Chuyên gia tâm lý NHC hướng dẫn cách trị liệu trầm cảm không dùng thuốc
Năm cách chữa trầm cảm tại nhà không dùng thuốc do chuyên gia tâm lý trị liệu hàng đầu tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua vấn đề tâm lý này ở giai đoạn 1, đầu giai đoạn 2 một cách dễ dàng hơn.
Đây là các phương pháp được các chuyên gia của NHC Việt Nam hướng dẫn cho khách hàng của mình thực hiện mỗi ngày bên cạnh các buổi trị liệu 1:1 để giúp khách hàng hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất, sống hạnh phúc, thành công hơn.
1. Thiền – hướng tới sự chấp nhận thực tại và buông bỏ tiêu cực
Thiền là phương pháp chữa lành cổ xưa xuất hiện từ hàng ngàn năm trước từ Ấn Độ. Cốt tinh của thiền là đưa tâm trở về với tĩnh lặng.
Tại Việt Nam, thiền được truyền thừa từ gần 1500 năm trước. Kể từ đó thiền được phát triển theo dòng chảy lịch sử và cho tới nay, đây trở thành một phương pháp tu tập phổ biến giúp nhiều người đạt được trạng thái tinh thần và cuộc sống an lạc, bình an. Chính vì vậy, chữa trầm cảm tại nhà bằng thiền là một phương pháp hàng đầu.
Tác dụng của thiền đối với sức khỏe thể chất và tinh thần:
- Thư giãn hệ thần kinh, giảm căng thẳng, lo lắng, tỉnh táo minh mẫn hơn: Khi đều đặn ngồi thiền định 30 phút/ngày thì chỉ sau hai tháng não bộ có nhiều thay đổi tích cực, kiểm soát cảm xúc, nhận thức và sự tập trung tốt hơn.
- Giảm trầm cảm, rối loạn lo âu: Trên tạp chí Psychology Today (tạp chí về tâm lý học uy tín 60 năm của Mỹ) đã đăng một báo cáo rằng “Các nhà khoa học thần kinh gần đây đã tạo ra mối tương quan giữa sự gia tăng của sóng não alpha (thông qua thiền định) với khả năng giảm các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu và tăng tư duy sáng tạo”. Khi ở trạng thái thiền, sóng não được đưa về tần sóng Alpha, Theta – biểu hiện của thân thể và suy nghĩ đang được thả lỏng, thư giãn, bình an.
Một trong những dấu hiệu đặc trưng của trầm cảm đó là tự trách bản thân, đổi lỗi cho chính mình. Những suy nghĩ tiêu cực luôn thường trực hiện lên và lôi kéo tâm trí ta tự dằn vặt bản thân. Thiền là cách chữa trầm cảm tại nhà giúp ta bình tâm và rèn luyện thực hành quan sát sự việc một cách khách quan như nó vốn là, không phán xét, không chỉ trích.
- Tăng cường sức khỏe thể chất, cải thiện chức năng miễn dịch: Những người thực hành thiền nhiều năm thường có một ngoại hình trẻ trung hơn. Thật vậy, thiền định giúp con người xử lý cơn đau bằng cách giảm căng thẳng, khó chịu khi có các cơn đau xuất hiện và thúc đẩy khả năng tự phục hồi, tự chữa lành.
- Tăng cảm giác vui vẻ và hạnh phúc: Thiền định phát triển một số vùng của não như những vùng chịu trách nhiệm về trí nhớ, lòng trắc ẩn và sự đồng cảm. Song song đó, các phần liên quan tới căng thẳng, sợ hãi, âu lo bị co lại. Qua đó những cảm xúc tiêu cực không chiếm “ưu thế” trong cuộc sống nữa và mức độ hạnh phúc của bạn sẽ được tăng lên.
Thực hành thiền tại nhà như thế nào?
Để thực hành thiền tại nhà, bạn hãy chọn cho mình một tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Ngồi trên tọa cụ hoặc trên ghế đều được (nếu ngồi trên ghế, đặt hai lòng bàn chân xuống sàn nhà). Tư thế ngồi tự nhiên, lưng thẳng, nhưng không cứng. Toàn thân thả lỏng, buông thư, bụng mềm.
Đối tượng đầu tiên của thiền chính là hơi thở. Hãy chú tâm hoàn toàn vào hơi thở vào, ra. Khi hít vào bạn nhận biết rằng mình đang hít vào. Khi thở ra, bạn nhận biết mình đang thở ra. Hít vào thở ra một hơi dài, bạn nhận biết mình đang hít vào thở ra một hơi dài. Hít vào thở ra một hơi ngắn, bạn nhận biết mình đang hít vào thở ra một hơi ngắn. Hãy quan sát hơi thở một cách tự nhiên, không có sự kiểm soát nào ở đây.
Nếu có những suy nghĩ xuất hiện làm tâm trí bạn xao động thì chỉ cần biết rằng chúng hiện lên và biến mất, bạn vẫn đang tập trung vào hơi thở của mình.
Đó là một trạng thái thực hành thiền. Khi bạn ngồi tĩnh lặng, tạm thời “đóng” bớt các giác quan để tâm trí được lắng lại, những suy nghĩ lao xao, âu lo không còn chạy qua lại trong đầu. Nhưng thiền không chỉ là ngồi quán niệm hơi thở như vậy mà thiền có thể hiện hữu mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động của bạn. Khi bước đi bạn nhận biết mình đang bước đi. Khi ăn cơm bạn nhận biết mình đang ăn cơm… Nói chung là tập trung vào việc mình đang làm mà không xao nhãng vào các công việc khác. Đấy cũng chính là thiền.
2. Đọc câu chữa lành Ho’oponopono để mở “cánh cửa” chuyển hóa tích cực
Ho’oponopono là một phương pháp trị liệu cổ xưa của người Hawaii (Mỹ). Giá trị cốt lõi của Ho’oponopono là giải phóng tâm thức, loại bỏ những trở ngại tinh thần, giúp bạn đạt được đến mục tiêu không giới hạn trong công việc lẫn cuộc sống.
“Thế giới ngoại quan mà ta nhìn thấy là chiếc bóng trong cuộc sống của chính chúng ta.” – Nhà tâm lý học Carl Jung
Với Ho’oponopono, đối tượng hướng tới là tất cả mọi điều về bản thân, cuộc sống của bạn. Bằng việc ứng dụng phương pháp này Tiến sĩ Ihaleakala Hew Len, Bác sĩ tâm lý học lâm sàng tại bệnh viện Tiểu bang Hawaii đã trị liệu thành công cho những tội phạm hình sự tâm thần mà không cần gặp mặt. Tiến sĩ cũng là người phổ cập phương pháp trị liệu này tới thế giới thông qua những hoạt động, công tác tại nhiều tổ chức của Liên hiệp quốc, tổ chức y tế uy tín…
4 câu chữa lành Ho’oponopono lần lượt là:
“Tôi xin lỗi (I am sorry)
Xin hãy tha thứ cho tôi (Please forgive me)
Cảm ơn bạn (Thank you)
Thương lắm/Tôi yêu bạn (I love you)”
- Tôi xin lỗi/ Hãy tha thứ cho tôi: Bạn nói điều này trước tiên để ghi nhận rằng một điều gì đó – mà có thể vô tình hay cố ý, ta có thể cảm nhận qua các giác quan hoặc không – thâm nhập bằng cách nào đó vào hệ thân/tâm của bạn. Và hai câu này thể hiện rằng bạn muốn có sự tha thứ cho bên trong chính mình vì bất kỳ điều gì đã gây ra chuyện đó cho ta.
- Cảm ơn: Bày tỏ lòng tri ân. Tri ân vì mình được tha thứ và tự tha thứ, tri ân vì tất cả những năng lượng tốt lành đang chữa lành cho mình.
- Thương lắm: Câu kết này thể hiện cho sự luân chuyển từ trạng thái nhận biết vấn đề – sự bao dung – tri ân – chuyển hóa tích cực, yêu thương vô điều kiện.
Thói quen đổi lỗi, không dám chịu trách nhiệm làm chúng ta thường cho rằng vấn đề xảy ra với chính mình chỉ đến từ bên ngoài chứ không phải xuất phát từ bên trong nội thể. Và với những người đang trầm cảm, họ đổ lỗi cho cả các đối tượng bên ngoài và bản thân, chối bỏ sự tồn tại của chính mình. Tiến sĩ Hew Len đã giúp hàng ngàn người vượt qua các vấn đề tâm lý bằng việc áp dụng 4 câu chữa lành này.
Thực hành đọc 4 câu chữa lành Ho’oponopono để chữa trầm cảm tại nhà chính là bạn đang buông bỏ được những tổn thương, cảm xúc tiêu cực quẩn quanh, đeo bám và nhận biết rằng có những điều quan trọng, hạnh phúc hơn đang chờ đón phía trước.
Theo khoa học năng lượng, những từ xin lỗi, tha thứ, cảm ơn, tôi yêu bạn mang tần sóng năng lượng cao. Khi bạn đọc Ho’oponopono, bạn sẽ được nâng lên các tần sóng năng lượng cao và tích cực hơn tần sóng của suy nghĩ tiêu cực hiện tại.
Cách thực hành phương pháp Ho’oponopono để chữa trầm cảm tại nhà:
- Hàng ngày: Vào mỗi buổi sáng hoặc buổi tối đọc 108 lần 4 câu Ho’oponopono.
- Đọc khi bạn có cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực.
- Nếu bạn gặp phải vấn đề mối quan hệ với ai đó, có thể là chính mình hoặc người khác, trong lúc đọc 108 lần Ho’oponopono hãy nghĩ về họ.
3. Thực hành lòng biết ơn – cách chữa trầm cảm tại nhà hữu hiệu
Trầm cảm được chia thành những giai đoạn khác nhau nhưng tựu chung đều có dấu hiệu của sự chán nản cuộc sống, cảm thấy bản thân vô dụng, không có giá trị. Chữa lành trầm cảm bằng cách thực hành lòng biết ơn sẽ giúp bạn ghi nhận bản thân và những gì mình đang có trong cuộc sống.
Chúng ta thường bỏ qua sự biết ơn nhiều điều vì coi nó là hiển nhiên như việc cây xanh hô hấp nhả ra khí Oxy để con người hít thở, cá ở dưới biển sinh sôi nảy nở cho con người có nguồn thực phẩm dồi dào… Đó đều là món quà tạo hóa ban tặng.
Bắt đầu biết ơn từ những điều nhỏ bé, gần gũi nhất mà bạn tiếp xúc hàng ngày để bạn tích lũy cho mình sự trân trọng cuộc sống. Mở rộng hơn, khi bạn tư duy rằng mọi kinh nghiệm mà tôi có đều mang giá trị cho tôi, tôi đang trong quá trình thay đổi tích cực thì dù phạm sai lầm, vấp ngã bạn cũng góp nhặt được cho mình bài học giá trị từ vấp ngã đó.
Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng lòng biết ơn có tác dụng với người trầm cảm và giúp bất cứ ai trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Tiến sĩ khoa học Johnson Brown, Giáo sư Tâm lý học và Khoa học Não bộ tại Đại học Indiana, đã chia 300 người trưởng thành gặp vấn đề trầm cảm, rối loạn lo âu thành 3 nhóm: Nhóm 1 – Viết thư cảm ơn, nhóm 2 – Viết về những trải nghiệm tiêu cực, nhóm 3 – Không viết gì cả.
Sau 4 tuần, nhóm 1 có sự cải thiện sức khỏe tâm lý tốt hơn 2 nhóm còn lại. Sau 3 tháng, người ta nhận thấy rằng lòng biết ơn có tác dụng lâu dài với não bộ thông qua hình ảnh cụ thể về não bộ của 3 nhóm được quét bằng máy fMRI.
Phương pháp thực hành lòng biết ơn
- Dụng cụ: Bạn sử dụng sổ, máy tính, điện thoại… hoặc bất kỳ dụng cụ nào mình có thể viết, lưu giữ lời biết ơn.
- Thực hành: Viết lời biết ơn mỗi ngày (khuyến khích ít nhất 10 câu/ ngày)
- Lưu ý:
- Lời biết ơn hướng tới đối tượng cụ thể;
- Nội dung biết ơn rõ ràng, chi tiết (bạn hoàn toàn được lặp lại lời biết ơn của các ngày với nhau). Cấu trúc câu ở thì hiện tại, bạn hãy viết như thể đó đang xảy ra ngay trong hiện tại;
- Nên viết vào một khung giờ cố định mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ buổi tối;
- Sau khi viết hãy đọc to bằng cả tâm trí để lời biết ơn ghi dấu ấn tích cực vào tiềm thức, thế chỗ các thông tin tiêu cực trước đó.
Ngoài ra, bạn có thể thực hành lòng biết ơn theo cuốn sách The Magic của tác giả Rhonda Byrne hoặc Nhật ký biết ơn – 90 ngày chuyển hoá bánh xe cuộc đời của Chuyên gia Tâm lý trị liệu Chu Ngọc Mai Anh.
4. Sử dụng ngôn từ hướng tới và thiết lập tuyên ngôn tích cực
Khi bạn bị trầm cảm thì đồng nghĩa với niềm tin giới hạn đang xây lên trong suy nghĩ của bạn hàng rào chắn ngăn cách bạn với thể giới bên ngoài. Sống khép kín và không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, bạn luôn có lý do để ngăn cản bản thân tiến về phía trước, luôn nghĩ tới rủi ro, sợ hãi. Cảm xúc tiêu cực ngày càng được tích lũy nhiều hơn.
Sử dụng ngôn từ hướng tới, ngôn từ tích cực sẽ giúp chúng ta chuyển hóa tư duy, cài đặt các giá trị tích cực vào hệ niềm tin, kiến tạo nền tảng thành công cho những mục tiêu trong cuộc sống.
Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến, ngôn từ hướng tới là hướng tới điều mà chúng ta mong muốn. Sử dụng ngôn từ hướng tới là nói chính xác điều mà mình mong muốn bằng những ngôn từ miêu tả trạng thái tuyệt vời trong giao tiếp với chính mình và người khác.
Nhưng trong cuộc sống chúng ta thường có xu hướng nói ngược lại điều mình muốn, đặc biệt là trong giao tiếp với con trẻ. Chẳng hạn, chúng ta thường nói “sao con hư thế”, “cẩn thận không ngã bây giờ”…
Để hiểu rõ hơn về ngôn từ hướng tới và cách vận dụng ngôn từ hướng tới để vượt qua trầm cảm, bạn có thể tham khảo video dưới đây:
Khi chữa trầm cảm tại nhà, song song với việc rèn luyện ngôn từ hướng tới, ngôn từ tích cực trong giao tiếp hàng ngày với chính mình và người khác thì bạn có thể thiết lập tuyên ngôn tích cực với chính mình để thay đổi những niềm tin giới hạn như tôi là kẻ vô dụng, tôi không giỏi, tôi không may mắn, tôi không thể làm một người mẹ tốt…
Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Chu Thị Thảo, tuyên bố tích cực là tuyên bố về những điều tích cực, những khẳng định tích cực trong cuộc sống. Mỗi khi nói vậy là bạn đang nói với tiềm thức rằng: Tôi nhận lãnh trách nhiệm, tôi chịu trách nhiệm 100%, tôi thay đổi và tốt hơn chính tôi mỗi ngày…
Và chuyên gia đã đưa ra 5 lưu ý để thực hành xây dựng tuyên ngôn tích cực, những lời khẳng định một cách hiệu quả:
- Sử dụng ngôn từ hướng tới: Thực tế là có những ngày bạn ăn uống rất đầy đủ, thức ăn cũng được chế biến rất ngon nhưng cơ thể vẫn uể oải, thiếu sức sống và tinh thần chán nản. Bởi vì ngoài những thực phẩm vật chất ta nạp vào cơ thể mỗi ngày chúng ta còn có những “thức ăn” đặc biệt khác. Một trong số đó là những suy nghĩ trong tâm trí.
Do đó, hãy hình dung xem với một người trầm cảm, liên tục thu nạp những thông tin tiêu cực và dằn vặt bản thân: Mình yếu đuối, mình vô dụng, mình mệt mỏi… thì cũng là bạn đang cho tâm trí của mình “ăn” những thức ăn độc hại đó. Một số nghiên cứu về khoa học tâm trí cho thấy rằng sức khỏe tâm trí bị ảnh hưởng 70-80% sức khỏe tổng thể. Tức là cùng một lúc, cơ thể vật lý và tinh thần đều bị ảnh hưởng nếu chúng ta tập trung vào ngôn từ tiêu cực.
Việc cần làm chính là thay thế chúng bằng ngôn từ tích cực. Ví dụ như tiêu cực – chưa tích cực; mệt mỏi – chưa khỏe mạnh; chán nản – chưa vui vẻ, ghét bỏ – chưa yêu thương…
- Sử dụng ngôn từ ở thì hiện tại: Thay vì dùng những từ như: Tôi sẽ, tôi muốn… thì bạn dùng cấu trúc câu ở thì hiện tại như: Tôi tài giỏi, tôi đang hạnh phúc và bình an… để cài đặt cho tâm trí một sự thật hiển nhiên, đáng tin.
- Nói ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và cụ thể chính xác những gì mình muốn nói: Đi thẳng vào trọng tâm của điều bạn mong muốn thay đổi nhé. Với khối lượng thông tin khổng lồ phải xử lý mỗi ngày thì não bộ chỉ ưu tiên những nội dung quan trọng, rõ ràng thôi. Một khẳng định như vậy được nói ra với thái độ tin tưởng thì chắc chắn sẽ tạo dấu ấn tích cực trong tâm trí bạn.
- Đưa vào lời khẳng định những câu từ hàm chứa cảm xúc tích cực: Theo giả thuyết “ba vùng não tâm trí” của Tiến sĩ nghiên cứu khoa học thần kinh – Paul MacLean, não bộ sẽ lưu thông tin tốt hơn khi nó mang theo dấu ấn cảm xúc. Cảm xúc càng mạnh, ký ức càng khắc sâu. Chính vì vậy một lời khẳng định tích cực chứa đựng nhiều cảm xúc và nếu đồng điệu cả biểu cảm gương mặt, cơ thể của bạn thì chắc chắn thông tin đó được neo đậu vào tiềm thức.
Để thiết lập những tuyên ngôn tích cực cho chính mình, chúng ta cần nhận diện niềm tin giới hạn hoặc suy nghĩ tiêu cực (sâu sắc) của bản thân và thay đổi nó theo chiều hướng tích cực. Ví dụ: Bạn thường xuyên nghĩ mình là người chậm chạp, không làm bằng mọi người, điều này khiến bạn tự ti về bản thân, hãy chuyển đổi niềm tin đó thành “chậm mà chắc cũng có cái tốt” hoặc “tôi có thể làm nhanh hơn nữa nếu tôi tập trung 100% cho công việc”.
Hoặc bạn có thể sử dụng một số lời tuyên ngôn tích cực có sẵn dưới đây:
- Tôi xứng đáng với những điều tốt đẹp nhất.
- Tôi tin vào chính bản thân mình.
- Tôi làm chủ cuộc sống của tôi.
- Tôi sẵn lòng buông trôi quá khứ và hoàn toàn sống với hiện tại.
- Tôi luôn suy nghĩ tích cực và đưa ra những kết luận tích cực
- Tôi khỏe mạnh.
…
5. Tham gia trị liệu nhóm tại NHC Việt Nam
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị số 1 Việt Nam về trị liệu trầm cảm với phương pháp trị liệu tâm lý không dùng thuốc độc quyền. Phương pháp này được Trung tâm nghiên cứu và phát triển dựa trên cơ sở Khoa học Ngôn ngữ lập trình tư duy NLP, Khoa học tâm lý trị liệu chuyên sâu cùng các quy luật tự nhiên của vũ trụ giúp Thân – Tâm – Trí được chữa lành một cách toàn diện, chuyển hóa tích cực mang tới một cuộc sống khỏe mạnh, bình an.
Bên cạnh các chương trình trị liệu riêng biệt 1:1, NHC Việt Nam còn triển khai các chương trình trị liệu nhóm trực tiếp tại các trung tâm và trị liệu nhóm online trên nền tảng Zoom hàng tuần.
Với các chủ đề theo chuỗi và đi sâu vào từng buổi, rất nhiều kiến thức và kỹ năng về thấu hiểu – yêu bản thân, chữa lành, phát triển bản thân, xây dựng và kiến tạo cuộc sống hạnh phúc… được triển khai qua sự dẫn dắt, chia sẻ từ những chuyên gia tâm lý trị liệu hàng đầu tại NHC Việt Nam.
Người tham gia đón nhận được nhiều giá trị thiết thực cho chữa lành và phát triển bản thân.
Đã tham gia cả trị liệu nhóm trực tiếp và online, chị B.H chân thành chia sẻ rằng: “Rất biết ơn NHC Việt Nam với những chương trình trị liệu nhóm trực tiếp và qua zoom vô cùng hữu ích! Mình có cơ hội nghe chia sẻ và được đón nhận năng lượng tích cực của nhiều chuyên gia ở NHC Việt Nam. Hơn tất cả, thứ giá trị vô cùng lớn mình mong chờ được đón nhận ở các buổi trị liệu nhóm là sự sẻ chia, có nụ cười, có nước mắt, những cái nắm tay, ánh mắt của những khách hàng cũng đang trên hành trình chuyển hóa giống mình, đó là động lực và sự khích lệ lớn lao!”.
Với tinh thần “gieo hạt”, trị liệu nhóm online của NHC Việt Nam không chỉ dành cho khách hàng của Trung tâm cùng người thân, mà tất cả những ai quan tâm đến chữa lành trị liệu tâm lý đều có thể được tham gia.
Một số lưu ý khi thực hiện các phương pháp chữa trầm cảm không dùng thuốc
Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và các bước thực hành khác nhau nhưng đều có chung các lưu ý sau đây để mang lại hiệu quả tốt nhất:
- Kiên trì và kỷ luật thực hiện Đúng – Đủ – Đều: Cách chữa trầm cảm tại nhà được giới thiệu ở trên có thể tự thực hiện khá dễ dàng và hiệu quả tuy nhiên điều khó khăn lớn nhất là bạn cần có sự quyết tâm và cam kết rất lớn với chính mình. Khi cam kết với bản thân rằng mình hành động đến cùng có nghĩa là bạn hoàn toàn nhất quán, kiên định, kiên trì 100% với mục tiêu. Đây là các hành xử của người chiến binh chiến thắng, không có “nếu”, “nhưng” hay bất kỳ sự trì hoãn nào.
- Thực hiện ít nhất 3 tháng để có kết quả tốt. “Cái gì tập trung thì mở rộng. Cái gì vận động thì phát triển” – Chữa lành chính là một hành trình mà bạn sẽ hành động liên tục trong một thời gian đủ để tâm – thân – trí đi qua các “trạm” chuyển hóa. Đừng đầu hàng trước thời gian 3 tháng.
- Không tạo áp lực cho bản thân trong quá trình thực hiện. Đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn và hãy ghi nhận bản thân những sự rèn luyện và chuyển hóa của bản thân dù chỉ là nhỏ nhất. Điều đó sẽ giúp bạn có được sự chuyển hóa nhanh chóng hơn.
- Thực hiện nhiều giải pháp cùng lúc để có hiệu quả nhanh chóng hơn.
- Nếu trong quá trình thực hiện, bạn cảm thấy những phương pháp trên có tác dụng nhưng không nhanh thì bạn có thể đồng hành cùng với một chuyên gia tâm lý trị liệu để bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng và triệt để hơn.
Trên đây là một số phương pháp chữa lành trầm cảm tại nhà hiệu quả. Chữa lành trầm cảm là một hành trình cần nhiều sự quyết tâm và ý chí vượt lên chính mình. Hy vọng các bạn đã có thêm cho mình niềm tin và động lực để bước đến sự bình an, hạnh phúc trong cuộc sống.
Nếu bạn cần có sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý trị liệu, vui lòng liên hệ Hotline: 096 589 8008.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!