Rối loạn hoang tưởng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

5/5 - (1 bình chọn)

Rối loạn hoang tưởng là một trong những dạng lâm sàng của bệnh loạn thần với đặc điểm là những suy nghĩ và niềm tin sai lệch, hoàn toàn không có chứng cứ và cơ sở xác thực. Bệnh gặp chủ yếu ở người trung niên, cao tuổi với tỷ lệ mắc bệnh thấp (chỉ chiếm khoảng 0.03% dân số).

bệnh rối loạn hoang tưởng là gì
Rối loạn hoang tưởng là một trong những dạng lâm sàng của bệnh loạn thần

Rối loạn hoang tưởng là bệnh gì?

Rối loạn hoang tưởng còn được gọi là bệnh hoang tưởng, thần kinh hoang tưởng và bệnh tâm thần hoang tưởng. Đây là một trong những dạng lâm sàng của bệnh loạn thần – tình trạng rối loạn thần kinh nặng mà người bệnh không thể điều khiển cảm xúc, mất khả năng phán đoán và suy nghĩ về những hành vi của bản thân.

Trong đó, rối loạn hoang tưởng đặc trưng bởi các suy nghĩ sai lệch, hoàn toàn không có thật trong thực tế nhưng người bệnh luôn cho rằng những sự việc này hoàn toàn đúng. Sự sai lệch này của người bệnh không thể thay đổi ngay cả khi những người xung quanh cố gắng chứng minh bằng những lý lẽ và dẫn chứng chân thực nhất.

Quá trình hình thành bệnh hoang tưởng rất phức tạp. Những ý nghĩ sai lệch ở người mắc chứng bệnh này thường tiến triển trong thời gian dài và có thể làm biến đổi nhân cách nếu không được điều trị. Hoang tưởng là nhóm triệu chứng gặp nhiều ở các bệnh rối loạn tâm thần. Do đó chứng bệnh này chỉ được chẩn đoán khi không đi kèm với bất cứ triệu chứng nào khác.

Rối loạn hoang tưởng là chứng bệnh ít gặp (chiếm khoảng 0.03% dân số) và chủ yếu khởi phát trong độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi. Người bệnh vẫn duy trì được các kỹ năng xã hội nhưng ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng do niềm tin hoang tưởng. Để giảm ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bệnh nhân cần có sự chủ động trong việc thăm khám và điều trị.

ads chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến tư vấn ngay

Dấu hiệu nhận biết bệnh hoang tưởng

Rối loạn hoang tưởng có tỷ lệ đồng đều ở nam và nữ giới, tuy nhiên hoang tưởng ghen tuông xảy ra nhiều hơn ở nam giới. Những hoang tưởng của bệnh nhân thường liên quan đến các vấn đề xã hội, nơi làm việc, mối quan hệ hôn nhân,…

Dựa vào biểu hiện lâm sàng, rối loạn hoang tưởng bao gồm các dạng sau:

  • Hoang tưởng được yêu: Hoang tưởng được yêu là những ý nghĩ tin rằng người khác dành tình cảm đặc biệt với bản thân. Người bệnh phản ứng lại bằng cách liên lạc với đối tượng bằng thư từ, tin nhắn, gọi điện, thậm chí là giám sát và rình rập. Suy nghĩ hoang tưởng này khiến bệnh nhân có những hành vi sai lệch như xâm phạm đời tư cá nhân và quấy rối tình dục.
  • Hoang tưởng ghen tuông: Hoang tưởng ghen tuông đề cập đến tình trạng người bệnh luôn nghi ngờ và khẳng định bạn đời hoặc người yêu không chung thủy, có những hành vi thân mật với người khác,… Niềm tin này của người bệnh hoàn toàn không có chứng cứ xác thực mà chỉ dựa trên suy luận 1 chiều. Bệnh nhân hoang tưởng ghen tuông thường có hành vi bạo lực đối với bạn đời, người yêu để trừng phạt vì những lỗi lầm đã gây ra.
  • Hoang tưởng tự cao: Hoang tưởng tự cao cũng là một dạng rối loạn hoang tưởng thường gặp. Bệnh nhân mắc phải dạng hoang tưởng này luôn đề cao quá mức bản thân và có niềm tin mãnh liệt về việc bản thân có tài năng hoặc có những khám phá quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự sinh tồn và an nguy của xã hội. Trong trường hợp có niềm tin mãnh liệt vào tôn giáo, bệnh nhân có thể tin rằng bản thân họ mang thông điệp cao cả của thượng đế.
  • Hoang tưởng bị hại: Hoang tưởng bị hại là dạng hoang tưởng mà người bệnh luôn cho rằng bản thân đang bị do thám, quấy rối, nói xấu hoặc thậm chí là sắp bị ám sát. Niềm tin mãnh liệt về những hoang tưởng này khiến người bệnh luôn tìm kiếm sự trợ giúp từ công an, tòa án và các cơ quan chính phủ khác. Thậm chí người bệnh có thể sử dụng cả bạo lực để đánh trả những đối tượng được cho là có hành vi gây hại cho bản thân.
  • Rối loạn hoang tưởng dạng cơ thể: Người mắc chứng rối loạn hoang tưởng này luôn có niềm tin cơ thể gặp vấn đề về trực tràng, da, miệng, tổn thương nội tạng hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm do tiếp xúc với côn trùng, vi khuẩn,… Các biểu hiện lâm sàng của rối loạn hoang tưởng dạng cơ thể khá giống với rối loạn lo âu sợ bệnh tật. Tuy nhiên, người mắc dạng hoang tưởng này không thường trực nỗi lo âu và sự sợ hãi quá mức.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh hoang tưởng
Người mắc chứng hoang tưởng thường có ý nghĩ, niềm tin về việc bản thân bị do thám, quấy rối, nói xấu, ám sát,…

Bản thân người mắc chứng rối loạn hoang tưởng không bị suy giảm về chức năng xã hội như tâm thần phân liệt. Tuy nhiên với niềm tin sai lệch, bênh nhân có thể tự cách ly với những người xung quanh, xa lánh bạn đời và gặp không ít trở ngại trong công việc. Ngoài những hoang tưởng về các vấn đề bình thường, bệnh nhân có cũng có thể hình thành những hoang tưởng kì quái và không thực tế.

Ngoài những suy nghĩ và niềm tin sai lệch, bệnh nhân rối loạn hoang tưởng còn biểu hiện qua những dấu hiệu sau:

  • Luôn lo lắng, nghi ngờ trước hành động và lời nói của người khác
  • Miễn cưỡng và không thoải mái khi tiết lộ thông tin cá nhân và chuyện đời tư của bản thân vì lo sợ người khác có thể sử dụng với mục đích xấu.
  • Khả năng làm việc nhóm kém do luôn có sự nghi ngờ với người khác
  • Nhạy cảm, dễ hình thành những suy nghĩ tiêu cực, hận thù và khó tha thứ cho những lỗi lầm của người khác
  • Tăng hoặc giảm khí sắc tùy theo dạng hoang tưởng.
  • Có niềm tin sai lệch nhưng không thể giải thích được
  • Dễ giận dữ, nóng tính và có xu hướng tấn công người khác chỉ vì một lời nói hay hành động nhỏ
  • Bướng bỉnh, hay tranh luận và luôn luôn cho rằng bản thân đúng trong mọi trường hợp
  • Có xu hướng tách rời xã hội

Rối loạn hoang tưởng thường tiến triển mãn tính nhưng có thể kiểm soát nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Nhìn chung những trường hợp được chăm sóc tốt có thể duy trì khả năng lao động và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát tương đối cao nên bản thân người bệnh và gia đình cần chú ý đến sức khỏe để kịp thời thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân, yếu tố gây bệnh rối loạn hoang tưởng

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rối loạn hoang tưởng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những hoang tưởng ở bệnh nhân có liên quan đến ám ảnh, ảo giác và định kiến. Hoặc có thể là hiện tượng duy nhất còn sót lại của các bệnh loạn thần (còn được gọi là hoang tưởng di chứng).

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hoang tưởng
Nguy cơ mắc chứng hoang tưởng tăng lên đáng kể nếu trẻ được sinh ra khi người bố đã cao tuổi

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn hoang tưởng:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn hoang tưởng
  • Trẻ sinh ra có cha lớn tuổi
  • Mắc các bệnh tự miễn
  • Mắc phải các biến chứng khi sinh như tiếp xúc với chất độc, virus tác động đến sự phát triển của não bộ và suy dinh dưỡng
  • Sử dụng thuốc hướng thần trong độ tuổi thanh thiếu niên và thanh niên cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh

Thống kê cho thấy, bệnh nhân bị rối loạn hoang tưởng thường có ít nhất 3 yếu tố kể trên. Do đó, nếu nhận thấy nguy cơ cao mắc bệnh lý này, bản thân mỗi người nên chủ động thăm khám để được sàng lọc và điều trị kịp thời trong trường hợp mắc bệnh.

Bệnh hoang tưởng và những ảnh hưởng nặng nề

So với các bệnh loạn thần khác, rối loạn hoang tưởng không làm thay đổi nhân cách hay sụt giảm nghiêm trọng các chức năng xã hội. Do đó, đa phần bệnh nhân đều có thể làm việc và duy trì cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, những suy nghĩ và niềm tin sai lệch ít nhiều đều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh.

Một số ảnh hưởng của bệnh rối loạn hoang tưởng:

  • Tăng xung đột và làm rạn nứt mối quan hệ vợ chồng, gia đình và bạn bè do bản thân người bệnh luôn có sự nghi ngờ với những người xung quanh.
  • Tăng nguy cơ phạm tội do bệnh nhân có những niềm tin sai lệch và tính tình nóng nảy, dễ gây hấn. Bệnh nhân bị rối loạn hoang tưởng thường phạm phải các tội danh như quấy rối tình dục, xâm phạm đời tư cá nhân, hành hung, bạo lực gia đình và thậm chí là sát nhân.
  • Cơ hội nghề nghiệp bị hạn chế và khó phát triển do không thể làm việc nhóm.
  • Bệnh nhân có thể hình thành ý nghĩ, hành vi tự sát và giết hại những người xung quanh.

Để hạn chế những tình huống đáng tiếc, cần thăm khám và điều trị rối loạn hoang tưởng trong thời gian sớm nhất. Khó khăn thường gặp nhất đối với chứng bệnh này là người bệnh không chịu thừa nhận bản thân đang mắc bệnh. Thậm chí nghi ngờ những người xung quanh cho rằng bản thân bị bệnh để dễ dàng thực hiện cáchành vi với mục đích xấu (ví dụ người chồng cho rằng người vợ cố tình đẩy mình vào bệnh viện để dễ dàng qua lại với nhân tình,…).

Chẩn đoán rối loạn hoang tưởng

Hoang tưởng là biểu hiện của nhiều bệnh loạn thần khác nhau. Do đó, bệnh lý này thường được chẩn đoán bằng cách loại trừ các khả năng có thể xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh hoang tưởng
Chẩn đoán rối loạn hoang tưởng chủ yếu dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng

Các kỹ thuật chẩn đoán rối loạn hoang tưởng:

  • Khai thác tiền sử cá nhân, gia đình
  • Kiểm tra tình trạng tâm thần bằng cách quan sát thái độ, hỏi về tâm trạng, suy nghĩ, hoang tưởng, hành vi bạo lực, tự sát, sử dụng chất gây nghiện,…
  • Xét nghiệm tìm chất ma túy, nghiện rượu
  • Chụp CT hoặc MRI não bộ

Rối loạn hoang tưởng chỉ được chẩn đoán khi bản thân người bệnh chỉ có triệu chứng hoang tưởng, không đi kèm với bất cứ triệu chứng nào khác. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý có thể xảy ra như mê sảng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bệnh Alzheimer, lạm dụng chất,…

Các phương pháp điều trị rối loạn hoang tưởng

Hiện nay điều trị rối loạn hoang tưởng còn khá nhiều hạn chế vì bản thân bệnh nhân thiếu sự thấu cảm và luôn nghi ngờ những người xung quanh. Đa phần bệnh nhân đều được điều trị ngoại trú nhưng trong trường hợp hoang tưởng nặng, người bệnh có thể phải điều trị nội trú để tránh những hành vi gây hại cho chính bản thân và những người xung quanh.

Các phương pháp điều trị rối loạn hoang tưởng bao gồm:

1. Liệu pháp hóa dược

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp chính điều trị rối loạn hoang tưởng. Do bệnh tiến triển mãn tính và khả năng đáp ứng thuốc là không đồng đều ở các cá thể nên liệu pháp hóa dược cần được điều chỉnh theo nhu cầu cá nhân. Mục tiêu của điều trị bằng thuốc là cải thiện triệu chứng, duy trì chức năng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.

cách chữa bệnh hoang tưởng
Sử dụng thuốc có thể cải thiện các triệu chứng do rối loạn hoang tưởng gây ra

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn hoang tưởng:

  • Các loại thuốc chống trầm cảm như chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs), thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế monoamin oxydase (MAOI),…
  • Thuốc chống co giật (Carbamazepine, Valproate,…)
  • Thuốc an thần không biệt định (Aripiprazole, Ziprasidone, Risperidone, Olanzapine, Clozapine, Quetiapine,…)
  • Thuốc an thần nhóm benzodiazepine (Clonazepam, Bromazepam,…)

Các loại thuốc điều trị rối loạn hoang tưởng thường được dùng ở đường uống. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không hợp tác điều trị hoặc không thể dùng thuốc uống, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc ở dạng tiêm.

2. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý là phương pháp hỗ trợ bên cạnh sử dụng thuốc. Mục tiêu của phương pháp này là tạo cho bệnh nhân sự tuân thủ tuyệt đối khi điều trị, giáo dục bệnh nhân về ảnh hưởng của chứng rối loạn hoang tưởng, từ đó chủ động hơn trong quá trình điều trị và chăm sóc.

Ngoài ra, liệu pháp tâm lý còn trang bị cho người bệnh các kỹ năng xã hội để có thể hòa hợp với những người xung quanh, giảm các hành vi bạo lực và tránh tình trạng tự cách ly bản thân. Dựa vào dạng hoang tưởng của bệnh nhân, nhà trị liệu sẽ hướng dẫn cách đối phó cụ thể để người bệnh có thể kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ và giảm thiểu những hành vi do hoang tưởng chi phối.

Các liệu pháp tâm lý thường được áp dụng cho bệnh nhân rối loạn hoang tưởng bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp cá nhân và liệu pháp tâm lý gia đình. Trước khi can thiệp các liệu pháp này, nhà trị liệu phải xây dựng được sự tin tưởng và mối quan hệ với người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần duy trì sự bền bỉ trong thời gian điều trị, dùng thuốc theo hướng dẫn, trung thực trong việc khai báo triệu chứng và xây dựng lối sống lành mạnh để đạt được kết quả tốt nhất.

ads chuyên gia tâm lý cao kim thắm

3. Tổ chức lại lối sống

Lối sống lành mạnh cũng góp phần cải thiện chứng rối loạn hoang tưởng. Các nghiên cứu cho thấy, sự căng thẳng và phiền muộn trong cuộc sống có thể gia tăng số lượng và mức độ hoang tưởng. Do đó song song với các phương pháp chuyên sâu, bệnh nhân cần tổ chức lại lối sống theo chiều hướng tích cực và lành mạnh hơn.

Cách xây dựng lối sống lành mạnh cho bệnh nhân rối loạn hoang tưởng:

  • Học cách làm việc nhóm và chia sẻ công việc với người khác để giảm bớt căng thẳng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc và nên ngủ trước 23:00. Nếu có thể, nên ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa để giải tỏa căng thẳng và nạp lại năng lượng cho những giờ làm việc vào buổi chiều.
  • Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế bia rượu, thuốc lá, caffeine và giảm bớt lượng đường, tinh bột có trong thực đơn ăn uống.
  • Ghi chép lại những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân để nhận thấy sự thay đổi tích cực trong quá trình chữa trị. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có động lực và tuân thủ hơn trong quá trình điều trị rối loạn hoang tưởng.
cách chữa bệnh hoang tưởng
Bệnh nhân nên tập thể dục mỗi ngày để giảm căng thẳng và góp phần kiểm soát chứng hoang tưởng

Phòng ngừa bệnh hoang tưởng tái phát

Rối loạn hoang tưởng là bệnh lý có nguy cơ tái phát cao. Do đó sau khi bệnh ổn định, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát như:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc khi không có chỉ định
  • Chú ý những bất thường trong suy nghĩ và hành vi. Nếu nhận thấy có biểu hiện khác lạ, nên thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
  • Không dùng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích. Ngoài ra, cần thông báo với dược sĩ/ bác sĩ tiền sử hoang tưởng trước khi dùng các loại thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học.
  • Tái khám định kỳ 2 – 3 lần/ năm hoặc bất cứ khi nào nhận thấy các triệu chứng bất thường.

Rối loạn hoang tưởng là một trong những dạng lâm sàng của bệnh loạn thần. Mặc dù khó chữa trị dứt điểm nhưng bệnh lý này hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu tích cực điều trị và chăm sóc đúng cách. Ngoài các phương pháp được chỉ định, bệnh nhân cũng cần nỗ lực thay đổi lối sống và hình thành những suy nghĩ tích cực hơn để quản lý thành công chứng bệnh này.

Tham khảo thêm:

ArrayArray
5/5 - (1 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *