12 cách đối phó với người ái kỷ – Làm chủ bản thân

Nhiều người cảm thấy bất lực khi đối diện với người ái kỷ bởi đối phương chỉ quan tâm đến bản thân, lấn át cảm xúc của người khác. Trong trường hợp như vậy, việc nắm rõ cách đối phó với người ái kỷ sẽ giúp mọi người có cách điều chỉnh phản ứng khéo léo nhằm bảo vệ tâm lý của mình, tránh bị tổn thương. 

12 cách đối phó với người ái kỷ thông minh, đơn giản

Người ái kỷ thường liên tục đòi hỏi sự chú ý, ép buộc người khác tuân theo ý muốn của mình và khiến nhiều người cảm thấy bị xem thường. Điều này có thể dẫn đến cảm giác bị kiệt quệ về tinh thần, mất lòng tự tin và thậm chí là căng thẳng kéo dài. Chính vì vậy, việc đối phó với bệnh nhân trở nên cần thiết để giữ vững tâm lý.

cách đối phó với người ái kỷ
Người ái kỷ thường muốn được là sự chú ý của mọi người

Nhiều người nghĩ rằng chỉ có 1 hay 2 cách để đối phó với người ái kỷ, nhưng thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để tự bảo vệ mình. Mỗi người có thể chọn phương pháp phù hợp với hoàn cảnh của mình để người bệnh không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.

1. Không tham gia trò chuyện cùng

Người ái kỷ luôn muốn kiểm soát cuộc đối thoại, biến nó thành “sân khấu” cho bản thân. Việc không tham gia trò chuyện cùng giúp bạn tránh bị kéo vào các tranh luận không cần thiết. Bạn có thể trả lời ngắn gọn, không chia sẻ về đời sống cá nhân và tránh thảo luận những chủ đề nhạy cảm. Đồng thời không cần phải tỏ ra lạnh lùng, chỉ cần giữ mọi thứ ở mức lịch sự, khách quan.

Điều đó có nghĩa là mọi người nên học giữ khoảng cách hợp lý. Khi bệnh nhân cố gắng kích động cảm xúc thì hãy giữ bình tĩnh và trả lời bằng những câu đơn giản như “ừ”, “tôi không biết”, “không quan trọng”. Tránh câu trả lời có thể khiến đối phương tiếp tục lấn lướt. Nếu cần thiết, nên đổi chủ đề sang trung lập để giảm bớt sức hút của cuộc trò chuyện mà người bệnh cố gắng điều khiển.

đối phó với người ái kỷ
Không tham gia trò chuyện để tránh bị cuốn vào tranh luận không cần thiết với người ái kỷ

2. Hành động như thể có quan tâm

Người ái kỷ khao khát sự chú ý và mong muốn cảm giác được người khác quan tâm. Hành động như thể bạn có quan tâm đến lại là cách tốt nhất để tránh sự căng thẳng. Điều này không có nghĩa là cá nhân thật sự đồng tình, tôn sùng người bệnh mà chỉ đang thể hiện lịch sự nhằm giảm bớt xung đột. Một cái gật đầu, một nụ cười nhẹ, lời khẳng định ngắn gọn “tôi hiểu rồi” sẽ làm bệnh nhân thấy mình được thừa nhận.

Tôn trọng người ái kỷ không có nghĩa là chấp nhận mọi hành vi của họ nhưng việc thể hiện sự quan tâm bề ngoài lại khiến bệnh nhân có được cảm giác được chú ý. Vì vậy hãy giao tiếp lịch sự, lắng nghe hời hợt và không phản ứng quá mức nhằm tránh tạo ra cuộc đối đầu không cần thiết.

3. Lờ đi, không đối phó

Trong một số trường hợp, không nên đối phó trực tiếp với người bệnh bởi họ hay tìm cách tạo sự kịch tính, muốn có sự đối đầu và phản ứng từ người khác. Việc bạn lờ đi sẽ làm giảm khả năng kích động bệnh nhân và cũng giúp bản thân giữ được sự bình tĩnh. Nếu đối phương cố gây sự chú ý, hãy im lặng chuyển sang làm việc khác hoặc rời khỏi cuộc trò chuyện mà không phản ứng quá dữ dội.

Không phải lúc nào đối đầu với người ái kỷ cũng là phương án khôn ngoan, vì điều đó có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Việc lờ đi và giữ cho mình không bị cuốn vào sự kịch tính có thể bảo vệ sức khỏe tinh thần tốt hơn. Lờ đi bằng cách tránh tranh cãi, không đáp lại những lời khiêu khích và không cho họ thấy rằng bạn bị ảnh hưởng. Điều này sẽ giúp hạn chế xung đột và giữ mọi chuyện trong tầm kiểm soát của bạn.

cách vượt mặt người ái kỷ
Lờ đi để tránh phải đối phó trực tiếp với những người ái kỷ

4. Tránh tranh luận, phản bác

Tranh luận với người ái kỷ không đem lại kết quả gì tốt đẹp mà chỉ gây thêm căng thẳng. Bệnh nhân không chấp nhận sai lầm và dùng mọi cách để giữ vững quan điểm của mình. Nên nếu người bệnh nói chuyện không hợp lý, bạn có thể nhẹ nhàng chuyển chủ đề hoặc lắng nghe mà không đưa ra phản bác gay gắt.

Tránh phản bác trực tiếp người bệnh để không bị coi thường ý kiến. Thay vào đó, hãy giữ thái độ trung lập, trả lời bằng sự điềm tĩnh và không để bản thân bị kéo vào tranh luận. Điều này sẽ giúp bạn duy trì bình an trong mối quan hệ với người ái kỷ mà không phải gồng mình lên đối đầu.

5. Thông cảm, thấu hiểu cho người bệnh

Người mắc ái kỷ không tự nhận thức được hành vi tiêu cực của mình bởi đó là hệ quả của tổn thương trong quá khứ. Thay vì chỉ trích, hãy cố gắng hiểu rằng bệnh nhân đang phải đấu tranh với chính mình. Điều này giúp bạn xử lý mọi việc nhẹ nhàng hơn và tránh xung đột không đáng có.

Hơn nữa, bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi hành vi của người bệnh. Nhưng việc lắng nghe và hiểu cho áp lực tâm lý của đối phương giữ cho mối quan hệ được ổn định. Nên dùng lời nói nhẹ nhàng mang tính khích lệ thay vì chỉ trích để xoa dịu căng thẳng và giúp mọi người tránh bị đe dọa.

6. Phát huy khiếu hài hước

Cách thông minh để đối phó với người bệnh là phát huy khiếu hài hước của bạn. Bệnh nhân rất để tâm đến phản ứng từ người khác nên sự hài hước có thể làm dịu tình hình. Tuy nhiên, cần khéo léo để không khiến người kia cảm thấy bị chế giễu, không được tôn trọng.

cách đối mặt với người ái kỷ
Phát huy khiếu hài hước khi trò chuyện với người ái kỷ là một cách đối phó thông minh

Hài hước có thể là một vũ khí mạnh mẽ khi đối diện với người ái kỷ. Với việc dùng khiếu hài hước một cách tinh tế, bạn có thể phá vỡ bầu không khí nghiêm trọng mà người kia cố gắng xây dựng. Một câu chuyện cười, một bình luận hài hước sẽ giúp mọi thứ trở nên dễ chịu, đồng thời đảm bảo kiểm soát tình huống mà không cần phải trực tiếp đối đầu.

7. Nhắc nhở bản thân không phải lỗi của mình

Người mắc ái kỷ thích tạo ra cảm giác tội lỗi và khiến mọi người nghĩ rằng mọi vấn đề đều do bản thân gây ra. Bệnh nhân đổ lỗi cho bạn về trường hợp không liên quan, khiến bạn cảm thấy mình không đủ tốt. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đó chỉ là cách người bệnh thao túng cảm xúc. Đồng thời nhắc nhở bản thân không chịu trách nhiệm cho hành vi của người kia.

Để duy trì tư duy này, bạn cần liên tục tự nhắc nhở và rèn luyện ý thức bằng cách viết ra suy nghĩ tích cực về bản thân và dán chúng ở nơi dễ nhìn thấy. Nếu thấy bị mình người ái kỷ tấn công tâm lý, hãy tự nhủ rằng hành động của bệnh nhân không phản ánh giá trị của bạn. Qua đó bảo vệ được bản thân và tránh xa mối quan hệ độc hại.

8. Thiết lập ranh giới

Với người ái kỷ, họ luôn thích xâm phạm không gian cá nhân của bạn, yêu cầu quá mức. Ranh giới ở đây có thể là thời gian, không gian, tình cảm mà mình sẵn sàng chia sẻ với người khác.

Để thiết lập ranh giới hiệu quả, bạn cần nói rõ ràng và kiên quyết về điều mình chấp nhận và không chấp nhận. Chẳng hạn người ái kỷ liên tục gọi điện, nhắn tin quá mức thì hãy nói với người đó rằng bạn cần thời gian riêng tư và chỉ trả lời vào một khung giờ nhất định. Dần dần, ranh giới được duy trì nhất quán để bệnh nhân ít có cơ hội vượt qua chúng.

chiến lược đối phó với người ái kỷ
Thiết lập ranh giới giữa bạn và những người ái kỷ khi tiếp xúc

9. Không hứa hẹn

Người ái kỷ thường hứa hẹn những điều lớn lao nhưng không bao giờ thực hiện. Điều này tạo ra sự kỳ vọng và sau đó là sự thất vọng. Cách tốt nhất để đối phó là không đặt quá nhiều niềm tin vào lời hứa của bệnh nhân nữa. Thay vào đó, hãy nhắc nhở hành động mới là quan trọng. Thay vì chờ đợi lời hứa, bạn có thể yêu cầu người bệnh thực hiện ngay những gì đã nói.

