, lười biếng của bản thân. Đồng thời nó cũng giúp bạn liệt kê ra những nhiệm vụ, công việc cần phải thực hiện để có bước đi đúng đắn, phù hợp.
Quá trình lên kế hoạch về những nhiệm vụ cần hoàn thành cũng nên có sự kèm theo về thời gian. Bạn cần biết rõ mình nên hoàn thành những mục tiêu nhỏ trong khoảng thời gian bao lâu để sắp xếp công việc cho thật phù hợp, hiệu quả.
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cũng cần có sự đánh giá đúng đắn về năng lực của bản thân. Có thể cùng một mục tiêu nhưng tùy vào khả năng của mỗi người mà bạn cần phải có kế hoạch thực hiện phù hợp, tránh việc bắt ép bản thân phải chạy theo những dự định của người khác sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và khó có thể hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.
5. Tự tạo động lực cho bản thân
Để có thể kiên trì với mục tiêu của bản thân đã đề ra, bạn cũng cần biết cách tạo động lực và thúc đẩy hành động của chính mình. Có rất nhiều cách để gia tăng động lực, duy trì mục tiêu học tập cho sinh viên nhưng theo chia sẻ và kinh nghiệm thực tế nhận thấy rằng việc đưa ra phần thưởng, hình thức xử phạt là phương pháp hiệu quả được nhiều bạn trẻ áp dụng thành công.
Ví dụ, sau khi hoàn thành tốt một mục tiêu nhỏ nào đó, bạn cần dành thời gian thưởng cho bản thân. Nó có thể là một món quà nhỏ hoặc đơn giản hơn là khoảng thời gian được nghỉ ngơi, thư giãn và tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải thích tùy vào sở thích cá nhân.
6. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Nếu vẫn đang loay hoay với việc tìm kiếm và đặt mục tiêu học tập thì các bạn sinh viên cũng có thể cân nhắc đến việc tìm kiếm sự trợ giúp từ người thân, bạn bè, giáo viên hoặc các chuyên gia. Việc chia sẻ khó khăn cũng với những người có kinh nghiệm, trình độ và chuyên môn sẽ giúp cho các bạn trẻ dễ dàng xác định được những mong muốn, nguyện vọng của bản thân, từ đó đưa ra mục tiêu phù hợp, đúng đắn.
Thông tin bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu học tập đối với sinh viên. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để đặt ra những mục tiêu phù hợp, đúng đắn cho bản thân để tạo cơ hội học tập kiến thức, nâng cao kỹ năng phục vụ tốt cho những ước mơ trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
- Thực Trạng Áp Lực Học Tập Hiện Nay Và Những Hậu Quả Khôn Lường
- Thực Trạng Stress Ở Sinh Viên: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
- Cách Giảm Stress Trong Học Tập Vượt Qua Áp Lực Thi Cử
- Ứng dụng 9 loại trí thông minh giúp con nâng cao khả năng tập trung học tập
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!