Chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Mạnh Chính chia sẻ cách thực hành chánh niệm 

Xuất phát từ một khái niệm trong Phật giáo, chánh niệm được áp dụng rộng rãi như một phương thức chăm sóc sức khỏe hiệu quả. Là người thường xuyên tham gia phụng sự các chương trình chánh niệm làng Mai ở trong nước và nước ngoài (Thái Lan, Pháp,…), chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Mạnh Chính chia sẻ về thực hành chánh niệm trong trị liệu tâm lý, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé! 

Chuyên gia Lê Mạnh Chính hiện đang công tác tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam cơ sở Trần Duy Hưng (Hà Nội)

1. Hiểu đúng về chánh niệm 

Chắc chắn bạn đọc đã từng thắc mắc: “Thiền là gì? Chánh niệm là gì?” Bởi ngày nay có nhiều người nhắc tới hay thực hành. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ chánh niệm là gì? Chánh niệm là thực hành để nhận thức đầy đủ và không phán xét về thời điểm hiện tại, thay vì sống trong quá khứ hoặc dự đoán về tương lai. Hiểu đơn giản, chánh niệm là khả năng con người nhận thức được mình đang ở đâu và đang làm gì, đồng thời không phản ứng thái quá hoặc bị choáng ngợp với những gì diễn ra xung quanh.

Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Mạnh Chính:

Chánh niệm không dành riêng cho lĩnh vực tâm lý trị liệu mà bất kỳ ai cũng nên thực hành chánh niệm. Hiện nay, phương Tây cũng nghiên cứu về chánh niệm để trị liệu tâm lý. Đây là phương pháp tu tập cổ truyền trong đạo Phật, đã có từ rất lâu nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn phù hợp với cuộc sống con người.

Ngày nay, cho dù công nghệ thông tin phát triển thì chánh niệm vẫn được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ tâm trí. Việc thực hành chánh niệm không có nghĩa là phải trở thành phật tử hay theo đạo Phật, đây chỉ là một phương pháp để biết sống hòa hợp với chính mình và thế giới xung quanh.

Theo Phật giáo, chánh niệm là ghi nhận, là chú tâm đúng, trọn vẹn, toàn diện, chính xác đối tượng, bất kể đối tượng ấy đẹp hay xấu, méo hay tròn, thiện hay ác. Chánh niệm có nghĩa là ta biết tự nhìn lại mình, quan sát, quan niệm sống của mình, ý thức được tính chất toàn vẹn hiện hữu trong mỗi giây, mỗi phút trong cuộc sống. Khi tiếp xúc được với thực tại, bạn sẽ biết có những gì xảy ra xung quanh mình.

Chánh niệm có nghĩa là ta biết tự nhìn lại mình, quan sát, quan niệm sống của mình, ý thức được tính chất toàn vẹn hiện hữu trong mỗi giây, mỗi phút trong cuộc sống
Chánh niệm có nghĩa là ta biết tự nhìn lại mình, quan sát, quan niệm sống của mình, ý thức được tính chất toàn vẹn hiện hữu trong mỗi giây, mỗi phút trong cuộc sống

Cũng theo chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Mạnh Chính, chánh niệm là một trong những phương pháp được coi là trái tim trong việc thiền. Trong tâm lý học, chánh niệm được hiểu là việc chúng ta có thể nhận thức được từng khoảnh khắc hiện tại, hiện hữu 100% mà không kèm bất kỳ sự phát xét nào, chỉ đơn giản là ở đây – bây giờ.

Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ: “Chánh niệm chính là một trạng thái mà ai cũng có thể thực hiện được chứ không phải năng lực siêu nhiên mà chỉ một vài người mới có thể đạt được. Phương pháp này có thể được bắt đầu với những bài tập khá phổ biến như thiền định và những thứ không thuộc về thiền.

Chuyên gia Mạnh Chính cũng chia sẻ thêm:

Ai cũng có thể thực hành chánh niệm, tuy nhiên thời gian hiện hữu của mỗi người là khác nhau. Thực hành chánh niệm là kéo dài thời gian hiện hữu trong cuộc sống của mình.

2. Tại sao thực hành chánh niệm sẽ giúp gieo trồng hạnh phúc?

Chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Mạnh Chính cho rằng:

Mỗi người trong chúng ta đều có định nghĩa riêng về hạnh phúc của mình, không ai giống ai. Thế nhưng dù hạnh phúc của bạn là gì thì nó cũng bắt đầu từ việc bạn thực hành chánh niệm, sống với thực tại. Có như vậy thì bạn mới cảm nhận được hạnh phúc thật sự đang hiện hữu xung quanh mình.

Hiện nay, công nghệ thông tin thay đổi rất nhiều, con người luôn vội vã, chúng ta đều đang suy nghĩ quá nhiều, đòi hỏi quá nhiều mà quên mất niềm vui của việc được sống, được làm việc. Có cảm giác như chúng ta đang ngợp trong thế giới có quá nhiều thông tin. Thế nhưng thực tế, chúng ta không cần nhiều thông tin đến vậy, điều chúng ta cần làm là tận hưởng trọn vẹn từng giây phút của cuộc sống.

Dù hạnh phúc của bạn là gì thì nó cũng bắt đầu từ việc bạn thực hành chánh niệm, sống với thực tại
Dù hạnh phúc của bạn là gì thì nó cũng bắt đầu từ việc bạn thực hành chánh niệm, sống với thực tại

Cũng theo chuyên gia Mạnh Chính:

Chánh niệm là phương pháp rất tốt để mình thực hành. Mình không cần làm gì, chỉ cần mình có mặt với chính mình thì bất kể những gì mình làm đều mang lại hạnh phúc cho chính mình, không cần mong muốn được cái này, được cái kia. Ví dụ như nấu ăn, chăm sóc cây cối,… đều tạo niềm vui cho bản thân mình.

Ít ai biết rằng, trong nhiều năm qua, Google đã đưa chương trình thiền vào giảng dạy, ứng dụng tại công ty để các chuyên gia thiên tài này có đời sống tinh thần luôn an lạc, tạo nên môi trường làm việc hòa ái, vui tươi. Chính điều lành mạnh này đã góp phần tạo nên những phát minh, sáng tạo kiệt xuất cho Google.

Khoá học nội bộ của Google có tên “Tìm trong chính mình” – Search Inside Yourself, được thiết kế để dạy nhân viên phương pháp làm chủ cảm xúc, từ đó họ trở thành những nhân viên tốt hơn, biết thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Ngoài ra, đều đặn 2 tháng/lần, toàn công ty có buổi ăn trưa chánh niệm “Mindful lunches” hoàn toàn im lặng, ngoại trừ tiếng chuông. Trong bữa ăn hoàn toàn im lặng, bạn sẽ tìm thấy sự bình yên trong nội tâm, giải toả tâm trí, kiểm soát căng thẳng và tiêu cực.

Việc thực tập này được bắt đầu từ khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh được mời đến thuyết giảng tại Google vào năm 2011. Không chỉ riêng Google ứng dụng truyền thống phương Đông. Tại thung lũng Điện Tử, “tĩnh lặng” được xem là chất xúc tác mới, là nhiên liệu để mở ra năng suất, bùng nổ sáng tạo mới. Những lớp về chánh niệm trở thành thiết yếu cho những công ty danh tiếng.

Google đã đưa chương trình thiền vào giảng dạy, ứng dụng tại công ty để các chuyên gia thiên tài này có đời sống tinh thần luôn an lạc, tạo nên môi trường làm việc hòa ái, vui tươi
Google đã đưa chương trình thiền vào giảng dạy, ứng dụng tại công ty để các chuyên gia thiên tài này có đời sống tinh thần luôn an lạc, tạo nên môi trường làm việc hòa ái, vui tươi

Trong hơn nửa thế kỷ qua, chánh niệm đã là một bộ môn nghiên cứu giúp mọi người tìm thấy sự bình an, được đưa vào điều trị trong các trường học quân đội, cảnh sát,… mang đến hiệu quả cao.

Một số tác dụng của chánh niệm mang đến cho con người có thể kể đến như:

  • Cho chúng ta thấy những gì đang xảy ra trong cơ thể, cảm xúc, tâm trí của chúng ta và thế giới.
  • Tránh làm hại bản thân và người khác, đặc biệt là tổn thương về tâm hồn.
  • Chăm sóc tâm trí, giải tỏa căng thẳng, đặc biệt là những người có vấn đề về tâm lý (rối loạn lo âu, trầm cảm,…).
  • Giải quyết các vấn đề âu lo ở tương lai, trong quá khứ.
  • Cho phép tinh thần bạn nghỉ ngơi và có cái nhìn khác về vấn đề.
  • Giảm suy nghĩ gây căng thẳng, giúp mọi người tránh khỏi suy nghĩ tiêu cực.
  • Tận hưởng sự hài lòng cao hơn, sự hiểu biết bản thân mình nhiều hơn, biết thấu hiểu người khác, tránh tình trạng căng thẳng trong các mối quan hệ hàng ngày.
  • Cải thiện việc ăn uống theo cảm xúc, ăn uống không có sự kiểm soát
  • Kiểm soát sự căng thẳng vô cùng hiệu quả.
  • Giảm stress ở những người mắc bệnh mãn tính.
  • Cải thiện trí nhớ làm việc và khả năng chú ý.

Chánh niệm giúp con người nhận diện những điều kiện hạnh phúc đang có mặt trong giây phút hiện tại và định lực giúp ta tiếp xúc sâu sắc hơn với những điều kiện ấy. Niệm bao gồm tất cả, quan sát tất cả. Ngược lại, định có tính cách chọn lọc và phân biệt. Nó chú tâm vào một cái duy nhất và bỏ ra ngoài tất cả những cái khác. Nếu có đủ niệm và định sâu, bạn sẽ không còn giận, không còn thất vọng nữa và tận hưởng được từng phút giây của cuộc sống hàng ngày.

Chánh niệm mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần
Chánh niệm mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần

Chánh niệm giúp con người ý thức được những gì đang diễn ra quanh ta và biết trân quý những điều kiện an lạc, hạnh phúc đang có mặt ngay bây giờ và ở đây. Thực ra không cần phải đi đâu khác để hiểu được khổ đau là gì, thay vào đó chúng ta chỉ cần chánh niệm. Chúng ta có thể ở ngay nơi mình đang ở, chánh niệm sẽ giúp chúng ta tiếp xúc được với những khổ đau của thế giới, từ đó nhận diện nhiều điều kiện hạnh phúc mà ta đang có.

Chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Mạnh Chính cũng cho rằng:

Nhiều người cho rằng chánh niệm khiến chúng ta trở nên yếu đuối, đây là nhận định không đúng. Thay vào đó, phương pháp này giúp con người quay lại với chính mình, kết nối với chính mình. Mục đích chính là để mình có thể sống và làm việc tốt hơn, cảm nhận hạnh phúc trong cuộc đời chứ không hề thay đổi tính cách.

3. Cần thực hành chánh niệm như thế nào?

Trung bình mỗi người có hơn 6.000 suy nghĩ mỗi ngày. Việc trôi theo những ý nghĩ ấy khiến chúng ta mau kiệt sức, căng thẳng, và lo âu. Vì vậy, chánh niệm được biết đến như một phương pháp giảm bớt sự quá tải trong những luồng suy nghĩ, và tương tác nhiều hơn với thế giới quanh mình.

Theo chuyên gia Mạnh Chính:

Chánh niệm có thể thực hiện thông qua thiền định nhưng không có nghĩa: cứ thiền định mà chúng ta có thể làm thông qua các hoạt động thường ngày. Chánh niệm chỉ đơn giản là bạn tập trung vào các khoảnh khắc hiện tại, tạm dừng đối thoại nội tâm. Đó không phải là một cái gì quá cao siêu, khó đạt được mà mỗi người chúng ta đều có những thời điểm hiện hữu trong cuộc sống của mình. Chúng ta chánh niệm chỉ để kéo dài những khoảnh khắc đó ra mà thôi. Hãy nhớ từ tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, hãy tập trung vào một việc mà thôi.

Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng một chút nào, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để luyện tập sống chậm lại, sống đúng với hiện tại. Một gợi ý nhỏ cho mọi người một số mẹo để thực hành chánh niệm dễ dàng hơn:

  • Tập trung vào một việc tại một thời điểm nhất định vì làm nhiều việc cùng một lúc sẽ khiến bạn mất tập trung.
  • Dành thời gian đi dạo ngoài trời, chú tâm vào từng bước chân và cảm nhận nụ cười, cảm xúc vui vẻ khi hòa mình vào thiên nhiên, quan sát khung cảnh, âm thanh ở thế giới xung quanh mình.
  • Chú tâm tới những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Đó có thể là hương vị của một món ăn, hay không khí trong lành buổi sáng.
  • Dành cho bản thân một thời gian nghỉ suy nghĩ cố định. Ví dụ, sau buổi chiều tan làm, bạn chạy xe về nhà, và cảm nhận sự chuyển mình của thành phố.
  • Thử làm một điều mới để xây dựng thói quen mới, có thể là thiền, lắng nghe những bài nhạc, âm thanh thư giãn trước giờ đi ngủ.
  • Lắng nghe suy nghĩ của mình. Bạn có thể thấy trong lòng mình cuộn trào vô vàn suy nghĩ nhưng lúc này đừng tự hỏi bản thân vì sao chúng lại ập đến. Thay vào đó, viết ra những suy nghĩ ấy, và để cho chúng nhẹ nhàng trôi qua.

Chuyên gia Mạnh Chính cũng chia sẻ một ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp thực hành chánh niệm dễ dàng hơn. Chuông Chánh Niệm là một ứng dụng vô cùng đơn giản, thỉnh chuông theo từng khoảng thời gian cách nhau được cài đặt, hoặc theo thời gian ngẫu nhiên, giúp cho đang thực hành chánh niệm có thể bắt đầu dễ dàng hơn.

Ứng dụng này vô cùng tiện lợi, dễ sử dụng và có thể cài đặt thời gian tiếng chuông linh hoạt, từ 3 phút – 5 phút – 10 phút,… Thời điểm chánh niệm không chỉ đơn thuần là buổi sáng hay buổi tối mà bạn có thể thực hành bất cứ lúc nào, khi thấy không khí không đủ bình an, như giận dữ, bất an hay khó thở.

Lúc này, bạn có thể thỉnh chuông để theo dõi hơi thở, buông thư và khôi phục lại bình an hạnh phúc. Bạn cũng có thể cài ứng dụng Chuông Chánh Niệm vào máy tính để mỗi 15 phút ta có thể ngưng làm việc, nghe chuông và trở về thưởng thức hơi thở vào ra của mình.

Chánh niệm chỉ đơn giản là bạn tập trung vào các khoảnh khắc hiện tại, tạm dừng đối thoại nội tâm.

Ngoài ra, chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Mạnh Chính cũng có một số lưu ý quan trọng:

Để thực hành chánh niệm, hãy tử tế với chính mình, chăm sóc chính mình, dừng việc đối thoại nội tâm, không gay gắt, phán xét bản thân mình. Chánh niệm là việc chúng ta có chấp nhận bản thân và đối xử với mình bằng lòng trắc ẩn. Yêu thương cả điểm tốt, điểm chưa tốt của chính mình và chăm sóc, thấu hiểu bản thân. Thay vì nghĩ quá nhiều về quá khứ, lo lắng về tương lai thì hãy tập trung vào chính mình ở hiện tại. Với sự hiện diện như vậy bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo, nhận diện rõ tình hình hơn, tâm trí có khoảng trống để hỗ trợ việc ra quyết định sáng suốt hơn, từ đó giúp sức khỏe thể chất và tinh thần được cải thiện rất nhiều.

“Chánh niệm như Mặt trời rọi ánh sáng lên mọi thứ. Mặt Trời có vẻ như không làm gì nhiều, thế mà cây cối được ánh sáng mặt trời chiếu soi là chuyển đổi không ngừng”. Chánh niệm của ta cũng vậy, nếu được nuôi dưỡng t sẽ soi thấu vào tổn thương ẩn sâu, khiến chúng phải mở tung ra, để ta chữa lành, từ đó tìm được niềm an lạc trong từng phút giây. Hy vọng những chia sẻ của chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Mạnh Chính đã giúp ích cho bạn!

Nếu bạn cần sự đồng hành, hỗ trợ của chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Mạnh Chính, vui lòng liên hệ Hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây.

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *