7 Điều cha mẹ nên làm khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

4.6/5 - (31 bình chọn)

Nên làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế  là điều bất cứ phụ huynh nào cũng băn khoăn để có thể giúp con hòa nhập với cuộc sống và phát triển tốt hơn. Hiểu được nỗi ám ảnh của con, trao đổi hỗ trợ với các chuyên gia tâm lý đồng thời trò chuyện với con nhiều hơn để giải tỏa căng thẳng chính là cách mà phụ huynh nên thực hiện để con có được chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Cha mẹ cần làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive Compulsive Disorder/ OCD) chỉ gặp ở 0,5. – 1% dân số trên toàn thế giới với đặc trưng bởi sự ám ảnh bởi các suy nghĩ, hành động lặp đi lặp lại không thể kiểm soát được. Nếu không thực hiện được các hành động đó người bệnh sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, lo âu và không làm được bất cứ một việc gì khác.

làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Nên làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế là điều rất nhiều phụ huynh lo lắng

Bệnh thường gặp chủ yếu ở nhóm người trên 15 tuổi, nếu xuất hiện ở trẻ dưới 15 tuổi thường khá phức tạp và có nhiều biểu hiện xấu hơn. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm OCD, mọi phương pháp chỉ giúp kiểm soát sự lo âu để đảm bảo chất lượng cuộc sống ổn định hơn. Những biểu hiện OCD ở trẻ nếu không được giúp đỡ đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con.

Vậy cha mẹ cần làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế để có thể giúp con hòa nhập với cuộc sống và có thể phát triển như những đứa trẻ bình thường khác?

Phát hiện và đưa con đi khám từ sớm

Không phải phụ huynh nào cũng biết về rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một số người có thể cho rằng đó là do tính cách con quá cầu toàn, cẩn thận. Phát hiện và đưa trẻ đi thăm khám từ sớm chính là điều mà cha mẹ nên làm để làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Phụ huynh có thể đưa con đến các bệnh viện có chuyên khoa về tâm thần hoặc các trung tâm tư vấn tâm lý để con được khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ có thể hỏi về thời điểm xuất hiện các triệu chứng, tiền sử gia đình, yếu tố tâm lý xã hội.. để xác định rõ tình trạng bệnh. Bác sĩ tâm thần và các chuyên gia tâm lý cũng có thể yêu cầu trẻ làm một số bài test trắc nghiệm trước khi đưa ra hướng điều trị. Phụ huynh cần trả lời các thông tin được bác sĩ yêu cầu để giúp đảm bảo kết quả chính xác về tình trạng của con.

ads bùi thị hải yến chuyên gia tâm lý

Tham gia trị liệu tâm lý cùng con

OCD cũng là một dạng của rối loạn lo âu nên trị liệu tâm lý cũng là biện pháp được đánh giá tốt nhất cho những người mắc căn bệnh này. Thông qua việc trò chuyện, các chuyên gia tâm lý sẽ giảm đi sự lo âu căng thẳng quá mức của trẻ trong các hành vi ám ảnh đồng thời thiết lập cho các thói quen lành mạnh hơn. Trị liệu tâm lý cũng là giảm lo âu, stress để ngăn ngừa nguy cơ con mắc phải các vấn đề tâm lý khác.

làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Phụ huynh nên tham gia trị liệu tâm lý cùng con để có cách giúp con hiệu quả hơn

Mặt khác trị liệu tâm lý cũng góp phần làm giảm nhẹ những suy nghĩ ám ảnh quá mức của con, hướng dẫn con cách kiểm soát cảm xúc khi bản thân bị thôi thúc bởi các suy nghĩ, hành vi đó. Các phương pháp được sử dụng nhiều nhất cho những trẻ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế là liệu pháp nhận thức và liệu pháp hành vi. Tùy theo từng suy nghĩ ám ảnh của con mà các chuyên gia tâm lý cũng đưa ra các phương pháp riêng giảm mức độ lo lắng của con.

Bên cạnh đó, việc gia đình nên tham gia trị liệu tâm lý cùng con là cực kỳ cần thiết. Phụ huynh có thể lắng nghe cách trò chuyện giữa con và các Master Coach để hiểu rõ hơn về tình trạng của con. Ngoài ra cha mẹ cũng có thể trao đổi, chia sẻ với chuyên gia tâm lý để biết về cách chăm sóc, giúp đỡ và kiểm soát tâm lý của con phù hợp nhất.

Làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế – kiểm soát việc dùng thuốc

Như đã nói do hiện nay chưa có bất cứ phương pháp nào để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoàn toàn, một số bệnh nhân có thể phải điều trị duy trì suốt đời thông qua việc dùng thuốc và trị liệu tâm lý. Để hạn chế các căng thẳng lo lắng quá mức của trẻ, ngăn ngừa nguy cơ con mắc các vấn đề tâm lý khác thì việc đảm bảo dùng thuốc đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc thường chỉ định cho con là Fluoxetine, Sertraline và Fluvoxamine để cân bằng các hóa chất trong não bộ. Trẻ cũng có thể được chỉ định thuốc an thần nếu con thường xuyên lo lắng và căng thẳng đến mất ngủ.

Tuy nhiên các nhóm thuốc được dùng trong điều trị OCD đều kèm theo rất nhiều tác dụng phụ không tốt, có thể ảnh hưởng ngược lại đến tinh thần của trẻ nếu lạm dụng quá mức. Vì vậy nếu băn khoăn làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế thì phụ huynh cần phải hướng dẫn và kiểm soát việc dùng thuốc của con. Hãy đảm bảo con dùng thuốc đúng loại, đúng liều tuyệt đối không được lạm dụng bất cứ loại thuốc nào.

Hãy theo dõi các dấu hiệu của con sau khi dùng thuốc để có hướng kiểm soát và hỗ trợ kịp thời. Để phòng tránh con quên mẹ có thể chia thuốc ra thành những liều nhỏ, để hộp riêng tiện lợi để con mang theo khi đi học. Quan trọng nhất chính là cố gắng kiểm soát để con không bị tình trạng lạm dụng thuốc, nhất là các thuốc an thần.

Giáo dục con đúng cách

Giáo dục đúng cách để con hiểu rằng nỗi lo âu của mình là không đúng và không đáng có đồng thời tập cho trẻ đối diện với nỗi sợ hãi với mức độ tăng dần để cải thiện. Việc bố mẹ cố gắng đưa con tránh xa nỗi ám ảnh chưa hẳn là điều tốt nhưng để tiếp xúc quá thường xuyên cũng không ổn, vì vậy phụ huynh cần có định hướng, kế hoạch rõ ràng trong việc giúp đỡ con.

Chẳng hạn nếu trẻ bị ám ảnh bởi nhiễm bẩn, luôn rửa tay mọi lúc mọi nơi thì phụ huynh cần giải thích cho con rằng việc rửa tay là không sai nhưng nếu con rửa tay liên tục sẽ làm mất đi độ ẩm của da, việc bắt tay hay sờ vào tay nắm cửa hoàn toàn không gây ra bệnh tật nào. Phụ huynh có thể thực hành cho con xem hoặc cho bé thử sờ vào một thứ gì đó sạch sẽ để con tin rằng không phải việc chạm tay vào đồ đạc lúc nào cũng nguy hiểm.

Việc giáo dục con cũng không hề dễ dàng nhưng nếu được thực hiện từ sớm sẽ giảm được phần nào mức độ ám ảnh cưỡng chế của con. Giải thích và trấn an về nỗi ám ảnh cưỡng chế của con cần được cha mẹ thực hiện thường xuyên để con hiểu và tin tưởng hơn.

Cố gắng hiểu về nhóm ám ảnh cưỡng chế của con

OCD được chia là các dạng như ám ảnh nghi ngờ; ánh ảnh nhiễm bẩn, nhiễm bệnh; ám ảnh về những con số hay cảm giác luôn phải kiểm tra. Hiểu rõ về dạng ám ảnh cũng như các triệu chứng sẽ giúp phụ huynh có kế hoạch giúp đỡ con phù hợp hơn.

làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Chuẩn bị cho con những quyển sổ ghi chép cũng giúp làm giảm phần nào sự lo âu

Chẳng hạn ở những trẻ luôn ám ảnh bởi việc rửa tay, sợ bẩn thì phụ huynh nên chuẩn bị cho con những loại kem dưỡng ẩm để tránh việc con rửa tay nhiều đến mức khô tay hay bị bong tróc da. Ở Những trẻ bị ám ảnh bởi sự kiểm tra quá mức, luôn lo lắng không biết mình đã đóng cửa chưa, đã đem đủ sách vở chưa phụ huynh có thể chuẩn bị cho con những cuốn sổ để con ghi chép lại các hành động của mình thường xuyên, điều này có thể hạn chế được phần nào sự lo lắng.

Mặt khác hiểu rõ về nhóm ám ảnh cưỡng chế của con cũng chính là cách để phụ huynh có thể chung sống cùng con. Chẳng hạn với những trẻ bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ thì phụ huynh không thể nào để nhà cửa quá bừa bộn, bẩn thỉu sẽ khiến con cực kỳ bức bối, khó chịu, hoảng loạn. Do đó nếu phụ huynh băn khoăn làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở nhóm này thì nên giữ nhà cửa sạch sẽ hơn, nhất là khu vực phòng ở của con.

Làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế – Phát triển các thế mạnh của con

Người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế được đánh giá là thường có kỹ năng lãnh đạo tốt, là người cầu toàn và đáng tin cậy. Vì vậy nên làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế phụ huynh hãy cố gắng phát triển các thế mạng này để bù đắp phần nào cho những thiếu sót của con, khiến người khác không dùng nỗi ám ảnh của con để bắt nạt hay coi thường con.

Thực tế cho thấy hầu hết những người bị OCD đều có khả năng làm lãnh đạo cao và rất thành công nếu họ biết phát huy các thế mạnh của mình. Một số người có thể làm việc trong các lĩnh vực mà họ bị ám ảnh, chẳng hạn nghiên cứu về các loại nước rửa tay, máy hút bụi. Chính sự cầu toàn đã giúp họ có thể thành công với những điều mà bản thân họ mong muốn. Do đó phụ huynh có thể tìm hiểu về các thế mạnh của con để hỗ trợ con có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình.

Trò chuyện và chia sẻ với con nhiều hơn

Nguy cơ người mắc OCD cũng đồng thời bị các rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là trầm cảm cũng rất cao do bản thân họ luôn cảm thấy bức bối, khó chịu bởi chứng ám ảnh của mình. Một số khác trẻ có thể bị bạn bè trêu chọc hay cô lập bởi những thói quen hay tính cách có phần hơi kỳ quái của bản thân. Rối loạn lo âu nếu bị cùng lúc với trầm cảm sẽ dẫn tới rất nhiều vấn đề nguy hiểm khác nên cần phòng tránh càng sớm càng tốt.

làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Hãy trò chuyện với con hằng ngày để giải tỏa những căng thẳng cho con

Nên làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế thì phụ huynh rất cần nói chuyện, chia sẻ nhiều hơn với con mỗi ngày. Hãy hỏi con rằng cảm xúc hôm nay của con như thế nào, con có gặp điều gì khó khăn với những lo lắng và nỗi ám ảnh về nghi thức của mình hay không. Lắng nghe và đưa ra những lời khuyên cho con chính là điều rất cần thiết để con có thể giải tỏa cảm xúc cũng như có cách để giải quyết các vấn đề của bản thân.

Giúp con thư giãn và đảm bảo sức khỏe hằng ngày

Làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế để giúp con có thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất chính là chăm sóc sức khỏe kết hợp với thư giãn cho con mỗi ngày. Chứng ám ảnh của mình khiến con lo lắng, mất ngủ cùng nhiều vấn đề phát sinh khác sẽ làm ảnh hưởng nhiều hơn đến cả mặt thể chất và tinh thần của con. Do đó phụ huynh cần có biện pháp chăm sóc, hỗ trợ con nhiều hơn.

Một số biện pháp giúp nâng cao sức khỏe hằng ngày con con như

  • Đảm bảo con ngủ đủ giấc, thiếu ngủ làm não bộ thiếu minh mẫn nên dễ làm trầm trọng hơn các triệu chứng OCD
  • Để giảm nỗi lo âu có thể hướng con đến các hoạt động thư giãn, giải trí như vẽ tranh, nghe nhạc hay bất cứ các hoạt động thú vị nào mà con yêu thích. Nên tìm kiếm đến các bộ môn cần có sự tập trung cao để giảm những suy nghĩ đến nỗi ám ảnh và lo lắng của con
  • Cùng con luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
  • Tập yoga, tập cách hít thở cũng là cách giúp con cân bằng tâm trí, giữ được bình tĩnh để giảm được cảm giác lo âu quá mức
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu dinh dưỡng

ads cao kim thắm chuyên gia tâm lý trị liệu
Trên đây là một số chia sẻ hy vọng đã giúp phụ huynh giải tỏa được những băn khoăn khi không biết nên làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Phụ huynh nên gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia tâm lý hay bác sĩ tâm thần để có cách giúp đỡ con tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

ArrayArray
4.6/5 - (31 bình chọn)
Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *