Những điều người ái kỷ sợ nhất là gì?

Khi nhắc đến ái kỷ, người ta thường nghĩ đến sự tự cao và yêu bản thân. Tuy nhiên, người ái kỷ sợ gì nhất lại là câu hỏi ít ai tìm hiểu sâu. Những nỗi sợ vô hình ấy chính là điều khiến người bệnh trở nên khó hiểu và có cách cư xử phức tạp. 

Người ái kỷ sợ gì nhất? 8 điều bạn cần biết

Ái kỷ là rối loạn khiến người mắc phải có xu hướng yêu bản thân quá mức, luôn đề cao giá trị của mình và muốn được người khác công nhận. Tuy nhiên, bên dưới vẻ ngoài tự tin và kiêu hãnh đó lại tồn tại nhiều nỗi sợ sâu kín. Dù luôn tỏ ra vượt trội nhưng chính sự sợ hãi đó phản ánh sự yếu đuối mà người bệnh cố che giấu, làm cho bản thân trở nên bất an.

người ái kỷ sợ gì nhất
Bên trong người ái kỷ là những nỗi sợ giấu kín sau vẻ ngoài tự tin

1. Phụ thuộc vào người khác

Người ái kỷ luôn muốn tỏ ra mạnh mẽ, độc lập. Đồng thời xây dựng hình ảnh dựa trên sự tự lực, cho rằng bản thân vượt qua khó khăn mà không cần sự giúp đỡ. Tuy nhiên, bên dưới lớp “vỏ bọc” này lại là nỗi sợ phụ thuộc, nhờ cậy người khác khiến hình ảnh tự tin và quyền lực của mình sẽ bị lung lay.

Nỗi sợ đó bắt nguồn từ việc không muốn mất quyền kiểm soát cuộc sống, mối quan hệ. Người ái kỷ không muốn ai khác có quyền ảnh hưởng đến quyết định của mình, bởi nó khiến họ cảm thấy yếu đuối và bị tổn thương.

nỗi sợ của người ái kỷ
Người ái kỷ chọn cách cô lập bản thân để tránh phụ thuộc vào người khác

Người bệnh sợ bị phụ thuộc vào nhiều khía cạnh trong cuộc sống như tài chính, tình cảm,… nên sẽ cố tránh xa tình huống khiến bản thân phải nhờ đến người khác. Hơn nữa, bệnh nhân còn phòng thủ và thậm chí xa lánh bất kỳ ai khiến mình cảm thấy có khả năng phụ thuộc.

2. Sợ gần gũi về mặt cảm xúc

Người mắc chứng ái kỷ thiết lập ranh giới cảm xúc rất rõ ràng để tránh gần gũi với người khác. Bởi họ sợ nếu cho phép ai đó tiến quá gần về mặt tình cảm thì mình sẽ mất kiểm soát, lộ ra điểm yếu bên trong. Do đó, người bệnh cố né tránh mối quan hệ quá sâu đậm, lo sợ nó sẽ khiến bản thân bị tổn thương.

Điều đó xuất phát từ nỗi lo bị phơi bày bất an và điểm yếu của mình. Người bệnh sợ nếu ai đó hiểu được nội tâm của mình sẽ đe dọa đến hình ảnh tự tin đang cố gắng xây dựng. Bởi vậy mới duy trì khoảng cách cảm xúc nhất định, không muốn ai thật sự “hiểu” mình.

Sự xa cách này không chỉ là cách để người ái kỷ bảo vệ bản thân, mà còn là dấu hiệu cho thấy thực sự gặp khó khăn khi đối mặt với cảm xúc của chính mình. Đó là nỗi bất an không thể thừa nhận khiến người bệnh mất kiểm soát về mặt cảm xúc.

3. Mất kiểm soát mọi thứ

Đối với người ái kỷ, họ luôn muốn kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống và ngay cả cách người khác nhìn nhận mình. Việc mất đi quyền đó đồng nghĩa với việc bản thân không thể duy trì hình ảnh hoàn hảo đã cố gắng xây dựng.

người ái kỷ sợ gì
Người ái kỷ có nhiều phản ứng rất nghiêm trọng khi mất kiểm soát

Người đó đặc biệt sợ mất kiểm soát trong các mối quan hệ, tình huống mà mình không thể chi phối bởi chúng gây ra sự yếu thế và bất an. Bệnh nhân cố gắng kiểm soát tất cả mọi người từ bạn bè đến đồng nghiệp và thậm chí là gia đình để giữ vững cảm giác quyền lực cho bản thân.

Khi không còn nắm quyền, người ái kỷ phản ứng rất nghiêm trọng như nổi giận, thao túng hoặc trở nên ám ảnh với việc giành lại quyền lực. Điều này còn khiến họ cảm thấy bất lực và bị đe dọa nên gây ra căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và các mối quan hệ.

4. Không đặc biệt hay duy nhất

Khẳng định giá trị của mình qua cảm giác rằng bản thân đặc biệt, vượt trội so với người khác là điều thường thấy ở người ái kỷ. Khi mất đi cảm giác này, người bệnh thấy mình bị mất giá trị và không còn là trung tâm của sự chú ý.

Việc không còn được coi là đặc biệt khiến người đó rơi vào trạng thái bất an, lo sợ trở nên vô hình và không được người khác ngưỡng mộ. Nó gây ra tổn thương về mặt tinh thần, làm bệnh nhân thấy mình không có giá trị gì trong mắt người khác.

Khi mất đi đặc quyền của sự độc nhất, người ái kỷ sẽ tăng thêm mức độ thao túng và kiểm soát để phục hồi vị trí của mình. Người đó trở nên cạnh tranh hơn, thao túng tình cảm, tạo tình huống để thu hút lại sự chú ý. Mức độ nghiêm trọng của sự thao túng này có thể tăng cao, gây ra nhiều xung đột trong các mối quan hệ.

5. Sợ bị phê bình

Sợ bị phê bình khiến người ái kỷ thấy bị đe dọa và tổn thương hình ảnh mình đang có. Nỗi lo về bất kỳ sự phê bình nào dù nhỏ đến đâu cũng có thể làm lung lay lòng tự trọng. Đối với họ, bị phê bình là một dấu hiệu của thất bại và bất lực.

Nỗi sợ này đồng nghĩa với việc người ái kỷ phải luôn cảnh giác trước mọi ý kiến trái chiều. Lúc này, người bệnh phản ứng dữ dội với những chỉ trích, phủ nhận sai lầm của mình. Điều này làm cho họ khó tiếp thu góp ý, đồng thời khiến mối quan hệ với người khác dần tệ đi.

nỗi ám ảnh của người ái kỷ
Những lời phê bình có thể làm lung lay lòng tự trọng của người ái kỷ

Mặc dù luôn cố gắng tránh bị phê bình, nhưng thực tế đối phương không thể hoàn toàn tránh khỏi việc này. Tuy nhiên, người bệnh có thể tạo ra “vỏ bọc” thông qua tìm cách thao túng người khác để tránh đối mặt trực tiếp với những chỉ trích. Hành động này ít nhiều đã làm tổn hại đến bản thân và ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh.

6. Sợ tuổi tác, lão hóa

Tuổi tác có thể được xem là “kẻ thù” lớn nhất của người ái kỷ nhưng cũng là nỗi sợ bị giấu kín. Họ sẽ tránh thảo luận về vấn đề này và bất kỳ sự nhắc nhở nào về nó có thể khiến người bệnh tức giận. Việc đối mặt với thực tế không thể tránh khỏi lão hóa là thách thức khó khăn, bởi nó đe dọa trực tiếp đến hình ảnh hoàn hảo mà đối phương muốn duy trì.

Nỗi sợ về tuổi tác và lão hóa ở người ái kỷ khác biệt nhiều so với người bình thường. Nếu người khác lo lắng về sức khỏe, ngoại hình khi già đi thì người ái kỷ lại coi đó là mối đe dọa lớn đối với giá trị của bản thân. Đối với bệnh nhân, tuổi tác còn là biểu hiện của việc mất đi sự quyến rũ, quyền lực và sự chú ý từ người khác.

Người bệnh đã luôn đấu tranh để duy trì vẻ ngoài trẻ trung nhằm che giấu dấu hiệu của tuổi tác. Cùng với đó là đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc để chăm sóc ngoại hình kể cả phải can thiệp thẩm mỹ. Bệnh nhân khao khát duy trì sự trẻ trung để tiếp tục khẳng định bản thân.

7. Sợ bị lãng quên

Bị lãng quên đối với người ái kỷ mà nói chính là việc mất đi giá trị cá nhân và không còn là trung tâm của sự chú ý. Bởi vì luôn sống dựa vào việc được người khác công nhận nên ý nghĩ bị người khác quên đi khiến đối phương lo sợ mình trở nên vô hình, mất đi quyền lực.

nỗi lo sợ của người ái kỷ
Bệnh nhân ái kỷ luôn lo sợ bị lãng quên khi tính cách lại thích được chú ý

Nếu rơi vào trạng thái này, bệnh nhân ái kỷ thấy mất phương hướng, trở nên hoang mang và tìm mọi cách để thu hút lại sự chú ý nhằm khẳng định lại vị trí của mình. Người đó không ngừng tạo dựng các thành tích, gây ấn tượng mạnh, thao túng các mối quan hệ. Họ có thể phô trương bản thân, thể hiện quyền lực một cách cực đoan. Qua đó hy vọng có thể phục hồi hình ảnh của mình và tránh khỏi cảm giác bị bỏ rơi.

8. Xấu hổ, tủi nhục

Xây dựng hình ảnh của mình dựa trên sự hoàn hảo và quyền lực nên khi trải qua cảm giác xấu hổ, tủi nhục là điều người ái kỷ không thể chấp nhận. Điều đó gây ra một cú sốc lớn cho lòng tự trọng vốn dĩ đã mong manh. Người bệnh sẽ thấy tổn thương khi ai đó nhìn thấy những điểm yếu mà mình cố gắng che giấu.

Trải qua sự xấu hổ, người bệnh thấy kinh khủng bởi nó tước đi quyền lực mà bản thân có được. Đồng thời lo rằng nếu bị người khác chê cười sẽ không còn giữ được vị thế của mình trong mắt người khác.Cảm giác đó sẽ khiến họ tức giận và tìm cách làm nhục lại người đã khiến mình xấu hổ.

Người ái kỷ thường không đặt mình vào vị trí của những người mà họ làm tổn thương. Người bệnh không quan tâm đến cảm giác tội lỗi mà chỉ lo sợ bản thân bị làm nhục. Đây là lý do tại sao bệnh nhân sợ xấu hổ và chỉ tập trung bảo vệ hình ảnh cá nhân để không ai có thể làm tổn hại đến cái tôi.

điều người ái kỷ sợ
Người ái kỷ sợ trải nghiệm xấu hổ bởi nó phá hủy hình ảnh quyền lực của bản thân

Hậu quả của việc người ái kỷ có nỗi sợ

Hậu quả của việc người ái kỷ có nỗi sợ dẫn đến nhiều hành vi tiêu cực, trong đó sự hung hăng và phòng thủ. Nếu bị đe dọa hay nỗi sợ bị phơi bày, người bệnh tấn công bằng lời nói, đe dọa thể chất để bảo vệ hình ảnh bản thân.

Một cách khác mà người đó hay phản ứng là cố gắng làm suy yếu người khiến mình thấy bị đe dọa như lan truyền tin đồn, phá hoại uy tín, dùng chiến thuật thao túng,… Chúng giúp họ giữ vững hình ảnh bản thân, nhưng lại gây ra sự bất hòa với các mối quan hệ khác.

Ngoài ra, sự cô lập và bị cắt đứt quan hệ cũng là hậu quả có thể bắt gặp ở người ái kỷ. Bệnh nhân khi lo sợ bị tổn thương sẽ rút lui khỏi người thân, cắt đứt mối quan hệ với những người bản thân cho rằng gây nguy hiểm đến hình ảnh của mình.

hậu quả nỗi sợ của người ái kỷ
Nỗi sợ ở người ái kỷ khiến họ phản ứng gay gắt với người khác

Việc sống trong nỗi ám ảnh liên tục cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Chúng gây ra căng thẳng, lo âu và thậm chí trầm cảm. Chính cảm xúc tiêu cực này, nếu không được giải quyết kịp thời khiến người ái kỷ ngày càng rơi vào tình trạng bất ổn.

Cách đối phó với phản ứng sợ hãi ở người ái kỷ

Khi nỗi sợ cùng sự thao túng của người ái kỷ bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ thì cách duy nhất để chống lại chính là xây dựng những chiến lược bảo vệ tinh thần và cảm xúc của riêng bạn.

  • Thiết lập ranh giới: 

Việc thiết lập ranh giới rõ ràng giúp bạn giữ khoảng cách và không bị lôi kéo vào sự thao túng của người ái kỷ. Hãy đặt ra giới hạn và kiên định thực thi để người bệnh nhận ra bạn không phải người dễ bị kiểm soát. Có như vậy mới tránh được sự căng thẳng và bảo vệ cảm xúc của bản thân.

  • Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp:

Nếu cảm thấy áp lực, không thể tự mình đối phó với hành vi của người ái kỷ thì hãy tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý. Chuyên gia sẽ hướng dẫn chiến lược hiểu rõ hành vi của người bệnh và phát triển kỹ năng đối phó hiệu quả nhằm lấy lại sự tự tin.

  • Tách biệt về mặt cảm xúc:

Không để cảm xúc cá nhân bị kéo vào tình huống mà người ái kỷ tạo ra bằng việc giữ khoảng cách và không phản ứng quá mức với hành vi của họ. Như vậy, bạn có thể kiểm soát tốt hơn trạng thái tâm lý của mình và tránh bị thao túng.

cách vượt qua nỗi sợ của người ái kỷ
Hãy tập trung duy trì ý thức cá nhân để không bị người ái kỷ thao túng
  • Nhờ sự giúp đỡ của người đáng tin cậy:

Những người mà bạn có thể tin cậy nhờ đến sự giúp đỡ có thể là bạn bè, gia đình hoặc nhà trị liệu. Đây là những người giúp bạn có được sự hỗ trợ tinh thần và lời khuyên khách quan khi có mối quan hệ với người ái kỷ.

  • Ưu tiên chăm sóc bản thân:

Tập trung chăm sóc bản thân và phát triển cá nhân là cách hữu ích để đối phó với tác động tiêu cực mà người ái kỷ gây ra. Hãy duy trì lối sống lành mạnh, tham gia vào các hoạt động yêu thích và nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực để giữ cho cuộc sống được cân bằng.

  • Bình tĩnh giao tiếp: 

Trong trường hợp cần giải quyết vấn đề với người ái kỷ, giữ bình tĩnh trong giao tiếp là điều quan trọng. Thay vì phản ứng quá mức, hãy trình bày vấn đề một cách khách quan bởi nó giúp giảm bớt căng thẳng và có hướng quản lý tình huống tốt hơn.

Việc hiểu được người ái kỷ sợ gì nhất giúp chúng ta tìm ra cách tiếp cận phù hợp hơn khi giao tiếp với người bệnh. Thay vì đối đầu, hãy tạo điều kiện khuyến khích sự thay đổi tích cực để giảm thiểu những phản ứng tiêu cực của người ái kỷ.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • https://awarenessact.com/8-things-a-narcissist-is-afraid-of/
  • https://www.psychologytoday.com/intl/blog/narcissism-demystified/202005/narcissists-greatest-fears
  • https://www.verywellmind.com/signs-of-a-vulnerable-narcissist-7369901
Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *