Chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả?
Chữa tự kỷ bằng tâm lý trị liệu là một trong các phương pháp được đánh giá rất cao về tính an toàn và hiệu quả dành cho người bệnh. Tuy vậy, để quá trình trị liệu đạt được thành công như mong muốn cũng còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như gia đình, sự nỗ lực từ người bệnh,….
Chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả không?
Tự kỷ còn có tên gọi khác là rối loạn phổ tự kỷ và được gọi tắt là ASD – Autism Spectrum Disorder. Đây là một dạng rối loạn phát triển thần kinh được đặc trưng bởi những khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ, tư duy, hành động và sự tương tác xã hội. Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này. Bên cạnh đó, căn bệnh này không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, các biện pháp chữa bệnh chỉ hỗ trợ kiểm soát và cải thiện bệnh tạm thời.
Tự kỷ được đánh giá là một căn bệnh nặng có mức ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hoạt động và chức năng của não bộ, khiến cho người bệnh bị khiếm khuyết về nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, những đối tượng bị tự kỷ không phải hoàn toàn kém thông minh, một vài trường hợp trẻ tự kỷ vẫn có được thế mạnh riêng biệt về một lĩnh vực nào đó.
Việc có thể sớm phát hiện và tiến hành can thiệp sớm cũng góp phần quan trọng đối với quá trình cải thiện nhận thức, khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ và kiểm soát hành vi của người bệnh. Nếu có thể áp dụng tốt các biện pháp điều trị thích hợp thì bệnh nhân hoàn toàn có thể phát triển tốt khả năng của bản thân và dần hòa nhập được với cộng đồng.
Hiện nay, tâm lý trị liệu cũng là một trong các phương pháp được ưu tiên và khuyến khích áp dụng nhiều cho các trường hợp bệnh tự kỷ. Biện pháp này thường được áp dụng nhiều trong các tình trạng bệnh tâm thần – tâm lý, điển hình như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress kéo dài.
Đây là một hệ thống học thuyết thường sẽ sử dụng ngôn ngữ hoặc các kỹ thuật riêng biệt để giao tiếp, trò chuyện với người bệnh. Thông qua các buổi trị liệu, bệnh nhân sẽ dần cải thiện tốt các vấn đề có liên quan đến hành vi, nhận thức, cảm xúc một cách tự nhiên nhất.
Thông thường, trong suốt quá trình trị liệu tâm lý, người bệnh sẽ được điều trị thông qua ngôn ngữ và không cần đến sự can thiệp của bất kì loại thuốc nào. Việc chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu sẽ giúp cho các nguyên nhân gốc rễ được giải quyết triệt để và không để lại biến chứng về sau.
Trên thực tế nhận thấy rằng những bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ sau khi được áp dụng các buổi trị liệu tâm lý đều có dấu hiệu cải thiện đáng kể. Người bệnh dần nắm bắt được những kỹ năng cần thiết để sinh tồn trong cuộc sống, ví dụ như biết cách giao tiếp, trò chuyện, cải thiện được khả năng tự chăm sóc cho bản thân, đồng thời có thể phát triển được những tiềm năng của chính mình.
Do đó, có thể kết luận rằng việc chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu hoàn toàn có hiệu quả. Trong rất nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã nhận thấy rằng khi người bệnh tự kỷ được tác động vào nhận thức thông qua lời nói, hành vi mang tính chân thực sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn so với biện pháp sử dụng thuốc.
Mục tiêu cụ thể của việc áp dụng phương pháp tâm lý trị liệu để chữa bệnh tự kỷ như:
- Có thể hỗ trợ giải quyết những xung đột về mặt tâm lý, cảm xúc và hành vi.
- Phương pháp này sẽ giúp nâng cao khả năng thấu hiểu ở trẻ tự kỷ.
- Người bệnh sẽ có thêm nhiều khả năng để ứng biến, đối phó với các khó khăn, trở ngại một cách hiệu quả.
- Giúp củng cố cái tôi vững mạnh, an toàn và toàn vẹn cho trẻ.
- Thúc đẩy và kích thích trẻ thực hiện các hành vi tích cực và lành mạnh.
Đặc biệt hơn, các chuyên gia cho biết rằng nếu bệnh tự kỷ không được can thiệp đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ chuyển biến thành bệnh trầm cảm. Cũng bởi khi mắc phải chứng tự kỷ thì hầu hết trẻ nhỏ đều không biết rõ được cách biểu đạt mong muốn, suy nghĩ, cảm xúc của chính mình.
Đồng thời họ có xu hướng muốn tách biệt với xã hội, không muốn giao tiếp hoặc gần gũi với bất kì ai. Vì thế, thông qua quá trình trị liệu tâm lý thì người bệnh cũng sẽ phòng tránh tốt nguy cơ xuất hiện các triệu chứng về tâm lý – tâm thần như stress, mất ngủ, lo lắng quá mức.
Tuy nhiên, người bệnh nên hiểu rằng bệnh tự kỷ rất khó điều trị dứt điểm. Các biện pháp hỗ trợ, kể cả tâm lý trị liệu chỉ mang tính chất kiểm soát và khống chế bệnh tạm thời. Nhờ vào những kỹ năng của mình mà các chuyên gia tâm lý, nhà trị liệu sẽ giúp người bệnh được đánh thức năng lực tiềm ẩn, nhận thức của bản thân. Bệnh nhân sẽ là người trực tiếp nắm bắt và khám phá để có thể phát triển được những khả năng vốn có có chính mình.
Bên cạnh đó, việc chữa bệnh tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu có mang lại hiệu quả tốt hay không còn phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố gia đình. Các chuyên gia luôn khuyến khích người thân của trẻ tự kỷ nên cùng tham gia vào quá trình trị liệu. Phải có sự giúp đỡ và kết nối của nhiều yếu tố khác nhau thì khả năng phục hồi sức khỏe của người bệnh mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
Đặc biệt nếu có thể sớm phát hiện bệnh ở những năm tháng đầu đời (từ 12 đến 36 tháng sau sinh) thì kết quả điều trị càng đạt được tiên lượng tốt. Vì thế gia đình cần dành nhiều sự quan tâm cho trẻ nhỏ và nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ của y tế ngay khi nhận thấy các triệu chứng cảnh báo bệnh tự kỷ.
Những biện pháp tâm lý trị liệu dành cho người bệnh tự kỷ
Sau khi nắm rõ được tình trạng bệnh của mỗi người, các chuyên gia sẽ tiến hành lựa chọn các biện pháp tâm lý phù hợp và đưa ra phác đồ chữa bệnh riêng biệt. Quá trình trị liệu tâm lý không chỉ đơn thuần chỉ là những buổi trò chuyện mà còn có thể kết hợp cùng nhiều liệu pháp khác nhau như thôi miên, âm nhạc hoặc những các kỹ thuật riêng biệt để góp phần gia tăng hiệu quả. Bên cạnh đó, gia đình cần phải chú ý hỗ trợ tốt và tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ, chuyên gia để người bệnh mau chóng phục hồi được sức khỏe.
1. Các liệu pháp tâm lý trị liệu thường áp dụng cho trẻ bị tự kỷ
Khi người bệnh tự kỷ được tương tác với nhà trị liệu/ chuyên gia/ bác sĩ tâm lý sẽ giúp cho họ thiết lập được một mối quan hệ giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau nhằm giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân. Nhà trị liệu tâm lý được xem là một người lắng nghe và định hướng tốt cho người bệnh về các hành vi, nhận thức của bản thân. Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ được giúp đỡ rất nhiều về việc kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của chính mình. Nếu có thể tiến hành can thiệp sớm ngay từ khi trẻ còn nhỏ thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Một số liệu pháp thường được chỉ định áp dụng cho các trường hợp trẻ bị tự kỷ như:
- Liệu pháp nhận thức và hành vi (CBT)
Phương pháp trị liệu này được sử dụng rất phổ biến và nhận được nhiều sự đánh giá tích cực từ cả các chuyên gia cùng người bệnh. Nhờ vào CBT mà các bệnh nhân bị tự kỷ sẽ dần thay đổi và điều chỉnh tốt hành vi, nhận thức theo chiều hướng tích cực và đúng đắn hơn. Các chuyên gia sẽ tiến hành trò chuyện và quan sát những hành vi, suy nghĩ, cảm xúc của người bệnh để phân chia và đánh giá chúng thành hai hướng tích cực và tiêu cực.
Qua đó họ sẽ hỗ trợ cho bệnh nhân điều chỉnh những điều chưa hợp lý và phát huy tốt các điểm mạnh của bản thân. Ngoài ra, quá trình áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi cũng có thể giúp bệnh nhân thuyên giảm tốt các nỗi lo lắng, bất an và giúp họ phản ứng tốt hơn với những tình huống khó khăn.
- Liệu pháp hành vi
Liệu pháp hành vi thường sẽ tập trung nhiều vào việc quan sát và xem xét hành vi của người bệnh. Các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá những sự biến đổi môi trường có khả năng gây ra các tác động đến việc điều hành, nguyên tắc học tập của con người nhằm xác định được các thủ tục thay đổi hành vi mang tính tiềm năng.
Nhờ vào liệu pháp này mà người bệnh tự kỷ có thể củng cố tốt khả năng hành vi, nhận thức, ngôn ngữ và tự chăm sóc bản thân. Thông thường, liệu pháp hành vi sẽ được chỉ định áp dụng nhiều trong quá trình can thiệp trị liệu lâm sàng.
- Liệu pháp thân chủ trọng tâm (client-centered psychotherapy)
Liệu pháp thân chủ trọng tâm được thực hiện dựa vào thuyết của Carl Roger nhằm giúp cho người bệnh hiểu và chấp nhận được chính bản thân của mình. Nhờ đó họ có thể tự đưa ra giải pháp và quyết định của bản thân, nhấn mạnh vào vai trò và tầm quan trọng của mỗi cá thể.
Bệnh nhân cần phải học cách tự chịu trách nhiệm với bản thân hay hiểu theo cách khác đó chính là client-centered psychotherapy hướng đến sự độc lập. Điều này cũng sẽ giảm thiểu tối đa sự phụ thuộc, dựa dẫm vào gia đình hoặc những người thân khác. Liệu pháp này sẽ giúp cho người bệnh rất nhiều khi trưởng thành bởi trong thực tế có đến khoảng 98% các người bệnh tự kỷ phải sống cùng với gia đình, trong đó có đến 50% các trường hợp phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc, giúp đỡ của những người bên cạnh.
- Liệu pháp phân tâm (psychoanalysis)
Tuy liệu pháp phân tâm vẫn chưa được sử dụng quá rộng rãi đối với những người bệnh tự kỷ nhưng trong các nghiên cứu khoa học đã công nhận và chứng minh cụ thể về hiệu quả của liệu pháp này. Psychoanalysis thường sẽ tập trung nhiều vào các yếu tố có căn nguyên tiềm ẩn sâu bên trong tiềm thức.
Các chuyên gia chỉ sẽ tập trung duy nhất vào một vấn đề cốt lõi để giải quyết thật triệt để. Thông thường, phân tâm sẽ được cân nhắc áp dụng đối với các trường hợp người bệnh cần được thôi miên nhưng không mang lại hiệu quả tích cực.
Chữa tự kỷ bằng phương pháp tâm lý trị liệu đôi lúc phải duy trì cả đời bởi căn bệnh này khó có thể điều trị được tận gốc. Các chuyên gia cho biết rằng phương pháp này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nên khi áp dụng trong thời gian dài có thể hỗ trợ tốt cho bệnh nhân vượt qua được các trở ngại, khó khăn trong cảm xúc, hành vi.
Bên cạnh đó, gia đình cũng cần tìm kiếm và lựa chọn các cơ sở trị liệu uy tín và chất lượng để có thể giúp cho quá trình điều trị mang lại kết quả tốt nhất. Người thân trong gia đình cũng cần tích cực tham gia vào các buổi trị liệu để hỗ trợ tốt cho người bệnh và tạo thêm động lực để họ có thể mau chóng kiểm soát được tình trạng bệnh của mình.
2. Những hình thức trị liệu tâm lý đối với người bệnh tự kỷ
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, độ tuổi của mỗi bệnh nhân mà các chuyên gia tâm lý sẽ cân nhắc để lựa chọn hình thức trị liệu phù hợp nhất. Điều này cũng góp phần rất quan trọng đối với hiệu quả của quá trình trị liệu tâm lý cho những bệnh nhân bị tự kỷ.
Một số hình thức trị liệu tâm lý thường được áp dụng cho người bệnh tự kỷ như:
- Trị liệu cá nhân: Người bệnh và chuyên gia tâm lý sẽ giao tiếp và trao đổi trực tiếp 1:1 với nhau. Các chuyên gia sẽ đóng vai trò là một trong quan sát, lắng nghe và đưa ra các hướng dẫn phù hợp để người bệnh thay đổi tư duy, cảm xúc, hành vi theo hướng tích cực nhất. Với biện pháp này bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn để thể hiện chính mình. Thông qua các buổi trò chuyện thì chuyên gia cũng sẽ tìm ra được các khiếm khuyết và tiềm năng của người bệnh để hỗ trợ họ tốt hơn.
- Trị liệu theo gia đình: Như đã chia sẻ ở trên, gia đình là yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh ở người tự kỷ, đặc biệt là trẻ em. Nếu nhận thấy trẻ có một liên quan mật thiết nào đó đối với một người thân trong gia đình thì các chuyên gia sẽ yêu cầu người đó cùng có mặt trong các buổi trị liệu. Phương pháp này cũng giúp gia tăng được mối quan hệ giữa các thành viên, nhờ đó giúp cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tự kỷ được diễn ra hiệu quả hơn.
- Trị liệu theo nhóm: Chuyên gia trị liệu tâm lý sẽ sắp xếp các nhóm điều trị, mỗi nhóm có thể bao gồm từ 2 đến 3 trẻ có các triệu chứng, biểu hiện giống nhau hoặc gần tương tự như nhau. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều về khả năng tương tác xã hội, giúp trẻ cải thiện được khả năng giao tiếp và các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Nhìn chung, việc chữa bệnh tự kỷ là một quá trình dài đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau. Gia đình cũng cần quan tâm và tìm kiếm các cơ sở trị liệu tâm lý uy tín để đảm bảo kết quả điều trị đạt được như mong muốn. Hi vọng các thông tin của bài viết trên đây sẽ giúp cho bạn đọc hiểu thêm phương pháp chữa bệnh tự kỷ bằng tâm lý trị liệu từ đó có hướng điều trị bệnh tốt nhất.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!