Hội chứng Capgras: Rối loạn nhận diện với cả người thân
Hội chứng Capgras được cho là một trong những bệnh tâm thần bí hiểm nhất bởi người bệnh thậm chí không nhận diện được những người thân yêu chăm sóc mình mỗi ngày. Hiện nay vẫn chưa thể tìm thấy cách điều trị dứt điểm hội chứng này dẫn đến những khó khăn cho chính những người thân trong việc chăm sóc bệnh nhân hằng ngày.
Hội chứng Capgras là gì?
Hội chứng Capgras hay còn được gọi là rối loạn hoang tưởng Capgras được đặt theo tên của nhà bác học đã phát hiện ra căn bệnh này – Joseph Capgras (1873 – 1950). Đặc trưng của căn bệnh này là rối loạn nhận diện khi mà người bệnh hoàn toàn không nhận ra những người xung quanh và cho rằng họ là một kẻ giả mạo, kể cả khi đó là người thân quen chung sống với mình mỗi ngày.
Những đặc điểm đầu tiên của hội chứng này được phát hiện từ năm 1923 do Joseph Capgras cùng Reboul-Lachaux và các cộng sự tìm ra. Theo đó, một người phụ nữ ở Paris được cho rằng mắc bệnh lạ thuộc nhóm hoang tưởng khi mà cô ta nhất định cho rằng chồng/ con mình đã bị bắt cóc, không ngừng la hét để tìm “chồng con thật” và đang có những kẻ mạo danh sống trong nhà của mình.
Trong bệnh án cũng ghi chép rõ rằng mặc dù cô ta nhận ra chồng và con có khuôn mặt giống “người thật” nhưng chắc chắn rằng không phải là người cô ấy từng cưới, từng chung sống và nhất mực muốn li dị. Sau đó cô ta còn dành rất nhiều thời gian để tìm chồng, con “thật” của mình. Thậm chí cô ta còn cho rằng mình là đời sau của vua Louis XVIII, nữ hoàng Ấn Độ.
Vào năm 1936 cũng ghi nhận có đến 15 bệnh nhân có các triệu chứng nhưng chỉ gặp ở nữ giới. Hay đến năm 1942, Joseph Capgras liên tục nói rằng bố ruột của mình là kẻ lừa đảo, mạo danh, một số trường hợp khác còn nhận nhầm đồ vật, ngôi nhà là kẻ mạo danh. Sau này các trường hợp là nam giới cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.
Hay vào năm 1991, một người phụ nữ 74 cũng quả quyết rằng người đang sống cùng không phải chồng mình cho dù có ngoại hình hoàn toàn tương đồng. Sau đó bà đã khóa cửa phòng ngủ, thậm chí là xin con trai một khẩu súng và đánh nhau với cảnh sát vì được yêu cầu vào bệnh viện. Một điều lạ lùng hơn là bà ta chỉ không nhận ra chồng còn vẫn nhận ra các thành viên khác.
Cần chú ý rằng hội chứng Capgras không chỉ xảy ra khi nhận diện những người xung quanh mà còn xuất hiện trong việc bản thân họ nhìn nhận chính mình. Vào năm 2015, một người đàn ông người Pháp đã “sửng sốt” khi thấy người đàn ông trong gương giống hệt mình, rất hiểu mình, thậm chí còn đem dao nĩa trước gương để cùng trò chuyện với “người đó”. Tuy nhiên sau đó ông ta lại cho rằng người đó tấn công mình, trở nên hung hăng và ngay lập tức được đưa vào bệnh viện.
Một điều thú vị là trong vài nền văn hóa trước đây, người ta có thể dùng thuật ngữ ” doppelganger” để diễn tả về những người mắc chứng bệnh này. Theo đó bệnh nhân Capgras có thể cho rằng người đối diện dù giống y chang người thân của mình nhưng lại là “kẻ sinh đôi lạ mặt” đến từ thế giới song song, không có bất cứ sợi dây liên kết nào với họ, xuất hiện để làm hại họ.
Thống kê năm 2014 cũng chỉ ra trong 513 bệnh nhân rối loạn tâm thần thì có đến 14,1% ( khoảng 73 người) có các triệu chứng của hội chứng Capgras. Với những bí ẩn do hội chứng Capgras đem lại đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều bộ phim nổi tiếng như The Double của Mỹ (2011) hay “Us” (2019)..
Căn bệnh này vẫn đang không ngừng được nghiên cứu nhưng vẫn còn vô vàn bí ẩn xoay quanh khiến hiện nay việc điều trị dứt điểm căn bệnh này vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Biểu hiện hội chứng Capgras
Triệu chứng điển hình ở những người mắc hội chứng Capgras chính là họ hoàn toàn mất nhận thức về khuôn mặt, hình dáng của những người xung quanh và luôn cho rằng đối phương là kẻ lừa đảo. Cũng chính từ yếu tố này đã dẫn tới những trạng thái căng thẳng khác.
Một số biểu hiện cụ thể gồm
- Không nhận ra những người xung quanh, luôn cảm thấy xa lạ với tất cả mọi người, mọi đồ vật xung quanh
- Mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ
- Luôn trong trạng thái căng thẳng quá mức, dễ dàng bị kích động
- Có thể xuất hiện ảo giác dẫn đến thay đổi về nhận thức
- Có xu hướng gây hấn với những người xung quanh, đặc biệt trong việc khẳng định những người trong gia đình là kẻ giả mạo
- Người mắc hội chứng Capgras hoàn toàn có thể nhận thức được người đó có ngoại hình, giọng nói giống người thân của mình nhưng lại luôn cho rằng đó là kẻ giả mạo, thậm chí cho rằng người đó đến từ thế giới song song để làm hại mình
- Người phụ nữ mắc hội chứng Capgras có thể xuất hiện những suy nghĩ cho rằng đứa con của mình đã bị đánh tráo và có các hành vi gây hại, tấn công những người xung quanh để đòi lại con. Chẳng hạn trên tạp chí Psychiatric Times đã đưa thông tin về nữ bệnh nhân Mary (40 tuổi) có những biểu hiện về rối loạn tâm thần, theo đó cô ta luôn khẳng định con gái hiện giờ không phải con gái Sarah của cô và cho rằng đó là kẻ giả mạo, “người thật” đã bị bắt cóc. Suốt đêm cô ta luôn gào thét đòi con vô cùng thảm thiết.
- Một số người cũng không tự nhận ra chính mình trong gương và có thể cho rằng người đó đang có ý xấu, muốn tấn công mình
- Mê sảng cũng có thể xảy ra trong một vài trường hợp
Hội chứng Capgras có thể đột ngột diễn ra mà không có biểu hiện nào từ trước, sau đó cứ liên tục kéo dài không ngưng, không thể kiểm soát được cho đến khi được đưa vào bệnh viện và áp dụng các liệu pháp chuyên môn. Các biểu hiện rất đa dạng, được biểu hiện không giống nhau, mức độ trạng thái kích thích cũng khác nhau.
Có những người chỉ bị mất nhận diện với bản thân hoặc 1 người trong gia đình chứ không phải tất cả. Tuy nhiên đa phần bệnh nhân đều có xu hướng hung hăng quá mức để khẳng định niềm tin của mình về kẻ giả mạo là chính xác.
Nguyên nhân chứng rối loạn hoang tưởng Capgras
Theo các chuyên gia, hội chứng Capgras hiện tại vẫn chưa thể tìm thấy rõ nguyên nhân. Trước đây hội chứng này được xếp vào nhóm rối loạn tâm lý nhưng sau này các nhà khoa học đã xếp nó vào nhóm rối loạn thần kinh do có đến khoảng 1/3 bệnh nhân mắc bệnh sau khi bị tai nạn giao thông hoặc từng chấn thương tâm lý nặng.
Joseph Capgras đã từng chia sẻ rằng hội chứng Capgras có liên quan đến những tổn thương thoái hóa thần kinh. Trong nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng trong số 815 trong 47 bệnh nhân mắc bệnh tham gia nghiên cứu đều có tiền sử tổn thương làm thoái hóa tế bào thần kinh liên quan. Đặc điểm chung của những đối tượng này là đều có biểu hiện suy giảm nhận thức, mất trí nhớ của cơ thể Lewy, chuyển động chậm chạp hay có ảo giác..
Một vài lý thuyết cho rằng nguyên nhân gây ra những nhận thức sai lệch này có liên quan đến sự mất kết nối giữa hệ thống limbic ( hệ thống cảm xúc) cùng hệ thống nhận dạng hình ảnh của não bộ (hệ thống thị giác). Trong phim Criminal Mind đã giải thích rằng hệ thống nhận dạng sẽ xử lý kích thích bằng 2 cách, trong đó một đường phía lưng có nhiệm vụ kết nối vỏ não với các cấu trúc limbic nhằm đưa đến các xúc cảm nên nếu nó bị cắt đứt thì cho dù người đó nhận diện được hình ảnh nhưng lại không có bất cứ liên kết về mặt tình cảm nào được gợi lên.
Các chuyên gia y tế cũng có đưa ra những giả thuyết cho rằng khoảng 1/3 người mắc hội chứng Capgras đều có các vấn đề liên quan đến vùng não. Theo đó vùng não đảm nhiệm trọng trách nhận dạng khuôn mặt (fusiform gyrus) sẽ có kết nối với vùng não khác đảm nhiệm ghi nhớ các hình ảnh về mặt cảm xúc (hạch hạnh nhân). Sự mất liên kết giữa hai vùng này sẽ khiến cho người đó có nhận diện về hình ảnh nhưng không có về cảm xúc tuy nhiên vẫn chưa thể lý giải chính xác vì sao gây ra trạng thái này.
Tuy nhiên với lý giải này, các nhà khoa học cũng cho rằng nếu che mắt đi và chỉ nghe âm thanh, giọng nói từ người đối diện thì mặt cảm xúc của họ lại bộc lộ một cách mãnh liệt và họ có thể nhận ra rằng đó chính là người thân của mình.
Hay nhà tâm lý học Andy Young cũng có những giả định cho rằng nhận thức sai lệch của người mắc hội chứng Capgras chính là có liên quan đến chứng tâm thần phân liệt. Điều này lý giải vì sao họ có những “ảo tưởng đôi” hoặc phân ly khi nhìn nhận về hình ảnh.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra hội chứng Capgras có liên quan đến nhiều các rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn như tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng, sa sút trí tuệ và Alzheimer, các chấn thương tâm lý hoặc các rối loạn tâm thần khác. Một số lượng bệnh nhân mắc bệnh cũng từng gặp vấn đề về tâm trí, não bộ do tai nạn giao thông.
Hội chứng Capgras có nguy hiểm không?
Hội chứng Capgras có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, công việc và tinh thần của mỗi người bệnh. Rõ ràng việc khi một người thân đang ở cạnh mình nhưng bỗng nhiên một ngày tỉnh dậy lại cảm thấy họ là kẻ giả mạo còn người thật đã bị bắt cóc chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi trạng thái hoảng loạn.
Người mắc hội chứng Capgras dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, kích động không thể kiểm soát được, họ bằng mọi giá sẽ chứng minh cho những người xung quanh rằng suy nghĩ của họ là chính xác. Thậm chí những người này còn dành mọi thời gian, công sức để đi tìm “người thật” làm tốn kém rất nhiều về thời gian, công sức và cả tiền bạc.
Người bệnh có thể hình thành suy nghĩ “kẻ giả mạo” đến từ thế giới song song, muốn làm hại mình nên cố thể tấn công nếu người đó lại gần. Trạng thái kích động, lo lắng diễn ra quá mức cũng làm tăng nguy cơ các vấn đề khác về sức khỏe chẳng hạn vấn đề tim mạch, huyết áp, dạ dày, mất ngủ khiến sức khỏe ngày càng sa sút.
Việc rối loạn nhận diện khiến cuộc sống của người bệnh trở nên đảo lộn hoàn toàn, thậm chí bỏ việc, không ở trong nhà mà đi lang thang tìm kiếm những “người thật”. Nếu không có chuyên môn thì không thể nào kiểm soát hay làm giảm đi trạng thái kích động của người bệnh được.
Mặt khác hội chứng hoang tưởng Capgras còn gây ra nhiều khó khăn cho những người sống chung, người mà người bệnh luôn cho là “giả”. Họ có thể phải buộc chuyển ra ngoài để ổn định tâm lý cho người bệnh hoặc bị người bệnh tấn công trong trong trạng thái kích thích nên cũng ảnh hưởng rất lớn.
Hướng điều trị hội chứng Capgras
Theo các chuyên gia, các nghiên cứu về hội chứng Capgras vẫn đang diễn ra và chưa có biện pháp nào giúp điều trị hoàn toàn các triệu chứng của bệnh mà chỉ giảm nhẹ phần nào. Tạm thời chỉ làm giảm được các ảo tưởng nhận thức để nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn, giúp họ chấp nhận người thân đó là “người thật” nhưng vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Người bệnh cần nhanh chóng đến các bệnh viện có chuyên khoa tâm thần để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân. Việc chẩn đoán hội chứng Capgras cũng không hề dễ dàng bởi đôi khi cũng có thể nhầm lẫn với tâm thần phân liệt hay một số vấn đề tâm lý khác.
Những nhà khoa học cũng cho biết nếu liên quan đến các chứng sa sút trí tuệ và Alzheimer thì việc điều trị có thể gặp nhiều tiên lượng khó khăn bởi những người này vốn có khả năng ghi nhớ kém, nhận thức rối loạn nên không thể đáp ứng tốt các liệu pháp điều trị.
Điều trị y tế
Thuốc là một trong những liệu trình cần thiết để giảm các trạng thái kích thích của người bệnh, hạn chế các hành vi bốc đồng có thể tấn công đối phương hay có các hành vi nguy hiểm khác. Một số người bệnh cũng có thể cần điều trị tập trung nội trú tại bệnh viện để sớm kiểm soát được các triệu chứng quá khích khác.
Thường các nhóm thuốc loạn thần sẽ được chính được chỉ định cho người mắc hội chứng Capgras với liều lượng phổ biến gồm Risperidone (3 mg/ngày); Sertraline (100mg/ngày); Clonazepam (6 mg/ngày).
Một số nhóm thuốc khác cũng có thể được chỉ định như thuốc ức chế cholinesterase nhằm tăng cường dẫn truyền thần kinh hay thuốc an thần trong một vài trường hợp.
Các bác sĩ cũng cho biết nếu hội chứng Capgras có liên quan tới những chấn thương vùng đầu trước đó thì người bệnh cũng có thể được chỉ định phẫu thuật vùng đầu nhằm đem đến kết quả tốt hơn trong quá trình điều trị.
Tâm lý trị liệu
Theo các chuyên gia, tâm lý trị liệu mới là phương án được hướng tới chính cho những bệnh nhân Capgras với mục đích là thay đổi những nhận thức sai lệch của họ. Tuy nhiên mấu chốt quan trọng là bệnh nhân cần đặt niềm tin vào chuyên gia trị liệu vì nếu đột nhiên họ không nhận ra được nhà trị liệu “thật” thì chắc chắn việc điều trị cũng không có kết quả.
Liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức được đánh giá là mang đến những hiệu quả tốt nhất trong quá trình khôi phục nhận thức cho bệnh nhân. Các chuyên gia sẽ yêu cầu người bệnh chia sẻ về những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và chỉ rõ nhận thức này là đúng đắn hay sai lệch, đã ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh, từ đó dần điều chỉnh nó theo hướng đúng đắn hơn.
Các nhà khoa học cũng đã thành công trong việc thuyết phục một bệnh nhân mắc chứng này là Marty Berman để ông ta chấp nhận người phụ nữ sống cùng mình là “vợ thật” và ghi nhớ được khuôn mặt của cô ấy. Các biện pháp đối diện với căng thẳng, thư giãn cũng được chỉ định để tinh thần người bệnh thoải mái hơn.
Trị liệu cho người mắc hội chứng Capgras không hề đơn giản, để có thể giúp người bệnh hiểu rằng mình đang có những niềm tin sai lệch là cả một quá trình dài. Gia đình cũng có thể cần tham gia các buổi trị liệu để có hướng hỗ trợ người bệnh tốt nhất trong các trạng thái kích thích.
Sự hỗ trợ của gia đình
Theo chuyên gia, với hội chứng Capgras sự hỗ trợ của gia đình trong suốt quá trình phục hồi về nhận thức cho người bệnh. Thực tế chính những người thân trong gia đình cũng gặp rất nhiều khó khăn khi phải chung sống với người bệnh ( đặc biệt khi người đó là người mà bệnh nhân không nhận ra), tuy nhiên chính sự kiên nhẫn, chân thành của những người thân sẽ giúp người bệnh dần khôi phục.
Để nhanh chóng hồi phục về tâm trí cho người mắc hội chứng Capgras, gia đình cần thực hiện những điều sau
- Trao đổi với bác sĩ hay các chuyên gia để tìm hướng hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh khi điều trị tại nhà
- Xây dựng một môi trường sống lành mạnh, tránh xa căng thẳng, lo lắng cho người bệnh, điều này hoàn toàn có thể kích hoạt những nhận thức sai lệch trong tâm trí người bệnh
- Thấu hiểu cho những khó khăn, sự kích động của người bệnh, tuyệt đối không nên cố gắng tranh cãi hay to tiếng với người bệnh
- Người bị cho là “kẻ mạo danh” nên xem xét việc hạn chế tiếp xúc với người bệnh khi tinh thần họ chưa thực sự tỉnh táo và ổn định, thay vào đó hãy thử xem xét việc gọi điện thoại để trao đổi để bệnh nhân không nhìn thấy mặt
- Tạo cho bệnh nhân cảm giác an toàn, tránh gây ra các tình huống khiến người bệnh căng thẳng hay cảm thấy nguy hiểm sẽ khiến họ càng cho rằng niềm tin của mình là đúng đắn
- Chào hỏi thật to bởi người mắc hội chứng Capgras vẫn có thể nhận diện những người mà họ quen biết thông qua giọng nói, điều này có thể hạn chế sự kích động của người bệnh thay vì việc xuất hiện một cách đột ngột
- Khuyến khích người bệnh ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, không nên thức khuya bởi điều này có thể dễ làm họ trở nên căng thẳng hơn
- Tuyệt đối không cho người bệnh sử dụng bia rượu, thuốc lá hay bất cứ loại chất kích thích nào khác
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau xanh và trái cây hoặc các nhóm thực phẩm bổ não, hạn chế các thức ăn nhanh, thức ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ..
- Khuyến khích người bệnh luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, đặc biệt thiền hay yoga có thể giúp tinh thần minh mẫn hơn, có thể kiểm soát được cảm xúc nếu bị kích thích
Hội chứng Capgras gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến cuộc sống người bệnh và cả những người thân sống xung quanh nhưng cũng không hề dễ dàng để điều trị. Gia đình khi phát hiện các triệu chứng bất thường này cần nhanh chóng đưa người bệnh đi thăm khám để được kiểm soát nhanh chóng nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Hội chứng Prader-Willi là gì? Dấu hiệu qua từng giai đoạn
- Chứng ăn cắp vặt là một dạng bệnh lý hay chỉ là thói quen?
- Hội chứng Stockholm là gì? Chẩn đoán, khắc phục thế nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!