Khi không để người ái kỷ chỉ hứa suông, họ sẽ dần nhận ra rằng bạn không dễ bị lừa. Hãy luôn nhấn mạnh việc cần thiết phải có hành động thay vì lời nói. Chẳng hạn, nếu bệnh nhân hứa giúp đỡ việc gì đó, hãy hỏi rõ ràng thời gian làm và theo dõi quá trình đó. Điều này giúp bạn giảm bớt sự thất vọng và đồng thời giữ đối phương trong khuôn khổ.

10. Hỗ trợ tìm chuyên gia điều trị tâm lý

Khi hành vi của người ái kỷ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ, sức khỏe tinh thần của cả 2 thì đó là lúc nên nghĩ đến việc hỗ trợ người bệnh tìm chuyên gia điều trị. Nếu bệnh nhân không nhận ra vấn đề của bản thân, từ chối sự giúp đỡ thì hãy kiên nhẫn khuyên họ tham khảo ý kiến chuyên gia để có thay đổi tích cực.

kiểm soát người ái kỷ
Gặp chuyên gia để được tư vấn và điều trị cải thiện ái kỷ

Trong quá trình điều trị, việc bạn hỗ trợ người ái kỷ bằng cách lắng nghe và đồng hành là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng việc điều trị là quá trình của họ, và bạn không nên gánh vác toàn bộ trách nhiệm. Hãy tạo điều kiện thuận lợi để họ tiếp xúc với các chuyên gia, đồng thời khích lệ họ duy trì liệu trình điều trị. Điều này sẽ giúp họ nhận ra bản chất của vấn đề và từ từ cải thiện hành vi của mình.

11. Nhìn thấu người ái kỷ

Nhìn thấu người ái kỷ có nghĩa là bạn không để bị lừa bởi những lời nói, hành vi của họ. Người bệnh cố gắng thao túng, điều khiển cảm xúc nhưng nếu bạn nhìn thấu sẽ không dễ bị mắc bẫy. Hãy thật tỉnh táo, không để cảm xúc bị chi phối bởi cái tôi của người bệnh.

Bạn nên hiểu rõ bản chất của bệnh nhân mà không để họ biết. Khi bạn giữ thái độ bình tĩnh và không bị lung lay trước chiêu trò thao túng, đối phương ít có cơ hội kiểm soát người khác. Từ đó giúp bạn tránh được xung đột vô ích và kiểm soát được mối quan hệ.

12. Duy trì ý thức bản thân

Duy trì ý thức về bản thân là cách hiệu quả để “đánh bại” người ái kỷ. Bệnh nhân có xu hướng làm giảm đi sự tự tin của người khác nhưng khi bạn nhận thức rõ về giá trị và bản sắc của mình, đối phương sẽ khó thao túng được. Điều này đòi hỏi bạn phải luôn giữ vững lòng tin vào chính mình, không để những lời chỉ trích cùng hành vi kiểm soát của bệnh nhân làm lay động ý thức cá nhân.

mẹo đối phó với người ái kỷ
Dành thời gian cho những điều tích cực để duy trì ý thức bản thân một cách hiệu quả

Để duy trì ý thức bản thân một cách hiệu quả, hãy thường xuyên dành thời gian cho gia đình, bạn bè và sở thích cá nhân. Đừng để mối quan hệ với người ái kỷ chi phối toàn bộ cuộc sống của bản thân. Khi bạn nuôi dưỡng mình, tập trung vào những điều mang lại niềm vui thì sẽ giữ được sự vững vàng và không bị cuốn vào tiêu cực mà người bệnh mang lại.

Cuộc sống sẽ dễ chịu hơn rất nhiều khi mọi người biết cách đối phó với người ái kỷ. Không phải lúc nào chúng ta cũng cần chiến thắng đối phương trong mọi cuộc tranh luận. Việc làm chủ cảm xúc, giữ khoảng cách và biết nói “không” khi cần thiết là những kỹ năng quan trọng giúp bạn tránh khỏi những tác động tiêu cực từ người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:


Nguồn tham khảo:

  • https://www.choosingtherapy.com/deal-with-narcissist/
  • https://www.verywellmind.com/living-with-a-narcissist-tips-for-how-to-cope-5211902
  • https://www.anchortherapy.org/blog/8-tips-for-dealing-with-a-narcissist-nj-nyc
Rate this post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *