Biếng ăn tâm lý ở trẻ: Nguyên nhân, cách chữa mẹ cần biết

Biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tuổi mà nguyên nhân cụ thể là do yếu tố tâm lý. Nếu không khắc phục kịp thời, biếng ăn tâm lý có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho bé.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?

Theo các chuyên gia, biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn ăn uống khiến bé ăn không nhiều, giới hạn số lượng ăn nhất định, ăn dễ bị nôn ói mà nguyên nhân đến từ một số yếu tố tâm lý như bị thúc ép, quát nạt, thái độ căng thẳng của ba mẹ, môi trường ăn uống gò bó khiến bé không hăng hái…

Biếng ăn tâm lý ở trẻ
Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một vấn đề phổ biến hiện nay.

Tuy là một biểu hiện thường gặp, nhưng nếu tình trạng này kéo dài liên tục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của bé, bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, xanh xao, ốm yếu và có thể mắc một số bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là suy dinh dưỡng, còi xương, các bệnh về tim…

Cách phân biệt biếng ăn tâm lý ở trẻ và các loại biếng ăn khác

Có 3 loại biếng ăn thường gặp là biếng ăn tâm lý, biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau của 3 loại biếng ăn này:

  • Biếng ăn sinh lý: Biếng ăn loại này thường có thời gian ngắn hơn, chỉ khoảng 1-2 tuần, điều này thường do một vài sự biến đổi nào đó ở cơ thể làm bé biếng ăn như ăn dặm, mọc răng… loại biếng ăn này thường không đáng lo ngại.
  • Biếng ăn tâm lý: Loại biếng ăn này nguyên nhân thường xuất phát từ ba mẹ, do cách chăm sóc và chế độ ăn uống không hợp lý, thường có hành động ép buộc dẫn đến tâm lý bé bị ảnh hưởng. Biếng ăn tâm lý thường kéo dài rất lâu, khó khắc phục hơn các loại biếng ăn khác.
  • Biếng ăn bệnh lý: Xảy ra khi bé bị mắc một số chứng bệnh như viêm họng, viêm tai, cảm cúm, thiếu máu… khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, làm trẻ biếng ăn. Loại biếng ăn này sẽ hết nếu tình trạng bệnh của bé được khắc phục.
Biếng ăn tâm lý ở trẻ
Nguyên nhân chính của biếng ăn tâm lý thường xuất phát từ sự ép buộc của ba mẹ.

Nguyên nhân của biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?

Ngày nay, vì nhu cầu muốn tăng cân cho con, muốn con phát triển vượt bậc về chiều cao, cân nặng mà không ít ba mẹ thúc ép con ăn rất nhiều, điều đó vô tình khiến bé sợ hãi và dẫn đến biếng ăn. Chính vì vậy, ba mẹ cần phải nắm rõ những nguyên nhân gây nên tình trạng này để có thể khắc phục một cách hiệu nhất.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên biếng ăn tâm lý ở trẻ có thể kể đến như:

  • Bé bị ép buộc phải ăn: Vì ba mẹ luôn trong trạng thái lo lắng con ốm yếu, thiếu chất nên thường ép buộc con ăn rất nhiều. Khi bé đã đủ no và không muốn ăn nữa, ba mẹ thường dùng các cách la mắng, hăm dọa hay cả vũ lực để ép bé ăn. Điều này vô tình khiến tâm lý trẻ bị áp lực, dần dần bé sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi đến bữa ăn, không muốn ăn và càng chán ghét việc ăn uống. 
  • Khi trẻ quá được nuông chiều: Ba mẹ thường có tâm lý là quan tâm, lo lắng quá mức về bữa ăn của trẻ, lo sợ con ăn không ngon, sợ món ăn này ảnh hưởng đến con, thức ăn kia không hợp với con khiến bé không muốn tiếp nhận những món ăn mới, sinh ra lười ăn, chán ăn…
  • Môi trường gò bó và không thoải mái: Trẻ con thường rất tò mò và hiếu động, nếu ba mẹ chỉ cho phép con ngồi một chỗ và ăn hết bữa thường làm bé cảm thấy chán nản, sinh ra tâm lý bị ép buộc, bé không còn hứng thú với bữa ăn và dẫn đến lười ăn.
  • Môi trường mới lạ lẫm: Khi bé đã quá quen thuộc ở một nơi nào đó thì việc thay đổi môi trường mới đột ngột làm bé không thể thích nghi, hoặc thay đổi giờ ăn, chế độ ăn đột ngột cũng khiến bé bị choáng ngợp và không thể thích ứng kịp. Do đó bé dễ dàng bỏ ăn, chán ăn dẫn đến biếng ăn tâm lý ngày càng nghiêm trọng.
  • Chế độ ăn mất cân đối: Chế độ ăn hàng ngày ảnh hưởng đến mức độ hấp thụ của trẻ, nếu cho bé ăn quá nhiều chất dinh dưỡng như đạm, béo mà ít hấp thụ chất xơ hay vitamin sẽ làm bé bị đầy bụng, khó tiêu…
Biếng ăn tâm lý ở trẻ là một tình trạng rất phổ biến
Không nên ép buộc, hăm dọa hay dùng vũ lực để ép bé ăn.

Những biểu hiện biếng ăn tâm lý thường gặp ở trẻ là gì?

Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng biếng ăn ở trẻ, các bậc cha mẹ cần phải nắm rõ những biểu hiện thường gặp của tình trạng này để có biện pháp khắc phục hiệu quả nhất:

  • Bé không nhai nuốt thức ăn mà thường xuyên ngậm trong miệng, thời gian ngậm thường rất lâu.
  • Khi mẹ đưa thức ăn đến, bé thường ngậm chặt miệng, che miệng, né tránh thức ăn.
  • Bé đẩy thức ăn, xua tay, lắc đầu và khóc lóc nếu mẹ cứ ép.
  • Bé thường có tình trạng nhè thức ăn, nôn ói.
  • Bữa ăn thường kéo dài rất lâu, bé từ chối thức ăn và khẩu phần ăn thường rất ít, chỉ bằng một nửa với những bé đồng trang lứa.
  • Bé thường có tình trạng thấp còi, ốm yếu, xanh xao, không phát triển chiều cao, cân nặng trong thời gian dài.

Hậu quả của biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?

Tuy biếng ăn ở trẻ không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe, tinh thần của trẻ. Một vài hậu quả có thể kể đến như:

1. Suy dinh dưỡng

Những năm đầu đời thường rất quan trọng với trẻ, là giai đoạn bé phát triển và hoàn thiện cơ thể một cách toàn diện hơn. Nếu như tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài, bé sẽ không hấp thụ đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, điều này khiến bé bị suy dinh dưỡng, còi xương, đồng thời cũng thiếu nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, vitamin B1, vitamin D… ảnh hưởng đến mắt và gây thiếu máu não.

2. Suy giảm hệ miễn dịch

Theo nhiều chuyên gia, trẻ biếng ăn thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn trẻ thông thường là 29%, còn 45% có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp.

Bởi vì biếng ăn tâm lý ở trẻ kéo dài sẽ làm cho khả năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng, sức để kháng của bé cũng sẽ kém hơn, virus tấn công một cách dễ dàng làm bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa. Chính vì vậy, biếng ăn khiến bé phát triển kém hơn và khả năng miễn dịch cũng hạn chế hơn các trẻ ăn uống bình thường.

3. Trí não chậm phát triển

Vì biếng ăn thường làm bé thiếu rất nhiều dưỡng chất nên điều đó sẽ làm bé thiệt thòi hơn rất nhiều so với những trẻ khác. Bởi dưỡng chất của trẻ khi bé sẽ bổ sung và ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé nhiều năm sau.

Dinh dưỡng cũng là một tố quan trọng quyết định đến trí não của bé. Những trẻ biếng ăn trí não thường chậm phát triển hơn vì thiếu những dưỡng chất quan trọng như: DHA, Omega 3, Protein, sắt,… 

4. Chỉ số cảm xúc giảm

Những trẻ biếng ăn thường có xu hướng thụ động, khó hòa nhập hơn những trẻ thông thường, chỉ số EQ của bé cũng thấp hơn,… những điều này thực sự rất đáng báo động bởi nó khiến bé học tập thua kém bạn bè, kỹ năng giao tiếp yếu, khó thành công trong cuộc sống, kém hạnh phúc trong tương lai.

Khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ
Khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ để con có thể phát triển một cách khỏe mạnh hơn.

Cách khắc phục biếng ăn tâm lý ở trẻ mà các mẹ cần biết

Để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ, các mẹ cần phải nắm rõ được những biện pháp dưới đây:

1. Không ép buộc trẻ ăn quá nhiều

Nguyên nhân của biếng ăn tâm lý ở trẻ thường xuất phát từ sự ép buộc, vì vậy để cải thiện tình trạng này, các mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều khi bé không muốn ăn nữa. Chúng ta cần phải có thời gian để bé từ từ thích nghi và không cảm thấy sợ thức ăn nữa.

Hãy cho bé cảm nhận được không khí vui vẻ của bữa cơm, cho bé ăn những thứ bé thích và ngưng khi bé không muốn ăn. Không nên hăm dọa, dùng vũ lực, ép buộc quá mức chỉ khiến tình trạng này càng tồi tệ hơn mà thôi. Thay vì cho bé ăn một lúc quá nhiều, hãy cho bé ăn nhiều bữa hơn với chế độ dinh dưỡng hợp lý.

2. Không nên thay đổi môi trường một cách đột ngột

Vì bé còn rất nhỏ nên mọi sự thay đổi đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến bé. Một sự thay đổi đột ngột khiến bé bị bất ngờ, không kịp thích nghi, thậm chí là sợ hãi dẫn đến biếng ăn. Chính vì vậy, các mẹ có thay đổi chổ ở hay cho con đi học cũng nên cho bé thời gian từ từ để làm quen với môi trường mới.

3. Thay đổi thực đơn cho bé thường xuyên

Thay đổi thực đơn ăn uống cũng là một cách rất hiệu quả để cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Các mẹ thường cho con trẻ ăn mãi một món vì thấy bé thích ăn, tuy nhiên điều đó dần dần sẽ làm bé bị chán ăn, không muốn ăn nữa, mất đi cảm giác thèm ăn.

Ăn mãi một món cũng làm bé không biết ăn thêm những món khác nữa. Vì vậy, các mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn, đổi khẩu phần ăn liên tục nhưng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, điều đó sẽ làm bé thấy mới lạ và muốn ăn nhiều hơn.

Bên cạnh đó, hãy kết hợp với việc trình bày thức ăn đẹp mắt, nhiều màu sắc cũng sẽ khiến bé hứng thú hơn.

4. Cải thiện đường tiêu hóa cho bé

Đầy bụng, khó tiêu cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến bé biếng ăn, vì vậy những biện pháp dưới đây có thể giúp bé sở hữu một hệ tiêu hóa khỏe mạnh:

  • Sử dụng men vi sinh.
  • Cho bé vận động nhiều hơn.
  • Các liệu pháp massage, chườm ấm bụng cho bé.
  • Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
  • Không sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn, khó tiêu, dễ gây dị ứng..

5. Cho bé ăn cùng với gia đình

Việc bé chỉ ăn một mình đôi khi sẽ làm bé cảm thấy cô đơn, căng thẳng, vì vậy hãy cho bé thay đổi không khí bằng cách ăn cùng với gia đình, điều này có thể giúp bé cảm thấy vui hơn và ăn uống ngon miệng hơn.

Việc nhìn thấy mọi người cùng ăn với nhau sẽ giúp bé tự tin hơn, không còn cảm thấy bị áp lực tâm lý và việc ăn uống cũng trở nên nhẹ nhàng hơn hẳn.

biếng ăn tâm lý ở trẻ
Thay đổi thực đơn thường xuyên là một biện pháp hiệu quả để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, các bậc cha mẹ phải thường xuyên theo dõi những biểu hiện của trẻ cũng như nên có những biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời, giúp con trẻ có sự phát triển khỏe mạnh và tự nhiên.

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *