Chữa trầm cảm bằng phương pháp tâm lý trị liệu
Chữa trầm cảm bằng phương pháp tâm lý trị liệu hiện đang là một trong các cách được ưu tiên áp dụng. Các chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật chuyên môn để giúp điều chỉnh và thay đổi cảm xúc, nhận thức, hành vi của người bệnh, từ đó giúp họ dần thích nghi tốt hơn với cuộc sống hiện tại.
Tâm lý trị liệu là gì?
Tâm lý trị liệu có tên khoa học là Psychotherapy, đây là phương pháp điều trị gồm rất nhiều các kỹ thuật tâm lý với mục đích cải thiện các vấn đề liên quan đến hành vi, nhận thức và cảm xúc của con người. Bằng những kỹ thuật riêng biệt, tâm lý trị liệu có thể giải quyết và tháo gỡ nhiều vấn đề khúc mắc làm ảnh hưởng đến tâm lý, nhờ đó có thể thay đổi hành vi và lối sống của người bệnh tích cực hơn.
Tâm lý trị liệu sẽ được thực hiện bằng việc giao tiếp giữa các chuyên gia tâm lý với người bệnh. Phương pháp này sẽ sử dụng ngôn ngữ hoặc cách giao tiếp phi ngôn ngữ như biểu cảm khuôn mặt, gật đầu, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ tay chân,….Tùy vào tình trạng bệnh hoặc vấn đề mà khách hàng đang gặp phải mà thời gian trị liệu có thể khác nhau, thông thường sẽ kéo dài khoảng 21 buổi.
Tâm lý trị liệu được đánh giá cao bởi nó mang lại hiệu quả vượt trội và đảm bảo được tính an toàn cho người bệnh. Biện pháp điều trị này không cần đến sự can thiệp của thuốc nên có thể áp dụng được cho hầu hết các đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất một cách tự nhiên nên hạn chế được tình trạng tái phát.
Sau khi trị liệu tâm lý, người bệnh sẽ được tháo gỡ các khúc mắc trong lòng và có cái nhìn tích cực, lạc quan hơn. Đồng thời phương pháp này sẽ giúp thay đổi tư duy, nhận thức của họ để giúp họ chín chắn, trưởng thành hơn. Ngoài ra, sau quá trình trị liệu người bệnh còn học được thêm các kỹ năng xã hội, nâng cao khả năng giao tiếp cùng một số biện pháp thư giãn thích hợp để có thể đối phó được những căng thẳng, khó khăn trong cuộc sống.
Chữa trầm cảm bằng phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả không?
Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng của con người bất cứ lúc nào. Bệnh lý này có thể khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau và đang có xu hướng trẻ hóa trên toàn thế giới. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy buồn phiền, chán nản, mệt mỏi và không còn hứng thú với cuộc sống hiện tại. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục duy trì và không có biện pháp cải thiện phù hợp sẽ khiến cho người bệnh dần suy kiệt về sức lực thể chất và tinh thần, nhiều nguy cơ dẫn đến tự sát.
Hiện nay, cũng có rất nhiều các biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng trầm cảm. Tuy nhiên, tâm lý trị liệu là phương pháp được ưu tiên chỉ định đầu tiên cho những trường hợp trầm cảm nhẹ đến nặng. Đặc biệt là đối với những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ em, người cao tuổi,…Bởi phương pháp này ít rủi ro và không để lại biến chứng sau trị liệu.
Sau khi trị liệu tâm lý, người bệnh sẽ ổn định hơn về tâm trí, đồng thời tháo gỡ những nút thắt trong lòng, từ đó giúp thuyên giảm các triệu chứng bệnh. Với phương pháp này sẽ điều trị được tận gốc căn nguyên của bệnh và hạn chế được tình trạng tái phát.
Một ưu điểm nữa của tâm lý trị liệu là an toàn và không cần đến sự can thiệp của thuốc. Trong thực tế những bệnh nhân đã được điều trị bằng một số loại thuốc chống trầm cảm nào đó cho biết rằng, thuốc chỉ làm cho tâm trí của họ ở trạng thái lơ lửng, không vui cũng không buồn, đôi khi họ nhận thấy không còn là chính mình.
Trong khi đó việc được áp dụng trị liệu tâm lý học có thể giúp cho người bệnh thoải mái thể hiện cảm xúc của mình, tinh thần cũng dần phấn chấn và vui vẻ hơn, các nhìn nhận vấn đề cũng trở nên lạc quan và tích cực hơn. Thông qua những buổi trị liệu, người bệnh sẽ dần học được cách đối mặt và vượt qua các vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Tóm lại, chữa trầm cảm bằng phương pháp tâm lý trị liệu có thể mang lại hiệu quả rất tốt cho người bệnh. Tùy vào mức độ bệnh lý của mỗi người mà các chuyên gia sẽ cân nhắc áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp thêm với những biện pháp hỗ trợ khác nhằm giúp cho quá trình trị bệnh được hiệu quả hơn.
Các liệu pháp tâm lý trị liệu chữa trầm cảm hiệu quả
Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị có thể giúp cho người bệnh kiểm soát được tốt các cảm xúc cá nhân, thay đổi tích cực về hành vi, nhận thức của chính mình. Ngoài ra, một số phương pháp còn có thể giúp cho người bệnh thay đổi cách nhìn, biết được cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Tùy vào mức độ trầm cảm của mỗi người mà các triệu chứng bệnh cũng có phần khác nhau. Các chuyên gia cũng sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể để có thể cân nhắc kỹ lưỡng về việc lựa chọn những liệu pháp tâm lý phù hợp.
Dưới đây là một số dạng trị liệu tâm lý thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị trầm cảm như:
1. Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behaviour therapy – CBT)
Liệu pháp nhận thức hành vi đang là phương pháp điều trị tâm lý được sử dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là đối với bệnh nhân trầm cảm. Với liệu pháp này các chuyên gia tâm lý sẽ không đi quá sâu vào trong tiềm thức của mỗi người bệnh mà sẽ tập trung nhiều về nhận thức và hành vi của họ.
Các nhà trị liệu sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật chuyên môn để len lỏi vào từng suy nghĩ của họ để hiểu rõ hơn về những điều mà họ đang thực hiện. Sau khi nắm rõ về tình trạng bệnh của mỗi đối tượng, các chuyên gia cũng sẽ dần giúp cho bệnh nhân có ý thức hơn và giúp họ biết rằng những nhận thức, hành vi hiện tại của họ đều có liên quan đến căn bệnh trầm cảm.
Hiện nay, phương pháp trị liệu này được đánh giá rất cao về hiệu quả, nó có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng như trẻ em, vị thành niên, thanh thiếu niên, người trưởng thành, người già. Với liệu pháp này, các chuyên gia sẽ dần tiếp cận người bệnh một cách thực tế nhất để hỗ trợ họ hiểu được chính xác về các vấn đề mà họ đang gặp phải, đồng thời cho họ nhận thấy nguyên nhân gốc rễ của chúng.
Thông qua việc biết rõ được những hành vi, nhận thức sai lệch của bản thân mà người bệnh sẽ dần thay đổi lối suy nghĩ và cách hành xử của mình theo một hướng tích cực và đúng đắn hơn. Dựa vào thống kê hiện nay cho thấy, liệu pháp CBT đã hỗ trợ cải thiện cho hơn 75% các trường hợp bệnh trầm cảm, giúp họ có thể loại bỏ những suy nghĩ, hành vi không phù hợp và dần thay đổi lành mạnh hơn.
2. Liệu pháp phân tâm học (Psychoanalytic Therapy)
Liệu pháp tâm lý này là một dạng hình thức trị liệu được thực hiện bởi sự hiểu về các quá trình tâm thần vô thức nhằm xác định rõ hành vi, suy nghĩ, cảm xúc của con người. Thông thường những trường hợp người bệnh trầm cảm có những hành vi không đúng đắn và không phù hợp nhưng không thể tự thay đổi nó sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp phân tâm học.
Các chuyên gia cho biết rằng, vô thức là nơi chứa đựng tất cả những xu hướng, ham muốn, ký ức về mọi mặt và được cất giấu dưới bề mặt của suy nghĩ có ý thức. Các ảnh hưởng nghiêm trọng của tầng vô thức có thể gây ra nhiều trải nghiệm đau khổ và những rối loạn tâm lý nguy hiểm.
Liệu pháp này thường sẽ sử dụng một số kỹ thuật như:
- Phân tích mộng (dream analysis).
- Liên tưởng tự do (free association).
- Phân tích chuyển di (analysis of transference).
- Phân tích chống đối (analysis of resistance).
Liệu pháp này được thực hiện nhằm mục đích giúp cho người bệnh hiểu được rõ vấn đề của bản thân, đặc biệt là các động cơ trong vô thức làm cho người bệnh không thể thay đổi mặc dù họ biết đó là không phù hợp. Nhờ đó có thể hỗ trợ người bệnh dần thay đổi nhận thức, hành vi theo một hướng tích cực và đúng đắn hơn, đẩy lùi các thói quen tiêu cực hiện tại. Hiện nay, phương pháp trị liệu này cũng được đánh giá rất tốt về hiệu quả trong việc chữa bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác.
3. Liệu pháp tâm động học (Psychodynamic Therapy)
Tâm động học là một trong các phương pháp truyền thống đã được áp dụng nhiều trong những giai đoạn đầu tiên của tâm lý trị liệu. Với biện pháp này các nhà trị liệu sẽ bắt đầu thâm nhập vào sâu bên trong tâm trí của người bệnh để tìm kiếm và khai thác các gốc rễ gây ra căn bệnh nguy hiểm này. Người bệnh sẽ được yêu cầu tham gia việc kiểm tra và phản ánh trong quá khứ để thực hiện được liệu pháp tâm động học.
Mục tiêu chính của biện pháp điều trị này đó chính là giúp cho người bệnh biết rõ được những mối quan hệ gây rối trong quá khứ và hiện tại. Từ đó sẽ giúp họ hiểu hơn về vấn đề mà bản thân đang gặp phải, đồng thời biết được nguồn căn gây ra bệnh.
Thông qua các buổi trò chuyện trực tiếp mà các chuyên gia tâm lý sẽ phân tích cụ thể cho người bệnh hiểu rõ vì sao họ lại có những hành vi và cách hành xử như vậy. Đồng thời, nhà trị liệu còn giúp bệnh nhân xoa dịu các cảm giác tội lỗi của bản thân, cho họ biết được rằng đây không phải là lỗi của họ và họ hoàn toàn không mong muốn điều này xảy ra. Nhờ đó mà người bệnh càng có thêm động lực để tiến về phía trước và nỗ lực nhiều hơn trong việc vượt qua giai đoạn khó khăn này.
4. Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân (Interpersonal Psychotherapy – IPT)
Với liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân sẽ tập trung nhiều vào những mối quan hệ xung quanh bệnh nhân. Có thể là mối quan hệ giữa những thành viên trong gia đình, các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hoặc thậm chí là những người xa lạ. Việc áp dụng liệu pháp này nhằm mục đích khai thác và tìm kiếm những xung đột xảy ra trong tâm lý của người bệnh.
Bên cạnh đó, các chuyên gia sẽ giúp cho bệnh nhân biết được các mối quan hệ thực tế và giúp cho những mối quan hệ rắc rối được loại bỏ. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ dần thay đổi được những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi không lành mạnh của mình. Qua những buổi trị liệu bệnh nhân cũng sẽ học được các kỹ năng ứng phó với những vấn đề xảy ra trong xã hội và cải thiện được khả năng giao tiếp, kết nối với mọi người xung quanh.
5. Liệu pháp hành vi cụ thể (Behaviour therapy)
Liệu pháp hành vi cụ thể cũng sẽ tập trung chủ yếu vào những hành vi của người bệnh. Tuy nhiên biện pháp này sẽ trái ngược so với liệu pháp nhận thức và hành vi. Nếu CBT sẽ chấp nhận người bệnh một cách vô điều kiện thì với liệu pháp này sẽ khuyến khích bệnh nhân nên tự do và thoải mái làm những điều mà bản thân yêu thích, các nhà trị kiện sẽ động viên họ bước ra thế giới bên ngoài để có được trải nghiệm tuyệt vời hơn, nhờ đó người bệnh cũng sẽ tìm được nhiều niềm vui và cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Thông thường những người bệnh trầm cảm sẽ có xu hướng muốn tách biệt, trốn tránh khỏi những hoạt động, sự kiện mang tính chất kết nối với nhiều người. Do đó với liệu pháp hành vi cụ thể, các chuyên gia sẽ giúp người bệnh đảo ngược được trạng thái này, từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Khi người bệnh được áp dụng liệu pháp này sẽ giúp tinh thần được nâng cao tốt hơn, bệnh nhân cũng sẽ dần cảm thấy hứng thú lại với những hoạt động mà bản thân yêu thích trước kia, chủ động hơn trong việc gặp gỡ mọi người.
Có thể bạn quan tâm: Mẹo xoa bóp bấm huyệt chữa trầm cảm đơn giản dễ thực hiện
6. Liệu pháp tập trung vào người bệnh (Client Centered Therapy – CCT)
Bệnh nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những lời nói, hành vi của bản thân ngay từ khi bắt đầu trị liệu. Các chuyên gia sẽ không cố gắng ép buộc người bệnh vào bất kì khuôn khổ nào mà để cho họ tự đánh giá, nhìn nhận cảm xúc, thái độ của chính mình. Thông qua các buổi trao đổi trực tiếp với chuyên gia mà người bệnh sẽ dần trưởng thành, chín chắn hơn, có thể biết rõ được những mối quan hệ hành vi, nhận thức, cảm xúc của bản thân.
7. Liệu pháp giải quyết vấn đề ( Problems Solving Skills)
Để áp dụng tốt liệu pháp giải quyết vấn đề, bệnh nhân cần phải thoải mái chia sẻ và tâm sự về những khó khăn mà bản thân đang gặp phải. Nhà trị liệu tâm lý sẽ hướng dẫn và phát triển cho người bệnh về những kỹ năng giải quyết vấn đề, kiểm soát và quản lý tốt cảm xúc, căng thẳng ở mức độ ổn định nhất. Cụ thế, các chuyên gia tâm lý sẽ khuyến khích người bệnh kiên trì thực hiện các thói quen tích cực, nhắc nhở người bệnh sử dụng thuốc đúng theo chỉ định, thực hiện việc tái khám định kỳ,….
Với biện pháp này, các chuyên gia sẽ không can thiệp quá nhiều đến vấn đề của người bệnh mà sẽ trao quyền cho họ tự giải quyết các khó khăn mà bản thân đang gặp phải. Nhờ đó mà người bệnh cũng sẽ học được các kỹ năng cần thiết để đối phó với những khó khăn trong tương lai, từ đó hạn chế được tình trạng tái phát bệnh về sau.
8. Liệu pháp gia đình
Gia đình là một trong các yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả của quá trình trị liệu tâm lý. Đây cũng được xem là một trong chỗ dựa vững chắc giúp người bệnh có thể cố gắng vượt qua được các vấn đề tâm lý, đồng thời những thành viên trong gia đình có thể hỗ trợ và dành nhiều thời gian cho người bệnh. Vì thế liệu pháp gia đình cũng được áp dụng rất nhiều cho người bệnh trầm cảm và mang lại hiệu quả tuyệt vời cho từng bệnh nhân.
Qua những buổi trao đổi và trò chuyện với gia đình thì các thành viên có thể thoải mái chia sẻ về những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống hiện tại để dần hiểu hơn. Đồng thời có thể tìm ra được những khúc mắc trong gia đình và giải quyết chúng một cách hiệu quả nhất.
Theo thống kê nhận thấy, những trường hợp bệnh trầm cảm được áp dụng liệu pháp gia đình thường sẽ mang lại kết quả khả quan hơn. Các chuyên gia tâm lý luôn khuyến khích những người thân trong gia đình nên quan tâm và giúp đỡ người bệnh nhiều hơn, chú ý dành nhiều thời gian tâm sự và chia sẻ với họ để giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi được những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống.
Chữa trầm cảm bằng phương pháp tâm lý trị liệu sẽ giúp người bệnh phục hồi được sức khỏe một cách tự nhiên, hạn chế được tối đa tình trạng tái phát bệnh về sau. Tuy nhiên, kết quả trị liệu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, do đó người bệnh cần tìm kiếm cho mình một đơn vị trị liệu tâm lý uy tín để được thăm khám và chữa bệnh hiệu quả.
Tham khảo thêm:
- Chữa trầm cảm bằng yoga: 6 bài tập đơn giản tại nhà
- Cách chữa trầm cảm tại nhà không dùng thuốc bạn nên biết
- Học cách ngồi thiền chữa bệnh trầm cảm bạn nên thử
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!