Thực trạng áp lực học tập hiện nay và những hệ quả khôn lường
Với nền giáo dục đặt nặng thành tích và điểm số, không ít học sinh – sinh viên phải đối mặt với áp lực học tập và căng thẳng. Về lâu dài, tình trạng này khiến trẻ mất đi niềm vui, sự hào hứng khi học tập và có nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý, thể chất.
Thực trạng áp lực học tập hiện nay
Áp lực học tập là vấn đề mà bất kỳ học sinh, sinh viên nào đều phải đối mặt. Áp lực thực chất là sự dồn nén của các cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, mệt mỏi,… và đồng thời là một phần của cuộc sống thúc đẩy mỗi cá nhân nỗ lực để vượt qua khó khăn và đạt thành tích cao trong học tập.
Khi có áp lực, học sinh – sinh viên sẽ có động lực và gia tăng mức độ tập trung khi học tập. Từ đó có thể ghi nhớ tốt kiến thức và vượt qua kỳ thi một cách tốt nhất. Tuy nhiên nếu áp lực học tập diễn ra trong thời gian dài và bản thân không biết cách điều chỉnh, cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều phải đối mặt với nhiều vấn đề.
Theo thống kê, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên ở nước ta phải đối mặt với áp lực học tập. Tình trạng này gặp nhiều ở học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học. Trẻ ở độ tuổi tiểu học ít gặp phải tình trạng này hơn do tuổi còn nhỏ và chưa ý thức sâu sắc về vấn đề thành tích.
Khi nghiên cứu cụ thể, các chuyên gia nhận thấy, hơn 75% học sinh cấp 3 và sinh viên đại học không ngủ đủ 8 giờ/ ngày vào những đợt thi cuối kỳ, chuyển cấp. Ngoài điểm số, nhiều bậc phụ huynh còn đặt nặng về việc con cái phải phát triển năng khiếu và hăng hái tham gia các phong trào thi đua. Chính những điều này khiến học sinh không được ngủ nghỉ đầy đủ mà phải học tập liên tục và dành nhiều thời gian để phát triển kỹ năng nhằm khẳng định bản thân.
Ngày nay với sự phát triển của kinh tế xã hội, các bậc phụ huynh luôn muốn con cái được giáo dục trong môi trường tốt nhất. Ngoài thời gian học ở trường, không ít học sinh phải học thêm để nắm vững kiến thức hay tham gia vào các khóa học kỹ năng để phát triển năng khiếu. Điều này khiến các em không có thời gian nghỉ ngơi và luôn cảm thấy áp lực đè nặng lên bản thân.
Nguyên nhân gây ra áp lực học tập đối với học sinh, sinh viên
Áp lực là yếu tố không thể thiếu trong quá trình học tập. Nhờ có áp lực, học sinh – sinh viên sẽ có động lực và hoàn thành tốt hơn các kỳ thi. Tuy nhiên, áp lực học tập chỉ mang đến tác động tích cực nếu chỉ xảy ra trong thời gian ngắn với mức độ vừa phải. Về lâu dài, áp lực không chỉ tạo ra cảm giác chán nản khi học tập mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Để khắc phục tình trạng áp lực học tập kéo dài, cần phải xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này:
1. Cạnh tranh về thành tích, điểm số
Thực tế, nền giáo dục của nước ta quá chú trọng đến thành tích và điểm số. Điều này đã gây ra tâm lý nặng nề và áp lực cho học sinh – sinh viên. Đa phần việc xếp hạng và đánh giá năng lực học sinh – sinh viên đều dựa hoàn toàn vào điểm số qua các bài thi thay vì các công trình nghiên cứu hay trải nghiệm thực tế rút ra sau quá trình học tập.
2. Áp lực từ nhà trường và gia đình
Nhà trường, gia đình luôn đặt áp lực lên học sinh về vấn đề phải đạt thành tích cao. Đặc biệt với một số gia đình, điểm số luôn là vấn đề được đề cập để đánh giá năng lực và sự ngoan ngoãn của con cái.
Thực tế, năng lực của mỗi người là khác nhau nên việc thường xuyên so sánh con cái với bạn bè đồng trang lứa khiến trẻ luôn phải học tập với áp lực vô hình. Áp lực khiến trẻ chăm chú và nỗ lực để đạt kết quả cao. Tuy nhiên nếu gia đình không nhìn nhận sự cố gắng của trẻ mà thường xuyên trách móc và chì chiết, trẻ sẽ không tránh khỏi sự bi quan và chán nản.
3. Sợ bản thân thua kém người khác
Vì quá đặt nặng thành tích nên những trẻ có kết quả học tập kém sẽ bị thầy cô, gia đình trách mắng và bạn bè coi thường. Do đó, không ít trẻ hình thành áp lực học tập do sợ bản thân thua kém với người khác.
Trẻ có thành tích học tập tốt luôn nhận được thiện cảm từ thầy cô, được bạn bè yêu mến và khen gợi. Nhưng nếu không duy trì được kết quả tốt, bố mẹ và thầy cô sẽ tỏ ra thất vọng, cho rằng trẻ chủ quan và thiếu sự cố gắng. Điều này cũng vô tình tạo ra áp lực khiến trẻ mất đi niềm vui và sự hào hứng trong quá trình học tập.
4. Thời gian học quá nhiều
Thời gian học quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra áp lực học tập cho học sinh, sinh viên. Học tập là quá trình dung nạp kiến thức để nâng cao năng lực và trau dồi các kỹ năng cần thiết nhằm phục vụ cho cuộc sống. Quá trình học phải song hành với việc nghỉ ngơi, thư giãn để duy trì sự hứng thú lâu dài. Tuy nhiên nếu học liên tục trong một thời gian dài, trẻ sẽ mất đi hứng thú và cảm thấy chán nản do áp lực.
Biểu hiện của áp lực học tập
Ban đầu, áp lực học tập tạo ra động lực và đôi khi mang đến cảm giác phấn khích, hứng thú. Nếu chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, áp lực giúp học sinh – sinh viên gia tăng khả năng tập trung và học tập tốt hơn.
Tuy nhiên nếu áp lực học tập kéo dài, học sinh – sinh viên sẽ gặp phải các biểu hiện như:
- Chán chường và mất hứng thú khi học tập là biểu hiện thường gặp nhất của áp lực học tập. Dần dần trẻ đánh mất niềm vui, sự hào hứng khi đến trường và có tâm lý học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
- Tâm lý buồn bực, bất ổn, bi quan, dễ tức giận và giảm các cảm xúc tích cực như vui vẻ, hào hứng, phấn khởi,…
- Cảm thấy mông lung, không hiểu rõ bản thân thích gì và khó định hướng được tương lai.
- Trẻ bị áp lực học tập đôi khi vẫn ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô và bố mẹ. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ hình thành phản ứng chống đối như cãi lời, không muốn đến trường, không muốn dành thời gian nghỉ ngơi để học thêm, phát triển năng khiếu,…
- Ngoài ra, người bị áp lực học tập còn gặp phải các vấn đề thể chất như sụt cân, suy nhược, đau đầu, ăn uống kém, chất lượng giấc ngủ kém,…
Hậu quả của áp lực học tập kéo dài
Áp lực diễn ra trong thời gian ngắn sẽ là động lực để học sinh, sinh viên có thể tăng khả năng tập trung và học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu áp lực diễn ra trong thời gian dài và bản thân không biết cách điều trị, tâm lý và thể trạng sẽ gặp phải không ít vấn đề.
Tương tự như stress ở người lớn, áp lực học tập ở học sinh, sinh viên gây ra nhiều hậu quả như:
- Tâm lý bi quan, bất ổn: Áp lực học tập gây ra tâm lý chán nản, mệt mỏi, bức bối và buồn bã. Nếu tâm trạng dồn nén quá mức, không ít trẻ gặp phải nhiều vấn đề tâm lý như stress nặng, rối loạn lo âu và thậm chí là trầm cảm (đặc biệt là trầm cảm ở tuổi dậy thì).
- Sức khỏe suy giảm: Áp lực học tập không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động đến sức khỏe thể chất. Ban đầu, trẻ sẽ gặp phải các vấn đề như đau đầu, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi,… Nếu tình trạng kéo dài, cơ thể sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh lý như suy nhược thần kinh, thiếu máu não, đau vai gáy và mất ngủ. Ngoài ra, áp lực học tập quá lớn cũng khiến cho trẻ mất đi sự sáng tạo, linh hoạt và thay vào đó sự rập khuôn trong quá trình học tập.
- Ảnh hưởng đến tâm lý học tập: Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất, áp lực học tập kéo dài còn khiến trẻ có tâm lý chán học, thiếu sự hào hứng và không tìm thấy niềm vui trong quá trình học tập. Dù không gây ra hậu quả rõ rệt nhưng điều này ảnh hưởng đáng kể đến tương lai của trẻ. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần phải chú ý đến biểu hiện của con trẻ để kịp thời tìm biện pháp khắc phục.
Khi bị áp lực học tập kéo dài, trẻ rất khó có thể đạt thành tích tốt nhất. Thậm chí, không ít trẻ phải đối mặt với tình trạng kết quả học tập ngày một đi xuống dù đã rất nỗ lực.
Lời khuyên cho những người đang bị áp lực học tập
Về cơ bản, áp lực học tập là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu không biết cách điều chỉnh, áp lực có thể xảy ra trong một thời gian dài gây ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập và sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên giúp những người đang bị áp lực học tập:
- Kết quả học tập không thể phản ánh chính xác tất cả kiến thức dung nạp. Do đó, hãy học tập để nâng cao kiến thức của bản thân thay vì chú trọng quá nhiều điểm số và thành tích.
- Không nên tự so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa. Thực chất, năng lực và năng khiếu của mỗi người là hoàn toàn không giống nhau. Ở môi trường giáo dục phổ thông, học sinh phải học nhiều môn nên đôi khi kết quả không được như mong muốn. Do đó, không nên quá đặt nặng về thành tích hay cho rằng bản thân yếu kém hơn người khác.
- Sắp xếp thời gian học tập hợp lý và khoa học để đạt kết quả cao trong học tập. Khi bản thân mệt mỏi, nên dành một khoảng thời gian nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng và tìm thấy niềm vui khi học tập.
- Chủ động tâm sự với bạn bè và người thân về áp lực học tập đang phải gánh chịu. Nếu cần thiết, nên trực tiếp với chuyện với bố mẹ để được gia đình thấu hiểu và chia sẻ áp lực trong quá trình học tập.
- Áp lực học tập có thể gây stress, sụt cân, suy nhược và nhiều vấn đề sức khỏe thể chất. Do đó, cần chú ý ăn uống và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Trường hợp bị suy nhược và giảm trí nhớ có thể bổ sung một số viên uống, TPCN cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Nếu cần thiết, nên trao đổi với gia đình về việc tham vấn tâm lý. Hiện nay, một số trường học cũng có phòng tiếp nhận tư vấn tâm lý để giải đáp thắc mắc và giúp học sinh biết cách kiểm soát khi gặp phải áp lực học tập. Trong trường hợp nhà trường không có dịch vụ tham vấn tâm lý học đường, gia đình có thể chủ động đưa con đến các cơ sở có hoạt động tham vấn tâm lý.
Áp lực học tập là vấn đề không thể tránh khỏi ở học sinh, sinh viên. Để tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực, gia đình cần phải có sự quan tâm đến đời sống tinh thần của trẻ thay vì chỉ chú ý đến sức khỏe thể chất và quá đặt nặng điểm số/ thành tích.
Tham khảo thêm:
- Thực trạng Stress học đường: Nguyên nhân và cách giải quyết
- Bị stress căng thẳng mệt mỏi nên bổ sung vitamin, khoáng chất nào?
8 điểm có phải là điểm kém không mọi người, cố gắng lắm rồi chỉ được từng đó thôi nhưng lúc nào ba mẹ cũng bảo là phải đạt điểm 9, 10, nhìn con người ta mà học
Sao giống tôi thế, mệt mỏi thật sự. Nhiều khi ước được như bạn thân của tôi, nhà nghèo nhưng được bố mẹ quan tâm. Còn bố mẹ mình chỉ mua đt, ipad mới nhất cho rồi bảo học giỏi đi cái gì cũng có
Tôi thi đậu hay đạt được gì thì cũng không được gì ngoài việc bố mẹ bảo phải cố gắng hơn nữa.
Mọi người còn có bố mẹ quan tâm, bố mẹ tôi ly hôn từ khi tôi học lớp 3 rồi cho tôi đi học nội trú tại trường luôn, chả biết tình cảm bố mẹ là gì
Tôi chỉ muốn ở trường thôi, đi học có bạn bè còn vui vẻ, về nhà là hỏi hôm nay được mấy điểm, tao cấm mày bùng học đấy mà nào có bùng học lần nào
Tôi học ở trường bị ám ảnh bởi những câu chế giễu ,cười cợt của các thầy cô giáo bởi môn Lịch sử tôi đang học
tội bạn quá
Không em ạ. Chị đang làm giáo viên và điều chị thấy điểm 8 hay 10 chỉ là thang số điểm thôi em ạ. Chúng ta quan trọng điểm số vì nó phản ánh lên quá trình cố gắng của chúng ta nhưng nó không phản ánh toàn bộ. Giống như em học giỏi môn toán nhưng lại bắt em đạt 10 môn lịch sử. Chúng ta chỉ là những người bình thường thôi bé ạ.
Bây giờ ai cũng cần thành tích, thầy cô muốn đạt được thành tích cũng cần đến thành tích của học sinh, bố mẹ muốn nở mày nở mặt cũng cần thành tích của con… áp lực quá nhiều
Em thường xuyên bị khó thở, cảm thấy tụt năng lượng, huyết áp tụt, mệt mỏi, đau nửa đầu, có phải do em bị áp lực học tập quá nhiều không? Em đang học lớp 11, năm sau bước vào lớp 12, bố mẹ em bảo đỗ vào trường đại học lớn thì cho đi học, ko thì về đi làm công nhân, em sợ lắm nên thường xuyên thức khuya dậy sớm để học nhưng thời gian gần đây em cảm thấy người rất mệt, học không tập trung và hiệu quả như trước nữa
Làm gì mà căng vậy, nhiều người học trường bình thường vẫn trở thành ông nọ, bà kia mà
Xin lỗi bạn chứ, mỗi người 1 mảnh đời, 1 hoàn cảnh, có những niềm động lực và sự May Mắn hay cả vốn Thông Minh đã có sẵn, thì ông này bà kia của bạn mới thật sự đến thành công, ai cũng có sự cố gắng nhất định, nhưng vài lần ẩu trong quá trình cố gắng sẽ khiến nhiều người gục tại chỗ đó bạn.
mình thấy các dấu hiệu bạn chia sẻ giống trầm cảm ý, nếu được thì nên đặt lịch tham vấn với chuyên gia tâm lý ấy bạn
Đừng tự tạo áp lực cho mình nhiều quá, áp lực quá học hành cũng ko hiệu quả được
có thể áp lực học hành quá lớn cộng thêm việc thiếu ngủ đã gây ra các triệu chứng mà bạn chia sẻ. tôi nghĩ bạn và gia đình nên đặt lịch tham vấn với trung tâm NHC xem sao nhé
Bạn ơi giờ bạn sao rồi, bạn có thể chia sẻ với mình vài điều đc không ạ? 081775xxxx zalo của mình ạ
ba mẹ tôi luôn muốn tôi học được điểm 8 9 10 tôi phả học cả ngày và đêm và đi học thêm nữa tôi cảm thấy rất áp lực và bực bội
Không muốn đi du học nhưng bố mẹ bắt đi để đẹp mặt gia đình thì phải làm thế nào? Em rất sợ sống một mình, sợ gặp gỡ người lạ, sợ làm bố mẹ thất vọng khi đặt đủ thứ hy vọng lên em vì gia đình có mỗi mình em, ko có anh chị em nào khác
Nhà tôi có cả anh, cả em nhưng tôi học giỏi hơn cả nên ba mẹ cũng hết hy vọng vào tôi, bảo tôi là niềm hy vọng, là mặt mũi của gia đình, khiến tôi phải học ngày, học đêm, áp lực thật sự
Nhà con một, lại là con trai nữa thì áp lực lắm.
Sao bạn sợ người lạ, sợ sống một mình vậy, mình thấy bạn không chỉ có áp lực học tập không đâu. Bạn nên gặp chuyên gia để tham vấn tâm lý nhé
Người lớn nhiều khi kỳ vậy, làm công nhân, nông dân hay kỹ sư gì chả được, làm gì mà bản thân mình muốn, mình thấy thoải mái, hạnh phúc và phù hợp với mình là được sao cứ phải là làm ông nọ, bà kia
Nói chuẩn quá, cứ đem cuộc sống của người ta để áp lên con mình.
Đã ai cho con đến đây tham vấn tâm lý chưa ạ, có ổn không, chi phí bao nhiêu vậy
Phí tham vấn là 500k. Mình mới cho con đi tham vấn tuần trước, bản thân mình thấy ổn, họ sẽ cho mình biết mức độ tổn thương tâm lý và tìm ra nguyên nhân gốc rễ, tư vấn cho mình liệu trình trị liệu phù hợp luôn bạn nhé.
🙁 có ai thường xuyên bị bố mẹ so sánh với bạn bè không, điểm kém hơn bạn bè là bị nói, chả lẽ chơi toàn mấy đứa dốt thôi
Chơi đứa dốt thì cũng bị chửi thôi, kiểu gì cũng nói được, phải là số một của trường, của lớp thì may ra mới ko bị chửi.
Đã ai cho con đi tham vấn tâm lý và trị liệu ở trung tâm NHC kia chưa, có uy tín và hiệu quả không vậy
Em họ tôi đang trị liệu ở bên trung tâm này đấy, thấy bảo hiệu quả lắm, họ cũng cam kết rõ ràng, ko hiệu quả hoàn tiền đấy, chi phsi tham vấn cũng rẻ thôi, bạn cứ đặt lịch tham vấn thử xem sao.
Em tôi đi khám ở bệnh viện bị kết luận là trầm cảm, chắc do áp lực học tập lớn quá. đang định cho uống thuốc thì được đồng nghiệp của bố mẹ giới theieuj quả bên NHC này trị liệu vì gia đình họ cũng có người thân chữa rối loạn cảm xúc ở đây rồi, gia đình tối mới đưa em đi tham vấn và đóng tiền trị liệu, chưa trị liệu nhưng thấy các chuyên gia nhẹ nhàng, tình cảm lắm, em tôi sợ người lạ mà ngồi tham vấn cùng chuyên gia không cần bố mẹ ngồi cùng
phương pháp trị liệu tâm lý của bên này được giới thiệu trên chương trình Vì Sức khỏe người Việt của VTV 2 đấy, mọi người tham khảo này
Không liên quan đến học sinh, sinh viên nhưng tôi muốn chia sẻ vì thấy phương pháp của trung tâm NHC rất hiệu quả. Vợ tôi bị trầm cảm sau sinh và có trị liệu ở NHC trong sài gòn, tôi thấy họ làm ăn uy tín, có cam kết hiệu quả đoàng hoàng, ko hiệu quả hứa trả lại toàn bộ số tiền đã đóng. Về chuyên gia, tôi thấy họ làm việc rất có tâm, họ không đưa ra lời khuyên mà cho mình nhìn thấy vấn đề của chính mình để tự thay đổi. Vợ tôi sau một thười gian trị liệu khác hẳn con người trước khi cưới luôn, vui vẻ, tích cực hơn, không hay cằn nhằn chuyện tiền nóng nữa, mối quan hệ vợ tôi và mẹ tôi cũng cải thiện rõ, cái này làm tôi vui lắm này, trước đau đầu vấn đề này lắm.
Em là lớp trưởng của lớp, là học sinh giỏi suốt 10 năm nay, chưa bao giờ để ba mẹ và thầy cô chê trách, vậy mà kỳ thi học kỳ vừa rồi em đã không làm được đề Toán, có lẽ chỉ được 3-4 điểm thôi, em ko biết phải nhìn mặt thầy cô và các bạn ở lớp thế nào, chắc hắn các thầy cô và ba mẹ thất vọng lắm, các bạn sẽ cười chê em
Bạn có bị sốc tâm lý hay gì không, tại sao tự dưng lại thi điểm kém vậy.
Tôi nghĩ bố mẹ và thầy cô sẽ thông cảm và nói chuyện với em để xem em có vấn đề gì không, cần giúp đỡ gì không, người lớn đã trải qua nhiều sóng gió trong cuộc đời rồi, ko vì một bài kiểm tra chưa đạt của bạn mà thất vọng đến vậy đâu
Mình cũng từng bị như bạn. Đợt đó mình nghe lén ba mẹ nói chuyện mới biết được ba mẹ chuẩn bị ly hôn, thực sự mình sốc lắm, chắc hẳn bạn cũng đang có chuyện gì khó nói đúng không
tình trạng này còn ghê gớm hơn và cả lớp lẫn tôi đều có áp lực học tập nói thì hay đấy nhưng mà đấy chỉ là nói thôi nhìn lại thực tế đi tôi phải học từ 7h tối đến tận 4h sáng và chỉ đc ngủ đúng 2 tiếng 1 ngày mà vẫn bị mọi người chỉ chích vì xa sút tôi nói thật ko biết phải làm gì nhiều lúc chỉ muốn tìm đến cái chết để giải thoát để thanh thản hơn nhưng thực tế nó vòn khốc liệt hơn cả lớp tôi đã bị trầm cảm nặng và cả tôi cũng là nạn nhân mà không biết làm gì nữa tôi đã quá mệt mỏi rồi có nên đi ko đi đến 1 nơi đẹp hơn 1 nơi không có áp lực học tập có nên đi không
Bố mẹ tôi hay so sánh các đứa bạn cùng trang lứa với tôi rồi có lần tôi đi học tôi để quên vở và sau buổi học đó cô gọi bố vô và mắng dốn là tôi cố tình quên vở trong khi tôi đã giải thích sau khi về tới nhà bố quất tôi 1 trận oan và kèm theo những lời so sánh chửi rủa của bố mẹ
Đêm hôm đó tôi trầm tư suy nghĩ ,dùng thuốc an thần cuối cùng đâm ra áp lực 🙁
Áp lực điểm số và tâm lí nặng quá ạ, đến cả hạnh kiểm cũng lq đến điểm số nhiều khiến em hk tb 1 tuần và có thể xuống yếu, em đang bất lực và thất vọng về bản thân thfi đọc được bài này, dù vẫn sẽ phải đối mặt với tình hình ht sắp tới nhưng đọc xong bài này em cũng đã đỡ đi phần nào, vẫn rất lo lắng
Dù mình mới học lớp 8 nhưng những bài tập về nhà, học thuộc các lý thuyết cộng với việc thầy cô tạo áp lực nữa làm cho mình nhiều lúc khóc và muốn chết thôi ?
( Hôm nay thầy gọi lên làm bài tập mà bài tập đấy mình ko biết làm thế là bị thầy ghi vào sổ là 0 điểm, ko có cơ hội sửa điểm lại nữa nên lúc đấy mik cảm thấy rất buồn )
Không biết lúc nào bộ giáo dục mới nhận ra là học sinh bây giờ học quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi, các con không có tuổi thơ, học riết rồi một thế hệ trẻ bây giờ bị trầm cảm luôn mà không ai nhận ra vấn đề, tối ngày thay đổi, cải cách mà càng đổi càng khó thêm, vấn đề ở đây là để cho các em vừa học vừa chơi cho các em có một tuổi thơ không áp lực về điểm số
Tình trạng lớp chọn ở nhiều trường bây giờ có nên bải bỏ giống như THCS và Tiểu Học không ạ, chứ học trong đấy nào là bài khó, nào là thầy cô đì, nào là bạn bè kỳ thị, ganh đua lẫn nhau
Bố tôi là người quan trọng điểm số mẹ tôi cũng thế trả baoh biết tôi mệt cả chỉ cố nhồi nhét đống kiến thức đó vào đầu thôi , h đang là kì thi giữa hc kì tôi cố lai cái lưng ra với đống đề con bố tôi mỗi khi ăn cơm chỉ biết làm bài dc ko con mấy điểm thế bài kiểm tra đã giả chưa? Chứ ko thở ra dc 1 câu tôi có mệt ko tôi biết rằng khi nào tôi lầm bài kém bố tôi sẽ chửi rủa là con này hỏng r, nuôi phí cơm phí gạo , m chết mẹ đi ăn hại … nhiều lần tôi tức phát điên về hành đông gây tổn thương từ lời nói của bố tôi , còn mẹ tôi lúc nào cũng bênh bố tôi mãi mãi ko có tiếng nói vả lại mẹ tôi chỉ biết chỉ chích tôi trả khác gì bố hc lắm có 1,2 ngày ko phải đi hc thêm thật đau khổ mẹ tôi lại muốn tước đi những ngày tôi dc nghỉ Nếu mà tôi điểm kém chắc lúc nào cũng đổ tội cho tôi là xem dt mà hc gần như nhồi nhét 2,3 ca hc trong 1 ngày tôi cầm dt tí lại có việc nào mà dc xem nhiều , tôi có vạn thật đấy nhưng tiếp súc rất ít nếu thu đt của tôi thì dần dần tôi sẽ tự kỉ chết mất vì nó là ng bạn an ủi tôi suốt những hôm tôi khóc vì mệt nếu cứ bị đàm áp thế này trắc ngày tôi phát điêm sẽ ko xa đâu
Hồi xưa mình cảm thấy mình không thua kém ai cũng đạt được nhiều con 9,10.Rồi tới năm lớp 8, mình được vô lớp chọn thì mình vẫn cứ học bình thường và gặp một bạn. Hai người cùng cung Ma Kết nên tụi mình thấy rất hợp. Tụi mình xin cô ngồi chung thì ngồi với bạn ấy lâu dần mình cảm thấy mình học rất kém. Dù không phải là kém nhất nhưng mỗi lầm có điểm kiểm tra thì bạn ấy luôn cao hơn. Điều này khiến mình hơi tư ti.Đến cuối học kì 1 thì tất cả các môn mình trên 9 trừ môn Anh thì 8.5, lúc đó bạn ấy chê mình dù mình biết là mình làm sai khá nhiều câu và bạn ấy nói đùa vài câu thì mình cũng rất tủi thân. Hôm ấy bạn đó được cô chủ nhiệm khen là thi 10 hết tất cả các môn kể cả môn Văn nên được thày cô khen nhiều lắm. Bạn ấy trở thành học sinh giỏi nhất của khối mình, mình cũng rất bất ngờ nhưng cũng phải tin vì bạn đó giỏi thiệt. Mình là học sinh có điểm cao các môn thứ bốn trong lớp nhưng mình giờ rất tư ti. Mỗi lần bạn ấy xem thử bài mình thì mình rất lo sợ làm sai câu nào thì bạn phán xét. Mình bi quan đi không còn nói chuyện phím với bạn ấy nhiều, mình cũng không muốn ngồi kế bên bạn nữa. nhiều lần bạn ấy làm mình rất quạo vì cứ hay bắt lỗi bài mình, xưa tụi mình hay dò đáp án của nhau giờ thì mình từ chối. Minh muốn đổi chỗ ngồi kế bên bạn mình cảm thấy mình không còn tự tin lên nữa, mình cứ mãi lo lắng với mấy con điểm.
Nói thật thì mình làm lớp trưởng nhiều năm rồi nên khá tự tin với năng lực học của bản thân. Đến năm lớp 8 này thì mình không quen ai nên không có ý định làm lớp trưởng nữa. Thì mình gặp bạn đó là vì nhà trường nhờ thi một cuộc thi nên hai đứa mình thi chung. Dù được hạng khuyến khích nhưng hai đứa rất thân. Vậy mà giờ mình không còn muốn cùng bạn ấy chơi chung nữa, mình cũng rất tiếc cho tình bạn này và bạn ấy rất tốt nhưng những câu đùa của bạn khiến mình rất tổn thương. Bạn ấy càng ngày càng tự cao nên mình cũng không muốn nói chuyện học với bạn. Hai đứa vẫn hay nói chuyện phím nhưng mỗi lần có bài tập hay bài kiểm tra thì mình rất sợ luôn ạ. Mình rất ngưỡng mộ bạn nhưng cũng sợ bạn, bạn học quá giỏi. Mình từng hứa sẽ đậu chung cấp ba với bạn nhưng giờ ngồi với bạn mình cũng đã rất áp lực. Bạn ấy nói bạn ấy giỏi vì là người Hoa với đùa vài câu với các bạn khác nhưng đối với mình thì đó là một câu nói khiến mình xấu hổ. Mình không có ý xấu gì đau nhưng đôi lúc cũng khá ghen tị với bạn vì mình cũng từng có một quá khứ giỏi giang nên gặp phải một người như này thì mình cũng rất sợ và lo. Mình biết như vậy là xấu tính nên mình mới muốn xa lánh bạn ấy để trở về là chính mình. Mấy bữa này mình cũng rất buồn vì việc học nên muốn tâm sự một chút, nếu có ai có lời khuyên nào thì cho mình xin ạ. Mình giờ rất nhút nhát , tự ti và hay lo là mình thua kém người khác.Mình cũng ghét bản thân hiện tại nhưng không nỡ bỏ tình bạn tốt này.
Em rất sợ thi đc điểm 8, ba mẹ không áp lực cho em về học tập nhưng em rất sợ thi không được, em sợ làm bàu không được, em sợ thua kém với bạn bè, em sợ ……
Mình 2005 , mình bị t.r.a.m c.a.m rất lâu rồi ! Mấy tháng nay mình luôn nghĩ quẩn , áp lực từ gia đình , từ chính bố , mẹ , anh ruột . Mình muốn học trường mình thích , sống theo cách mình chọn . Nhưng không ai chịu lắng nghe mình cả ! Mình mệt mỏi lắm rồi
Nhắm tự lo được học phí thì bạn mới quyết định trường của bản thân. Còn không lo được thì …..
Đừng khóc nhiều quá cậu nhé, mọi chuyện dần sẽ ổn. Mình tin là mọi người cũng có lý do và cũng muốn tốt cho cậu thôi, nếu được hãy nói chuyện nghiêm túc và bày tỏ nguyện vọng với gia đình của cậu nhé. Đừng nghĩ mãi về những điều tiêu cực, cậu sẽ không thoát ra được đâu á.
giờ áp lực nhiều thật mà thấy bên tâm lý trị liệu nhc việt nam này có chương trình hay ho phết, mấy bạn trẻ cần động viên và định hướng nhiều đấy
Áp lực học tập, những lời nói nặng nề từ gia đình, những thành tích mà không bao giờ được công nhận, những suy nghĩ tiêu cực, những lần mất ngủ liên tục, không thể tập trung bất cứ điều gì, sự thiên vị diễn ra rõ mồn một hằng ngày nhưng lại không thú nhận bởi chính gia đình diễn ra hằng ngày, gia đình chẳng ủng hộ, đặt lòng tin, và thật sự hỗ trợ hết mình, không có sự quan tâm, không có người thấu hiểu, mọi thứ tăng dần từ ngày một.
Chỉ cần suy nghĩ tích cực, tập trung vào chính bản thân mình thì mọi thứ sẽ tốt lên. Nhưng đúng là chúng ta thực sự cần những người lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành!
năm học mới sắp đến mà mình muốn đăng ký cho con chương trình bên trên thì làm thế nào ạ?
Có nút đăng ký ấy ạ, bác nhấn vào đó là được hoặc gọi theo số hotline
mấy vụ điểm chác trường chuyên lớp chọn thì mãi ko bao giờ hết được, áp lực đầu tiên từ gia đình mà ra cả
đúng r, đôi khi bố mẹ cũng ko muốn nhưng thấy con kém hơn các bạn thì lại vô tình tạo áp lực í
đó là phương pháp giảng dạy và khối lượng kiến thức trong sách gk. ngày nay ngta bắt đầu áp dụng các hình thức giảng dạy học vừa chơi đối với 1 số khối từ c1,c2,c3
các câu chuyện của các bạn cũng đã cho mình được phần nào để biết mà cố gắng vì mình giờ không là gì cả sau này lớn còn nhiều thứ kinh khủng hơn dù mình còn học lớp 6 đã áp lực khá lớn dù vào được lớp chọn nhưng những bài toán khó luôn làm mình căng thẳng chỉ sợ cô gọi không trả lời được thì có thể bị nói là không tập trung hoặc nói với cha mẹ là con anh chị học hành sa xút