Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền: Chữa lành em bé nội tâm
Em bé nội tâm là một khái niệm được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Là một người có nhiều kinh nghiệm trong việc chữa lành em bé nội tâm, chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền đã có những chia sẻ sâu sắc về vấn đề này.
Chuyên gia tâm lý trị liệu, Master Coach Phạm Thị Hiền hiện đang công tác tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cơ sở Trần Duy Hưng – Đơn vị số 1 về trị liệu trầm cảm không dùng thuốc tại Việt Nam.
Trong quá trình trị liệu cho khách hàng, chuyên gia Phạm Thị Hiền thấy rằng có rất nhiều những tổn thương tâm lý ở thời thơ ấu gây ảnh hưởng đến sự thành công và hạnh phúc ở hiện tại của khách hàng.
Nó có thể là sự thiếu tự tin, nỗi sợ bị bỏ rơi, sợ bị chỉ trích, đánh giá, sợ bị phán xét, hay luôn cảm thấy bản thân có lỗi… Những điều này gây cản trở khả năng học tập, làm việc, phát triển bản thân hay ảnh hưởng đến sức khỏe tâm trí gây ra một số vấn đề tâm lý thường gặp như sợ nói chuyện đám đông, sợ người lạ, luôn luôn đổ lỗi hay chỉ trích bản thân… khiến họ gặp một số khó khăn nhất định trong cuộc sống, gia đình và công việc.
Chuyên gia Phạm Thị Hiền chia sẻ: “Tôi đã từng gặp rất nhiều người dù đã trưởng thành nhưng không hiểu tại sao cứ gặp người lạ là run rẩy, lo sợ. Đặc biệt, có những người đứng trước đám đông thì rất sợ hãi, không nói nên lời, cổ họng nghẹn lại, tim đập nhanh, hồi hộp, toát mồ hôi, cơ thể run rẩy… mặc dù trước đó họ đã chuẩn bị rất kỹ cho buổi chia sẻ của mình. Hoặc cũng có những người không ngừng tự ném đá, thậm chí tự làm đau cơ thể mình vì họ không thể chấp nhận và tha thứ cho bản thân trong khi họ không đáng bị như thế”.
Đây chính là những dấu hiệu cho thấy em bé nội tâm của họ bị tổn thương. Bằng những kiến thức về tâm thức, tâm trí con người, sau một thời gian đồng hành, chuyên gia Phạm Thị Hiền đã giúp rất nhiều khách hàng chữa lành em bé nội tâm và có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.
Vậy, em bé nội tâm là gì, điều gì quyết định nên đặc điểm em bé nội tâm của từng người, dấu hiệu nào cho thấy em bé nội tâm của một người đang bị tổn thương và có cách nào để chữa lành em bé nội tâm… Mời các bạn theo dõi chia sẻ của chuyên gia Phạm Thị Hiền để hiểu hơn về khái niệm này nhé.
Em bé nội tâm là gì?
Trong chúng ta, ai cũng có một em bé nội tâm – Đó chính là em bé sống trong tâm hồn của mỗi người. Em bé nội tâm vốn là một đứa trẻ thuần khiết, trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ nhưng lại mỏng manh, dễ bị tổn thương.
Em bé nội tâm lưu trữ những ký ức về thời thơ ấu mà một người đã trải qua. Đó là miền ký ức riêng về tuổi thơ, nơi đó có những kỷ niệm vui vẻ, hạnh phúc và cả những ký ức buồn đau khiến em bé nội tâm bị tổn thương.
Khi còn thời thơ ấu, nhiều người đã trải qua những chấn động tâm lý, những tổn thương lớn, mà vết thương vẫn còn lưu lại đến bây giờ. Để tự bảo vệ và phòng hộ trước những khổ đau trong tương lai, chúng ta thường cố quên đi khoảng thời gian đau lòng đó hoặc ta sẽ nén chặt những cảm xúc, ký ức đó vào đáy sâu Vô thức. Đó có thể là do chúng ta không đủ can đảm để đối diện với em bé tổn thương bên trong mình.
Chuyên gia Phạm Thị Hiền chia sẻ: “Đối với người trưởng thành, những ký ức không vui trong quá khứ có thể là một vấn đề rất đơn giản và chúng ta cũng tự an ủi bản thân là đó chỉ là chuyện nhỏ, chẳng đáng gì, hoặc nó không quan trọng và chúng ta nghĩ rằng ta đã quên được nó. Chúng ta muốn chấm dứt những đau khổ, cố gắng nhốt em bé vào một nơi sâu kín trong lòng và cho nó ở đó càng lâu càng tốt. Nhưng không, em bé vẫn ở đó, vẫn có mặt trong chúng ta và đang cố gắng lôi kéo sự chú ý của ta. Em bé muốn nói với chúng ta là “Tôi ở đây, tôi ở đây!”. Bạn không thể tránh được tôi và làm ơn hãy giúp tôi”.
Em bé nội tâm, dù ở độ tuổi nào, cũng luôn có mặt trong cuộc sống của chúng ta. Đôi khi “em bé” nổi lên với nỗi buồn hoặc bất lực, đôi khi thông qua cơn giận dữ của chúng ta hay trong niềm vui vỡ òa.
“Em bé nội tâm lưu giữ trong mình tập hợp những ký ức, cảm xúc, nhận thức, quyết định… của trẻ thơ tồn tại trong những sự kiện đã trải qua. Tất cả những sự kiện đó được lưu giữ trong Vô thức của con người.”, Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm thị Hiền cho biết.
Vô thức – Nơi lưu trữ những ký ức của em bé nội tâm
Tâm trí con người có Ý thức và Vô thức. Trong đó, Ý thức chiếm 10%, được ví như ông chủ ra quyết định điều khiển suy nghĩ, cảm xúc, hành động, lời nói của con người. Vô thức chiếm 90% hoạt động của tâm trí, được ví như người đầy tớ của Ý thức, nhận mệnh lệnh và thực hiện theo quyết định của Ý thức.
Ý thức và Vô thức lưu trữ thông tin mà con người đã nhận thức, trải nghiệm trong quá khứ dưới dạng thông tin.
Nhận thức của mỗi người là khác nhau, nó phụ thuộc vào môi trường sống, quá trình giáo dục, các trải nghiệm trong quá khứ… Như khi ta còn nhỏ, chúng ta sẽ ảnh hưởng bởi sự giao tiếp của bố mẹ, ông bà, đâu đó là cả hàng xóm nữa. Lớn hơn là môi trường mẫu giáo, sau đó đến môi trường tiểu học, trung học… Dưới sự phát triển của công nghệ, con người còn ảnh hưởng bởi các nguồn thông tin trên internet.
Thông tin ở đây được hiểu là toàn bộ những gì chúng ta tiếp cận bao gồm: Lời nói, hình ảnh, chữ, mùi, vị, cảm giác… Ý thức có thể lưu trữ một phần thông tin thông qua các giác quan của con người nhưng Vô thức lại lưu trữ cả một kho tàng ký ức trên toàn bộ cơ thể, trong từng tế bào của con người. Vô thức tiếp nhận toàn bộ thông tin và bao trùm nó.
Vô thức chính là “kho chứa ký ức” to lớn của cuộc đời chúng ta. Mỗi thứ chúng ta đã trải nghiệm, đã sống qua, mỗi suy nghĩ, câu nói chúng ta đã nghe, hay những thứ mà chúng ta đã nhận thức hoặc hiểu (dù đúng hay sai) đều được lưu trữ trong nguồn chứa này. Tất cả niềm tin của chúng ta, kể từ khi cuộc đời ta bắt đầu, đều lưu trữ trong Vô thức của chúng ta.
Điều gì hình thành nên đặc điểm em bé nội tâm của mỗi người?
Những thông tin mà Vô thức lưu trữ trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, lời nói, hành động ở hiện tại nhưng sự ảnh hưởng ở mỗi người là khác nhau. Vậy điều gì quyết định đặc điểm em bé nội tâm của mỗi người.
Cường độ cảm xúc
Vô thức có xu hướng lưu trữ những thông tin mà tại thời điểm đó cường độ cảm xúc mạnh, kể cả tiêu cực và tích cực.
Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền chia sẻ: “Vô thức không phân biệt, sắp xếp, lưu trữ theo thời gian mà theo sự kiện nổi cộm. Tức là sự kiện chứa nhiều cảm xúc mạnh mẽ nhất, có thể là vô cùng đau đớn hoặc vô cùng vui sướng, thì sẽ được sắp xếp ưu tiên hơn là các sự kiện có cường độ cảm xúc ít hơn. Điều đó có nghĩa là cường độ cảm xúc trong ký ức càng mạnh thì khả năng hiển lộ trong tâm trí và ảnh hưởng đến biểu hiện của em bé nội tâm càng nhiều”.
Cường độ cảm xúc nằm trong hệ thần kinh giao cảm của não bộ thuộc trung khu cảm xúc, gọi là hệ limbic, chi phối hệ thống hormone, giấc ngủ và những hoạt động sinh lý, nội tiết và một số hoạt động của con người. Giống như khi con người bước vào giai đoạn dậy thì, tuyến yên, tuyến tùng (thuộc trung khu cảm xúc) thì giấc ngủ, sinh lý, nội tiết của con người thay đổi.
Vô thức có chức năng tái hiện những ký ức
Khả năng ghi nhớ của Ý thức là có hạn, nên chúng ta nghĩ rằng mình đã quên đi một số chi tiết nhất định về cuộc đời mình và đặc biệt là những thứ xa xôi từ thời thơ ấu của chúng ta mà bản thân nghĩ về chúng không mấy hào hứng.
Sự thực thì không đúng như vậy. Mọi thứ vẫn ở đó. Sống động như mới ngày đầu. Vô thức sẽ lưu giữ hết. Và Vô thức không có khái niệm về thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai) đối với nó, tất cả đều ở thời hiện tại. Vô thức có xu hướng tái hiện lại những ký ức để nó được trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ đó một lần nữa. Đấy là cách học của Vô thức.
Và Vô thức sẽ tái hiện dưới dạng những hình ảnh lặp đi lặp lại trong tâm trí, hoặc những hình ảnh tái hiện rõ nét tràn đầy cảm xúc hoặc tái hiện qua những tình huống nào đó để con người có thể được trải nghiệm cảm xúc đó.
Khi chúng ta hiểu được cơ chế hoạt động của Vô thức một cách có Ý thức về việc những cảm xúc đó mang ý nghĩa thông điệp nào, tức là Vô thức đã học được bài học, thì cảm xúc đó sẽ được tái thiết lập.
Em bé nội tâm bị tổn thương ảnh hưởng thể nào đến cuộc sống của chúng ta?
Em bé nội tâm liên quan trực tiếp đến Não hệ viền (Não cảm xúc) của chúng ta. Em bé nội tâm xuất hiện khi có cảm xúc xuất hiện, nó có thể là buồn, vui, tức giận, hạnh phúc, thất vọng…
Bởi vậy, nếu chúng ta có vấn đề về mặt cảm xúc, ta hãy nghĩ đến việc biểu hiện của em bé nội tâm bên trong ta. Nếu ta không hiểu được thông điệp của Em bé nội tâm, ta sẽ không lý giải được ý nghĩa của cảm xúc mà nó tái hiện hoặc thông điệp của em bé. Việc này sẽ nó ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống: Sức khỏe, sự phát triển bản thân, mối quan hệ, sự nghiệp, sự tự tin, hạnh phúc, thành công của mỗi người.
Chuyên gia Phạm Hiền chia sẻ, những tổn thương của em bé nội tâm có thể hình thành từ những chấn động tâm lý, những tổn thương hoặc thời gian khó khăn khi còn thơ ấu. Những chấn thương phổ biến nhất mà tôi gặp trong quá trình trị liệu đó là:
- Chấn thương đến từ sự bạo hành;
- Vết thương đến từ sự bỏ rơi;
- Tổn thương đến từ sự thiếu công nhận;
- Tổn thương đến từ sự chối bỏ;
- Tổn thương đến từ sự phản bội;
- Tổn thương đến từ sự bất công;
- Vết thương đến tự sự sỉ nhục.
Có một số người lựa chọn phản ứng với những tổn thương bằng cách tầm thường hóa chúng, nói rằng chuyện đó không quan trọng “ai mà chẳng thế” “có gì to tát đâu”, hoặc có những người sẽ lựa chọn chối bỏ vết thương này, tự thuyết phục là vết thương đó không tồn tại, hoặc có người phóng chiếu vào người khác những điều không ổn đang tồn tại trong chính bản thân chúng ta.
Chẳng hạn như nhiều cha mẹ thường nói những câu “có mỗi cái việc đó mà con cũng không làm được à, có cái chuyện nhỏ như thế này…” hay “đứng lên đi, đàn ông thì phải mạnh mẽ lên chứ…” trong khi em bé nó chưa hiểu được định nghĩa là đàn ông là như thế nào, mạnh mẽ là như thế nào.
Hay trong vấn đề chào hỏi của người Việt Nam. Ngôn ngữ của người Việt khá đa dạng: Cô, bác, dì, chú, ông, bà… khiến đứa trẻ khó phân biệt được đâu là chú, đâu là bác…, đặc biệt trong quan hệ họ hàng lại càng phức tạp hơn. Đôi khi đứa trẻ hào hứng chào người lớn thì lại nhận được những câu nói kiểu như “con nói thế là sai rồi, con nói thế là không được, con phải chào như thế này…”.
Dù biết là người lớn làm thế là tốt cho đứa trẻ nhưng không hiểu được cảm giác của đứa trẻ như thế nào. Trong những tình huống đó, em bé chỉ thấy là mình làm cái gì dường như cũng có sự chỉnh sửa, uốn nắn, thậm chí là chỉnh sửa một cách quá đà, cứng nhắc, áp đặt khiến trẻ cảm thấy rằng mình không đúng, mình không đủ giỏi,… Và những lần sau, trẻ sẽ luôn luôn lo lắng rằng mình nói thế này liệu có được không nhỉ, mình nói thế này liệu có đúng không, liệu người ta có chấp nhận mình không. Nó làm trẻ mất dần sự tự tin, khả năng giao tiếp…, thậm chí là hình thành nên những nỗi sợ nói chuyện trước đám đông, nỗi sợ trong giao tiếp…
Hay khi đứa trẻ còn bé, chúng đưa cho cha mẹ những tờ giấy nguệch ngoạc những nét vẽ non nớt, thì thầm câu chuyện và dặn người mà chúng tin tưởng nhất giữ bí mật nhưng người lớn lại nghĩ trẻ con biết gì đâu, trẻ con nghĩ gì đâu hay thấy chuyện đó thật buồn cười rồi người lớn vô tình chia sẻ câu chuyện của đứa trẻ đến nhiều người khác.
Điều đó khiến đứa trẻ cảm thấy bị phản bội, mất thể diện, mất niềm tin vào những người mà chúng tin tưởng. Từ đó, trẻ dần dần hình thành nên xu hướng im lặng, giấu kín những tâm sự trong lòng, khó gần gũi, luôn đề phòng với người khác vì cảm thấy không có sự an toàn với chính người thân của mình. Khi đó sự kết nối, giao tiếp với người khác dần dần mất đi và lớn lên đứa trẻ trở thành người giao tiếp kém, sợ chia sẻ ở nơi đông người, thậm chí là sợ người lạ hay rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu.
Những tổn thương đến từ những sự kiện có vẻ đơn giản như vậy trong thời thơ ấu nếu không được chữa lành thì nó vẫn còn mắc kẹt bên trong em bé nội tâm và ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai của con người.
Những đặc điểm cho thấy em bé nội tâm bị tổn thương
Đôi khi những tổn thương tâm lý trong thời thơ ấu khiến chúng ta gặp khó khăn, vấn đề ở tương lai mà chúng ta không hề nhận ra. Dưới đây là một vài dấu hiệu điển hình cho thấy em bé nội tâm đang bị tổn thương mà chuyên gia tâm lý trị liệu và các đồng nghiệp của mình đã nhận thấy trong quá trình trị liệu cho khách hàng:
- Thiếu tự tin, sợ giao tiếp, sợ chia sẻ trước đám đông, sợ người lạ.
- Nhạy cảm, dễ bị tổn thương từ người khác.
- Cảm thấy không được công nhận, ghi nhận trong tổ chức mà mình tham gia vào.
- Luôn mong cầu sự yêu thương từ người khác.
- Cảm thấy trống rỗng, mất phương hướng…
- Giải tỏa bằng những thứ tiêu cực như rượu, bia, game,…
- Có xu hướng tấn công người khác (cả thể chất hoặc tinh thần) hoặc bị bức hại.
- Khó duy trì các mối quan hệ lâu dài hoặc tìm lý do để từ bỏ gia đình, bạn bè…
- Không vâng lời và cố gắng chứng minh điều ngược lại với mong muốn của người thân.
- Thiếu sự tin tưởng đối với người khác.
- Áp đặt suy nghĩ của bản thân lên người khác.
- Cố gắng khoe khoang, đánh bóng về mọi thứ mình làm và cả không làm.
- Luôn than phiền về mọi thứ.
- Lười biếng, gian lận…
Một vài giải pháp để chăm sóc em bé nội tâm
1. Kết nối em bé nội tâm và học bài học để trưởng thành
Khi bạn nhận diện ra mình có một vấn đề gì đó bất ổn, hãy tìm cách để kết nối với em bé nội tâm bị mắc kẹt trong một sự kiện nào đó ở quá khứ. Hãy kết nối nó với một hình ảnh, sự kiện nào đó trong quá khứ mà có thể thỉnh thoảng nó vẫn hiện lên trong tâm trí bạn. Nó có thể là khi bạn 2 tuổi hay 10 tuổi.
Bằng suy nghĩ chín chắn của một người trưởng thành hơn, hãy quay về sự kiện đó, đối diện với nó và rút ra những bài học tích cực cho chính mình. Khi đó cảm xúc sẽ được giải phóng và bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, hình ảnh trong quá khứ sẽ không hiển lộ nhiều trong tâm trí nữa. Tất nhiên, chữa lành là một quá trình chứ không phải “một sớm, một chiều” là xong.
Bởi vì em bé đã có những cái suy nghĩ, quyết định ở cái thời điểm đấy. Có thể nó cũng không đúng, không sai nhưng với trong góc nhìn của một đứa trẻ khi đó, nó chưa được đầy đủ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chúng ta đã lớn hơn, góc nhìn đã mở rộng, có sự từ bi và hiểu biết hơn thì góc nhìn của chúng ta về vấn đề khi xưa sẽ khác đi.
Công việc này giống như chúng ta đang đi quét dọn và làm sạch tâm trí vậy. Cứ mỗi lần tổn thương lại có một lớp bụi bao phủ lên tâm trí. Mỗi lần quét dọn, chúng ta sẽ làm sạch đi một lớp bụi, dần dần tâm trí sẽ sạch sẽ, gọn gàng hơn. Và ứng với mỗi vấn đề, có thể bạn sẽ gặp lại em bé nội tâm ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá khứ vì bạn đã từng mắc kẹt ở nhiều tình huống tương tự như vậy.
Giải pháp sẽ hiệu quả hơn nếu như bạn được kết nối với em bé nội tâm khi đưa cơ thể vào trạng thái Vô thức. Khi đó, em bé nội tâm sẽ hiểu rất rõ mình từng bị mắc kẹt cảm xúc ở đâu, trong sự kiện nào, giai đoạn nào. Phương pháp này thường được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý trị liệu có chuyên môn, kinh nghiệm.
2. Chánh niệm là một cách tốt để chăm sóc em bé nội tâm
Thông thường, Tâm ta không đồng thời có mặt với Thân. Tức là, có khi chúng ta làm việc hàng ngày mà không hề có Ý thức nào cả. Chúng ta có thể làm nhiều việc bằng Vô thức nhưng Ý thức của ta lại đang bận lo nghĩ nhiều vấn đề khác như lo lắng ngày mai như thế nào, hôm qua mình đã lỡ làm chuyện gì v.v.. hàng ngàn các thứ.
Tâm thức của chúng ta giống như một căn nhà mà tầng hầm là Vô thức và phòng khách là Ý thức. Những gì biển hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉnh, hành động, cảm xúc sẽ được thể hiện ở phòng khách, còn ở tầng hầm sẽ chứa những hạt giống cảm xúc.
Chúng ta có những hạt giống giận dữ, tuyệt vọng, kỳ thị, sợ hãi, lo lắng, bồn chồn và những hạt giống như chánh niệm, yêu thương, can đảm, biết ơn, từ bi, hiểu biết…
Vô thức được tạo ra từ toàn thể những hạt giống ấy và cũng là đất để bảo tồn và duy trì các hạt giống ấy. Những hạt giống ấy nằm yên đó cho đến khi năm giác quan của chúng ta tiếp xúc với một đối tượng nào đó (như ta nghe, thấy, đọc hay nghĩ về điều gì) chạm đến những hạt giống ấy làm cho ta giận dữ, đau buồn hay vui mừng, hạnh phúc. Và lúc đó hạt giống đi lên và biểu hiện trên tầng Ý thức, trong phòng khách của chúng ta.
Mỗi khi có một cảm xúc tiêu cực nào đó trồi lên ở phòng khách, chúng ta có thể sử dụng hạt giống chánh niệm để chữa lành. Chánh niệm là sự tập trung 100% vào hiện tại, quan sát, nhận diện và không đấu tranh. Giống như khi ta ăn cơm, chúng ta gạt bỏ những suy nghĩ, lo lắng về công việc, học tập, tập trung vào việc ăn uống và cảm nhận hương vị của từng loại thức ăn.
Chánh niệm để chữa lành cảm xúc không tích cực cũng như vậy. Mỗi khi bản thân mình bật lên một cảm xúc không tích cực, chẳng hạn như giận dữ. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là mình cần nhận diện được sự hiện diện của chúng. Và chúng ta tập trung vào cảm xúc tức giận đó bằng hạt giống chánh niệm, ghi nhận sự hiện diện của nó, quan sát, thấu hiểu cơn giận của mình bằng những câu hỏi cho chính mình:
- Mình đang giận à, tại sao mình lại giận, mình đang mong muốn điều gì?
- Khi giận cơ thể mình có những biểu hiện gì, hành vi như thế nào, suy nghĩ ra sao.
- Tại sao cứ gặp vấn đề này thì mình lại có cảm xúc như vậy, nó có liên quan đến một quá khứ nào đó mà mình đã từng trải qua không?
- Cảm xúc đó tương ứng với suy nghĩ gì, tại sao lại có suy nghĩ như vậy.
- Đâu là nguyên nhân khiến cho em bé nội tâm bị tổn thương hay có những hành vi, cảm xúc như vậy?
Khi chánh niệm về cảm xúc như vậy, bạn có thể hiểu được ý nghĩa đằng sau cơn giận của mình là gì để mình điều chỉnh bản thân dễ dàng hơn và giảm cường độ cảm xúc tức giận của mình xuống.
“Chúng ta có thể dừng lại bất cứ lúc nào và ý thức về em bé nội tâm trong ta. Nhận diện được em bé, ta ôm ấp lấy em bé, xoa dịu và làm vơi nhẹ đi những cảm xúc khó chịu trong em.”, chuyên gia Phạm Thị Hiền chia sẻ. Chánh niệm giúp cho ta nhận diện, ôm ấp và làm lắng dịu những khổ đau.
Chúng ta cũng có thể chủ động rèn luyện chánh niệm với cảm xúc xấu của mình mà không cần phải chờ đợi. Nếu bản thân bạn thấy một tình huống nào đó thường xuyên xuất hiện trong tâm trí mình, khiến mình bật lên những cảm xúc xấu thì chúng ta cũng có thể tái hiện lại “thước phim” đó và tập chánh niệm để phá vỡ vòng lặp đó đi.
Bên cạnh đó, rèn luyện chánh niệm còn giúp chúng ta tập trung vào hiện tại, thôi hoài niệm quá khứ và bớt lo lắng vào tương lai. Nhiều người thường nghĩ về quá khứ một cách đầy tiếc nuối, hối hận về những việc mình đã làm hoặc là nghĩ về tương lai đầy mơ hồ, đầy bất ổn, không có sự phát triển… Những điều đó khiến chúng ta quên mất hiện tại mà tiếp tục bỏ lỡ rất nhiều điều…
Hay chúng ta có thể rèn luyện chánh niệm với những niềm tin giới hạn của mình. Ví dụ như nhiều người nghĩ rằng “mình không đủ tốt, không đủ giỏi”. Chúng ta có thể chánh niệm, rèn luyện tư duy phản biện để tìm ra nguyên nhân, chữa lành tổn thương và thay đổi niềm tin giới hạn.
“Chánh niệm không phải cái gì đó to tát nhưng nó giống như một ngọn nến xoa dịu và xua tan đi bóng đêm trong căn phòng khách của bạn, khiến cho phòng khách ấm áp, tươi mới và sáng sủa hơn. Đó là cách mà chánh niệm giúp chúng ta chữa lành”, chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền chia sẻ.
3. Thay đổi ngôn từ
Như đã chia sẻ ở trên, tổn thương tâm lý có thể đến từ những câu nói quen thuộc, hàng ngày của cha mẹ. Việc nhận diện ra ngôn từ không tích cực và thay đổi sẽ giúp tâm trí không bị xả thêm “rác” và ngừng làm tổn thương em bé nội tâm hơn nữa.
Thay vì dùng những ngôn từ không tích cực, chúng ta hãy sử dụng những ngôn từ tích cực, hướng đến kết quả mà mình mong muốn, gợi lên những hình ảnh đẹp đẽ trong tâm trí. Sử dụng ngôn từ tích cực còn giúp cho chúng ta thay đổi năng lượng, cách làm…
Chẳng hạn, thay gì nói rằng “mẹ phải đi làm, con phải đi học” hãy nói “mẹ được đi làm, con được đi học”. Từ “phải” khiến người nghe cảm giác rằng mình phải nỗ lực, dù không thích vẫn phải làm, nó làm cho mình cảm thấy khó khăn, mệt mỏi hơn. Trong khi đó, từ “được” khiến cơ thể mình được giải phóng, cảm giác rất nhẹ nhàng, vui vẻ giống như được món quà vậy, đạt được cái gì đó dễ dàng mà không cần nỗ lực.
Chuyên gia Phạm Thị Hiền phân tích: “Hãy thử nói với con rằng: Mẹ được đi làm là mẹ được lương, được tiền, được gặp gỡ mọi người, có được mối quan hệ chất lượng, mẹ có hiểu biết hơn, phát triển hơn. Con đi học, con được thầy cô giảng bài, tích lũy nhiều kiến thức, có nhiều bạn bè vui…. Sau đó hãy quan sát con và chính mình, chúng ta sẽ nhận thấy sự thay đổi như thế nào”.
Hay thay vì đặt câu hỏi “tại sao”, hãy đặt câu hỏi “làm thế nào”. Câu hỏi “tại sao” thường khiến người ta cảm thấy bị trách móc, dẫn đến sự đổ lỗi, không nhận trách nhiệm… Câu hỏi “làm thế nào” hướng đến cách giải quyết nhiều hơn. Ví dụ như “làm thế nào để tôi có thể thành công, làm thế nào để tôi có thể vui vẻ, làm thế nào để tôi có thể có cuộc sống như tôi mong muốn”.
4. Đọc sách
Đọc sách cũng là một cách tốt để giúp chúng ta có kiến thức về chữa lành em bé nội tâm. Chuyên gia Phạm Thị Hiền giới thiệu một số cuốn sách mà bạn có thể tìm đọc và tham khảo như: Chữa lành em bé bên trong; Liệu pháp tâm hồn; Thiền sư và em bé 5 tuổi; Không giới hạn; Trở về không.
5. Gặp chuyên gia tâm lý trị liệu
Nếu như bạn đã thực hiện nhiều phương pháp tự chữa lành nhưng không thấy bản thân có sự cải thiện hoặc vấn đề trở nên trầm trọng hơn, bạn muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề của mình thì bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý trị liệu.
Chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền là một trong những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, vững vàng chuyên môn và nhận được nhiều phản hồi tích cực của khách hàng tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam.
Với sự đồng hành của chuyên gia, bạn sẽ có liệu trình trị liệu tâm lý riêng để chữa lành tổn thương từ nguyên nhân gốc rễ và cải thiện vấn đề một cách triệt để, giúp bạn có cuộc sống an vui, tự tin, khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công hơn.
Tùy vào tình trạng của khách hàng mà chuyên gia sẽ xây dựng liệu trình trị liệu với những quy trình chữa lành tổn thương em bé nội tâm khác nhau và cam kết hiệu quả rõ ràng sau khi kết thúc liệu trình.
Để biết thêm thông tin chi tiết về chữa lành em bé nội tâm, mời quý vị và các bạn liên hệ chuyên gia tâm lý trị liệu Phạm Thị Hiền qua thông tin sau:
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – cơ sở Trần Duy Hưng (Hà Nội)
- Địa chỉ: Số 11 Ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà – Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 096 299 8008; (028) 2201 2555 hoặc Hotline: 096 589 8008.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!