Hội chứng sợ tiếng ồn (âm thanh lớn) và Cách vượt qua

Hội chứng sợ tiếng ồn xảy ra rất phổ biến ở trẻ em và người mắc chứng đau nửa đầu. Người mắc hội chứng này có nỗi sợ phi lý, quá mức, với những tiếng ồn (âm thanh lớn) xuất hiện bất ngờ). Hoặc có biểu hiện hoảng loạn, lo âu, căng thẳng nghiêm trọng với các tình huống được dự đoán sẽ xuất hiện tiếng ồn hoặc âm thanh lớn. 

Hội chứng sợ tiếng ồn (phonophobia) là gì?

Hội chứng sợ tiếng ồn (Phonophobia) là một rối loạn ám ảnh sợ hãi, với nỗi sợ dai dẳng, nghiêm trọng đến mức phi lý về những tiếng ồn, âm thanh lớn như tiếng còi xe, tiếng đóng sầm cửa, tiếng động cơ… Chứng sợ tiếng ồn lớn là một chứng rối loạn sợ hãi cụ thể, thuộc nhóm rối loạn lo âu.

Hội chứng sợ tiếng ồn là nỗi sợ quá mức, phi lý đến mức hoảng loạn với tiếng ồn hoặc âm thanh lớn
Hội chứng sợ tiếng ồn là nỗi sợ quá mức, phi lý đến mức hoảng loạn với tiếng ồn hoặc âm thanh lớn

Người mắc hội chứng sợ tiếng ồn có nỗi sợ cực độ, phi lý với những âm thanh lớn trong cuộc sống. Họ cảm thấy vô cùng đau khổ khi biết sắp có tiếng động lớn xuất hiện, hoặc khi bất ngờ nghe thấy tiếng ồn.

Hội chứng sợ tiếng ồn phonophobia còn được gọi là Ligyrophobia. Tình trạng này xảy ra không phải do mất thính lực hay có liên quan đến các rối loạn về thính lực. Nỗi sợ với các tiếng ồn lớn gây ra nhiều rắc rối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mắc hội chứng này.

Những tiếng ồn mà người mắc hội chứng phonobia sợ hãi

Những tiếng ồn lớn có thể gây khó chịu cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, nếu cảm giác khó chịu của bạn xảy ra thường xuyên, bạn thấy sợ hãi cực độ và vô cùng lo lắng, hoảng loạn khi phải đối mặt với tiếng ồn lớn thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng phonobia.

Một số loại tiếng ồn khiến người mắc hội chứng sợ phonobia cảm thấy sợ hãi gồm:

  • Tiếng sấm sét
  • Tia chớp
  • Tiếng còi báo động (xe cứu hỏa, cứu thương, cảnh sát…)
  • Tiếng còi xe
  • Tiếng đóng sầm cửa
  • Cảnh hành động có tiếng súng hoặc tiếng nổ
  • Tiếng động cơ của máy móc
  • Pháo hoa, pháo nổ
  • Bong bong nổ
  • Tiếng rít gió, tiếng xe rít lên…

Mức độ phổ biến của hội chứng sợ tiếng ồn

Hội chứng sợ tiếng ồn rất phổ biến ở người có độ nhạy cảm cao với âm thanh và trẻ em. Một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 10% trẻ trong độ tuổi đi học mắc chứng sợ tiếng ồn. Đặc biệt, hội chứng này cũng được phát hiện xảy ra ở người mắc chứng đau nửa đầu, có 80% người bị đau nửa đầu nhạy cảm với cường độ âm thanh cao và mắc chứng sợ tiếng ồn.

Phonobia (hội chứng sợ tiếng ồn) xảy ra rất phổ biến ở trẻ em
Phonobia (hội chứng sợ tiếng ồn) xảy ra rất phổ biến ở trẻ em

Trẻ mắc tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng Phonobia cao. Trong đó, thường gặp nhất là trẻ tự kỷ, trẻ có biểu hiện cực kỳ nhạy cảm với âm thanh, rất ghét và có biểu hiện hoảng sợ cực độ, lo lắng hoang mang khi những tiếng ồn lớn xuất hiện bất ngờ.

Tuy nhiên, cần lưu ý phân biệt chứng sợ tiếng ồn và rối loạn thính giác ở trẻ em. Rối loạn thính giác ở trẻ tự kỷ có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sợ tiếng ồn. Tình trạng này không có liên quan đến hội chứng Phonobia.

Triệu chứng của hội chứng sợ tiếng ồn (âm thanh lớn)

Các triệu chứng sợ tiếng ồn cũng tương tự với triệu chứng của rối loạn lo âu, đặc biệt là rối loạn ám ảnh hoảng sợ. Người mắc hội chứng này thường lo lắng, hoảng sợ khi có tiếng ồn lớn và thường lo âu khi biết rằng sắp có tiếng ồn lớn xuất hiện.

Các triệu chứng của hội chứng sợ tiếng ồn:

  • Giật mình dữ dội
  • Tim đập nhanh hoặc nhịp tim nhanh
  • Chóng mặt, hụt hơi
  • Đau ngực, lo lắng, sợ hãi
  • Khô miệng
  • Xuất hiện cơn hoảng loạn
  • Toát mồ hôi, tay chân lạnh
  • Buồn nôn
  • Ngất xỉu
  • Tâm trạng thay đổi rõ rệt…

Người mắc hội chứng sợ tiếng ồn lớn có thể dùng mọi biện pháp để ngăn ngừa sự xuất hiện của tiếng ồn trong cuộc sống của họ. Họ căng thẳng, lo lắng quá mức và nỗi sợ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hàng ngày của họ.

Nguyên nhân của hội chứng sợ tiếng ồn

Nguyên nhân của hội chứng sợ tiếng ồn cũng giống với các rối loạn lo âu khác. Đến nay, nguyên nhân chính xác của các hội chứng sợ hãi cụ thể vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.

Nguyên nhân của hội chứng sợ tiếng ồn vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn
Nguyên nhân của hội chứng sợ tiếng ồn vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn

Thế nhưng, các nghiên cứu nhận thấy, tình trạng có thể liên quan đến:

  • Di truyền
  • Tiền sử chấn thương thời thơ ấu
  • Sự cố tai nạn gây sang chấn tâm lý
  • Chấn thương sọ não hoặc chấn động não
  • Các sự kiện căng thẳng, tiêu cực trong cuộc sống

Ngoài ra, sợ tiếng ồn có thể là triệu chứng của một tình trạng khác như:

  • Rối loạn phổ tự kỷ
  • Đau nửa đầu
  • Hội chứng Kleine-Levin
  • Chấn thương sọ não

Chẩn đoán hội chứng sợ tiếng ồn lớn

Phonobia hay Ligyrophobia là một rối loạn ám ảnh sợ hãi cụ thể. Đây là nỗi sợ cực đoan, phi lý, quá mức với tiếng ồn hay âm thanh lớn. Ngay cả khi chưa xuất hiện tiếng ồn, chỉ suy nghĩ đến nó thôi cũng có thể gây ra các triệu chứng sợ hãi cho người mắc hội chứng này.

Việc chẩn đoán hội chứng sợ tiếng ồn lớn thường được xác định dựa vào việc khám lâm sàng, đánh giá tâm lý. Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý thường sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán ám ảnh sợ hãi trong DSM-5 để chẩn đoán.

Theo DSM-5 một người được chẩn đoán mắc hội chứng sợ tiếng ồn lớn khi:

  • Có nỗi sợ dai dẳng, quá mức hoặc không hợp lý về tiếng ồn hoặc âm thanh lớn
  • Khi nghe thấy âm thanh lớn hoặc tình huống có thể gây tiếng ồn, âm thanh lớn sẽ có cảm giác lo lắng, đau khổ ngay lập tức. Trẻ em có thể biểu hiện bằng việc khóc lớn, cứng đờ, hoảng loạn, bám chặt lấy người lớn.
  • Nỗi sợ quá mức, không tương xứng với mối đe dọa thực tế, nghĩa là đối với người khác, điều này không đáng sợ
  • Phải né tránh hoặc cảm thấy lo lắng, đau khổ dữ dội khi nghe thấy tiếng ồn
  • Gây đau khổ, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, các hoạt động xã hội
  • Nỗi sợ dai dẳng, kéo dài ít nhất 6 tháng…

Phân biệt Phonobia với các hội chứng khác

Phonobia (hội chứng sợ tiếng ồn) rất dễ nhầm lẫn với các tình trạng nhạy cảm âm thanh khác, đặc biệt là hội chứng sợ âm thanh (Misophobia). Có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn, cho rằng Misophobia là Phonobia. Tuy nhiên, đây là hai vấn đề khác nhau, không phải là một.

Các hội chứng dễ bị nhầm lẫn với hội chứng sợ tiếng ồn:

  • Misophobia (hội chứng sợ âm thanh): Là một rối loạn gây ra cảm giác cực kỳ không thích hoặc ghét một số âm thanh cụ thể đến mức hoảng loạn. Thường là các âm thanh như tiếng thở, tiếng ăn uống (chóp chép, húp sùm sụp, nhai lạo xạo, chép môi, nuốt…), tiếng gõ phím, tiếng nhấp chuột, tiếng hắng giọng, tiếng ho, tiếng tích tắc đồng hồ, tiếng chuông…
  • Hyperacusis: Là tình trạng xảy ra khi bạn có cảm giác khó chịu hoặc phiền nhiễu khi tiếp xúc với các âm thanh hàng ngày hơn bình thường. Gây ra các triệu chứng như đau đầu, khó tập trung, mệt mỏi.

Điều trị hội chứng sợ tiếng ồn lớn

Hội chứng sợ âm thanh lớn là một rối loạn lo âu có thể điều trị được. Thông thường, đối với chứng sợ âm thanh, liệu pháp tâm lý sẽ được ưu tiên trong điều trị do có hiệu quả tốt, mức độ an toàn cao, có thể giải quyết tận gốc vấn đề.

Phonobia thường được điều trị bằng tâm lý trị liệu hoặc kết hợp tâm lý trị liệu với thuốc
Phonobia thường được điều trị bằng tâm lý trị liệu hoặc kết hợp tâm lý trị liệu với thuốc

1. Tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu hay liệu pháp trò chuyện, tư vấn tâm lý là hệ thống các phương pháp, kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực tâm lý, được áp dụng để cải thiện các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Các liệu pháp phổ biến trong điều trị hội chứng sợ tiếng ồn lớn bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Giúp chủ thể nhận diện và thay đổi các mẫu hành vi, cảm xúc từ tiêu cực sang tích cực. Đồng thời phát triển các kỹ thuật đối phó với căng thẳng, giảm triệu chứng sợ hãi, hoảng loạn.
  • Liệu pháp tiếp xúc: Giúp cá nhân tiếp xúc dần với tiếng ồn ở mức độ từ thấp đến cao để não quen dần với âm thanh hoặc tiếp ồn.
  • Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT): Giúp cá nhân chấp nhận hoàn cảnh hiện tại của bản thân, tiếp đó xác định và tiến hành các chiến lược cải thiện.

2. Điều trị bằng thuốc

Trong một số trường hợp, hội chứng sợ âm thanh có thể được cân nhắc điều trị bằng việc kết hợp sử dụng thuốc với tâm lý trị liệu. Việc dùng thuốc có tác dụng giảm triệu chứng lo âu, sợ hãi thông qua việc điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh.

Các thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc chống lo âu
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chống trầm cảm…

Cách đối phó với hội chứng sợ tiếng ồn

Song song với việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia tâm lý, bạn có thể áp dụng các cơ chế đối phó lành mạnh để vượt qua nỗi sợ tiếng ồn. Việc tránh né chỉ khiến tình trạng của chúng ta ngày một nghiêm trọng, thay vào đó, hãy rèn luyện bản thân để tăng dần sự thích ứng.

Các biện pháp đối phó với chứng sợ tiếng ồn như sau:

  • Chánh niệm: Bạn có thể thử áp dụng phương pháp chánh niệm MBSR để rèn luyện tâm trí, thoát khỏi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Hoặc có thể thử phương pháp chánh niệm Headspace, phương pháp này cũng giúp giảm căng thẳng.
  • Thiền quét cơ thể: Là kỹ thuật thả lỏng từng bộ phận trên cơ thể từ đầu đến chân. Có tác dụng giúp bạn giảm lo lắng, căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.
  • Kỹ thuật thở: Thở hộp hoặc thở bằng cơ hoành giúp làm dịu lo lắng và điều hòa hệ thần kinh.
  • Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp giải phóng endorphin và giải tỏa căng thẳng, giảm lo âu, sợ hãi.
  • Vệ sinh giấc ngủ: Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Bạn cần cố định giờ ngủ – thức, trước khi đi ngủ không sử dụng thiết bị điện tử, tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái với ánh sáng, nhiệt độ phù hợp.
  • Sử dụng tai nghe: Chụp tai chống ồn hoặc nút nhét tai có thể giúp giảm cường độ âm thanh để bạn ổn hơn khi tình huống được kích hoạt.

Hội chứng sợ tiếng ồn hay âm thanh lớn là một rối loạn ám ảnh sợ hãi cụ thể có thể điều trị được. Việc kéo dài, trì hoãn, né tránh có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, bạn đừng ngần ngại, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn tham khảo:

  • https://www.choosingtherapy.com/phonophobia/
  • https://www.healthline.com/health/mental-health/fear-of-loud-noises#treatment
  • https://www.verywellhealth.com/ligyrophobia-fear-of-loud-noises-5212392
Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *