Rối loạn lo âu có tự khỏi không hay phải điều trị?

Rate this post

Khác với lo âu thông thường, rối loạn lo âu không thể tự khỏi do người bệnh không kiểm soát được cảm xúc và tâm trạng của bản thân. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh lý này sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau một thời gian ngắn.

Rối loạn lo âu có tự khỏi không
Rối loạn lo âu có tự khỏi không?

Rối loạn lo âu có tự khỏi không?

Rối loạn lo âu là vấn đề tâm lý phổ biến hiện nay bên cạnh stress và trầm cảm. Bệnh lý này đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức, kéo dài và người bệnh không thể kiểm soát nỗi lo âu của bản thân. Rối loạn lo âu được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo biểu hiện lâm sàng nhưng thường gặp nhất là rối loạn ám ảnh sợ hãi, rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn hoảng sợ.

Sự lo âu quá mức không chỉ khiến người bệnh mất đi những cảm xúc tích cực mà còn gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thể chất như mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau mỏi vai gáy, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Ngoài ra khi đối mặt nỗi sợ hãi, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng thể chất như vã mồ hôi, chân tay run rẩy, tăng nhịp tim, buồn nôn và đau tức ở vùng ngực.

“Rối loạn lo âu có tự khỏi không?” là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Khác với lo âu thông thường, rối loạn lo âu đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và kéo dài. Bản thân người mắc chứng bệnh này có thể nhận thấy sự lo âu là quá mức và vô lý nhưng không có cách nào có thể kiểm soát được. Chính vì vậy, rối loạn lo âu không thể tự khỏi mà bắt buộc phải can thiệp điều trị.

Nếu không thăm khám và điều trị sớm, rối loạn lo âu có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Sự lo lắng và phiền muộn quá mức khiến bệnh bị căng thẳng thần kinh kéo dài, muộn phiền, buồn bã, thậm chí phát triển thành rối loạn trầm cảm và nhiều vấn đề tâm lý khác. Do đó, cần chủ động thăm khám và điều trị nếu nhận thấy bản thân lo âu thái quá, kéo dài, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, giảm trí nhớ và cảm xúc bất ổn.

Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu hiện nay

Rối loạn lo âu gây ra rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, cần chủ động điều trị để kiểm soát chứng bệnh này trong thời gian sớm nhất. Hiện nay, phương pháp chính được áp dụng trong điều trị rối loạn lo âu là dùng thuốc và tâm lý trị liệu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số biện pháp hỗ trợ và xây dựng lối sống khoa học để cải thiện tâm trạng, chế ngự nỗi sợ và sự lo âu quá mức.

Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh rối loạn lo âu:

1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc là lựa chọn đầu tiên khi điều trị rối loạn lo âu. Dùng thuốc giúp cải thiện tình trạng lo lắng quá mức, phiền muộn, buồn chán và giảm các triệu chứng thể chất do chứng bệnh này gây ra. Tuy nhiên, hầu hết thuốc điều trị rối loạn lo âu đều cho tác dụng chậm nên cần dùng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả đầy đủ và phòng ngừa bệnh tái phát.

Rối loạn lo âu có tự khỏi không
Sử dụng thuốc giúp cải thiện tình trạng lo âu, phiền muộn và giảm triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra

Các loại thuốc được dùng trong điều trị rối loạn lo âu:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc (SSRIs) bao gồm Sertraline, Paroxetine, Escitalopram, Fluoxetin,…
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs) gồm Venlafaxine, Desvenlafaxine, Duloxetine,…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) bao gồm Clomipramin và Amitriptyline
  • Thuốc ức chế monoamin oxydase bao gồm Phenelzine, Isocarboxazid và Tranylcypromine.
  • Các loại thuốc chống trầm cảm không điển hình như Trazodone, Bupropion, Mirtazapine,…
  • Thuốc an thần, giải lo âu bao gồm nhóm Benzodiazepine, Atarax, Seduxen,…
  • Các loại thuốc chống loạn thần như Olanzapine, Amisulpride, Paliperidone, Aripiprazole,…
  • Thuốc chẹn beta như Atenolol, Propranolol,… được sử dụng để cải thiện các triệu chứng thể chất của rối loạn lo âu.

Ngoài các loại thuốc trên, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định dùng thêm một số viên uống bổ sung khoáng chất, vitamin và viên uống chiết xuất từ thảo dược để bồi bổ thần kinh và cải thiện tình trạng suy nhược.

2. Tâm lý trị liệu

Bên cạnh sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý cũng là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu. Trị liệu tâm lý tập trung vào việc thay đổi suy nghĩ của bệnh nhân nhằm giúp bệnh nhân chế ngự nỗi sợ và sự ám ảnh quá mức. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp người bệnh giải tỏa cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ và quan điểm.

Trị liệu tâm lý thường được thực hiện song song với điều trị dược lý nhằm nâng cao tâm trạng và tăng mức độ hợp tác khi trị liệu. Ngoài việc thay đổi suy nghĩ và nhận thức của người bệnh, phương pháp này còn giúp bệnh nhân điều chỉnh hành vi, hình thành những thói quen tốt và chủ động hơn trong cuộc sống.

Rối loạn lo âu có tự khỏi không
Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ được trị liệu tâm lý để cải thiện và chế ngự được nỗi sợ hãi, lo âu quá mức của bản thân

Trị liệu tâm lý là hình thức “chữa bệnh bằng lời nói” nên được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính. Bên cạnh đó, phương pháp này được cho là mang lại hiệu quả lâu dài hơn so với sử dụng thuốc đơn độc. Ngoài ra, trị liệu tâm lý còn trang bị những kỹ năng cần thiết để người bệnh dễ dàng ổn định cuộc sống, hòa nhập và thích nghi với cộng đồng.

3. Các biện pháp hỗ trợ

Rối loạn lo âu ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc và cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy ngoài các phương pháp chuyên sâu, bệnh nhân cũng cần áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện tâm trạng và giảm nhẹ các triệu chứng thể chất do chứng bệnh này gây ra.

Rối loạn lo âu có tự khỏi không
Liệu pháp mùi hương có thể giải tỏa căng thẳng, phiền muộn và mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái

Các biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn lo âu:

  • Ngồi thiền: Thiền định đã được chứng minh là liệu pháp hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm cùng với các rối loạn cảm xúc thường gặp khác. Khi ngồi thiền, thân thể và tâm trí hợp nhất giúp gạt bỏ hết những phiền muộn, căng thẳng và lo âu trong suy nghĩ. Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp điều hòa nhịp thở, cải thiện chức năng não bộ, tim mạch và các cơ quan nội tạng.
  • Liệu pháp mùi hương: Mùi hương có khả năng kích thích khứu giác và tạo ra tác động lên não bộ. Từ đó giúp sản sinh các hormone như serotonin và endorphin. Các hormone này có tác dụng thư giãn, giải tỏa căng thẳng, phiền muộn và mang lại tâm trạng thoải mái, lạc quan. Ngoài ra, liệu pháp mùi hương còn giúp an dịu thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.
  • Hít thở sâu: Hít thở sâu là biện pháp đơn giản giúp giải tỏa căng thẳng và lo âu. Ngoài ra, kỹ thuật thở sâu còn giúp giữ bình tĩnh và kiểm soát được các cảm xúc thái quá. Để thực hiện kỹ thuật này, bạn cần ngồi hoặc đứng thẳng, thả lỏng cơ thể và hít sâu bằng mũi. Sau đó, nén không khí trong cơ thể khoảng 6 – 7 phút và thở từ từ bằng miệng. Thực hiện khoảng vài lần để cải thiện tâm trạng, xoa dịu cảm xúc lo âu và buồn phiền.
  • Dùng trà thảo mộc: Ngoài những biện pháp trên, bạn cũng có thể cải thiện chứng rối loạn lo âu bằng cách dùng một số loại trà thảo mộc. Nên dùng các loại trà có tác dụng an thần và giảm căng thẳng như trà bạc hà, hoa cúc, trà hà thủ ô, trà sen, trà cam quế,… Mùi hương từ các loại trà thảo mộc còn kích thích khứu giác và xoa dịu căng thẳng ở não bộ.

Ngoài các biện pháp này, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số kỹ thuật thư giãn khác như tắm bồn, tắm nước ấm, tập thể dục, nghe nhạc, vẽ tranh, chơi với thú cưng,…

4. Lối sống khoa học

Lối sống có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị rối loạn lo âu. Do đó ngoài sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý, bệnh nhân cần xây dựng lối sống khoa học để cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và hỗ trợ quá trình điều trị.

Rối loạn lo âu có tự khỏi không
Bệnh nhân rối loạn lo âu cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị

Cách xây dựng lối sống khoa học giúp kiểm soát tình trạng rối loạn lo âu:

  • Cân đối thời gian nghỉ ngơi, làm việc và học tập. Tránh làm việc và học tập với cường độ cao khiến não bộ bị căng thẳng. Tình trạng này sẽ khiến cho mức độ lo âu và phiền muộn trầm trọng hơn theo thời gian.
  • Ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày và nên dành thời gian nghỉ ngơi vào buổi trưa để thư giãn, giảm lo lắng và căng thẳng.
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như tinh bột, vitamin, khoáng chất và protein (đạm). Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, đường, rượu bia, cà phê và tránh hút thuốc lá.
  • Tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức khỏe thể chất và giải tỏa các cảm xúc tiêu cực. Thực tế cho thấy, hoạt động thể chất thường xuyên mang lại tác động tích cực đối với quá trình điều trị rối loạn lo âu và các bệnh tâm lý khác. Do đó, bệnh nhân cần tập thể dục mỗi ngày hoặc ít nhất 3 – 4 lần/ tuần.
  • Hạn chế suy nghĩ quá mức về những vấn đề nan giải trong cuộc sống. Thay vào đó, nên dành thời gian để sắp xếp công việc một cách khoa học, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cối, thú cưng và chăm sóc bản thân. Ngưng suy nghĩ sẽ giúp bệnh nhân hạn chế sự lo lắng, phiền muộn và gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực.
  • Sự lo lắng ở bệnh nhân rối loạn lo âu thường bắt nguồn từ việc thiếu tự tin về bản thân, gặp nhiều trở ngại trong công việc và học tập. Do đó, bệnh nhân cần nỗ lực nâng cao năng lực và trang bị những kỹ năng cần thiết để tự tin hơn trong cuộc sống. Điều này sẽ giúp người bệnh giải tỏa sự lo lắng thái quá và tìm lại những cảm xúc tích cực như vui vẻ, lạc quan,…

Trên đây là những thông tin giải đáp “Rối loạn lo âu có tự khỏi được không?” và gợi ý một số biện pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh, người bệnh nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm. Hầu hết những trường hợp được điều trị và chăm sóc đúng cách đều có đáp ứng tốt, ít gặp phải biến chứng và các tình huống rủi ro.

Tham khảo thêm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *