Ý nghĩa của Thiền trong khoa học tâm lý trị liệu
Thời gian gần đây, nhiều người thường nhắc đến thiền và tâm lý trị liệu như đôi bạn đồng hành cùng nhau. Cũng bởi, trong các nghiên cứu đã tìm ra được ý nghĩa của thiền trong khoa học tâm lý trị liệu và ứng dụng nó rất thành công.
Tổng quan về tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu còn có tên tiếng Anh là psychotherapy, đây là hệ thống các kỹ thuật, phương pháp được các nhà trị liệu/ chuyên gia tâm lý sử dụng với mục đích cải thiện sức khỏe tinh thần và tháo gỡ những khúc mắc, trở ngại của hành vi, cảm xúc con người. Đây là một thuật ngữ chung thường được sử dụng để nhắc đến sự tương tác hoặc liệu pháp điều trị những vấn đề tâm lý xuất hiện trong tự nhiên.
Phương pháp trị liệu này được thực hiện với mục đích làm xoa dịu và thuyên giảm các cảm giác về nỗi đau khổ, đem đến cho con người sự hạnh phúc và vui vẻ trong tâm hồn. Các chuyên gia tâm lý thường sẽ sử dụng hàng loạt các kỹ thuật chuyên môn khác nhau về những liệu pháp dựa trên kinh nghiệm. Nhờ vào quá trình xây dựng các mối quan hệ, những cuộc hội thoại truyền thông giúp thay đổi hành vi để cải thiện chất lượng sức khỏe tâm thần và thể chất của con người.
Ở các nước phương Tây, những nhà trị liệu khi muốn áp dụng tâm lý trị liệu cần phải thông qua quá trình đào tạo, cấp bằng và có giấy phép hành nghề cụ thể. Các nhà trị liệu có thể xuất thân từ nhiều chuyên ngành khác nhau, ví dụ như nhân viên cơ quan xã hội, nhà tâm lý, bác sĩ tâm thần, điều dưỡng viên tâm thần, nhà phân tâm học hoặc là những chuyên viên đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Tâm lý trị liệu là một phương pháp tâm lý được đánh giá rất cao về hiệu quả và tính an toàn. Nó dùng để chữa trị các vấn đề về cảm xúc, tâm lý và chủ yếu sẽ sử dụng lời nói, các kỹ năng giao tiếp để trò chuyện giữa nhà trị liệu và thân chủ. Thông thường, bệnh nhân sẽ chia sẻ và trao đổi với nhà trị liệu về các triệu chứng và vấn đề mà bản thân đang gặp phải, đồng thời thiết lập mối quan hệ giữa nhà trị liệu và người bệnh.
Mục đích chính của quá trình trị liệu đó chính là hỗ trợ cho người bệnh tìm hiểu và nhìn nhân được chính bản thân. Họ sẽ được tạo dựng một cái nhìn mới mẻ về những mối quan hệ đã có trong quá khứ lẫn hiện tại, các hành vi đã định hình từ trước cũng sẽ dần được thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Nhìn chung, tâm lý trị liệu sẽ nhắm đến việc giúp tăng trưởng nhân cách của một con người theo chiều hướng trưởng thành, chín chắn hơn. Đồng thời sẽ giúp cho họ tự thực hiện hóa được bản thân của mình. Sau cùng, mục tiêu của tâm lý trị liệu chính là:
- Gia tăng khả năng thấu hiểu của người bệnh
- Giúp họ tìm ra giải pháp phù hợp cho những mâu thuẫn, xung đột,
- Gia tăng niềm tin và chấp nhận chính mình,
- Hỗ trợ người bệnh gia tăng các kỹ năng ứng phó với các sự kiện khó khăn, cản trở trong cuộc sống.
- Củng cố niềm tin của người bệnh một cách vững chắc và an toàn.
Thiền là gì?
Tên gọi tiếng anh của thiền là meditation, đây là một hình thức giúp phát triển, tu dưỡng và đào luyện tâm trí cho con người. Thiền là sự tập trung tâm lý chuyên nhất vào một đối tượng để đưa đến sự nhất tâm. Thói quen thiền định sẽ giúp loại trừ được các yếu tố như sân hận, tham dục, trạo hối, hoài nghi và thùy miên cùng với chứng các thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm).
Thiền cũng được xem là an trú trong chánh niệm giúp cho tâm và thân được trở về cùng một mối, đưa đến thiền lạc và hỷ lạc do ly các dục cùng ly bất thiện pháp. Trong Phật giáo có khá nhiều phương pháp để thực tập thiền, ví dụ như thiền quán (vipasana), thiền chỉ (samatha).
- Thiền quán hay còn được nhiều người gọi là thiền vipasana sẽ bao gồm thiền Tứ niệm xứ, thiền quán niệm hơi thở,…
- Thiền chỉ là ngừng lại những vọng tâm đưa đến các tầng thiền từ sơ cho đến tứ thiền.
Thiền sẽ giúp cho người hành giả có thể đạt được đến một “cái thấy” sâu sắc hướng về thực tại. “Cái thấy” này có thể giúp họ giải phóng được bản thân thoát khỏi các sự lo âu, phiền muộn, sợ hãi, có khả năng chế tác chất liệu từ bi và trí tuệ, giúp nâng cao phẩm chất, đem niềm vui, sự hạnh phúc đến cho chính mình và những người khác.
Xét về phương diện sức khỏe thì thiền định được ví như một nghệ thuật giúp thư giãn, giảm sự căng thẳng, áp lực, bức xúc, đau đớn. Nhờ thiền mà bản thân cảm thấy an lạc, hỗ trợ quân bình thân tâm và có thể trị liệu tốt cho một số chứng bệnh về tâm lý.
Trong Phật giáo cũng có bộ môn tâm lý học Phật Giáo và duy thức học là bộ môn sâu sắc nhất. Trong bộ môn này, những sự vận hành và cấu trúc của tâm sẽ được chia sẻ và trình bày một cách chi tiết. Tâm sở, tâm vương, tâm bất tương ưng hành, tâm, sắc pháp, vô vi pháp đều sẽ được chính các nhà duy thức học nhắc đến rất cụ thể và rõ ràng.
Thông thường, tâm lý học Phật giáo sẽ phân tích sâu vào quá trình vận hành của tâm, những mối quan hệ giữa tâm sở, tâm vương, tâm bất tương ưng hành. Đồng thời sẽ tìm hiểu rõ gốc rễ của thiện, bất thiện, phiền não và hướng dẫn về biện pháp đoạn trừ chúng.
Theo nguồn thông tin đáng tin cậy cho biết Đức Phật Gautama không chỉ đơn thuần là nhà văn hóa, giáo dục nổi tiếng tại Ấn Độ mà ngài còn được biết đến trên toàn thế giới. Ngài cũng là một nhà tâm lý học được nhiều người tôn kính trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh.
Ý nghĩa của Thiền trong khoa học tâm lý trị liệu
Trong khoảng thời gian gần đây, có rất nhiều sự quan tâm đối với việc sử dụng tiềm năng của thiền định trong ứng dụng tâm lý trị liệu. Các nhà tâm lý học cũng đã tìm thấy được ý nghĩa của thiền trong khoa hoặc tâm lý trị liệu. Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) cũng đã từng công bố kết quả một nghiên cứu vào năm 2020 và nhận thấy rằng việc áp dụng thiền trong quá trình cải thiện sức khỏe tâm lý có hiệu quả tương tự như những loại thuốc điều trị bệnh.
Với những lập luận chặt chẽ cùng sự đầu tư nghiên cứu chuyên sâu mà các nhà khoa học đã chứng minh được hiệu quả của thiền định đối với quá trình trị liệu tâm lý nhằm cải thiện các chứng bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, stress, căng thẳng kéo dài,…Tiến sĩ Madhav Goyal của Johns Hopkins – người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính cho nghiên cứu cũng từng đưa ra nhận định “Thiền định không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cả. Chúng ta hoàn toàn có thể thực hành thiền định kết hợp với các phương pháp điều trị khác mà đã được chỉ định trước đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn”.
Khi tiến hành nghiên cứu về thiền định, nhiều nhà khoa học cũng đã công nhận về việc thiền định có ý nghĩa và rất nhiều thứ cung cấp tốt cho liệu pháp tâm lý. Ngoài ra, họ còn nhận thấy hiệu quả của thiền định trong điều trị là nhờ vào sự kết hợp của quá trình thư giãn, tập trung, tái cấu trúc nhận thức và nhìn sâu vào trong của sự vật. Thiền sẽ đem đến một trạng thái thư giãn và giúp trạng thái ý thức được thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, khi ứng dụng thiền trong khoa học tâm lý trị liệu chính là ‘kỹ thuật tương thích và hỗ trợ lẫn nhau’. Tuy rằng thiền định và tâm lý trị liệu đảm nhiệm các chức năng hệ quả tất yếu đối với việc nâng cao sự hạnh phúc của cá nhân. Việc giúp gia tăng nhận thức và tăng cường khả năng nhận diện về bản chất của việc đưa thiền định đến gần hơn với các liệu pháp trị liệu tâm lý.
Thiền định sẽ giúp cải thiện các kỹ năng chú ý, giúp tâm trí được tĩnh lặng hơn, nội tâm được hài hòa và sự chuyển đổi siêu việt của các mối bận tâm cá nhân là tâm điểm chính của trị liệu tâm lý. Các nhà khoa học cũng tìm thấy rất nhiều các dữ kiện sinh lý về thiền định nhắc đến sự hiệu quả của nó đối với các vấn đề có liên quan đến stress, căng thẳng, chấn động hoặc tổn thương tâm lý.
Một số nghiên cứu đã đưa ra gợi ý rằng, thiền định có thể được xem là một chiến lược hiệu quả đối với việc ngăn chặn và cải thiện chức năng trong quá trình điều trị tình trạng nghiện ngập, sợ hãi, hen suyễn, tăng huyết áp, ám ảnh, mất ngủ, stress. Kết quả nghiên cứu nhận thấy, các đối tượng thực hiện thiền định thường xuyên sẽ có khả năng kiểm soát và nâng cao cảm xúc theo hướng lạc quan, tích cực hơn, đồng thời mang đến nhiều lợi ích cho thể chất.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được ý nghĩa của thiền trong khoa học tâm lý trị liệu. Thiền có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Tuy nhiên, để áp dụng thành công bạn nên tìm đến các chuyên gia để được hướng dẫn cách thiền hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm:
- Cách chữa lành đứa trẻ bên trong bạn bằng tâm lý trị liệu
- Chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả không?
- Các phương pháp trị liệu tâm lý phổ biến hiện nay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!