10 cây thuốc nam chữa rối loạn lo âu, cải thiện hiệu quả
Nụ hoa tam thất, tim sen, củ gừng, nghệ, hoa lạc tiên,… là một số cây thuốc nam chữa rối loạn lo âu giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng. Với đặc tính dược lý đa dạng, các thảo dược này có thể đẩy lùi căng thẳng, lo âu, phiền muộn và tăng cường thể chất.
Rối loạn lo âu là gì? Có thể trị bằng thuốc nam?
Rối loạn lo âu là hội chứng rối loạn tâm thần rất phổ biến hiện nay. Hội chứng này đặc trưng bởi sự lo lắng, căng thẳng quá mức, kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian.
Phản ứng lo lắng thường sẽ xảy ra khi cơ thể phải đối mặt với áp lực, những tình huống nguy hiểm hay cảm nhận được mối đe dọa ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, ở những người bị rối loạn lo âu, sự lo âu thường quá mức so với mức độ nghiêm trọng của tình huống/ sự việc. Hơn nữa, người bệnh cũng không thể kiểm soát cảm xúc ngay cả khi nhận thấy sự lo lắng của bản thân là thừa thãi, không cần thiết.
Rối loạn lo âu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần mà còn tác động đến thể chất, công việc, các mối quan hệ xã hội,… Do đó, bệnh nhân cần có biện pháp điều trị sớm để ổn định cuộc sống và phòng tránh những biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay, bên cạnh các phương pháp chuyên sâu, nhiều bệnh nhân tận dụng một số cây thuốc nam để chữa rối loạn lo âu.
Thuốc nam thực chất là các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên với đặc tính dược lý đa dạng. Các cây thuốc nam có thể cải thiện một số triệu chứng do rối loạn lo âu gây ra như mất ngủ, uể oải, đau đầu, chán nản, lo lắng và căng thẳng quá mức. Ưu điểm của thuốc nam là khá lành tính, an toàn và có thể sử dụng cho những đối tượng chống chỉ định với tân dược.
10 cây thuốc nam chữa rối loạn lo âu hiệu quả
Có khá nhiều bài thuốc nam trị rối loạn lo âu được lưu truyền. Dưới dây là 10 cây thuốc nam quen thuộc và được sử dụng phổ biến nhất:
1. Nụ hoa tam thất
Nụ hoa tam thất thường mọc vào tháng 6 – 8 hằng năm ở các vùng núi cao có khí hậu lạnh. Hoa tam thất là vị thuốc nam quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Hiện nay, hiệu quả của dược liệu này cũng đã được nghiên cứu và chứng minh trên cơ sở khoa học.
Nghiên cứu cho thấy, nụ hoa tam thấy chứa saponin ginsenoid thuộc nhóm Rb có khả năng ức chế trung khu thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu, tạo cảm giác an dịu và gây ngủ. Ngoài ra, vitamin P trong thảo dược cùng với hoạt chất GS4 sẽ giúp tăng độ bền mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ổn định đường huyết và huyết áp.
Với những đặc tính này, dùng nụ hoa tam thất có thể giảm những triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra như mất ngủ, khó ngủ, hồi hộp, tim đập mạnh, cơ thể mệt mỏi,…
Hướng dẫn cách dùng nụ hoa tam thất cải thiện rối loạn lo âu:
- Chuẩn bị khoảng 15 – 20 nụ hoa tam thất và 100ml nước sôi
- Cho nụ hoa vào ấm và đổ 100ml nước vào lắc nhẹ, sau đó đổ bỏ đi
- Thêm 500ml nước sôi vào ấm ủ trong khoảng 10 phút là có thể dùng được
- Chia trà hoa tam thất thành nhiều phần uống trong ngày
Nụ hoa tam thất có tác dụng hạ huyết áp nên cần tránh sử dụng cho người có huyết áp thấp. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người có tiền sử dị ứng dược liệu này cũng cần hạn chế sử dụng.
2. Tim sen
Tim sen (tâm sen) là phần lõi màu xanh bên trong hạt sen. Đây là một vị thuốc nam hỗ trợ chữa rối loạn lo âu rất tốt. Trong y học cổ truyền, tâm sen có vị đắng, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, thanh tâm và giải nhiệt. Hiện nay, hiệu quả chữa bệnh và lợi ích của tim sen đối với sức khỏe cũng đã được nghiên cứu và công nhận trên cơ sở khoa học.
Cụ thể, các hoạt chất như liensinin, nuciferin, nelumbo và asparagine trong tim sen có tác dụng an dịu thần kinh và cải thiện giấc ngủ. Hoạt chất isoquinoline có khả năng giãn nở mạch máu, kiểm soát đường huyết và điều hòa huyết áp. Các hoạt chất chống oxy hóa trong tim sen cũng đã được chứng minh có khả năng giải tỏa căng thẳng và đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực rõ rệt.
Cách dùng tim sen hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu:
- Dùng trà tim sen: Cho 1 ít tim sen vào tách, sau đó cho nước sôi vào lắc nhẹ và đổ đi. Sau đó, thêm nước sôi vào ngâm trong 5 – 10 phút là dùng được. Rót trà sen ra tách và uống khi trà còn ấm.
- Cháo tim sen gạo tẻ: Chuẩn bị 100g gạo tẻ và 5g tim sen. Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi ninh nhừ thành cháo. Thêm 1 ít đường phèn, khuấy đều và chia thành 2 – 3 lần ăn trong ngày.
3. Lá trà xanh
Trà xanh là cây thuốc nam chữa rối loạn lo âu được nhiều người sử dụng. Nó được biết đến là loại thảo dược giàu chất chống oxy hóa với khả năng làm chậm quá trình lão hóa, tiêu trừ gốc tự do và chống viêm. Các nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa trong thảo dược này như flavonoid, catechin, polyphenols có thể đẩy lùi gốc tự do, ngăn chặn hiện tượng viêm ở tế bào thần kinh và bảo vệ các cơ quan khác của cơ thể. Nếu sử dụng trà xanh lâu dài, nguy cơ mắc các bệnh mãn tính sẽ giảm đi đáng kể.
Trong trà xanh chứa một loại axit amin tự nhiên có tên theanin. Theanin có tác dụng giải tỏa căng thẳng, thư giãn và mang lại cảm giác sảng khoái, tập trung. Hiện nay, chiết xuất trà xanh đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm,… Ngoài ra, trà xanh còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra.
Hướng dẫn dùng trà xanh hỗ trợ giảm rối loạn lo âu:
- Sử dụng 1 nắm trà xanh tươi, đem ngâm rửa với nước muối pha loãng
- Vớt trà ra để ráo nước và cho vào nồi sắc với 1.5 lít nước
- Khi nước sôi, giảm nhỏ lửa, đun trong 5 – 7 phút và tắt bếp
- Ủ trà trong 20 – 30 phút là dùng được
- Chia trà thành nhiều lần uống trong ngày nhưng cần tránh dùng vào buổi tối để tránh mất ngủ, khó ngủ
4. Bài thuốc từ lá bạc hà
Bạc hà không chỉ là loại rau gia vị mà còn là vị thuốc nam quý. Với vị cay the, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, kháng viêm và chống khuẩn, bạc hà thường được dùng để chữa cảm nắng và điều trị các chứng bệnh hô hấp. Ngoài ra, thảo dược này cũng được sử dụng để cải thiện đau đầu do căng thẳng và lo âu quá mức.
Mùi hương đặc trưng từ lá bạc hà có thể kích thích khứu giác, tạo cảm giác khoan khoái và thư giãn khi sử dụng. Với hàm lượng vitamin và khoáng chất cao bao gồm canxi, kali, vitamin B, thảo dược này còn có tác dụng an thần, thư giãn cơ và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, sử dụng trà bạc hà vào buổi tối có thể giúp giải tỏa căng thẳng, phiền muộn và ngủ sâu giấc hơn.
Lá bạc hà chứa hoạt chất menthol có tác dụng làm dịu cơn đau. Vì vậy, sử dụng trà bạc hà thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra như đau đầu, đau nhức cơ thể, tiêu hóa kém, buồn nôn,…
Cách pha trà bạc hà giảm chứng rối loạn lo âu:
- Rửa sạch một nắm lá bạc ha tươi, sau đó để ráo
- Cho vào nồi sắc với 1 ít nước và ủ trong 5 – 10 phút
- Uống trà bạc hà vào buổi tối hoặc sáng sớm để giải tỏa căng thẳng và tăng sự minh mẫn, tập trung của não bộ
Ngoài trà bạc hà, bệnh nhân cũng có thể dùng tinh dầu bạc hà xông phòng, thêm vào nước tắm,… để giảm stress và cải thiện tình trạng lo âu quá mức.
5. Cúc hoa
Cúc hoa là một trong những cây thuốc nam có tác dụng chữa rối loạn lo âu, căng thẳng thần kinh và nhiều bệnh lý khác. Thảo dược này có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, không độc, tác dụng phong nhiệt, minh mục, giải độc và dưỡng huyết. Công dụng của cúc hoa đã được chứng minh và được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiều bệnh lý như mất ngủ, đau đầu, cao huyết áp, căng thẳng, lo âu,…
Hoa cúc có mùi thơm nhẹ dịu, kích thích khứu giác và thúc đẩy sản sinh serotonin của não bộ. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa từ thảo dược này còn giúp bảo vệ hệ thần kinh trung ương và chống lại tác động từ gốc tự do. Bệnh nhân rối loạn lo âu nên sử dụng một tách trà hoa cúc vào buổi tối để cải thiện giấc ngủ và mang lại cảm giác thoải mái, khoan khái khi thức dậy.
Hướng dẫn cách dùng hoa cúc giảm rối loạn lo âu:
- Chuẩn bị khoảng 10g hoa cúc khô, mật ong và kỷ tử, táo đỏ (nếu có)
- Đun nước sôi và cho vào ấm sành
- Cho hoa cúc cùng với vài hạt kỷ tử và táo đỏ vào ngâm trong 10 – 15 phút
- Thêm mật ong vào để tạo vị ngọt và khuấy đều
- Dùng trà khi còn ấm
6. Hoa lạc tiên
Hoa lạc tiên là cây thuốc nam chữa rối loạn lo âu, mất ngủ được sử dụng rộng rãi hiện nay. Theo dân gian, thảo dược này có vị đắng, ngọt, tính mát, tác dụng tiêu viêm, an thần, lợi tiểu và giảm viêm da. Với những đặc tính này, hoa lạc tiên được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, tim hồi hộp.
Các nghiên cứu cho thấy, hợp chất flavonoid, vitexin, apigenin, naringenin,… trong thảo dược này có tác dụng an dịu thần kinh, tạo cảm giác buồn ngủ và ngủ sâu giấc. Ngoài ra, các khoáng chất dồi dào trong hoa lạc tiên còn giúp nâng cao sức khỏe, thúc đẩy tiêu hóa và kích thích hệ thần kinh trung ương. Do đó, người bị rối loạn lo âu có thể tận dụng thảo dược này để giảm tình trạng mất ngủ, khó ngủ và suy nhược do lo âu, căng thẳng kéo dài.
Cách dùng hoa lạc tiên giảm chứng rối loạn lo âu:
- Sử dụng hoa lạc tiên khô một lượng vừa đủ cho vào tách
- Thêm nước sôi vào tráng sơ và đổ bỏ
- Sau đó, cho vào tách 300ml nước sôi ủ trong 5 – 10 phút
- Dùng trà lạc tiên uống khi còn ấm
Trà lạc tiên có tác dụng an thần mạnh nên chỉ sử dụng tối đa 1 tách/ ngày. Ngoài ra, chỉ nên dùng trà trong thời gian ngắn và ngưng khi chất lượng giấc ngủ đã được cải thiện. Nếu đang mang thai, sử dụng thuốc và chuẩn bị phẫu thuật, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng trà lạc tiên để cải thiện chứng rối loạn lo âu.
7. Tía tô – Cây thuốc nam chữa rối loạn lo âu
Tía tô vừa là loại rau ăn vừa là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi. Thảo dược này thường được dùng để giải cảm, chữa ho, đau đầu, đau họng và hỗ trợ giảm ngứa, tiêu viêm do các bệnh da liễu. Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, lá tía tô còn có hiệu quả giảm căng thẳng và lo âu.
Axit rosmarinic trong lá tía tô có thể ức chế chuyển hóa GABA – chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Với tác dụng này, tía tô giúp ổn định lượng GABA, qua đó cải thiện tâm trạng và làm giảm các cảm xúc tiêu cực như lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, phiền muộn,… Các chất chống oxy hóa trong thảo dược này còn thúc đẩy sản sinh dopamin với tác dụng thư giãn cơ, giảm đau đầu và mang lại cảm xúc vui vẻ, thoải mái.
Cách dùng tía tô giảm rối loạn lo âu, căng thẳng:
- Có thể dùng các món ăn được chế biến từ lá tía tô
- Hoặc dùng lá tía tô khô hãm với nước sôi uống như trà. Nên pha loãng và uống nhiều lần trong ngày để đạt kết quả tốt nhất.
8. Củ nghệ
Nghệ được biết đến với tác dụng chữa đau dạ dày, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên trong những nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia nhận thấy, Curcumin – chất chống oxy hóa trong củ nghệ có khả năng giảm triệu chứng rối loạn lo âu, căng thẳng và trầm cảm rõ rệt.
Nghiên cứu được thực hiện ở những bệnh nhân trầm cảm kèm theo triệu chứng lo âu cho thấy, kết hợp Curcumin từ nghệ với thuốc chống trầm cảm mang lại hiệu quả tích cực hơn. Theo các chuyên gia, tác dụng giảm lo âu, trầm cảm của củ nghệ là nhờ vào hàm lượng Curcumin dồi dào. Thành phần này giúp bảo vệ tế bào thần kinh và ổn định hoạt động của não bộ. Nhờ vậy, các rối loạn về mặt cảm xúc sẽ giảm đi đáng kể.
Ngoài những lợi ích đối với sức khỏe tâm thần, cây thuốc nam này còn giúp cải thiện các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra như đau đầu, đau nhức cơ thể, khó tiêu, đau dạ dày,… Bên cạnh đó, sử dụng nghệ thường xuyên còn nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.
Cách dùng vị thuốc nam củ nghệ hỗ trợ chữa rối loạn lo âu:
- Chuẩn bị 1 – 2 thìa cà phê bột nghệ, mật ong, nước vừa đủ
- Cho bột nghệ vào nước ấm khuấy cho tan
- Sau đó, thêm mật ong vào khuấy đều
- Có thể thêm vào một ít nước cam để giảm vị đắng của củ nghệ
- Mỗi tuần chỉ nên uống từ 2 – 3 tách
9. Củ gừng
Củ gừng là vị thuốc nam được sử dụng để chữa rối loạn lo âu và nhiều bệnh lý thường gặp khác. Trên thực tế, thảo dược này chỉ được biết đến với khả năng tiêu đờm, chỉ khái, kháng khuẩn và giải biểu nên được sử dụng phổ biến trong điều trị cảm lạnh, cảm cúm, ho, viêm họng,…
Tác dụng giảm lo âu của gừng được phát hiện khi tình trạng căng thẳng, muộn phiền và lo âu quá mức giảm đi đáng kể khi sử dụng trà gừng hằng ngày. Các chuyên gia nghiên cứu và nhận thấy, các chất chống oxy hóa trong gừng có tác dụng kháng viêm và giãn mạch máu. Nhờ vậy, dùng các món ăn, thức uống từ gừng có thể giảm đau đầu và tăng khả năng tập trung.
Củ gừng chứa tinh dầu thơm có khả năng kích thích khứu giác và thúc đẩy não bộ tăng sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Vì vậy, uống trà gừng mỗi tối có thể xua tan cảm giác căng thẳng và mang đến tâm trạng thoải mái, thư giãn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thêm gừng vào nước tắm hoặc cho tinh dầu gừng vào máy xông để cải thiện tình trạng lo âu quá mức.
Cách pha trà gừng hỗ trợ chữa rối loạn lo âu:
- Chuẩn bị 1 – 2 củ gừng tươi và 1 ít mật ong/ đường phèn
- Rửa sạch gừng và cắt thành từng lát cho vào tách
- Thêm 300ml nước sôi vào hãm trong 5 – 7 phút
- Thêm mật ong hoặc đường phèn vào khuấy đều và dùng khi trà còn ấm
Gừng có tính nóng nên thích hợp dùng vào sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cần tránh dùng quá nhiều trà gừng – đặc biệt là khi thời tiết nóng, cơ thể bị chứng nóng trong, nổi nhiều mụn nhọt,…
10. Atiso
Atiso thường được dùng để pha trà và chế biến các món ăn thơm ngon. Đồng thời được biết đến với tác dụng giảm cân, thanh lọc gan và hỗ trợ giảm hấp thu chất béo. Bên cạnh đó, cây thuốc nam này cũng hỗ trợ giảm chứng rối loạn lo âu và căng thẳng thần kinh.
Atiso cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất và vitamin, trong đó vitamin C, K, magie và kali có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch và giải tỏa căng thẳng quá mức. Thảo dược này còn chứa prebiotics – một loại chất xơ có khả năng nuôi lợi khuẩn trong đường ruột. Nhờ vậy, các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, táo bón,… ở bệnh nhân rối loạn lo âu sẽ giảm đi đáng kể.
Cách dùng atiso giảm lo âu, căng thẳng:
- Dùng các món ăn từ atiso như canh atiso hầm táo đỏ, gà hầm atiso, hoa atiso nấu giò heo,…
- Hoặc dùng atiso khô pha trà uống hằng ngày như các loại trà khác
Một số lưu ý khi dùng thuốc nam chữa rối loạn lo âu
Sử dụng thuốc nam có thể giải tỏa cảm giác căng thẳng, lo âu, phiền muộn,… và cải thiện các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu gây ra. Tuy nhiên trước khi sử dụng các loại thảo dược này, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thuốc nam có thể tương tác với các loại thuốc điều trị. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kết hợp.
- Các loại thảo dược chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu. Do đó bên cạnh các bài thuốc nam, bệnh nhân nên phối hợp với các phương pháp trị liệu chuyên sâu để điều trị bệnh dứt điểm.
- Ưu điểm của thuốc nam là tương đối lành tính, an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là hiệu quả chậm, không rõ rệt và cần phải sử dụng lâu dài mới nhận thấy tác dụng.
- Khi dùng các loại thảo dược, nên chú ý biểu hiện của cơ thể để kịp thời phát hiện nếu xảy ra tình trạng dị ứng/ kích ứng. Ngoài ra, cần thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy tác dụng phụ khi sử dụng.
- Để đảm bảo hiệu quả của các bài thuốc nam chữa rối loạn lo âu, bệnh nhân cần phải xây dựng lối sống khoa học bằng cách ngủ nghỉ đúng giờ, tập thể dục thường xuyên và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Dùng thuốc nam chữa rối loạn lo âu có thể giảm phần nào các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ nên bệnh nhân cần kết hợp thêm với các phương pháp chuyên sâu như sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý,… để đạt hiệu quả tốt trong quá trình chữa trị.
Tham khảo thêm:
- 10 Cách chữa rối loạn lo âu không cần thuốc
- Mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa rối loạn lo âu, căng thẳng hiệu quả
- Rối loạn lo âu nên kiêng ăn gì cho nhanh khỏi?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!