Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đồng hành cùng VTV2 trong chuyên đề Trầm cảm

Trầm cảm đang là vấn đề sức khỏe nóng được các quốc gia trên toàn cầu quan tâm. Nhằm giúp người dân có hiểu biết đúng đắn và có giải pháp phù hợp, Chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã đồng hành cùng chương trình Vì sức khỏe người Việt – VTV2 thực hiện chuyên đề: Trầm cảm – Nguy cơ và giải pháp trị liệu.

Từ lâu, Chương trình Vì sức khỏe người Việt của truyền hình VTV2 đã trở thành một cẩm nang hữu ích, uy tín thu hút sự quan tâm của nhiều người dân Việt Nam. Mỗi chương trình là một chủ đề sức khỏe nhằm cung cấp cho khán giả những kiến thức cơ bản để tự phòng chống cũng như có giải pháp chữa bệnh phù hợp cho bản thân và gia đình. Và trong mỗi chủ đề của chương trình, khán giả sẽ được đồng hành cùng với một chuyên gia, người có hiểu biết sâu rộng, giàu kinh nghiệm về vấn đề sức khỏe đó.

Trầm cảm đang trở thành vấn đề nóng của toàn cầu. Trầm cảm là tâm bệnh, không phải thân bệnh. Các dấu hiệu của nó khá đa dạng và không biểu hiện rõ ràng ở bên ngoài. Chúng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, tính mạng người bệnh, thậm chí là cả sự an toàn của những người xung quanh.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến là chuyên gia hàng đầu về tâm lý trị liệu chữa lành tâm bệnh, không dùng thuốc đã đồng hành cùng VTV2 trong chương trình Vì sức khỏe người Việt với chuyên đề “Trầm cảm – Nguy cơ và giải pháp trị liệu”. Những chia sẻ của chuyên gia Hải Yến đã giúp người Việt có góc nhìn thực tế và đúng đắn về căn bệnh trầm cảm cũng như hiểu biết về giải pháp trị liệu tâm lý còn rất mới lạ tại Việt Nam.

Trầm cảm và những con số biết nói

Theo tổ chức WHO ghi nhận, trầm cảm là căn bệnh phổ biến đang có nguy cơ gia tăng và là gánh nặng bệnh lý đứng thứ 2 thế giới.

Trong đó, có 280 triệu người trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi bệnh trầm cảm, 75% trong tổng số ca tự tử do chứng trầm cảm nặng, 5% ca bệnh trầm cảm trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.

Trầm cảm là nguyên nhân gây ra 22% trường hợp nghiện chất kích thích và cờ bạc, 3% trường hợp bị tâm thần phân liệt hay động kinh.

Tại Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 36.000 – 40.000 người tự tử do trầm cảm và con số này cao gấp 4 lần so với tử vong do tai nạn giao thông.

Những con số đáng sợ đó đã đủ nói lên mức độ nghiêm trọng của trầm cảm đối với sức khỏe con người, gánh nặng xã hội, thậm chí là có thể trở thành mối nguy hại gây hậu quả khôn lường nếu không kịp thời theo dõi và khắc phục. Tuy nhiên, kiến thức về bệnh tâm trí chưa được phổ rộng và được nhiều người biết đến như các bệnh thân thể thông thường khác.

Trầm cảm diễn biến âm thầm và nguy hiểm

Giống như MC Bạch Dương hay khách mời diễn viên Hoàng Yến đã chia sẻ, có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng từng nghĩ rằng, trầm cảm chỉ là một cú sốc tinh thần sẽ nhanh chóng qua đi hay những người tự tử là những người bất hiếu với cha mẹ, không trân quý cuộc đời của mình. Nhưng thực ra trầm cảm đáng sợ hơn chúng ta tưởng. Nó diễn biến âm thầm như cơn mưa dầm thấm lâu và khi nó bùng phát, nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của chính người trầm cảm và những người xung quanh.

Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến thực hiện chuyên đề Trầm cảm trong chương trình Vì sức khỏe người Việt trên kênh VTV2.

Không giống như bệnh lý về thân thể thông thường, trầm cảm không có những biểu hiện rõ rệt được thể hiện ra bên ngoài để chúng ta dễ dàng nhận ra. Vậy có cách nào để chúng ta nhận biết sự hiện diện của trầm cảm để kịp thời có giải pháp không?

Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến cho biết: “Trầm cảm được đặc trưng bởi khí sắc trầm và cảm xúc bị đè nén ở bên trong theo chiều hướng tiêu cực. Người trầm cảm, vì một lý do vô tình hay hữu ý nào đó, họ đã hình thành thành nên lối suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu cực, mâu thuẫn nội tâm, thói quen xấu. Tất cả những điều này được hình thành và tích tụ dần dần đến một lúc nào đó đủ “tràn ly”, họ rơi vào trạng thái trầm cảm. Họ bị mất niềm tin vào cuộc sống, không tự tin vào chính mình, không tự tin rằng mình xứng đáng được hưởng cuộc sống tốt đẹp, không tin tưởng những người xung quanh. Họ cảm thấy bí bách, cô đơn, không ai thấu hiểu họ và họ có xu hướng co mình lại, không muốn chia sẻ với những người xung quanh giống như họ bị dồn vào chân tường và có thể dẫn đến kết quả là kết thúc mạng sống của mình hoặc thậm chí làm tổn hại đến người khác”.

Biểu hiện của trầm cảm khá đa dạng và khác nhau ở mỗi người. Nó phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, môi trường sống và những trải nghiệm trong quá khứ. Một trong những đặc trưng của người trầm cảm là mất niềm tin vào chính mình. Họ thường suy nghĩ mình không đủ giỏi, không thể hạnh phúc, không làm được việc này. Hoặc suy nghĩ rằng, mọi người làm được nhưng tôi không thể làm được, sẽ có đổ vỡ, sai lầm… Thứ nữa là họ không kiểm soát được cảm xúc của mình. Họ thường xuyên bật lên những cảm giác nóng giận, cáu gắt, bực bội song cũng có lúc họ trở nên vô cảm.

Bên cạnh trầm cảm, còn có trạng thái đối lập là hưng cảm. Những người mắc chứng hưng cảm luôn nghĩ mình là siêu nhân, anh hùng, tâm trạng phấn khích một cách bất thường.

Những người trầm cảm thường có xu hướng cô lập chính mình với thế giới xung quanh, bởi họ mất niềm tin vào cuộc sống, mất niềm tin vào chính mình. Và khi cảm xúc xấu nó trào ra, họ cũng muốn chia sẻ nhưng không thể chia sẻ với ai, họ bị dồn vào chân tường và sinh ra những suy nghĩ kết thúc cuộc đời mình.

Ở một số trường hợp khác, họ nghĩ mình không đủ giỏi, không đủ tốt, họ sẽ tự trừng phạt mình bằng cách cứa tay, đập đầu vào tường hoặc cố tình làm đau bản thân.

Tỷ lệ phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh ở Việt Nam chiếm tới 30%.

Một trong những biểu hiện nguy hiểm nữa thường gặp ở trầm cảm bà bầu hoặc trầm cảm mẹ sau sinh là họ có suy nghĩ làm hại chính đứa con thơ của mình. Bởi vậy, những trường hợp này cần đặc biệt lưu tâm để đảm bảo an toàn cho chính họ và em bé.

Điều đáng sợ là những suy nghĩ làm hại bản thân, làm hại người khác có thể xuất hiện một cách thường trực bên trong người trầm cảm.

Hiện nay, ở người trẻ còn xuất hiện một hiện tượng mới là trầm cảm cười. Họ thường cười nhiều hơn người bình thường hoặc cười nhiều hơn chính con người họ. Họ cười một cách vô thức, miệng cười nhưng mắt không cười. Bởi bên trong họ đang ẩn chứa rất nhiều nỗi đau và họ dùng nụ cười để che dấu đi những bất ổn bên trong mình.

Trầm cảm có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt giàu nghèo, giới tính, tuổi tác

Thật vậy, bất kể ai, dù là nam, nữ, già hay trẻ, giàu hay nghèo, làm trong lĩnh vực gì, có địa vị gì trong xã hội đều có thể bị trầm cảm.

Giống như bạn gái tuổi teen trong câu chuyện của diễn viên Hoàng Yến vậy. Ở tuổi dậy thì, trẻ thường có nhiều thay đổi thất thường về mặt tâm sinh lý. Nếu ba mẹ không đủ hiểu và quan tâm hoặc có những tác động tiêu cực, không phù hợp với trẻ, trẻ có thể gặp phải những bất ổn tâm lý và dần dần có thể trở thành trầm cảm.

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên đang có xu hướng gia tăng.

Bên cạnh độ tuổi dậy thì, sinh viên bước vào năm nhất đại học, sinh viên chuẩn bị hoặc mới ra trường, mẹ bầu, phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, độ tuổi trung niên, độ tuổi về hưu là những giai đoạn nhạy cảm về mặt tâm lý. Và độ tuổi cũng chỉ là một phần tác nhân dẫn đến trầm cảm mà thôi.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến trầm cảm là những áp lực, khó khăn trong cuộc sống mà chúng ta không thể làm chủ, không thể giải quyết hoặc tìm cách vượt qua được. Có thể là áp lực từ việc học tập, công việc, kinh tế, mối quan hệ (bạn đời, người yêu, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình), áp lực từ thiên tai, dịch bệnh hay bất kể vấn đề gì khiến cho con người phải suy nghĩ, lo lắng, căng thẳng quá mức. Và dịch bệnh Covid cũng là nguyên nhân dẫn đến hoặc thúc đẩy tình trạng tâm lý trở nặng hơn trong thời gian vừa qua.

Giải pháp nào là tốt nhất cho từng giai đoạn trầm cảm

Chia sẻ về giải pháp cho từng giai đoạn trầm cảm, chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến cho biết: “Ở giai đoạn đầu, sự đồng hành của người thân bên cạnh là liệu pháp, là liều thuốc bổ tuyệt vời nhất đối với người trầm cảm. Tuy nhiên, chúng ta cần học cách quan sát và nhạy cảm với hai đối tượng chưa dễ dàng chia sẻ là trẻ em và người già”.

Sang đến giai đoạn 2, trầm cảm đã khiến cho cuộc sống của họ trở nên xáo trộn và rối tung nhiều hơn. Những cảm xúc xấu hay suy nghĩ tiêu cực dễ dàng bật lên, giấc ngủ, ăn uống bị xáo trộn, không muốn bước ra khỏi giường, cảm thấy tụt năng lượng, tụt mood, khó chia sẻ với người khác.

Trong tình trạng như vậy, nếu người bên cạnh nói chuyện để xoa dịu, an ủi họ nhưng không nắm bắt được đâu là từ khóa nhạy cảm với họ thì có thể vô tình đẩy họ lún sâu hơn vào vấn đề của họ.

Chuyên gia Hải Yến chia sẻ: “Như trong câu chuyện của diễn viên Hoàng Yến, vấn đề của bạn nhỏ là bạn ấy đang tự ti vì mình béo nhưng ba mẹ lại an ủi: “ui con ơi, cái tuổi của con không cần quan tâm chiều cao cân nặng”. Hay con đang cảm thấy rằng là mình không thể nào đạt được điểm 10 và mẹ lại nói: “Con ơi cố học đi, mẹ tin là con làm được”. Hoặc là người thân đang không ngủ được nhưng chúng ta lại bắt họ phải đi ngủ lúc 11 giờ và phải dậy lúc 5 giờ”.

Trong những tình huống này, họ đang bị áp lực, bị ám ảnh vì những vấn đề đó mà chưa có giải pháp nào. Người thân muốn đưa ra lời khuyên nhưng lại vô tình nhắc đi nhắc lại những từ khóa gây thêm ám ảnh hay tạo áp lực cho họ.

Đặc biệt, trong giai đoạn 3, lời khuyên là điều tối kỵ cần tránh. Trong trường hợp này, lời khuyên giống tảng đá dành tặng cho người thân của mình khi họ đang cố gắng thoát ra khỏi đầm lầy. Và các chuyên gia tâm lý tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam sẽ không bao giờ đưa ra lời khuyên cho bất kỳ một vấn đề nào của khách hàng cả.

Quy trình trị liệu trầm cảm tại Trung tâm NHC Việt Nam diễn ra như thế nào?

Hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đang ứng dụng khoa học NLP – Neuro Linguistic Programming – Ngôn ngữ lập trình tư duy trong trị liệu tâm lý và phát triển, khai phá tiềm năng con người. Phương pháp này hiện cũng đang được ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và mang lại hiệu quả tốt.

Trước tiên, các chuyên gia của Trung tâm NHC Việt Nam sẽ sử dụng các bộ câu hỏi để khai vấn, giúp khách hàng quan sát chính mình, thấu hiểu và tìm ra nguyên nhân cũng như có giải pháp cho nguyên nhân đó. Bên cạnh đó, Trung tâm còn có những phương pháp trị liệu mới để kết nối với vùng sâu trong tâm thức con người và tìm ra nguyên nhân gốc rễ.

Chuyên gia Hải Yến chia sẻ: “Mỗi một khách hàng đến với NHC Việt Nam có những vấn đề tâm lý lớn nhỏ, ít nhiều khác nhau. Nếu như y khoa chia làm 3 giai đoạn thì chúng tôi cũng như vậy. Chúng tôi dựa vào tình trạng của khách hàng để có những liệu trình, phác đồ, phương pháp trị liệu phù hợp với từng cá nhân. Và quá trình trị liệu tâm lý được chia thành 4 giai đoạn: Trị liệu, trị liệu chuyên sâu, huấn luyện, đồng hành”.

Nếu ví tâm trí của chúng ta như một khu vườn thì những vấn đề tâm lý gây nên trầm cảm đang là rác, cây độc trong khu vườn tâm trí đó. Ở giai đoạn 1 – Trị liệu, các chuyên gia tâm lý trị liệu tại NHC Việt Nam sẽ giúp bạn nhận diện được đâu là rác trong khu vườn và giúp bạn dọn rác. Trong giai đoạn này, người trầm cảm sẽ nhìn thấu vấn đề của chính mình.

Trong giai đoạn 2 – Trị liệu chuyên sâu, chúng tôi sẽ giúp bạn dọn sạch hơn khu vườn của mình. Nếu chính bạn hoặc ai đó đang đổ rác vào khu vườn của bạn thì hãy dừng việc đổ rác đó lại. Mục tiêu của giai đoạn 2 là giúp khách hàng hiểu và biết yêu thương mình đúng cách, biết cân bằng cảm xúc và cảm thấy sự bình an trong tâm trí.

Giai đoạn 3 – Huấn luyện sẽ giúp khách hàng gieo những hạt mầm tích cực trong khu vườn tâm trí và biết yêu thương người khác đúng cách. Đây cũng là giai đoạn mà các mối quan hệ của khách hàng được cải thiện một cách đáng kể theo chiều hướng tích cực.

Trong giai đoạn 4 – Đồng hành, các chuyên gia sẽ giúp cho khách hàng khơi dậy ước mơ, khát khao, mục tiêu sống của chính mình và khơi dậy những tiềm năng tiềm ẩn trong con người họ, biến những tiềm năng đó trở thành thứ có giá trị để phục vụ cho mục tiêu, ước mơ của khách hàng.

Điều tuyệt vời trong phương pháp trị liệu tại Trung tâm NHC Việt Nam không chỉ là chữa lành nỗi đau, chữa lành tâm bệnh từ nguyên nhân gốc rễ vấn đề mà còn chuyển hóa những trải nghiệm xấu trong quá khứ trở thành bài học giá trị, nguồn động lực thúc đẩy cho mục tiêu, ước mơ của khách hàng.

Xem chi tiết nội dung chương trình Vì sức khỏe người Việt – VTV2 – Chuyên đề Trầm cảm:

Để biết thêm thông tin chi tiết về trị liệu tâm lý trầm cảm hay rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ, quý bạn đọc có thể liên hệ đến hotline 096 589 8008 của Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam hoặc gửi câu hỏi, vấn đề của mình tới chuyên gia tại đây.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh

Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
  • Fanpage: Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – Tâm an sống khoẻ

Có thể bạn quan tâm: Trung tâm NHC Việt Nam cơ sở Hồ Chí Minh – Địa chỉ trị liệu tâm lý uy tín hàng đầu

4.8/5 - (21 bình chọn)

Bình luận

  1. Kendy Chi says: Trả lời

    quá hay!!!

  2. Nguyễn Thị Lan says: Trả lời

    ai chữa ở đây chưa xin ít review, mẹ mình cũng bị trầm cảm muốn đến đây xem thế nào

    1. Trần P.Anh says: Trả lời

      nếu cũng trầm cảm thì qua đây là hợp lý đấy bác

      1. Nguyễn Thị Lan says: Trả lời

        hợp lý là thế nào ạ có chất lượng không ạ

        1. Trần P.Anh says: Trả lời

          chất lượng thì không phải bàn rồi toàn chuyên gia cao tay thôi mà dịch vụ họ cũng chuẩn nữa có cam kết và đồng hành luôn

          1. Nguyễn Thị Lan says:

            cam kết là cam kết chữa khỏi bệnh ạ

          2. Trần P.Anh says:

            ừ kiểu đấy có khi còn nhận được lại hơn cả khỏi bệnh ý, như em tôi cũng 21 tuổi thôi mà trị liệu đây xong thấy đầu óc nó suy nghĩ chín chắn hơn hẳn, không ngại việc gì cả

          3. Nguyễn Thị Lan says:

            nghe có cam kết là em yên tâm rồi để em liên hệ ạ cảm ơn chị

    2. Quốc Tiệp says: Trả lời

      chữa ở đây là tuyệt vời rồi chị sợ chả có lịch cho chị chữa ý

      1. Nguyễn Thị Lan says: Trả lời

        đông thế cơ ạ

        1. Quốc Tiệp says: Trả lời

          đông lắm chị đợt em liên hệ đặt lịch thôi mà bảo không sếp được ngày vì kín mít thế là phải đợi hơn tuần sau mới đăng ký được

          1. Nguyễn Thị Lan says:

            mình cũng vừa liên hệ xong người ta hẹn tuần sau tuần này hết lịch chứ

          2. Quốc Tiệp says:

            đấy em bảo mà cứ phải nhanh không chờ đợi sốt ruột lắm

    3. Ngân Thanh says: Trả lời

      lên tv rồi bác còn đắn đo chi

      1. Nguyễn Thị Lan says: Trả lời

        cũng phải xin ý kiến những ai từng đến cho an tâm bạn ạ, sức khỏe mà nên phải cẩn thận

  3. Mạc Hàn Hương says: Trả lời

    mình nghiện tâm lý học nên talk show này cảm thấy rất cuốn, xem đi xem lại mấy lần không ngán mở mang nhiều kiến thức phết

    1. Châu Giả Kha says: Trả lời

      nói dễ hiểu thật mình không biết về trầm cảm mà nghe xong hiểu ra nhiều thứ mà rất cần thiết khi chăm sóc người hậu covid nhớ

      1. Mạc Hàn Hương says: Trả lời

        ừ hậu covid nhiều người gặp vấn đề tâm lý đa số người covid xong đều bị

        1. Châu Giả Kha says: Trả lời

          ui lớp con mình bị mấy đứa mà không thấy bố mẹ nó cho đi chữa gì cả cô giáo bảo cũng kệ

          1. Mạc Hàn Hương says:

            có khi nguyên nhân từ bố mẹ ý chứ không phải do học hành gì cả bố mẹ cứ nghĩ đưa con vào trường lớp là trường lớp sẽ giải quyết tất

          2. Châu Giả Kha says:

            khổ thân lắm đến người lớn mà trầm cảm còn khó hết huống chi trẻ con chứ

  4. Lê Tú Oanh says: Trả lời

    quy trình trị liêu ở đây trông có vẻ bài bản nhỉ

    1. Lưu Bảo An says: Trả lời

      ừ thấy phân khúc ra khá hợp lý như kiểu điều trị các bệnh cơ thể ý

      1. Lê Tú Oanh says: Trả lời

        mà chữa mấy bệnh tâm lý này không biết có khỏi nhanh hơn bệnh cơ thể không

        1. Lưu Bảo An says: Trả lời

          lâu hơn đấy bạn vì liên quan đến não bộ của mình mà

  5. Phạm Ngọc Tùng says: Trả lời

    may xem được chương trình này nên mới biết đến trung tâm đang cho bố theo liệu trình ở đây và cảm thấy an tâm và tiến triển rõ rệt, mong sao trung tâm giúp bố mình hết hẳn bệnh

    1. Tạ Ánh Tuyết says: Trả lời

      sẽ khỏi thôi bác cứ có niềm tin chiến thắng là sẽ đại thắng bác ạ

      1. Phạm Ngọc Tùng says: Trả lời

        từ lúc đến trung tâm em thấy rất có niềm tin và sự tin tưởng bố em khỏi bệnh

        1. Tạ Ánh Tuyết says: Trả lời

          ừ cứ giữ nguyên niềm tin này nhé phải có niềm tin mới tích cực được bạn ạ

          1. Phạm Ngọc Tùng says:

            vâng em biết rồi em cảm ơn bác

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *