2 bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD nhanh, miễn phí
Bài test kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế tuy không thể thay thế cho các biện pháp chẩn đoán chuyên khoa nhưng nó sẽ giúp đánh giá được nguy cơ mắc bệnh của người thực hiện. Chỉ với việc trả lời những câu hỏi đơn giản, bạn có thể phần nào giải đáp những khúc mắc mơ hồ của mình về tình trạng sức khỏe tinh thần.
Sơ lược về rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay còn được biết đến với tên gọi khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức, viết tắt là OCD. Đây là một bệnh lý thần kinh có liên quan mật thiết với các hành vi và suy nghĩ của người bệnh. Người mắc chứng OCD thường sẽ có các suy nghĩ, hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần một cách vô nghĩa nhằm muốn giảm bớt trạng thái lo lắng, căng thẳng.
Người bệnh sẽ có sự ám ảnh quá mức đối với sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Vì thế người bệnh sẽ thường xuyên dọn dẹp, rửa tay liên tục vì lo sợ bị nhiễm bệnh. Khi không thể thực hiện được các hành vi đúng theo mong muốn, bệnh nhân sẽ có cảm giác bức bối, khó chịu, thậm chí là thực hiện các hành vi không thể kiểm soát như bóc da, cắn móng tay, bứt tóc,…
Các biểu hiện của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với tính cách sạch sẽ, gọn gàng, cầu toàn. Cũng chính vì thế mà hầu hết các trường hợp bệnh khi tiến hành thăm khám và điều trị đều đã chuyển sang các giai đoạn nghiêm trọng, triệu chứng bệnh làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống hàng ngày.
Cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kì nghiên cứu khoa học nào nêu ra cụ thể về nguyên nhân khởi phát bệnh. Tuy nhiên các chuyên gia cũng đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế như:
- Tiền sử gia đình có người thân mắc phải chứng bệnh này
- Do sự biến đổi của cơ thể hoặc não bộ, sự thiếu hụt serotonin bên trong não, trẻ nhỏ bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết beta hoặc liên cầu nhóm A sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn thông thường.
- Do người bệnh thực hiện một hành vi nào đó liên tục trong thời gian dài nên hình thành nên thói quen.
- Những người thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, stress, nhất là người có tính cách nhạy cảm.
- OCD sẽ có nguy cơ cao ở phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh con.
Bài test trắc nghiệm rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?
Như đã chia sẻ ở trên, rối loạn ám ảnh cưỡng chế rất dễ bị nhầm lẫn với tính cách sạch sẽ, cầu toàn thông thường. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải căn bệnh này thì bạn có thể thử thực hiện qua bài kiểm tra tại nhà để đánh giá sơ lược về tình hình sức khỏe tâm thần.
Bài test kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bài trắc nghiệm nhằm giúp người thực hiện xác định được khả năng mắc bệnh của mình.
1. Bài Quiz test OCD dành cho những ai?
Nếu bạn thường xuyên trải qua các suy nghĩ, hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, không thể kiểm soát và cảm thấy bản thân phải bắt buộc thực hiện việc đó. Ví dụ như liên tục sắp xếp lại các đồ dụng theo một thứ tự nhất định, thường xuyên kiểm tra các mối nguy hiểm,…thì nhiều khả năng bạn đang mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Khi thực hiện bài kiểm tra này sẽ giúp bạn đánh giá và xác định xem các biểu hiện của bản thân có phải là triệu chứng của OCD hay không.
2. Ai có nguy cơ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế?
“Theo thống kê, có khoảng 1 – 3% dân số trên toàn thế giới mắc phải chứng ám ảnh cưỡng chế. Con số đó có thể tăng lên đến 10% nếu chúng ta tính cả các rối loạn liên quan như rối loạn cơ thể hoặc rối loạn ăn uống vì chúng mang một số đặc điểm giống nhau.” – nhận định từ Giáo sư Klein thuộc đại học Y Harvard.
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần cho biết rằng, những người thường xuyên đối mặt với căng thẳng, áp lực sẽ dễ khởi phát và tiến triển OCD trầm trọng hơn. Một số khác sẽ có khuynh hướng di truyền từ các thành viên trong gia đình.
3. Bài test kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế gồm những gì?
Bài kiểm tra OCD sẽ bao gồm các mẫu câu hỏi có liên quan đến dấu hiệu nhận biết của bệnh. Các câu hỏi đầu tiên sẽ nhắc đến các triệu chứng về sauynghĩ, các câu hỏi tiếp theo sẽ có sự liên quan đến những hành vi cưỡng chế. Tiếp đến sẽ là các câu hỏi nhằm phân tích nguy cơ mắc bệnh của người thực hiện bài test.
4. Mức độ chính xác của bài test
Bài kiểm tra này không thay thế được cho các kết quả chẩn đoán chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu của bệnh và muốn đánh giá thêm về cảm giác của mình thì bài test này rất hữu ích.
Nó sẽ giúp bạn xác định được liệu các triệu chứng hiện tại có liên quan đến OCD hay không. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng và e ngại về tình trạng sức khỏe tâm thần của bản thân thì nên tìm gặp chuyên gia để có được lời khuyên phù hợp nhất.
Bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế (quiz test)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một vấn đề sức khỏe tâm thần đang có xu hướng gia tăng, tuy nhiên sự hiểu biết của cộng đồng về căn bệnh này lại còn gặp nhiều hạn chế. Đồng thời chứng bệnh này cũng dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua bởi nó giống với các tính cách bình thường của một người ngăn nắp, gọn gàng.
Việc đưa ra bài Quiz test kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ giúp cho chúng ta tự đánh giá được nguy cơ mắc bệnh của mình, từ đó có sự chủ động trong việc thăm khám và điều trị OCD.
1. Bài trắc nghiệm kiểm tra OCD
Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải chứng bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thì bạn có thể thử thực hiện bài test kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau đây:
1. Bạn có bị làm quấy nhiễu, khó chịu vì những suy nghĩ hay hình ảnh khó chịu liên tục xuất hiện trong tâm trí bạn, ví dụ như lo ngại về ô nhiễm (bụi bẩn, vi trùng, hóa chất, phóng xạ) hay mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo như AIDS, ung thư?
- Không
- Có
2. Quá suy nghĩ, liên tưởng về việc giữ các đồ vật (quần áo, hàng tạp hóa, dụng cụ cá nhân, đồ dùng học tập,…) theo thứ tự hoàn hảo, gọn gàng hay được sắp xếp chính xác theo màu sắc hay kích thước?
- Không
- Có
3. Thường xuyên suy nghĩ về các hình ảnh về cái chết hoặc những sự kiện khủng khiếp khác (tai nạn, cháy nổ, cướp giật,…) hay không?
- Không
- Có
4. Cá nhân không thể chấp nhận hoặc có suy nghĩ cứng nhắc về những quan điểm của tôn giáo hoặc tình dục?
- Không
- Có
5. Bạn đã lo lắng, bất an rất nhiều về những tình huống, sự kiện khủng khiếp xảy ra, ví dụ như cháy nổ, trộm cắp, lũ lụt, thiên tai,…?
- Không
- Có
6. Vô tình tông xe, va chạm vào người đi bộ?
- Không
- Có
7. Có suy nghĩ về việc bản thân sẽ làm lây lan, truyền nhiễm một căn bệnh (ví như khiến cho ai đó bị cúm cảm, ho, sốt,…)?
- Không
- Có
8. Làm thất lạc hoặc đánh mất một thứ gì đó có giá trị với bản thân?
- Không
- Có
9. Tác hại đến người xung quanh vì bạn không đủ thận trọng?
- Không
- Có
10. Bạn có lo lắng, sợ hãi về việc hành động theo một ý muốn hay thôi thúc không mong muốn bất thường, vô nghĩa? Ví dụ như làm tổn thương thân thể của người thân, đẩy người lạ vào dòng xe tấp nập, điều khiển xe ô tô của mình lao vào dòng xe cộ đang tới, quan hệ tình dục không lành mạnh, hay gây gây hại vào thức ăn của khách hàng,…
- Không
- Có
11. Bạn có cảm giác liên tục bị thúc đẩy để thực hiện một vài hành vi cứ lặp đi lặp lại, ví dụ như rửa tay, làm sạch quần áo, chải chuốt quá mức, dọn dẹp nhà cửa nhiều lần trong ngày,…?
- Không
- Có
12. Thường xuyên kiểm tra công tắc đèn, vòi nước, bếp gas, cửa sổ, khóa cửa, phanh khẩn cấp xem mọi thứ đã được khóa cẩn thận hay chưa?
- Không
- Có
13. Đếm, sắp xếp, các hành vi khi đi ngủ tối, chẳng hạn như chắc chắn rằng đống tất có cùng chung chiều cao?
- Không
- Có
14. Bạn có hay thu thập các đồ vật không dùng đến hay kiểm tra rác trước khi vứt nó đi không?
- Không
- Có
15. Liên tục lặp lại các hành động bình thường như đứng lên ngồi xuống, ra vào ngưỡng cửa, châm lại điếu thuốc,…cho đến khi cảm thấy hài lòng?
- Không
- Có
16. Có nhu cầu chạm vào con người hay đồ vật?
- Không
- Có
17. Hay kiểm tra phong bì lại nhiều lần trước khi gửi chúng đi, hoặc thực hiện việc viết đi viết lại nhiều lần không cần thiết hay không?
- Không
- Có
18. Thường xuyên kiểm tra các biểu hiện của cơ thể để tìm dấu hiệu về bệnh tật?
- Không
- Có
19. Có xu hướng tránh các dấu hiệu xui rủi như màu “đỏ” có nghĩa là máu, con số “13” nghĩa là không may mắn hay những người, đồ vật có tên bắt đầu bằng “D” là biểu hiện của cái chết có sự liên quan đến các tình huống đáng sợ hay những suy nghĩ gây khó chịu?
- Không
- Có
20. Cần “thú nhận” hay liên tục tự động viên, trấn an bản thân rằng bạn đã nói hoặc thực hiện một điều gì đó đúng?
- Không
- Có
Nếu hơn 50% câu trả lời của bạn là CÓ thì bạn cần xem xét đến việc thăm khám và chẩn đoán bệnh tại các cơ sở chuyên khỏe bởi khả năng mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế của bạn tương đối cao. Ngược lại nếu hầu hết các câu trả lời là KHÔNG thì bạn có thể an tâm về tình trạng sức khỏe tâm thần của bản thân.
2. Bài kiểm tra hình ảnh
Nếu chưa thực sự an tâm về kết quả kiểm tra trắc nghiệm thì bạn có thể tiếp tục thử thực hiện bài Quiz test kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế bằng hình ảnh. Do người bệnh sẽ bị ám ảnh bởi sự ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng nên khi thấy các hình ảnh méo mó, không cân đối sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, bứt rứt.
Chính vì thế mà Mental Feed đã nghiên cứu ra bài kiểm tra trắc nghiệm với 10 hình ảnh giúp đánh giá tốt nguy cơ mắc phải chứng OCD. Để thực hiện bài test bạn hãy lần lượt quan sát các hình ảnh sau đây:
Sau đó hãy cho biết mức độ khó chịu của bản thân theo các cấp độ sau:
- A – Không khó chịu chút nào.
- B – Có cảm giác khó chịu nhưng không đáng kể.
- C – Hơi khó chịu nhưng không quá bận tâm.
- D – Rất khó chịu.
Mỗi đáp án sẽ tương ứng với từng cấp độ nguy cơ mắc phải chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Cụ thể như sau:
- Đáp án A: Khả năng mắc phải chứng OCD của bạn chỉ chiếm khoảng 10%. Bạn có thể an tâm về tình trạng sức khỏe tâm thần của mình.
- Đáp án B: Tỉ lệ nguy cơ của bạn chiếm khoảng 30%.
- Đáp án C: Những người lựa chọn câu trả lời này có khả năng bị OCD lên đến 70%.
- Đáp án D: Nguy cơ mắc bệnh của những người chọn đáp án này cao hơn 90%.
Nên làm gì nếu nghi ngờ mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế?
Theo nhận định của các chuyên gia thì tình trạng OCD sẽ phổ biến hơn so với nam giới. Nếu đang nghi ngờ bản thân hoặc những người thân bên cạnh mắc phải chứng bệnh này thì bạn có thể thử thực hiện bài Quiz test kiểm tra rối loạn ám ảnh cưỡng chế để đánh giá về nguy cơ.
Sau khi thực hiện bài test, nếu kết quả nhận được ở mức nguy cơ cao thì bạn nên chủ động tiến hành thăm khám và điều trị sớm tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa. OCD là một căn bệnh tâm lý khá phức tạp và nguy hiểm cần phải được can thiệp sớm. Nếu có thể sớm phát hiện và điều trị đúng phương pháp thì người bệnh hoàn toàn có thể phục hồi tốt sức khỏe, quay lại và ổn định nhịp sống bình thường.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm về thông tin của các bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Tuy nhiên, các bài test này chỉ giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Vì thế nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu của OCD thì bạn cũng cần tìm gặp chuyên gia để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!