Mục tiêu học tập: Ý nghĩa, Cách xác định và thiết lập dài hạn

Mục tiêu học tập giúp các bạn học sinh, sinh viên dễ dàng lên kế hoạch, định hướng tốt cho quá trình trau dồi kiến thức, bổ sung kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân. Để có thể tập trung tốt cho việc học, nâng cao tinh thần tự chủ, phát triển tối đa tiềm lực của bản thân thì chúng ta cần phải xác định và thiết lập rõ mục tiêu dựa vào mong muốn, nhu cầu của chính mình. 

Mục tiêu học tập của học sinh
Mục tiêu học tập giúp thúc đẩy sự nỗ lực, cố gắng của học sinh, sinh viên.

Mục tiêu học tập là gì?

Mục tiêu học tập là những ý tưởng, dự định, mong muốn mà mỗi cá nhân đề ra đối với quá trình học tập của bản thân. Nó sẽ bao gồm những kế hoạch, quy định về thời gian, nhiệm vụ ngắn hạn và dài hạn để hoàn thành.

  • Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu cần thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như một ngày, một tuần.
  • Mục tiêu dài hạn: Là những dự định, kế hoạch cần phải thực hiện trong khoảng vài năm và cần có sự hỗ trợ của các mục tiêu ngắn hạn.

Theo đó, mỗi học sinh, sinh viên đều cần xác định rõ về mục tiêu học tập của bản thân. Tùy vào mong muốn và những dự định tương lai mà bản thân các em sẽ có những mục tiêu riêng biệt.

Có những học sinh muốn hoàn thành chương trình học đúng hạn, muốn đậu vào trường đại học danh tiếng, muốn đạt được những điểm số cao, những phần thưởng danh giá trong các cuộc thi quan trọng. Hoặc cũng có những học sinh, sinh viên muốn trau dồi thêm các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong quá trình học tập để phục vụ tốt cho cuộc sống sau này.

Mục tiêu học tập cần được xác định và thiết lập một cách phù hợp, đúng đắn với nhu cầu, khả năng của mỗi người. Học tập luôn cần có mục tiêu bởi nó chính là mũi tên dẫn dắt bạn đi đúng hướng, tránh gây lãng phí thời gian, xao nhãng học tập và phát triển tốt tiềm lực của bản thân.

Vai trò và ý nghĩa của mục tiêu học tập

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì không chỉ là học tập mà ở bất kỳ lĩnh vực, công việc nào nếu không thể xác định rõ ràng về mục tiêu sẽ khiến cho bạn dễ lạc lối, giống như chiếc thuyền mãi không có bến đậu. Mặc dù mục tiêu là những dự định của tương lai và chúng ta không thể hoàn toàn chắc chắn về mọi thứ nhưng việc thiết lập tốt mục tiêu ngay từ đầu sẽ giúp bạn có được hướng đi phù hợp, mọi nhiệm vụ, hành động đều sẽ hướng đến cùng một mục đích, tránh việc làm lan man, mơ hồ.

Mục tiêu học tập giúp tạo nên ước mơ cho các em học sinh, sinh viên. Trong thực tế, nhiều em khi được hỏi về ước mơ, dự định tương lai của mình lại ngập ngừng và không thể đưa ra câu trả lời chính xác. Hoặc do những điều mà các em mong muốn thường quá xa rời với thực tế, không phù hợp với năng lực của bản thân.

Tuy nhiên, việc mạnh dạn đưa ra mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho các em có được động lực tốt hơn trong việc lên kế hoạch cụ thể cho ước mơ của mình. Mục tiêu đó giúp định hướng được những việc cần làm, xác định được những phương hướng đúng đắn để học tập, trau dồi kiến thức hiệu quả hơn.

Mục tiêu học tập
Mục tiêu giúp học sinh xác định rõ phương hướng, chủ động, tự giác hơn trong học tập.

Theo chia sẻ của Melody Beattie – một trong các tác giả được yêu thích bậc nhất tại Mỹ về lĩnh vực phát triển bản thân: “Mục tiêu là phương hướng. Chúng ta có thể rèn luyện được sức lực hùng mạnh trong cả ý thức, tiềm thức”. Và điều đó được áp dụng cả trong đời sống, công việc, học tập hoặc bất kỳ hoạt động, lĩnh vực nào.

Mục tiêu học tập chính là động lực lớn thúc đẩy hành động của mỗi cá nhân, giúp các em học sinh nâng cao ý thức trong việc học tập, phát triển các tiềm lực của chính mình, thực sự nghiêm túc trong quá trình trau dồi kiến thức. Nhờ đó, mà hầu hết những học sinh, sinh viên có mục tiêu học tập đúng đắn, tích cực đều đạt được những thành công rạng rỡ trên ghế nhà trường và cả đời sống, các em dễ dàng tạo ra những cơ hội cho bản thân và phát triển vững chắc trên sự lựa chọn của chính mình.

Đặt biệt là các em học sinh cấp 3 hoặc những sinh viên đại học đang phải đối mặt với áp lực lớn từ học tập thì càng phải biết cách xây dựng, xác định rõ mục tiêu của bản thân. Các em học sinh cuối cấp THPT khi đứng trước kỳ thi tuyển sinh đại học quan trọng cần có những định hướng cụ thể ngay từ đầu, xác định ngôi trường mình muốn ứng tuyển và lên kế hoạch học tập, ôn luyện ngay khi vừa bước chân vào ngôi trường cấp 3.

Còn đối với sinh viên cao đẳng, đại học thì việc đặt mục tiêu học tập còn mang ý nghĩa quan trọng gấp nhiều lần so với những năm học trước. Cũng bởi, môi trường này đòi hỏi các bạn sinh viên phải có sự chủ động, tự giác trong việc học tập, tiếp thu kiến thức, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm.

Nếu trong giai đoạn này các em hoàn toàn không có bất kỳ dự định, mục tiêu nào cho bản thân thì rất khó có thể học tập tốt, thậm chí nhiều trường hợp còn có thể chán nản, bỏ học giữa chừng. Thiếu mục tiêu học tập ở giảng đường đại học chính là lý do lớn nhất làm cho sinh viên cảm thấy chênh vênh, không thể tiếp tục thực hiện tốt chương trình học và khó đạt được những thành công trong tương lai.

Học sinh, sinh viên không có mục tiêu học tập có ảnh hưởng gì không?

Như đã chia sẻ, mục tiêu học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân khi còn ngồi trên ghế nhà trường và cả việc học tập trong đời sống, xã hội. Theo đó, các chuyên gia cho biết rằng, những học sinh, sinh viên không thể xác định được mục tiêu học tập sẽ khó có thể đạt được những thành tựu tốt trong suốt hành trình tri thức của bản thân, thậm chí các em còn dễ bị mất phương hướng, sa ngã.

Mục tiêu học tập
Học tập mà không có mục tiêu sẽ khiến bạn khó đạt được thành công.

Nhất là đối với các em học sinh cuối cấp hoặc những sinh viên đang trên giảng đường đại học. Nếu không có mục tiêu, định hướng rõ ràng về việc học thì các em sẽ dễ đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực như:

  • Thiếu động lực, không có ý chí, sự thúc đẩy tích cực để học tập tốt.
  • Không có mục tiêu khiến cho các em khó có thể lên kế hoạch học tập đúng đắn và phù hợp.
  • Dễ xao nhãng, trì hoãn việc học.
  • Dễ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, bỏ cuộc do không có mục tiêu cụ thể.
  • Ngăn chặn sự phát triển tiềm năng của bản thân.
  • Gia tăng khả năng đưa ra những lựa chọn, quyết định sai lầm.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc học tập nếu không có mục tiêu được xem là thảm họa lớn nhất đối với các em học sinh, sinh viên. Các em sẽ không biết mình nên làm gì, bắt đầu từ đâu, cố gắng như thế nào. Trong thực tế, đã có rất nhiều các trường hợp học sinh, sinh viên thất bại khi không có mục tiêu học tập rõ ràng.

Nhiều em sau khi lựa chọn ứng tuyển vào trường đại học lại cảm thấy hối hận và dần từ bỏ vì cảm thấy không phù hợp. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở không ít các bạn sinh viên và khiến cho họ cảm thấy chênh vênh, mất định hướng.

Cách xác định và thiết lập mục tiêu học tập hiệu quả

Quá trình xác định và thiết lập mục tiêu học tập thực sự không quá phức tạp như những gì chúng ta thường nghĩ. Tuy nhiên, mục tiêu khi được đặt ra cần bám sát vào thực tế, đáp ứng tốt nhu cầu và năng lực của bản thân mỗi người để có thể phát triển, định hướng đúng đắn, phù hợp nhất.

Thiết lập Mục tiêu học tập
Thiết lập mục tiêu học tập cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Dưới đây là một số cách hiệu quả để giúp cho các bạn dễ dàng thiết lập và duy trì mục tiêu học tập của bản thân, giúp cho việc học đạt được nhiều thành tích vượt trội hơn.

1. Xác định về những mong muốn, kỳ vọng của bản thân

Việc đầu tiên cần phải thực hiện để có thể đặt ra mục tiêu đúng đắn, phù hợp đó chính là xác định rõ về những ước mơ, kỳ vọng của bản thân trong hành trình học tập, trau dồi tri thức. Các em học sinh, sinh viên cần hiểu rõ bản thân đang mong muốn có được điều gì sau thời gian học tập vất vả và mệt mỏi.

Cũng bởi, mục tiêu học tập cần phải dựa trên những mong muốn, ước mơ của cá nhân mới thực sự đúng đắn và phù hợp. Ngoài ra, các em cũng cần chú ý lựa chọn mục tiêu đúng với khả năng của chính mình, xem xét và đánh giá về năng lực của bản thân để tránh việc đưa ra mục tiêu quá xa vời với thực tế.

2. Liệt kê danh sách các mục tiêu cần thực hiện

Bước tiếp theo cần làm để có thể đặt ra mục tiêu học tập lành mạnh, tích cực đó chính là liệt kê tất cả những mục tiêu, định hướng mà bạn đã suy nghĩ, hướng đến. Mỗi cá nhân sẽ có một hoặc nhiều mục tiêu học tập khác nhau, đó có thể là mục tiêu ngắn hạn hoặc mục tiêu dài hạn tùy vào nhu cầu của mỗi người.

Việc liệt kê danh sách các mục tiêu cần thực hiện cũng giúp cho chúng ta nhìn nhận rõ hơn về các kế hoạch, dự định của tương lai. Từ đó, bạn sẽ biết được đâu là những mục tiêu cần phải ưu tiên thực hiện trước và sắp xếp nó theo thứ tự quan trọng để dễ dàng hoàn thành tốt nhất.

3. Nêu ra những lý do kèm lợi ích khi đạt mục tiêu

Để có thể gia tăng động lực thực hiện các mục tiêu học tập đã được đưa ra, các em học sinh, sinh viên cũng cần tìm kiếm về lý do, lợi ích khi đạt được mục tiêu đó. Bất kỳ mục tiêu nào đã được đặt ra cũng sẽ mang đến những lợi ích nhất định hoặc đơn giản nó có thể thỏa mãn được sự đam mê, yêu thích của từng cá nhân.

Vì thế, hãy suy nghĩ và ghi chép lại những lý do mà bạn cần thực hiện mục tiêu học tập đó. Ví dụ, mục tiêu học tập của học sinh cấp 3 đó chính là thi đỗ vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn với chuyên ngành Báo chí. Lý do và lợi ích nhận được đó là sự tự hào của gia đình, những lời khen của bạn bè, thầy cô, môi trường học tập tốt, cơ hội việc làm cao, thỏa mãn niềm yêu thích về khối xã hội.

4. Lên kế hoạch thực hiện cụ thể, chi tiết

Sau khi xác định được mục tiêu học tập của bản thân, các bạn sinh viên, học sinh cũng nên bắt đầu lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho những nhiệm vụ, hoạt động cần thực hiện nhằm phục vụ tốt cho mục tiêu ban đầu. Việc lập ra kế hoạch góp phần giúp cho các em hiểu rõ hơn về quá trình học của bản thân, biết rõ mình nên làm gì, bắt đầu từ đâu và cần phải nỗ lực, cố gắng như thế nào.

Mục tiêu học tập
Lên kế hoạch, chia nhỏ mục tiêu học tập cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng đạt Goals.

Đồng thời, kế hoạch học tập cũng góp phần gia tăng sự tập trung, tính kỷ luật của các em, tránh tình trạng xao nhãng, lơ là hoặc trì hoãn việc học. Theo đó, các chuyên gia khuyên rằng, khi lên kế hoạch học tập cần phải bám sát vào mục tiêu, liệt kê chi tiết về các công việc cần làm có kèm theo thời gian để thúc đẩy tốt những tiềm lực vốn có của mỗi cá nhân.

5. Thực hiện mỗi ngày, ghi chép lại tiến trình

Để tránh tình trạng trì hoãn, bạn cần nhanh chóng thực hiện theo bản kế hoạch học tập đã được đề ra và ghi chép lại hiệu suất học tập qua mỗi ngày, mỗi tuần để có đánh giá tích cực về sự nỗ lực của bản thân. Để hoàn thành tốt mục tiêu học tập, bạn cần phải có sự siêng năng, cố gắng và kiên trì thực hiện mỗi ngày.

Những lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản bạn cần xem xét lại lý do mà bạn đã bắt đầu, nhìn nhận lại mục tiêu học tập của bản thân để có thêm động lực nhiều hơn. Việc ghi chép lại tiến trình học tập cũng góp phần giúp bạn nhìn nhận được những việc đã hoàn thành tốt và cả những việc chưa thể hoàn thành, còn yếu kém, từ đó dễ dàng khắc phục và điều chỉnh phương pháp học phù hợp, hiệu quả hơn.

6. Tự thưởng cho bản thân

Tự thưởng cho bản thân cũng là một trong các cách hiệu quả để giúp bạn duy trì và nỗ lực hơn cho các mục tiêu học tập đã được đặt ra. Sau khi hoàn thành một mục tiêu ngắn hạn nào đó, bạn hãy tự thưởng cho chính mình những phần quà nho nhỏ hoặc đơn giản là một khoảng thời gian ngắn để thư giãn, tham gia các hoạt động yêu thích để lấy lại nguồn năng lượng tích cực, tập trung tốt hơn cho những dự định sắp đến.

Đồng thời, đây cũng là một trong những cách hiệu quả để giúp duy trì một tinh thần thoải mái giúp bạn có thể vận dụng tốt trí tuệ, tư duy, sức sáng tạo nhằm giúp cho việc học đạt được nhiều thành tích vượt trội hơn. Học tập là một hành trình dài và bạn khó có thể tránh khỏi những lúc căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế, nên biết cách cân bằng giữa học và nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng cuộc sống để tránh tình trạng kiệt sức quá mức.

7. Tìm sự hỗ trợ

Nếu cứ mãi loay hoay với việc tìm kiếm ước mơ, mục tiêu học tập thì các bạn học sinh, sinh viên cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè, người thân hoặc thậm chí là những chuyên gia tâm lý. Nhiều em học sinh cuối cấp hoặc những sinh viên vừa bước vào giảng đường đại học, cao đẳng sẽ dễ cảm thấy chông chênh và mất định hướng về những dự định trong tương lai của mình. Do đó, các em rất cần những lời khuyên, chia sẻ và những sự quan tâm, động viên đúng mực để có thể thiết lập tốt mục tiêu học tập của bản thân.

Mục tiêu học tập
Chuyên gia NHC hỗ trợ trao đổi, tư vấn 1:1 cùng với khách hàng.

Để có thể đồng hành cùng học sinh, sinh viên trong việc xây dựng mục tiêu, tạo ra động lực học tập tích cực thì Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã và đang tổ chức chương trình hè THIẾT LẬP MỤC TIÊU – THỔI BÙNG ĐỘNG LỰC CHO NĂM HỌC MỚI 2023-2024. Chương trình được hoạt động hiệu quả với mục đích thiết lập tư duy, bùng nổ động lực và hỗ trợ học sinh, sinh viên dễ dàng hơn trong việc xây dựng mục tiêu, định hướng trước khi bắt đầu năm học mới.

Khi đăng ký tham gia chương trình, các em sẽ được hỗ trợ trực tiếp bởi các chuyên gia hàng đầu tại NHC. Tùy vào độ tuổi, nhu cầu, sức khỏe và khả năng học tập của mỗi trẻ mà các chuyên gia sẽ khai thác, đưa ra kế hoạch phù hợp cho từng cá nhân để hỗ trợ tốt cho các em trong giai đoạn hè, chuẩn bị hành trang vững chắc để học tập hiệu quả.

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về ý nghĩa và vai trò của mục tiêu học tập, đồng thời biết cách thiết lập mục tiêu phù hợp, lành mạnh cho bản thân. Mục tiêu học tập cần được xác định và xây dựng từ sớm để các em học sinh, sinh viên có thời gian chuẩn bị đầy đủ cả về mặt kiến thức, tinh thần, sức khỏe giúp gặt hái được nhiều thành công trong hành trình tri thức.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *